Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ NHÀ MÁY THIẾT BỊ BƯU ĐIỆN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (155.61 KB, 18 trang )

GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ NHÀ MÁY THIẾT BỊ BƯU ĐIỆN
1.GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ NHÀ MÁY THIẾT BỊ BƯU ĐIỆN
1.1Quá trình hình thành và phát triển của Nhà Máy Thiết Bị Bưu Điện
Nhà máy Thiết Bị Bưu Điện là một doanh nghiệp nhà nước trực thuộc
Tổng Công Ty Bưu Chính Viễn Thông Việt Nam được thành lập từ năm 1954
với tên gọi ban đầu là: Nhà Máy Thiết Bị Truyền Thanh, có nhiệm vụ sản xuất
và lắp rắp các sản phẩm cho ngành Bưu Điện và dân dụng. Trong giai đoạn
này sản phẩm chủ yếu của nhà máy bao gồm: loa truyền thanh, điện từ nam
châm và một số thiết bị thô sơ khác.
Đến năm 1967, do yêu cầu phát triển của đất nước, Tổng cục Bưu Điện
đã tách Nhà Máy Thiết Bị Truyền Thanh ra làm 4 nhà máy trực thuộc: Nhà
máy 1, nhà máy 2, nhà máy 3 và nhà máy 4.
Đến đầu những năm 1970, khi đất nước hoàn toàn được giải phóng và
thống nhất. Lúc này kỹ thuật thông tin phát triển mạnh đòi hỏi ngành Bưu
Điện phải có chiến lược đầu tư theo chiều sâu, nâng cao mạng thông tin phục
vụ sự thích ứng của nhà máy trong cung cấp sản phẩm và hoạt động. Trước
tình hình đó tổng cục Bưu Điện lại quyết định sát nhập nhà máy 1, 2 , 3 thành
một nhà máy để đáp ứng nhu cầu cung cấp những sản phẩm trong giai đoạn
mới. Sản phẩm được cung cấp đã bước đầu được đa dạng hóa với kỹ thuật cao
bao gồm các sản phẩm; các loại thiết bị hữu tuyến, vô tuyến, thiết bị truyền
thanh và thu thanh, một số sản phẩm chuyên dùng cho cơ sở sản xuất của
ngành và một số sản phẩm dân dụng khác.
Tháng 2 năm 1986 do yêu cầu của Tổng Cục Bưu Điện, Nhà Máy lại một
lần nữa tách thành 2 nhà máy:
+ Nhà máy Thiết Bị Bưu Điện đặt tại 61 Trần Phú- Ba Đình- Hà Nội.
+ Nhà máy vật liệu điện loa nam châm đóng tại Thanh Xuân - Đống Đa-
Hà Nội.
Bước vào thập kỷ 90, thập kỷ của sự phát trIển khoa học kỹ thuật
ngày càng nhanh công nghệ ngày cành hiện đại, đặc biệt là trong lĩnh vực
thông tin. Nhà máy phải đương đầu với nhiều khó khăn, nhu cầu của thị
trường ngày càng mở rộng đòi hỏi những sản phẩm đáp ứng nhu cầu


ngày càng lớn đó. Điều này đã tác động lớn đến việc mở rộng qui mô của
nhà máy. Mặt khác, do có sự chuyển đổi của nền kinh tế từ kế hoạch tập
trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường đã ảnh hưởng không nhỏ
đến sự tồn tại và phát triển của nhà máy, đánh dấu cột mốc của sự chuyển
đổicủa cả nền kinh tế nói chung và nhà máy nói riêng.
Trước yêu cầu cấp thiết của tình hình mới, để tăng cường lực lượng
sản xuất cũng như khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường
trong nước và quốc tế, tháng 3 năm 1993 Tổng Cục Bưu Điện lại một lần
nữa quyết định nhập 2 nhà máy trên thành Nhà Máy Thiết Bị Bưu Điện.
Hiện nay trên phạm vi cả nước hầu hết các doanh nghiệp, các bưu
cục đều sử dụng sản phẩm của nhà máy.
Để đáp ứng nhu cầu đòi hỏi cac của thị trường nhà máy không
ngừng mở rộng qui mô sản xuất cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, đổi mới
máy móc thiết bị, nâng cao tay nghề của công nhân và trình độ nghiệp vụ
quản lý, mở rộng thị trường trong nước và ngoài nước.
Hiện nay nhà máy có 1 trụ sở chính và 2 chi nhánh đặt tại Hà Nội và
2 chi nhánh đặt tại Hồ Chí Minh và Bắc Ninh.
+Cơ sở 1 đặt tại Trần Phú, đây là cơ sở chính có chức năng sản xuất
ra các loại điện thoại, nguồn viễn thông, các sản phẩm bưu chính, sản
phẩm điện tử, điện thoại, đầu cáp, đầu nối.
+ Cơ sở 2 đặt tại Thượng Đình có chức năng sản xuất ra các loại tủ,
cột, đầu nối, ống nhựa, các sản phẩm cơ khí, các bán thành phẩm cung
cấp cho chi nhánh Lê Minh Xuân và Trần Phú.
Ngoài trụ sở chính đặt tại Hà Nội, nhà máy có cơ sở 3 đặt tại thị
trấn Lim- Bắc Ninh chuyên sản xuất các loại ống nhựa PVC, các loại tủ. Cơ
sở 4 đặt tại khu công nghiệp Lê Minh Xuân- Thành Phố Hồ Chí Minh
chuyên sản xuất các loại ống nhựa mềm, phôi túi chuyển phát nhanh. Và
có 3 chi nhánh tiếp thị tại Hà Nội, Đà Nẵng và Thành Phố Hồ Chí Minh.ă
Trải qua bao thăng trầm trong lịch sử phát triển của mình, dù đã
phải tách ra và sáp nhập nhiều lần, có những lúc tưởng như phải đóng

cửa. Nhưng với quyết tâm của cán bộ nhân viên trong nhà máy cũng như
sự lãnh đạo tài tình của các nhà quản lý, nhà máy đã thoát khỏi bế tắc,
luôn giữ vững và ổn định sản xuất, vươn lên và phát triển mạnh mẽ như
hiện nay. Đến nay nhà máy là một trong những cơ sở công nghiệp hiện đại
và quan trọng nhất của ngành Bưu Chính Viễn Thông Việt Nam.
Là một trong tám thành viên thuộc khối công nghiệp của Tổng Công
Ty Bưu Chính Viễn Thông Việt Nam, nhà máy đã đóng góp không nhỏ
trong sự phát triển của ngành. Dưới đây là bảng tổng hợp kết quả của
nhà máy trong 4 năm vừa qua.
Bảng 1: Một số chỉ tiêu tài chính của nhà máy trong 4
năm vừa qua.
Chỉ tiêu Đơn vị
tính
NĂM THỰC HIỆN
2000 2001 2002 2003
Tổng doanh
thu
Triệu
đồng
149.714 153.395 213.216 283.008
Doanh thu
thuần
Tr 148.621 152.082 212.083 282.771
Lợi nhuận sau
thuế
5.793 6.768 9.364 15.313
Tổng lao
động

Người 601 586 595 595

Tổng tiền
lương
Triệu
đồng
8.883 10.217 12.226 16.736
Thu nhập
bình quân/
Triệu
đồng
1.287 1.480 1.712 2.344
tháng
(Nguồn: Phòng kế toán-Thống kê Nhà Máy Thiết Bị Bưu Điện)
Nhìn vào bảng trên ta thấy các chỉ tiêu: tổng doanh thu, doanh thu
thuần, lợi nhuận sau thuế, tổng tiền lương và tiền lương bình quân của nhà
máy liên tục tăng qua các năm.Cụ thể:
+ Ta thấy doanh thu năm sau đều tăng so với năm trước và tăng mạnh
nhất vào giai đoạn 2003-2002. Doanh thu của năm 2003 so với năm 2002 tăng
0.3% tương ứng với số tuyệt đối là: 69.792 triệu đồng. Mức tăng chậm nhất là
giai đoạn 2001/2000 doanh thu trong giai đoạn này chỉ tăng 0.02% về số
tương đối và 3681 triệu đồng về số tuyệt đối.
+ Sự tăng của doanh thu kéo theo sự tăng của doanh thu thuần và lợi
nhuận sau thuế. Đặc biệt là lợi nhuận sau thuế của giai đoạn 2002-2003. Ta
thấy lợi nhuận năm 2003 so với năm 2002 tăng 0.63% về số tương đối và tăng
5949 triệu đồng về số tuyệt đối. Nguyên nhân của sự tăng đó là do hệ quả tất
yếu của việc tăng doanh thu và sự làm ăn ngày càng có hiệu quả của nhà máy.
+ Tổng tiền lương cũng có sự tăng trưởng mạnh qua các năm. Tiền
lương năm 2003/2002 tăng 3.075% tương ứng với mức tăng tuyệt đối là
4.510 triệu đồng.
+ Lao động là yếu tố ít biến động nhất trong nhà máy. Lao động năm
2001/2000 có sự giảm mạnh là do nhà máy có sự điều chỉnh cho hợp lý với

