Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (142.67 KB, 25 trang )

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HIỆU QUẢ KINH
DOANH CỦA DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI .

I. KHÁI NIỆM VÀ BẢN CHÁT HIỆU QUẢ KINH DOANH.
1.Quan điểm cơ bản về hiệu quả kinh doanh.
Ngày nay khi đề cập đến khái niệm hiệu quả thì người ta vẫn chưa có
một khái niệm thống nhất. Bởi vì, ở mỗi lĩnh vực mỗi giác độ khác nhau
người ta lại có cách nhìn khác nhau, có các tiêu chuẩn khác nhau về hiệu
quả. Thông thường khi nói đến một lĩnh vực nào đó, thì hiệu quả của lĩnh
vực đó được gắn tên lĩnh vực vào sau từ hiệu quả, ví dụ như ở lĩnh vực kinh
tế thì có hiệu quả kinh tế, ở lĩnh vực xã hội thì có hiệu quả xã hội... Để hiểu
rõ hơn về vấn đề này thì chúng ta có thể xem xét vấn đề hiệu quả trên hai
giác độ vĩ mô và vi mô:
+ Ở tầm vĩ mô
Kinh tế, chính trị, xã hội là ba lĩnh vực cơ bản của bất cứ một quốc gia nào,
tương ứng với ba lĩnh vực đó là ba phạm trù hiệu quả: hiệu quả kinh tế,
hiệu quả chính trị, hiệu quả xã hội.
Trong đó
-Hiệu quả kinh tế: Nếu xét theo hiệu quả cuối cùng thì hiệu quả kinh tế là
phần chênh lệch giữa hiệu quả thu về và kết quả bỏ ra để có được kết quả
Trung tâm về đó. Kết quả thu về là kết quả phản ánh những kết quả kinh tế
tổng hợp như Doanh thu, lợi nhuận. Còn kết quả kết quả bỏ ra chính là các chi
phí, những thứ mà xã hội, doanh nghiệp bị mất đi như chi phí lưu thông, chi
phí lao động... Nếu xét từng yếu tố riêng lẻ thì hiệu quả kinh tế thể hiện trình
độ và khả năng sử dụng các nguồn lực kinh tế, lúc này hiệu quả kinh tế là một
chỉ tiêu chất lượng, phản ánh trình độ sử dụng các yếu tố, nguồn lực kinh tế, là
chỉ tiêu phản ánh mức độ tiết kiệm của cải của xã hội. Từ hiệu quả kinh tế ta có
thể thấy dược sự phát triển của nền kinh tế là cao hay thấp. Hay nói cách khác,
chỉ tiêu hiệu quả kinh tế phản ánh về mặt định lượng và mặt định tính trong
sự phát triển của nền kinh tế.
- Hiệu quả chính trị và hiệu quả xã hội:


Nhìn ở tầm vĩ mô, chỉ tiêu hiệu quả chính trị và chỉ tiêu hiệu quả xã hội là
những chỉ tiêu phản ánh sự ảnh hưởng của hoạt động kinh doanh tới việc giải
quyết những yêu cầu và mục tiêu chung của toàn bộ nền kinh tế. Bởi vậy, cả hai
chỉ tiêu này đều có vị trí quan trọng trong việc phát triển đất nước một cách
toàn diện và bền vững. Đây là chỉ tiêu phản ánh sự phát triển kinh tế ở các
mặt: trình tự tổ chức sản xuất, trình độ tổ chức quản lý, mức sống bình quân,
trình độ văn hoá ... Thực tế cho thấy, ở hầu hết các nước tư bản chủ nghĩa, các
doanh nghiệp chỉ chạy theo hiệu quả kinh tế mà không đạt được hiệu quả xã
hội và hiệu quả chính trị đi kèm, do đó dẫn đến các hậu quả: thất nghiệp,
khủng hoảng kinh tế có tính chất chu kỳ, khoảng cách giàu nghèo ngày càng
lớn... Tuy nhiên chúng ta không thể chú trọng tới hiệu quả chính trị và hiệu quả
xã hội một cách thái quá mà lơi là, xem thường hiệu quả kinh tế, vì chúng ta đã
có bài học từ thời bao cấp.
Như vậy, nhìn ở tầm vĩ mô của nền kinh tế thì chỉ tiêu hiệu quả đồng thời
phản ánh ở cả hai mặt: Định tính và định lượng. Hai mặt naỳ có mối quan hệ
mật thiết với nhau như một thực thể hữu cơ thống nhất, cần có sự liên kết hài
hoà giữa hiệu quả kinh tế và hiệu quả chính trị, hiệu quả xã hội để phát triển
đất nước một cách bền vững.
+Ở tầm vi mô:
Trong mỗi doanh nghiệp, vấn đề hiệu quả kinh tế dược hiểu ở phạm trù hiệu
quả kinh doanh. Hiệu quả kinh doanh là một chỉ tiêu phản ánh đầy đủ các mặt
của quá trình sản xuất-kinh doanh của một doanh nghiệp.
Hiệu quả kinh doanh: là một phạm trù kinh tế phản ánh những lợi ích đạt
được với chi phí bỏ ra trong suốt quá trình kinh doanh. Dước giác độ này,
chúng ta có thể xác định hiệu quả kinh doanh một cách có hiệu quả bằng các
phương pháp định lượng, thông qua các chỉ tiêu hiệu quả cụ thể và từ đó có
thể tính toán so sánh được. Một cách hiểu khác, hiệu quả kinh doanh là một
phạm trù cụ thể thống nhất và biểu hiện trực tiếp của doanh thu, lợi nhuận ...
trong suốt quá trình kinh doanh. Ngoài ra, nó còn biểu hiện mức độ phát triển
của doanh nghiệp theo chiều sâu, phản ánh trình độ khai thác các nguồn lực

hiện có nhằm phục vụ mục tiêu kinh doanh. Lúc này, phạm trù hiệu quả là
phạm trù trừu tượng, nó được định tính thành mức độ quan trọng vai trò của
nó trong lĩnh vực kinh doanh. Nói cách khác, ta có thể hiểu hiệu quả kinh
doanh là chỉ tiêu phản ánh trình độ và khả năng quản lý của doanh nghiệp.
Dưới giác độ này hiệu quả kinh doanh phản ánh trình độ và khả năng kết hợp
các yếu tố đầu vào của quá trình kinh doanh.
Nói tóm lại, ở tầm vĩ mô, hiệu quả kinh doanh phản ánh đồng thời các mặt
của quá trình kinh doanh, trình độ tổ chức và sử dụng các nguồn lực. