Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CHÍ PHÍ LƯU THÔNG TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (101.69 KB, 15 trang )

LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CHÍ PHÍ LƯU THÔNG TRONG HOẠT ĐỘNG KINH
DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP
I-/ KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI CHI PHÍ LƯU THÔNG.
1-/ Khái niệm:
Phí lưu thông thực chất là chi phí lao động xã hội cần thiết bằng tiền
trong lĩnh vực lưu thông hàng hoá từ nơi mua (nguồn hàng) đến nơi bán.
Chi phí lưu thông là giá của việc lưu thông hàng hoá. Những chi phí này là
giá phát sinh trong quá trình lưu thông, là một tồn tại khách quan như bản
thân quá trình lưu thông và vì quá trình lưu thông.
2-/ Phân loại.
Chi phí lưu thông hàng hoá gắn liền với quá trình mua bán và vận động
của hàng hoá từ nơi mua hàng (nguồn hàng, nơi nhận) đến nơi bán hàng. Điều
này chỉ rõ phí lưu thông là nhằm để đảm bảo các chí phí để thực hiện việc
chuyển đưa hàng hoá từ nơi mua đến nơi bán. Không có chi phí lưu thông, sẽ
không thể thực hiện việc lưu thông hàng hoá. Đó là chi phí cần thiết khách
quan. Tuy nhiên mức phí cao hay thấp phụ thuộc rất nhiều vào trình độ tổ chức
quản lý kinh doanh thương mại , sự tính toán hợp lý và các nhân tố chủ quan
của người quản trị điều hành kinh doanh. Vì vậy, tuy là khách quan nhưng nó
gắn chặt với hoạt động chủ quan của các doanh nghiệp thương mại. Do vậy,
chi phí lưu thông là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá trình độ
tổ chức quản lý kinh doanh của doanh nghiệp thương mại cho nên phân loại
phí lưu thông là vô cùng cần thiết và quan trọng:
Một là: Phân loại theo nội dung kinh tế:
Phí lưu thông được chia thành phí lưu thông thuần tuý và phí lưu thông
bổ sung.
+ Phí lưu thông thuần tuý: là những khoản chí phí gắn liền với việc mua,
bán hàng hoá, hạch toán hàng hoá và lưu thông tiền tệ. Đó là những khoản chi
chỉ nhằm chuyển hoá một cách đơn thuần giá trị của hàng hoá (T - H, H - T’).
Chi phí này không làm tăng thêm giá trị của sản phẩm hàng hoá.
+ Phí lưu thông bổ sung: là những khoản chi phí nhằm tiếp tục và hoàn
thành quá trình sản xuất nhưng bị hình thái lưu thông che dấu đi. Nhìn chung


phí lưu thông bổ sung không làm tăng thêm giá trị sử dụng của hàng hoá,
nhưng nó làm tăng thêm giá trị của hàng hoá. Thuộc loại phí lưu thông bổ
sung gồm các loại chi phí: phí vận tải, phí bốc dỡ hàng hoá, phí phân loại chọn
lọc, đóng gói hàng hoá, phí bảo quản hàng hoá,...
Hai là: Phân loại theo sự phụ thuộc vào tổng mức lưu chuyển thì phí lưu
thông được chia thành phí lưu thông khả biến và phí lưu thống bất biến.
+ Phí lưu thông khả biến: là những chi phí phụ thuộc vào sự thay đổi của
tổng mức lưu chuyển hàng hoá. Khi tổng mức lưu chuyển hàng hoá tăng lên
hay giảm xuống thì các khoản chi phí này cũng tăng lên hay giảm đi. Phí lưu
thông khả biến bao gồm phí thu mua, phí vận tải, bốc dỡ hàng hoá, phí bảo
quản hàng hoá,... sự phụ thuộc đến mức nào tuỳ thuộc vào tính chất của các chỉ
tiêu.
+ Phí lưu thông bất biến là những khoản chi phí không thay đổi hoặc ít có
liên quan đến sự thay đổi của tổng mức lưu chuyển hàng hoá. Phí lưu thông
bất biến bao gồm: chi phí quản lý hành chính, khấu hao tài sản cố định.
Ba là: Theo các khâu của hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thương
mại.
Người ta còn phân phí lưu thông theo các khâu của hoạt động kinh doanh
và quản lý kinh doanh: ở cấp Tổng công ty, ở cấp công ty. Ngay trong doanh
nghiệp cũng chia ra: cấp doanh nghiệp (công ty) cấp kho, trạm, cửa hàng, quầy
hàng, các đại lý (tổng đại lý, đại lý nhánh). Để minh hoạ sự phân loại trên có
thể minh hoạ bằng bảng danh mục chi phí lưu thông:
Danh mục phí lưu thông là bảng liệt kê các khoản mục phí lưu thông
trong quá trình kinh doanh hàng hoá. Các khoản mục trong bảng danh mục
phí lưu thông được xây dựng theo nguyên tắc này, các doanh nghiệp thương
mại dễ dàng hạch toán các chi phí phát sinh ở từng khâu trong hoạt động kinh
doanh theo cách xây dựng trên, bảng danh mục phí lưu thông hàng hoá được
chia thành 4 khoản mục lớn.
* Khoản mục phí vận tải, bốc dỡ hàng hoá.
* Khoản mục phí bảo quản, thu mua, tiêu thụ.

* Khoản mục phí hao hụt hàng hoá.
* Khoản mục phí quản lý hành chính.
BẢNG DANH MỤC PHÍ LƯU THÔNG
I. Phí vận tải, bốc dỡ hàng hoá
1. Tiền cước vận tải.
2. Tiền khuân vác bốc dỡ hàng hoá.
3. Tạp phí vận tải.
II. Phí bảo quản, thu mua, tiêu thụ
4. Tiền lương (tiền công) trực tiếp kinh doanh.
5. Tiền thuê nhà và công cụ.
6. Tiền khấu hao nhà cửa, công cụ.
7. Phí phân loại, chọn lọc, đóng gói, bao bì.
8. Phí bảo quản.
9. Chi phí sửa chữa nhỏ, nhà cửa, công cụ.
10. Chi phí nhiên liệu, điện lực.
11. Chi phí trả lãi vay ngân hàng.
12. Chi phí vệ sinh kho tàng, cửa hàng.
13. Chi phí tuyên truyền quảng cáo.
14. Chi phí đào tạo, huấn luyện.
15. Chi phí khác.
III. Chi phí hao hụt hàng hoá.
16. Chi phí hao hụt hàng hoá trong định mức.
17. Chi phí hao hụt ngoài định mức.
IV. Chi phí quản lý hành chính.
18. Tiền lương bộ máy quản trị kinh doanh.
19. Khấu hao tài sản cố định.
20. Chi phí nhiên liệu động lực.
21. Chi phí nộp lên cấp trên.
22. Chi phí tiếp khách.
23. Chi phí hành chính khác.

II-/ NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÍ LƯU THÔNG.
Chi phí lưu thông chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố, vì vậy việc xác định
được các nhân tố ảnh hưởng tới chi phí lưu thông sẽ giúp cho các doanh
nghiệp có biện pháp và phương hướng đúng đắn để giảm chi phí lưu thông.
Dưới đây là các nhân tố chủ yếu tác động đến phí lưu thông.
1-/ Nhân tố bên ngoài:
a. Cơ chế quản lý kinh tế của Nhà nước như các văn bản, chính sách quy
phạm pháp luật, các quy chế, chế tài do Nhà nước ban hành như: chính sách
thuế, chính sách giá cả, quy định về giao thông vận tải, dịch vụ vận tải, bốc dỡ,
điều kiện nguồn hàng, nguồn hàng sản xuất trong nước hay nhập khẩu, tập
trung hay phân tán.
Sự phát triển của cơ sở hạ tầng: hệ thống đường xá giao thông phương
tiện chuyên chở, bến cảng, kho bãi.
Sự phát triển của khoa học - kỹ thuật - công nghệ mới và điều kiện tự
nhiên, địa hình, không gian và thời gian, thời tiết, khí hậu, vùng.
Như chúng ta đã biết nhân tố bên ngoài có ảnh hưởng trực tiếp cũng như
gián tiếp đến phí lưu thông. Lấy ví dụ như:
+ Giá cả các mặt hàng kinh doanh, các loại dịch vụ có liên quan đến việc
kinh doanh của các doanh nghiệp. Nếu giá cao sẽ dẫn đến phí lưu thông tăng
lên và ngược lại: giá dịch vụ vận tải bốc xếp, điện, nước, dịch vụ thuê nhà, thuê
kho bãi.
+ Các nguồn hàng trong nước hoặc nước ngoài từ đầu mối nhập khẩu.
Điều kiện về nguồn hàng có tác động rất quan trọng tới phí lưu thông, nếu
nguồn hàng ở xa không tập trung hoặc nguồn hàng khan hiếm thì các loại chi
phí cho việc vận chuyển từ nguồn tới khi tiêu thụ sẽ tăng và ngược lại nếu như
các nguồn hàng ở gần, tập trung, sẵn có.
+ Điều kiện về đơn vị tiêu dùng: đơn vị tiêu dùng có ảnh hưởng trực tiếp
hay gián tiếp đến phí lưu thông, nếu như địa điểm rộng lớn tận dụng hết diện
tích kho bãi sẽ làm đẩy nhanh tốc độ lưu chuyển dẫn đến phí lưu thông giảm
và ngược lại.

+ Sự phát triển của ngành vận tải và những hình thức tiến bộ được áp
dụng cho ngành vận tải thông qua sự phát triển của khoa học - kỹ thuật - công
nghệ mới. Như ta đã biết chi phí vận tải là một khoản chi phí chiếm 80% trong
chi phí lưu thông phụ thuộc nhiều vào chí phí vận tải, giá cước vận tải, tốc độ
phương tiện vận tải liên tục và tính linh hoạt của phương tiện vận tải.
+ Sự phát triển của tiến bộ khoa học - kỹ thuật - công nghệ mới trong việc
bảo quản, cân đong, đo hàng. Nhân tố này ảnh hưởng tới sự tăng giảm các
khoản phí như phí qua cầu, phí bảo quản, đóng gói. Nếu cân đong đo hàng
chính xác, nhanh gọn sẽ làm giảm các khoản phí có liên quan.
2-/ Nhân tố bên trong.
Chi phí lưu thông cao hay thấp còn chịu sự chi phối của bản thân doanh
nghiệp cho nên có rất nhiều nhân tố tác động đến chí phí lưu thông bao gồm:
a. Mức lưu chuyển hàng hoá và cơ cấu của mức lưu chuyển hàng hoá:
Khi mức lưu chuyển hàng hoá tăng lên thì doanh nghiệp có thể hạ tương
đối mức của chi phí lưu thông. Bởi vì khi mức lưu chuyển hàng hoá tăng lên thì
số tiền tuyệt đối của khoản chi phí này cũng tăng lên song có thể không tăng
bằng mức tăng của lưu chuyển hàng hoá. Bởi lẽ khi lưu chuyển hàng hoá được
mở rộng sẽ có điều kiện vận chuyển hợp lý hơn, năng suất lao động có điều
kiện nâng cao hơn. Mặt khác trong khi chí phí lưu thông còn có những khoản
bất biến như khấu hao tài sản cố định, chí phí quản lý hành chính, thuế vốn.
Như vậy khi mức lưu chuyển hàng hoá tăng lên thì số tiền tuyệt đối của chí phí
lưu thông có thể tăng lên nhưng mức tăng nhỏ hơn so với mức tăng lưu
chuyển hàng hoá. Điều đó làm cho tỷ suất phí lưu thông giảm xuống.
Mặt khác cơ cấu của mức lưu chuyển hàng hoá cũng ảnh hưởng đến phí
lưu thông. Nếu cơ cấu của mức lưu chuyển hàng hoá gồm những loại hàng hợp
với nhu cầu thì sẽ bán nhanh giảm được phần nào chi phí bảo quản, hao hụt,
lãi vay vốn. Do vậy mức tương đối phí lưu thông hạ thấp, ngược lại sẽ làm mức
phí lưu thông tăng lên.
b. Nhân tố sản xuất:
Khi sản xuất hàng hoá phát triển thì kinh doanh hàng hoá cũng phát triển

theo, các mặt hàng tăng lên, chất lượng được nâng lên từ đó sẽ mở rộng mức lưu
chuyển hàng hoá, do vậy tỷ suất phí lưu thông được hạ thấp. Mặt khác nếu tổ
chức sản xuất hợp lý sẽ tạo điều kiện cho việc tổ chức lưu chuyển hàng hoá được
hợp lý hơn. Điều này cũng có thể giúp cho việc tiết kiệm được phí lưu thông.
c. Tổ chức vận chuyển hàng hoá:
Khi sử dụng hợp lý phương tiện vận chuyển, kết hợp một cách khoa học
các nguồn hàng, mạng lưới bán hàng, kho hàng sao cho chọn được quãng
đường vận chuyển tối ưu nhất cùng với việc cải tiến kỹ thuật, nâng cao năng
suất lao động, xếp dỡ sẽ giảm được chi phí vận chuyển hao hụt, tăng tốc độ lưu
chuyển từ mức phí được hạ thấp.
d. Nhân tố về năng suất lao động:
Khi năng suất lao động trong lĩnh vực lưu thông tăng thì tiết kiệm được
lao động sử dụng, tiết kiệm được chí phí lưu thông. Tăng năng suất lao động sẽ
tăng được tiền lương bình quân cho công nhân, tổng tiền lương cũng có thể
tăng. Tuy nhiên khi tốc độ tăng năng suất lao động cao hơn tốc độ tăng của
tiền lương bình quân thì tỷ suất phí lưu thông sẽ được hạ thấp.
e. Giá cả:
Nếu giá cả của các vật liệu dụng cụ mua sắm nhằm phục vụ kinh doanh,
cước phí vận chuyển xếp dỡ mà cao thì sẽ làm cho phí lưu thông tăng lên. Do
đó khi tính toán vận dụng các mức giá của các vật liệu, dịch vụ có liên quan mà
hợp lý sẽ tiết kiệm được phí lưu thông mà vẫn hoàn thành được nhiệm vụ.
g. Nhân tố tổ chức bộ máy và cơ sở vật chất của doanh nghiệp:
Trình độ tổ chức mạng lưới của doanh nghiệp và trình độ tiên tiến của cơ
sở vật chất kỹ thuật mà doanh nghiệp hiện đang sử dụng cũng ảnh hưởng lớn
tới phí lưu thông của doanh nghiệp. Tổ chức bộ máy và mạng lưới kinh doanh
hợp lý sẽ giảm được những khâu trung gian không cần thiết, loại trừ được
những khoản chi phí bất hợp lý. Thêm vào đó, cơ sở vật chất kỹ thuật đạt trình
độ tiên tiến bao nhiêu sẽ làm tăng năng suất lao động mở rộng lưu chuyển
hàng hoá từ đó góp phần giảm được chí phí lưu thông.
h. Khối lượng cơ cấu hàng hoá dự trữ của doanh nghiệp trong từng giai đoạn.

Vì dự trữ là cần thiết nhưng phải tính toán lượng dự trữ và cơ cấu dự trữ
cho phù hợp bởi vì dự trữ càng nhiều thì chí phí bảo quản hàng hoá, hao hụt
càng cao.

×