tình hình mới, góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh.
+ Thu nhập bình quân của nhà máy liên tục tăng qua các năm. Nếu thu
nhập của năm 2000 chỉ 1,231 triệu đồng thì đến nay thu nhập bình quân/
tháng của nhà máy đã đạt 2,344 triệu đồng. Sự tăng đó là hệ quả tất yếu của
sự tăng tổng quỹ lương và sự khá ổn định của lao động.
Nhìn chung trong những năm gần đây nhà máy đã có mức tăng trưởng
ngày càng tăng, sản xuất kinh doanh có lãi. Từ đó nâng cao vị thế của mình
trong Ngành Bưu Chính Viễn Thông Việt Nam.
1.2. Chức năng nhiệm vụ của nhà máy
1.2.1 Chức năng
Nhà Máy Thiết Bị Bưu Điện Hà Nội là nhà máy chuyên sản xuất và cung
cấp các thiết bị chuyên dùng phục vụ cho mạng lưới bưu chính viễn thông của
Việt Nam và một số quốc gia khác.
1.2.2 Nhiệm vụ
Để hướng tới mạng Bưu Chính Viễn Thông mang tính toàn cầu, phục vụ
người tiêu dùng, nhà máy đã tiến hành đa dạng hoá sản phẩm bằng một số
nhiệm vụ cơ bản sau:
- Sản xuất, kinh doanh các thiết bị máy móc, linh kiện kỹ thuật chuyên
ngành Bưu Chính Viễn Thông, các sản phẩm điện, điện tử, tin học cơ khí và các
mặt hàng dân dụng khác.
- Sản xuất kinh doanh ống nhựa, các sản phẩm chế từ nhựa, kim loại
màu, vật liệu điện tử.
- Lắp đặt, bảo hành sửa chữa các thiết bị bưu chính viễn thông, điện,
điện tử, tin học.
- Cung cấp các dịch vụ kỹ thuật, dịch vụ tư vấn kỹ thuật, bưu chính viễn
thông, điện, điện tử, tin học.
- Xuất khẩu, nhập khẩu máy móc thiết bị, vật tư kỹ thuật chuyên ngành
bưu chính viễn thông và các nguyên liệu, vật liệu khác phục vụ cho hoạt động
sản xuất kinh doanh của đơn vị.
- Ngoài ra, liên kết với các tổ chức trong và ngoài nước phù hợp với các

quy định của pháp luật. Kinh doanh các ngành nghề khác trong phạm vi tổng
công ty cho phép và phù hợp với quy định của pháp luật.
2.MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ KỸ THUẬT CHỦ YẾU CỦA NHÀ MÁY ẢNH HƯỞNG
ĐẾN CÔNG TÁC LẬP KẾ HOẠCH SẢN XUẤT KINH DOANH.
2.1 Đặc điểm về sản phẩm và thị trường
2.1.1 Đặc điểm về sản phẩm.
Sản phẩm của nhà máy chủ yếu phục vụ ngành Bưu Chính Viễn Thông
trong nước chiếm tới 85% còn lại 15% là phục vụ cho ngành điện, điện tử, tin
học. Sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao, chủ yếu được sản xuất trên dây
chuyền công nghệ tiên tiến hiện đại, có hàm lượng kỹ thuật cao.
Bảng 2: Các nhóm sản phẩm chính của nhà máy
STT Tên sản phẩm Số chủng loại
Tỷ lệ % DT từng
loại sản phẩm
so với tổng DT
toàn nhà máy
1 Nhóm sản phẩm bưu chính 30 18%
2 Nhóm sản phẩm điện thanh 20 8%
3 Nhóm sản phẩm thiết bị đầu nối 200 53%
4 Nhóm sản phẩm ống nhựa PVC 15 8%
5 Nhóm sản phẩm gia công công
nghiệp
85 7%
6 Nhóm sản phẩm thiết bị ngoại đài 40 6%
(Nguồn: Phòng kế toán thống kê- Nhà Máy Thiết Bị Bưu Điện)
Nhìn vào bảng trên ta thấy sản phẩm của nhà máy rất phong phú và đa
dạng, bao gồm nhiều chủng loại nhằm đáp ứng những nhu cầu khác nhau của
thị trường. Trong đó nhóm sản phẩm thiết bị đầu nối chiếm tỷ trọng lớn về
doanh thu (85%) và đa dạng về chủng loại (200 chủng loại).
Tuy rất đa dạng về sản phẩm cũng như về chủng loại nhưng ta có thể

xếp sản phẩm của nhà máy vào 2 loại sau:
+ Sản phẩm có khối lượng lớn nhưng số lượng chủng loại không nhiều.
+ Sản phẩm có khối lượng nhỏ nhưng số lượng chủng loại nhiều
Từ đó quá trình sản xuất có thể được bố trí theo sản phẩm đối với trường
hợp sản xuất hàng loạt và bố trí theo quá trình đối với quá trình sản xuất theo
chức năng.
Qua số liệu trên ta thấy sản phẩm của nhà máy rất đa dạng, phong phú
bao gồm nhiều loại. Điều này buộc công tác kế hoạch phải chỉ rõ số lượng mỗi
loại cần sản xuất trong tổng kế hoạch sản lượng, thu thập thông tin có liên
quan đến sản phẩm đó trước khi đưa ra kế hoạch cụ thể: nhu cầu thị trường,
lượng hàng tồn kho, bán thành phẩm…Cán bộ phòng kế hoạch không chỉ nắm
tình hình chung mà còn phải nắm tình hình cụ thể cho mỗi loại sản phẩm.
Quyết định sản xuất sản phẩm nào cần căn cứ vào nhu cầu của sản phẩm đó
trên thị trường, kế hoạch sản xuất cần dựa vào tình hình tiêu thụ của kỳ trước,
dự báo xu hướng phát triển của sản phẩm đó trong tương lai. Công tác kế
hoạch không chỉ đưa ra số lượng sản phẩm mà còn phải đưa ra các kế hoạch
có liên quan đến việc sản xuất ra sản phẩm đó: kế hoạch nguyên vật liệu, kế
hoạch tiêu thụ, kế hoạch điều độ sản xuất…Tóm lại những đặc điểm về sản
phẩm trên buộc công tác kế hoạch phải được đầu tư nhiều hơn, khi đưa ra kế
hoạch cho loại sản phẩm nào cần phải dựa vào đặc điểm của sản phẩm đó: quy
trình sản xuất ra sản phẩm, nhu cầu…
2.1.2 Đặc điểm về thị trường
Sản phẩm của nhà máy hiện nay đã có mặt ở hầu hết các tỉnh và thành
phố trong cả nước đặc biệt là 2 thành phố lớn là Hà Nội và Thành Phố Hồ Chí
Minh. Với 3 chi nhánh tiêu thụ sản phẩm trong cả nước nhà máy Nhà Máy
Thiết Bị Bưu Điện ngày càng tỏ rõ vai trò quan trọng của mình trong việc
chiếm lĩnh thị trường trong nước. Để nâng cao chất lượng của sản phẩm cũng
như thị phần của mình nhà máy đang tiến tới việc cổ phần hoá nhà máy trong
thời gian tới đây là một sự chuyển hướng quan trọng của nhà máy phù hợp
với xu thế phát triển của đất nước.

Bảng3: Tình hình tiêu thụ của 3 chi nhánh
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Doanh thu
2001 2002 2003
Tuyệt đối % Tuyệt đối % Tuyệt đối %
Chi nhánh 1( chi nhánh Miền Bắc) 51.128 43 61.298 35 79.703 31
Chi nhánh 2 (Chi nhánh Miền Trung) 10.767 9 13.573 8 22.423 9
Chi nhánh 3 ( Chi nhánh Miền Nam) 56.770 48 99.856 57 148.722 59
Tổng 118.665 100 174.727 100 250.848 100

×