Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

PHÂN TÍCH ẢNH HƢỞNG CỦA CÁC ĐẶC TRƢNG NGÂN HÀNG VÀ CÁC YẾU TỐ VĨ MÔ ĐẾN TỶ SUẤT SINH LỢI CỦA MỘT SỐ NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN TRÊN ĐỊA BÀN TP.HCM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.34 MB, 113 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

VĂN THỊ THU HIỀN

PHÂN TÍCH ẢNH HƢỞNG CỦA CÁC ĐẶC TRƢNG
NGÂN HÀNG VÀ CÁC YẾU TỐ VĨ MÔ ĐẾN TỶ
SUẤT SINH LỢI CỦA MỘT SỐ NGÂN HÀNG
THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN TRÊN ĐỊA BÀN TP.HCM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh - Năm 2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

VĂN THỊ THU HIỀN

PHÂN TÍCH ẢNH HƢỞNG CỦA CÁC ĐẶC TRƢNG
NGÂN HÀNG VÀ CÁC YẾU TỐ VĨ MÔ ĐẾN TỶ
SUẤT SINH LỢI CỦA MỘT SỐ NGÂN HÀNG
THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN TRÊN ĐỊA BÀN TP.HCM
Chuyên ngành : Tài chính – Ngân hàng
Mã số : 60340201
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC :
TS. Lại Tiến Dĩnh


TP. Hồ Chí Minh - Năm 2014


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của tôi, có sự hƣớng
dẫn hỗ trợ từ ngƣời hƣớng dẫn khoa học là TS. Lại tiến Dĩnh. Các nội dung
nghiên cứu và kết quả trong đề tài này là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công
bố trong bất cứ công trình nghiên cứu khoa học nào. Những số liệu trong các
bảng biểu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá đƣợc chính tác giả thu
thập từ các nguồn khác nhau có ghi trong phần tài liệu tham khảo.
Nếu có bất kì sai sót, gian lận nào tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm
trƣớc Hội đồng cũng nhƣ kết quả luận văn của mình.

TP. Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 10 năm 2014
Tác giả

Văn Thị Thu Hiền


MỤC LỤC

TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
LỜI MỞ ĐẦU ..........................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài ...............................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu .........................................................................................3

3. Đối tƣợng nghiên cứu .......................................................................................4
4. Phạm vi nghiên cứu...........................................................................................4
5. Phƣơng pháp nghiên cứu ..................................................................................4
6. Ý nghĩa thực tiễn ...............................................................................................5
7. Kết cấu của đề tài ..............................................................................................5
CHƢƠNG 1: LÝ THUYẾT ĐẶC TRƢNG NGÂN HÀNG VÀ CÁC YẾU TỐ VĨ
MÔ TÁC ĐỘNG ĐẾN TỶ SUẤT SINH LỢI CỦA NGÂN HÀNG VÀ TỔNG
QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƢỚC ĐÂY ..........................................................7
1.1.

Tổng quan đặc trƣng ngân hàng và các yếu tố vĩ mô tác động đến tỷ suất

sinh lợi của ngân hàng .............................................................................................7
1.2.

Tổng quan các nghiên cứu thực nghiệm trƣớc đây trên thế giới và ở Việt

Nam về tỷ suất sinh lợi và các yếu tố ảnh hƣởng đến tỷ suất sinh lợi của ngân
hàng .....................................................................................................................16


1.2.1.

Các nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới gần đây ..............................19

1.2.2.

Các nghiên cứu thực nghiệm ở Việt Nam ............................................20

Kết luận chƣơng 1 ..................................................................................................22

CHƢƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG
THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN TẠI TP.HCM ...........................................................23
2.1.

Khả năng sinh lời trên tài sản ......................................................................23

2.2.

Khả năng sinh lời trên vốn chủ sở hữu ........................................................25

2.3.

Quy mô vốn chủ sở hữu (CA) .....................................................................26

2.4.

Tỷ lệ dƣ nợ trên tổng nguồn vốn (LA) ........................................................31

2.5.

Khả năng thanh khoản (LDR) .....................................................................33

2.6.

Hiệu quả quản lý (EFF) ...............................................................................35

2.7.

Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM) ...............................................................37


2.8.

Quy mô ngân hàng (SIZE)...........................................................................39

2.9.

Tốc độ tăng trƣởng tổng sản phẩm quốc nội (GRT) ...................................40

2.10.

Tỷ lệ lạm phát (INF) ................................................................................41

2.11.

Cung tiền (M2) .........................................................................................42

Kết luận chƣơng 2 ..................................................................................................42
CHƢƠNG 3: NGHIÊN CỨU CÁC ĐẶC TRƢNG NGÂN HÀNG VÀ CÁC YẾU
TỐ VĨ MÔ TÁC ĐỘNG ĐẾN TỶ SUẤT SINH LỢI CỦA MỘT SỐ NHTMCP
TRÊN ĐỊA BÀN TP.HCM....................................................................................44
3.1.

Dữ liệu nghiên cứu ......................................................................................44


3.2.

Mô hình nghiên cứu .....................................................................................48

3.3.


Phƣơng pháp nghiên cứu .............................................................................49

3.4.

Phân tích thống kê mô tả .............................................................................51

3.5.

Phân tích tƣơng quan ...................................................................................54

3.6.

Kết quả phân tích .........................................................................................60

Kết luận chƣơng 3 ..................................................................................................68
CHƢƠNG 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT ...................................................69
4.1.

Một số giải pháp đề xuất..............................................................................69

4.1.1.

Đề xuất đối với các ngân hàng ..............................................................69

4.1.2.

Đề xuất đối với Chính phủ ....................................................................76

4.2.


Giới hạn của đề tài .......................................................................................77

4.3.

Kiến nghị hƣớng nghiên cứu trong tƣơng lai ...............................................77

Kết luận chƣơng 4 ..................................................................................................78
KẾT LUẬN CỦA LUẬN VĂN ............................................................................79
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Tên tiếng anh

Nghĩa tiếng Việt

BCTC
CA

Báo cáo tài chính
Vốn chủ sở hữu

Capital To Assets

Chủ sở hữu


CSH
EFF

Management

quality

Ratio

Chỉ số hiệu quả quản lý

GRT

Gross Domestic Product

Tốc độ tăng trƣởng GDP

INF

Inflation Rate

Tỷ lệ lạm phát

LA

Liabilities

To

Assets


Ratio

Tỷ lệ dƣ nợ trên tổng nguồn vốn

LDR

Liquidity Ratio

Chỉ số khả năng thanh khoản

M2

Money Supply

Cung tiền

NH

Ngân hàng

NHNN

Ngân hàng Nhà nƣớc

NHTM

Ngân hàng thƣơng mại

NHTMCP


Ngân hàng thƣơng mại cổ phần

NIM

Net Interest Margin

Tỷ lệ lãi cận biên

ROA

Return On Assets

Tỷ lệ lãi ròng trên tổng tài sản

ROE

Return On Equity

Tỷ lệ lãi ròng trên vốn chủ sở hữu

SIZE

Total Assets

Quy mô

SPSS

Statistical Package for the

Social Sciences

Thành phố Hồ Chí Minh

TP.HCM
VIF

Phần mềm thống kê

Variance Inflation Factor

Hệ số phóng đại phƣơng sai


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2. 1: Khả năng sinh lời trên tài sản bình quân của một số NHTMCP Việt Nam
từ 2006 - 2013 ...........................................................................................................23
Bảng 2. 2: Khả năng sinh lời trên vốn chủ sở hữu bình quân của một số NHTMCP
Việt Nam từ 2006 - 2013...........................................................................................25
Bảng 2. 3: Mức vốn pháp định cho các tổ chức tín dụng ở Việt Nam ......................27
Bảng 2. 4: Nguồn vốn chủ sở hữu bình quân của một số NHTMCP Việt Nam từ
2006 - 2013 ...............................................................................................................29
Bảng 2. 5: Các NHTM Việt Nam có quy mô vốn lớn ..............................................31
Bảng 2. 6: Tỷ số tổng dƣ nợ trên tổng nguồn vốn bình quân của một số NHTMCP
Việt Nam từ 2006 - 2013...........................................................................................31
Bảng 2. 7: Một số NHTMCP Việt Nam có tỷ số tổng dƣ nợ trên tổng nguồn vốn
vƣợt khung an toàn ....................................................................................................33
Bảng 2. 8: Tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động bình quân của một số
NHTMCP Việt Nam từ 2006 - 2013 .........................................................................34
Bảng 2. 9: Chỉ số hoạt động bình quân của một số NHTMCP Việt Nam từ 2006 2013 ...........................................................................................................................36

Bảng 2. 10: Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên bình quân của một số NHTMCP Việt Nam
từ 2006 - 2013 ...........................................................................................................38

Bảng 3. 1: Bảng mô tả dữ liệu 112 quan sát trong mẫu nghiên cứu của 14 ngân hàng
TMCP ở TP.HCM .....................................................................................................44
Bảng 3. 2: Tổng hợp các biến sử dụng trong bài nghiên cứu ...................................46


Bảng 3. 3: Thống kê mô tả các biến ..........................................................................51
Bảng 3. 4: Kết quả phân tích tƣơng quan ..................................................................55
Bảng 3. 5: Tóm tắt mô hình 1 ...................................................................................61
Bảng 3. 6: Kết quả phân tích ANOVA của mô hình 1..............................................61
Bảng 3. 7: Hệ số hồi quy ...........................................................................................61
Bảng 3. 8: Tóm tắt mô hình 2 ...................................................................................64
Bảng 3. 9: Kết quả phân tích ANOVA mô hình 2 ....................................................65
Bảng 3. 10: Hệ số hồi quy .........................................................................................65


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2. 1: Tỷ suất sinh lợi trên tài sản bình quân của một số NHTMCP Việt Nam
từ 2006 - 2013 ...........................................................................................................23
Biểu đồ 2. 2: Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu bình quân của một số NHTMCP
Việt Nam từ 2006 - 2013...........................................................................................25
Biểu đồ 2. 3: Vốn điều lệ của một số NHTMCP Việt Nam tại thời điểm 31/12/2013
...................................................................................................................................28
Biểu đồ 2. 4: Quy mô vốn chủ sở hữu bình quân của một số NHTMCP Việt Nam từ
2006 - 2013 ...............................................................................................................30
Biểu đồ 2. 5: Tỷ số tổng dƣ nợ trên tổng nguồn vốn bình quân của một số
NHTMCP Việt Nam từ 2006 - 2013 .........................................................................32
Biểu đồ 2. 6: Tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động bình quân của một số

NHTMCP Việt Nam từ 2006 - 2013 .........................................................................35
Biểu đồ 2. 7: Tỷ lệ thu nhập tiền lãi/tổng chi phí tiền lãi bình quân của một số
NHTMCP Việt Nam từ 2006 - 2013 .........................................................................37
Biểu đồ 2. 8: Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên bình quân của một số NHTMCP Việt Nam
từ 2006 - 2013 ...........................................................................................................38
Biểu đồ 2. 9: Tốc độ tăng trƣởng tài sản bình quân của một số NHTMCP giai đoạn
2006 - 2013 ...............................................................................................................39


1

LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Mặc dù tầm quan trọng của các định chế tài chính trung gian khác nhƣ công
ty bảo hiểm, công ty tài chính, quỹ đầu tƣ đang ngày càng tăng lên nhƣng ngân
hàng vẫn giữ một vai trò hết sức quan trọng trong hệ thống tài chính của nền kinh tế
và đƣợc xem nhƣ hệ tuần hoàn vốn của nền kinh tế trên quốc gia và toàn cầu. Bởi vì,
thứ nhất, ngân hàng là nơi tái phân bổ tiền (hay tín dụng) từ ngƣời tiết kiệm tới
ngƣời cho vay (chức năng tín dụng); thứ hai, ngân hàng nằm ở trung tâm của hệ
thống thanh toán bù trừ (chức năng thanh toán), bằng cách phối hợp để thanh toán,
ngân hàng giúp các cá nhân và công ty thực hiện các giao dịch nhanh hơn và tiết
kiệm chi phí hơn; thứ ba, ngân hàng có chức năng tạo tiền cho nền kinh tế - tức là
tạo ra lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh. Nhƣ vậy, mặc dù không trực tiếp tạo ra
sản phẩm của cải vật chất cho nền kinh tế, song, với những hoạt động riêng có của
mình, ngành ngân hàng giữ một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển
của nền kinh tế.
Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nƣớc, tổng lợi nhuận ngành ngân hàng
năm 2012 là 28,600 tỷ đồng, sụt giảm gần 50% so với năm 2011; lợi nhuận của hầu
hết các ngân hàng, kể cả các ngân hàng lớn nhƣ Vietcombank, Vietinbank, BIDV
đều bị giảm mạnh đáng kể. Tính tới tháng 11/2013, lợi nhuận lũy kế của ngành

ngân hàng khoảng 29.500 tỉ đồng, tăng 3,2% so với cuối năm 2012 nhƣng quy mô
lợi nhuận chỉ bằng 53% so với năm 2010 và bằng 64% so với năm 2011; trong 100
tổ chức tín dụng có lãi thì hơn 50% có số lợi nhuận giảm một nửa so với 2012. Tiêu
biểu tại TP.HCM, theo Báo cáo của Ngân hàng Nhà nƣớc chi nhánh TP.HCM, tổng
lợi nhuận của các ngân hàng trên địa bàn đạt đƣợc đến ngày 25-12-2013 là 5.459 tỉ
đồng, sụt giảm so với mức 6.666 tỉ đồng năm 2012, có 80 chi nhánh trên tổng số
378 chi nhánh của các ngân hàng hoạt động trên địa bàn TP.HCM thua lỗ và có
tổng cộng 10 ngân hàng tại TP.HCM đã có đề án tái cấu trúc và đang trong tiến
trình thực hiện.


2

Theo báo cáo “Khảo sát về ngành ngân hàng Việt Nam năm 2013” của
KPMG Việt Nam về ngành ngân hàng dựa trên thông tin thu thập từ báo cáo thƣờng
niên của 33 ngân hàng cho biết: tỷ suất sinh lợi trên tài sản (ROA) của ngành ngân
hàng năm 2012 là 0.78% giảm 27% so với mức 1.06% của năm 2011. Tỷ suất sinh
lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE) của ngành ngân hàng năm 2012 là 9.56%, giảm 33%
so với mức 14.19% của năm 2011.
Nhìn vào những số liệu báo cáo trên, ta có thể thấy tình hình hoạt động của
các ngân hàng Việt Nam rất kém hiệu quả, đạt lợi nhuận không cao và thậm chí
thua lỗ. Với vai trò cung cấp tín dụng và vận hành hệ thống thanh toán của nền kinh
tế, sự phá sản của ngân hàng có thể gây ra các tác động tiêu cực lớn hơn tới nền
kinh tế so với sự sụp đổ của hoạt động kinh doanh khác. Do đó, các nhà quản trị
ngân hàng, các nhà đầu tƣ, các nhà nghiên cứu cần phải nghiên cứu tìm hiểu rõ ràng
quá trình hình thành lợi nhuận của ngân hàng, cụ thể hơn là phân tích, tìm hiểu
những yếu tố tác động đến tỷ suất sinh lợi của ngân hàng để có cơ sở đƣa ra những
quyết định kinh doanh thích hợp.
Nghiên cứu thực nghiệm về đề tài phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến tỷ suất
sinh lợi của ngân hàng khá phổ biến trên thế giới và từ rất sớm nhƣ Short (1979),

Bourke (1989), Molyneux và Thornton (1992) và Demirguc-Kunt and Huizinga
(2000), nhƣng ở Việt Nam đề tài này chƣa đƣợc phổ biến. Đa số các đề tài thực
nghiệm ở Việt Nam tập trung phân tích mối quan hệ giữa cấu trúc tài chính, hoặc
quản trị tài sản, hiệu quả sử dụng vốn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ hoặc một số
doanh nghiệp nổi bật đƣợc niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán. Mới gần đây thì
có nghiên cứu của Nguyễn Thị Ngân (2011) và Phan Thị Hằng Nga (2011), Ngô
Phƣơng Khanh (2013) nhƣng vẫn còn nhiều bất cập. Nhìn chung, các nghiên cứu
trƣớc đây về đề tài phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến tỷ suất sinh lợi của ngân
hàng đều đo lƣờng tỷ suất sinh lợi bằng hai chỉ tiêu là tỷ suất sinh lợi trên tổng tài
sản (ROA- lợi nhuận ròng trên tổng tài sản) và tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu
(ROE- lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu) và chia các yếu tố ảnh hƣởng đến tỷ
suất sinh lợi thành hai nhóm là nhóm các yếu tố thuộc về đặc trƣng ngân hàng nhƣ


3

vốn chủ sở hữu, dƣ nợ, vốn huy động…và các yếu tố thuộc về kinh tế vĩ mô nhƣ
lạm phát, lãi suất, tốc độ tăng trƣởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hằng năm.
Dựa trên thực tế đó, tác giả đã lựa chọn đề tài « Phân tích ảnh hưởng của
các đặc trưng ngân hàng và các yếu tố vĩ mô đến tỷ suất sinh lợi của một số ngân
hàng thương mại cổ phần trên địa bàn TP.HCM », phân tích dữ liệu trong giai
đoạn từ năm 2006 đến năm 2013 để làm luận văn thạc sĩ.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Phân tích ảnh hƣởng của các đặc trƣng ngân hàng và các yếu tố vĩ mô tác
động đến tỷ suất sinh lợi của một số ngân hàng TMCP trên địa bàn TP.HCM, giai
đoạn từ năm 2006 đến năm 2013.
Mục tiêu nghiên cứu cốt lõi của luận văn là tập trung nghiên cứu, phân tích
ảnh hƣởng của các đặc trƣng ngân hàng và các yếu tố vĩ mô đến tỷ suất sinh lợi của
một số ngân hàng TMCP trên địa bàn TP.HCM, giai đoạn từ năm 2006 đến năm
2013.

Xác định các nhân tố ảnh hƣởng và mức độ tác động của chúng đến tỷ suất
sinh lợi của ngân hàng TMCP Việt Nam.
Lập luận và đƣa ra các giải pháp phù hợp với thực tiễn tình hình nghiên cứu
nhằm giúp các ngân hàng TMCP Việt Nam nâng cao tỷ suất sinh lợi để tồn tại và
phát triển bền vững.
Để nghiên cứu này giải quyết tốt mục tiêu nghiên cứu, cần phải làm rõ các
câu hỏi nghiên cứu sau:
1, Những chỉ số tài chính nào của ngân hàng có ảnh hƣởng đến lợi nhuận của
ngân hàng Việt Nam trong giai đoạn năm 2006 đến 2013?
2, Những chỉ số kinh tế vĩ mô nhƣ tốc độ tăng trƣởng tổng sản phẩm quốc
nội thực tế, lạm phát, và mức cung tiền có tác động đến lợi nhuận của ngân hàng
Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2006 đến 2013 hay không?


4

3. Đối tƣợng nghiên cứu
Nghiên cứu đƣợc tiến hành trên số liệu báo cáo tài chính (đã kiểm toán) của
14 ngân hàng TMCP trên địa bàn TP.HCM.
4. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Nghiên cứu mức độ ảnh hƣởng của các đặc trƣng ngân hàng
và các yếu tố vĩ mô đến tỷ suất sinh lợi của một số ngân hàng TMCP trên địa bàn
TP.HCM.
- Về thời gian: Dữ liệu dùng để thực hiện luận văn đƣợc thu thập trong khoảng
thời gian chủ yếu trong giai đoạn 2006-2013 (8 năm), trong đó bao gồm dữ liệu có
sẵn từ báo cáo tài chính của các ngân hàng, báo báo của NHNN, báo cáo ngân hàng
thế giới, báo cáo của hệ thống giám sát ngân hàng.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phƣơng pháp nghiên cứu định tính: Nghiên cứu đã sử dụng các số liệu thống
kê thông qua thu thập dữ liệu có sẵn, tiến hành lập bảng biểu, vẽ biểu đồ để dễ dàng

so sánh và đánh giá nội dung cần tập trung nghiên cứu. Bên cạnh đó, đề tài cũng đã
sử dụng phƣơng pháp suy diễn để lập luận và giải thích đặc điểm của từng chỉ tiêu
trong quá trình phân tích số liệu nghiên cứu.
- Phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng: Nghiên cứu thực hiện phân tích thống
kê mô tả, phân tích tƣơng quan, và phân tích hồi quy nhằm xác định mức độ ảnh
hƣởng của các đặc trƣng ngân hàng và các yếu tố vĩ vô đến tỷ suất sinh lợi của một
số NHTMCP trên địa bàn TP.HCM, thông qua việc thu thập dữ liệu từ các báo cáo
tài chính của các Ngân hàng TMCP Việt Nam, với kích thƣớc mẫu là 112 quan sát.
Các ngân hàng đƣợc chọn để phân tích là các NHTMCP có quy mô vốn lớn, nhỏ,
trung bình. Sau đó, tác giả tiến hành kiểm định sự phù hợp của mô hình qua các
kiểm định: kiểm định ANOVA về tính thích hợp của mô hình, kiểm định DurbinWaston về tự tƣơng quan, và kiểm định đa cộng tuyến để kiểm định các nhân tố có
ảnh hƣởng quan trọng đến tỷ suất sinh lợi của NHTM, từ đó xác định đƣợc mức độ
tác động của từng nhân tố đến tỷ suất sinh lợi của NHTM tại Việt Nam.


5

6. Ý nghĩa thực tiễn
Điểm mới trong nghiên cứu là tác giả đã đi sâu vào nghiên cứu và phân tích
định tính thực trạng của các đặc trƣng ngân hàng của một số ngân hàng TMCP trên
địa bàn TP.HCM, giai đoạn từ năm 2006 đến năm 2013 và phân tích các yếu tố vĩ
mô, kết quả đã đánh giá đƣợc mức độ ảnh hƣởng của các đặc trƣng ngân hàng và
các yếu tố vĩ mô đến tỷ suất sinh lợi của ngân hàng, cũng từ kết quả đánh giá đó tác
giả đã đƣa ra đƣợc mô hình về mức độ ảnh hƣởng của các đặc trƣng ngân hàng và
các yếu tố vĩ mô đến đến tỷ suất sinh lợi của ngân hàng.
Đề tài nghiên cứu cung cấp nhiều thông tin giá trị cho các nhà quản trị của
ngân hàng trong việc ra xác định các yếu tố trọng tâm, quyết định về các chính sách
đầu tƣ và các kế hoạch phát triển nhằm đạt mục tiêu nâng cao lợi nhuận của ngân
hàng. Nhà đầu tƣ có thể sử dụng bài nghiên cứu nhƣ một tài liệu nâng cao hiểu biết
về các yếu tố tác động đến lợi nhuận của ngân hàng và là căn cứ để đƣa ra các quyết

định về việc đầu tƣ vào nhóm cổ phiếu ngân hàng. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu
cũng sẽ góp phần cung cấp các thông tin có hữu ích cho các đối tƣợng quan tâm.
Đề tài cũng cung cấp bằng chứng thực nghiệm về lợi nhuận và các yếu tố có
ảnh hƣởng đến lợi nhuận của ngân hàng để Chính phủ, Ngân hàng Nhà nƣớc và các
hiệp hội Ngân hàng có cơ sở ban hành các quy định và chính sách phù hợp thông
qua việc vận dụng tổng hợp nhiều phƣơng pháp nghiên cứu nhƣ: phân tích định tính
(thống kê mô tả, suy diễn, sử dụng kỹ thuật định tính) cùng với phƣơng pháp định
lƣợng (kiểm định ANOVA về tính thích hợp của mô hình, kiểm định DurbinWaston về tự tƣơng quan, và kiểm định đa cộng tuyến). Mỗi phƣơng pháp đƣợc vận
dụng phù hợp theo từng nội dung nghiên cứu trong luận án. Bài nghiên cứu này có
thể là tài liệu tham khảo cho những ai quan tâm đến thực trạng các yếu tố ảnh
hƣởng đến tỷ suất sinh lợi của ngân hàng về phƣơng pháp luận, về đánh giá đo
lƣờng, về kiểm định cũng nhƣ kết quả của nghiên cứu.
7. Kết cấu của đề tài
Bài nghiên cứu đƣợc chia làm 5 chƣơng:


6

Chƣơng 1: Lý thuyết đặc trƣng ngân hàng và các yếu tố vĩ mô tác động đến
tỷ suất sinh lợi của ngân hàng và tổng quan các nghiên cứu trƣớc đây
Chƣơng 2: Phân tích thực trạng của các ngân hàng thƣơng mại cổ phần tại
TP.HCM
Chƣơng 3: Nghiên cứu các đặc trƣng ngân hàng và các yếu tố vĩ mô tác
động đến tỷ suất sinh lợi của một số ngân hàng thƣơng mại cổ phần trên địa bàn
TP.HCM
Chƣơng 4: Một số giải pháp đề xuất


7


CHƢƠNG 1: LÝ THUYẾT ĐẶC TRƢNG NGÂN HÀNG VÀ CÁC YẾU TỐ
VĨ MÔ TÁC ĐỘNG ĐẾN TỶ SUẤT SINH LỢI CỦA NGÂN HÀNG VÀ
TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƢỚC ĐÂY
1.1.

Tổng quan đặc trƣng ngân hàng và các yếu tố vĩ mô tác động đến tỷ suất
sinh lợi của ngân hàng
Để phân tích và đo lƣờng mức độ ảnh hƣởng của các đặc trƣng ngân hàng và

các yếu tố kinh tế vĩ mô đến tỷ suất sinh lợi của ngân hàng, tác giả đã chọn tỷ số lợi
nhuận trên tổng tài sản (ROA) và tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) làm 2
biến phụ thuộc. Các yếu tố để phân tích gồm: 6 đặc trƣng của ngân hàng gồm: (1)vốn chủ sở hữu (đại diện là tỷ số tổng vốn chủ sở hữu trên tổng nguồn vốn- Capital
to assets- CA); (2)- tỷ lệ dƣ nợ trên tổng nguồn vốn (đại diện là tỷ số tổng dƣ nợ
trên tổng nguồn vốn - Liabilities to assets ratio- LA); (3)- khả năng thanh khoản (đại
diện là tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động- Liquidity ratio – LDR); (4)hiệu quả quản lý (đại diện là tỷ lệ tổng thu nhập tiền lãi trên tổng chi phí tiền lãi EFF); (5)- tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM); (6)- quy mô ngân hàng (SIZE), 3 yếu
tố vĩ mô của nền kinh tế là: (1)- tỷ lệ lạm phát (INF); (2)- tốc độ tăng trƣởng GDP
(GRT) và (3)- mức cung tiền (M2).
Tỷ suất sinh lợi
Mức sinh lời trong một khoảng thời gian tính theo giá trị tuyệt đối hay
còn gọi là lợi nhuận của một khoản đầu tƣ đƣợc hiểu là phần chênh lệch giữa kết
quả thu đƣợc sau một khoảng thời gian đầu tƣ với phần vốn gốc mà nhà đầu tƣ
phải bỏ ra ban đầu. Công thức tính:
Tổng mức sinh lời = Số tiền thu đƣợc sau thời gian đầu tƣ – Giá trị vốn gốc
đầu tƣ ban đầu – Cổ tức (trái tức) + Mức lãi (lỗ) vốn.
Mức sinh lời trong một khoảng thời gian tính theo giá trị tƣơng đối (tính
theo phần trăm) cho biết nếu đầu tƣ 1 đồng sẽ thu về đƣợc thêm bao nhiêu đồng.
Đƣợc tính bằng mức sinh lời tuyệt đối chia cho khoản vốn gốc đầu tƣ ban đầu.


8


Trong đó:
R: Lợi suất trong giai đoạn đầu tƣ
D: Cổ tức (lãi) thu đƣợc
P0: Giá mua ban đầu
P1: Giá thanh lý vào cuối giai đoạn đầu tƣ
Ví dụ: ROA (Tỷ số lợi nhuận ròng trên tài sản), ROE (Tỷ số lợi nhuận ròng trên
vốn chủ sở hữu), ROI (Lợi tức đầu tƣ), ROC (Khả năng sinh lợi trên nguồn vốn dài
hạn), ROS (Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu).
Lợi suất bình quân bao gồm lợi suất bình quân số học và lợi suất bình quân
hình học.
Lợi suất bình quân số học:

Rs: Lợi suất bình quân số học
R1, R2, .., Rn: Lợi suất từ năm thứ 1 đến năm thứ n
Lợi suất bình quân hình học:
Rh=
Trong đó:
Rh: Lợi suất bình quân hình học
R1, R2, .., Rn: Lợi suất từ năm thứ 1 đến năm thứ n


9

Lợi suất kỳ vọng là lợi suất bình quân của một cơ hội đầu tƣ trong tƣơng lai
trên cơ sở các khả năng sinh lời dự tính. Công thức tính:

Tỷ số lợi nhuận ròng trên tổng tài sản (ROA)
Tỷ số lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) đƣợc đo bằng lãi ròng trên tổng tài
sản, ROA cho biết cứ mỗi đồng tài sản sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế.

Chỉ tiêu này phản ánh khả năng để chuyển đổi tài sản của ngân hàng thành lợi
nhuận ròng và cũng là chỉ tiêu quan trọng nhất trong việc so sánh hiệu quả hoạt
động giữa các ngân hàng với nhau.
Tỷ số sinh lợi trên tổng tài sản (ROA) đo lƣờng hoạt động của một ngân
hàng trong việc sử dụng tài sản để tạo ra thu nhập (độc lập với việc huy động vốn
để mua các tài sản đó). Tỷ số sinh lợi trên tổng tài sản (ROA) nối kết các kết quả
của hoạt động kinh doanh với hoạt động đầu tƣ của một ngân hàng, không kể đến
việc ngân hàng đã dùng nguồn vốn nào để phục vụ cho các hoạt động đầu tƣ của
mình. Nhƣ vậy, ROA cố gắng đo lƣờng thành công của một ngân hàng trong hoạt
động kinh doanh, dịch vụ của nó.
Tỷ số sinh lợi trên tổng tài sản không tính đến việc huy động vốn hỗn hợp
(vốn vay và vốn cổ phần), một hoạt động thuộc phạm vi trách nhiệm của những
ngƣời làm công tác tài chính. Giống nhƣ việc tính toán của hầu hết các tỷ số sinh lợi,
tỉ số này chia thu nhập hoặc kết quả kinh doanh (bằng một đơn vị đo lƣờng) cho các
tài sản hoặc vốn cần có để tạo ra thu nhập đó. Cách tính toán ROA nhƣ sau:

Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản có một mối liên hệ đặc biệt đối với ngƣời
cho vay, hoặc chủ nợ, của một ngân hàng. Những ngƣời cho vay này có quyền đòi
hỏi ƣu tiên trên tài sản của ngân hàng trƣớc ngƣời chủ sở hữu cổ phần thƣờng.


10

Những ngƣời cho vay nhận đƣợc phần thu nhập của họ theo nhƣ hợp đồng đã ký kết.
Ngân hàng thƣờng trả lãi vay trƣớc khi thanh toán các khoản khác, ví dụ nhƣ trả cổ
tức, cho những ngƣời cấp vốn khác. Khi gia hạn nợ hoặc cung cấp các khoản nợ cho
ngân hàng, những ngƣời cho vay muốn chắc chắn rằng ngân hàng có thể tạo ra mức
sinh lợi trên tài sản vƣợt trội hơn chi phí của nó.
Tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (ROE)
Tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu đƣợc đo bằng lãi ròng trên vốn chủ

sở hữu, ROE cho biết mỗi đồng vốn của chủ sở hữu bỏ ra sẽ mang lại bao nhiêu
đồng lợi nhuận sau thuế. ROE là chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời, cho biết mức
tỷ suất lợi nhuận chia cho các cổ đông của ngân hàng.
Tỷ suất sinh lợi trên vốn cổ phần thƣờng đo lƣờng kết quả của ngân hàng
trong việc sử dụng tài sản để tạo ra thu nhập và lãi cho các cổ đông của cổ phần
thƣờng. Khác với tỷ suất sinh lợi trên tài sản, tỷ suất sinh lợi trên vốn cổ phần có
xem xét đến chi phí huy động vốn. Nhƣ vậy việc đo lƣờng khả năng sinh lợi này kết
hợp với kết quả của hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tƣ và các quyết định huy
động vốn. Việc tính toán tỷ suất sinh lợi trên vốn cổ phần thƣờng nhƣ sau:

Hạn chế của ROA và ROE
Một ƣu điểm rõ ràng của các hệ số này là dễ dàng tính toán. Tuy nhiên, cũng
cần lƣu ý một số vấn đề khi sử dụng các hệ số này: Thứ nhất, các hệ số về khả năng
sinh lợi không tính đến rủi ro mà công ty phải đối mặt. Thứ hai, khi tính toán các hệ
số, số liệu trong quá khứ đƣợc sử dụng và không thể hiện đƣợc dự báo về lợi ích
trong tƣơng lai. Thứ ba, các hệ số này đơn thuần chỉ thể hiện kết quả dựa trên giá trị
ghi sổ mà chƣa tính đến giá trị thị trƣờng (ROE). Thứ tƣ, trong một số trƣờng hợp,
các nhà quản lý do áp lực thành tích có xu hƣớng chỉ quan tâm đến việc làm tăng
ROA, ROE trong ngắn hạn mà không quan tâm đến lợi ích dài hạn.


11

Các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lợi của ngân hàng
Các đặc trưng ngân hàng
Vốn chủ sở hữu (đại diện là tỷ số tổng vốn chủ sở hữu trên tổng nguồn vốnCapital to assets- CA)
Nguồn vốn chủ sở hữu của ngân hàng đƣợc hình thành vốn góp của chủ sở
hữu, nguồn lợi nhuận chƣa giữ lại trong quá trình hoạt động kinh doanh. Vốn chủ sở
hữu của ngân hàng thể hiện khả năng tự tài trợ của ngân hàng, là tấm đệm chống lại
rủi ro phá sản, tạo niềm tin cho công chúng và đảm bảo với các chủ nợ về sức mạnh

tài chính của ngân hàng. Một số nghiên cứu trƣớc đây liên quan tới nguồn vốn chủ
sở hữu của ngân hàng nhƣ: Athanasoglou et al (2005) trong nghiên cứu của mình đã
lý luận rằng ngân hàng có vốn chủ sở hữu càng nhiều thì khả năng phá sản càng
thấp, Deger Alper và Adem Anbar (2011) trong nghiên cứu của mình đã phát hiện
ra sự tƣơng quan cùng chiều giữa tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản và lợi nhuận
của ngân hàng.

Tỷ lệ tổng dƣ nợ/tổng nguồn vốn (đại diện là tỷ số tổng dƣ nợ trên tổng
nguồn vốn- Liabilities to assets ratio- LA)
Tổng dƣ nợ trên tổng nguồn vốn là một đặc trƣng cơ bản của chất lƣợng tài
sản, nếu ngân hàng có dƣ nợ càng lớn, khả năng mang lại lợi nhuận càng cao,
nhƣng đồng thời ngân hàng cũng phải đối mặt với nguy cơ gia tăng nợ xấu và rủi ro
thanh khoản của ngân hàng. Vì vậy mà ảnh hƣởng của dƣ nợ tới lợi nhuận của ngân
hàng còn tùy thuộc vào chất lƣợng của các khoản cho vay, phụ thuộc vào chính
sách cho vay và quản lý rủi ro của ngân hàng. Một số nghiên cứu trƣớc đây liên
quan nhƣ: Athanasoglou et al (2006) trong nghiên cứu của mình đã phát hiện sự
tƣơng quan ngƣợc chiều giữ tổng dƣ nợ trên tổng nguồn vốn và lợi nhuận của ngân
hàng.


12

Tỷ lệ tổng nợ trên tổng nguồn vốn là chỉ số phản ánh quy mô tài chính của
ngân hàng. Nó cho ta biết về tỉ lệ giữa 2 nguồn vốn cơ bản (nợ và tổng nguồn vốn)
mà ngân hàng sử dụng để chi trả cho hoạt động của mình. Hai nguồn vốn này có
những đặc tính riêng biệt và mối quan hệ giữa chúng đƣợc sử dụng rộng rãi để đánh
giá tình hình tài chính của ngân hàng. Tỷ lệ tổng nợ trên tổng nguồn vốn đƣợc tính
bằng cách chia tổng nợ cho tổng nguồn vốn:

Trong đó nợ của ngân hàng bao gồm cả nợ ngắn hạn và nợ dài hạn. Tổng

nguồn vốn hay vốn cổ phần của cổ đông gồm cổ phần thông thƣờng, cổ phần ƣu đãi,
các khoản lãi phải trả và nợ ròng.
Các chỉ tiêu phản ánh rủi ro (rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi
suất...) bổ sung cho các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời nhằm phản ánh đầy đủ
kết quả kinh doanh của ngân hàng trong một thời kỳ. Nếu ngân hàng theo đuổi các
khoản đầu tƣ mạo hiểm, có thể tỷ lệ sinh lời hiện tại sẽ cao hơn. Tuy nhiên, nếu tổn
thất xảy ra (thƣờng qua một thời gian nhất định), tỷ suất sinh lời của ngân hàng sẽ
giảm sút, thậm chí có thể ngân hàng sẽ bị phá sản. Do vậy, thời kỳ này rủi ro cao có
thể gây ra tổn thất kì sau, làm giảm khả năng sinh lời kì sau. Tỷ lệ nợ/nguồn vốn
càng cao, tỷ lệ sinh lời ROE càng lớn, song khả năng chống đỡ với những tổn thất
của ngân hàng càng kém. Tỷ lệ tài sản nhạy cảm/nguồn vốn nhạy cảm phản ánh rủi
ro lãi suất khi lãi sất thay đổi theo hƣớng bất lợi cho ngân hàng. Tuy nhiên, khi lãi
suất thay đổi theo hƣớng có lợi hoặc không thay đổi, thu nhập của ngân hàng sẽ gia
tăng.
Khả năng thanh khoản (đại diện là tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy
động - Liquidity ratio - LDR)
Tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động: Tác giả sử dụng tỷ lệ cấp tín
dụng so với nguồn vốn huy động dƣới hình thức mối quan hệ giữa cho vay so với
tiền gửi (Liquidity ratio - LDR), bằng tổng các khoản cho vay chia cho tổng tiền gửi,


13

biểu hiện bằng % cho vay của ngân hàng đƣợc tài trợ bằng tiền gửi của khách hàng.
Việc sử dụng mối quan hệ giữa cho vay và tiền gửi nhƣ một thƣớc đo về thanh
khoản dựa trên tiền đề cho rằng tín dụng là tài sản kém linh hoạt nhất trong số các
tài sản sinh lời của ngân hàng. Vì thế, khi tỉ lệ LDR tăng thì tính thanh khoản của
ngân hàng giảm đi một cách tƣơng ứng. Vì thế, tác giả dự đoán biến LDR sẽ có mối
quan hệ ngƣợc chiều với ROA và ROE.


Một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của ngân hàng thƣơng mại
là đảm bảo khả năng thanh khoản đầy đủ. Một ngân hàng thƣơng mại đƣợc xem là
có khả năng thanh khoản nếu nó tiếp cận dễ dàng các nguồn vốn khả dụng ở chi phí
hợp lý và đúng lúc cần thiết. Điều này có nghĩa là ngân hàng có sẵn lƣợng ngân quỹ
dự trữ trong tay hoặc có thể tăng thêm bằng cách vay mƣợn hoặc bán bớt một số tài
sản mà ngân hàng đang có.
Thực tế cho chúng ta thấy hiện tƣợng thiếu hụt thanh khoản, thƣờng là một
trong những dấu hiệu đầu tiên cho thấy ngân hàng đang ở trong tình trạng khó khăn
tài chính nghiêm trọng. Kế đến những ngân hàng có vấn đề này bắt đầu mất các
khoản tiền gửi cũ và mới, nguồn cung cấp tiền ngày càng khác ở trong tình thế cho
vay hỗ trợ một cách miễn cƣỡng vì thiếu sự an toàn hoặc với lãi suất cao hơn, một
tác nhân làm suy giảm hơn nữa lợi nhuận của ngân hàng có vấn đề.
Nhiều ngân hàng thực sự cho rằng có thể vay mƣợn các nguồn thanh khoản
không giới hạn bất kỳ lúc nào cần đến. Do đó, không cần phải dự trữ thanh khoản
nhiều dƣới hình thức các tài sản có giá cả ổn định và dễ bán. Tuy nhiên, trong
những năm gần đây, tình trạng thiếu hụt ngân quỹ ở một mức độ lớn tại một số ngân
hàng đã chỉ ra rằng vấn đề thanh khoản là không thể bỏ qua.
Ngày nay, quản trị thanh khoản trở nên quan trọng hơn so với trƣớc đây rất
nhiều, bởi vì một ngân hàng có thể bị đóng cửa nếu không đáp ứng đủ nhu cầu
thanh khoản, mặc dù về kỹ thuật, nó vẫn còn khả năng trả nợ. Hơn nữa, năng lực


14

quản trị thanh khoản của một ngân hàng là thƣớc đo quan trọng về tính hiệu quả
tổng thể để đạt đến các mục tiêu dài hạn của ngân hàng.
Hiệu quả quản lý (đại diện là tỷ lệ tổng thu nhập tiền lãi trên tổng chi phí
tiền lãi - EFF)
Chỉ tiêu hiệu quả quả lý đƣợc đo bằng tỷ số tổng thu nhập lãi vay trên tổng
chi phí lãi vay (EFF). EFF cho biết với một đồng chi phí lãi vay bỏ ra sẽ đem về bao

nhiêu đồng lợi nhuận. Ở khía cạnh khác, có thể đƣợc xem nhƣ tỷ lệ lãi suất cho vay
trên lãi suất huy động, thể hiện mức lợi nhuận của mỗi đồng vốn huy động. Tỷ số
này càng cao, ngân hàng tạo ra lợi nhuận càng nhiều hơn so với chi phí bỏ ra. Chỉ
tiêu này đánh giá mức độ hiệu quả của hoạt động kinh doanh ngân hàng.

Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM) là thƣớc đo tính hiệu quả cũng nhƣ khả
năng sinh lời của ngân hàng. Tỷ lện này thể hiện khả năng quản trị của ban lãnh đạo
ngân hàng và nhân viên trong việc duy trì sự tăng trƣởng của các nguồn thu (chủ
yếu là thu từ các khoản cho vay, đầu tƣ và phí dịch vụ) so với mức tăng của chi phí
(chủ yếu là chi phí trả lãi cho tiền gửi, những khoảng vay trên thị trƣờng tiền tệ,
lƣơng nhân viên và phúc lợi). Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM) đo lƣờng mức
chênh lệch giữa thu từ lãi và chi phí trả lãi mà ngân hàng có thể đạt đƣợc thông qua
các hoạt động kiếm soát chặt chẽ tài sản sinh lời, theo đuổi các nguồn vốn có chi
phí thấp nhất.
Tỷ lệ lãi cận biên (Net Interest Margin - NIM) đƣợc xác định bằng tổng
doanh thu từ lãi trừ tổng chi phí trả lãi (thu nhập lãi thuần) trên tổng tài sản có sinh
lời bình quân. Trong đó, tổng tài sản có sinh lời bình quân đƣợc xác định theo các
khoản mục tiền gửi tại NHNN, tại các tổ chức tín dụng, cho vay các tổ chức tín
dụng khác, cho vay khách hàng, chứng kho%)

(%)

(%)

2006

1.87

4.89


0.38

0.36

0.72

2.01

0.02

6.49

6.6

8.23

32.00

2007

0.94

6.52

0.14

0.40

1.00


1.42

0.02

7.23

12.6

8.46

41.00

2008

0.37

1.26

0.29

0.48

0.97

1.22

0.02

7.13


19.89

6.31

20.30

2009

1.18

6.94

0.17

0.48

0.85

1.72

0.02

7.42

6.52

5.32

27.50


2010

1.31

10.66

0.12

0.52

0.84

1.58

0.04

7.58

11.75

6.78

29.80

2011

0.74

6.50


0.11

0.47

0.97

1.58

0.05

7.62

18.13

5.89

12.00

2012

0.81

7.66

0.11

0.40

0.63


1.56

0.04

7.66

6.81

5.03

22.40

2013

0.27

2.75

0.10

0.40

0.62

1.47

0.03

7.76


6.04

5.42

18.51

2006

1.13

30.57

0.04

0.38

0.58

1.49

0.02

7.65

6.6

8.23

32.00


2007

2.06

28.12

0.07

0.37

0.57

1.41

0.02

7.93

12.6

8.46

41.00

2008

2.10

28.46


0.07

0.33

0.54

1.35

0.03

8.02

19.89

6.31

20.30

2009

1.31

21.78

0.06

0.37

0.71


1.41

0.02

8.23

6.52

5.32

27.50

2010

1.14

20.52

0.06

0.42

0.81

1.39

0.02

8.31


11.75

6.78

29.80

2011

1.14

26.82

0.04

0.36

0.72

1.35

0.03

8.45

18.13

5.89

12.00



2012

0.44

6.21

0.07

0.57

0.81

1.45

0.04

8.25

6.81

5.03

22.40

2013

0.50

6.73


0.07

0.63

0.75

1.39

0.00

8.22

6.04

5.42

18.51

2006

1.33

10.45

0.13

0.66

0.86


1.17

0.02

7.08

6.6

8.23

32.00

2007

1.21

10.29

0.12

0.65

1.23

1.25

0.02

7.44


12.6

8.46

41.00

2008

1.55

15.33

0.10

0.73

1.10

1.28

0.03

7.54

19.89

6.31

20.30


Dong A

2009

1.38

14.07

0.10

0.80

1.22

1.50

0.03

7.63

6.52

5.32

27.50

Bank

2010


1.18

12.16

0.10

0.68

1.21

1.44

0.03

7.75

11.75

6.78

29.80

2011

1.46

16.29

0.09


0.67

1.20

1.51

0.05

7.81

18.13

5.89

12.00

2012

0.83

9.46

0.09

0.72

0.98

1.50


0.04

7.84

6.81

5.03

22.40

2013

0.44

5.87

0.07

0.70

0.80

1.51

0.04

7.87

6.04


5.42

18.51

2006

1.41

13.28

0.11

0.55

0.77

1.56

0.02

7.26

6.6

8.23

32.00

2007


1.37

7.36

0.19

0.55

0.80

1.64

0.02

7.53

12.6

8.46

41.00

2008

1.47

5.54

0.27


0.43

0.68

1.46

0.02

7.68

19.89

6.31

20.30

2009

1.73

8.48

0.20

0.58

0.98

1.83


0.04

7.82

6.52

5.32

27.50

2010

1.38

13.43

0.10

0.47

1.06

1.62

0.02

8.12

11.75


6.78

29.80

2011

1.66

18.64

0.09

0.40

1.38

1.43

0.03

8.26

18.13

5.89

12.00

2012


1.26

13.53

0.09

0.44

1.05

1.41

0.03

8.23

6.81

5.03

22.40

2013

0.39

4.69

0.08


0.49

1.04

1.34

0.02

8.23

6.04

5.42

18.51

EIB


×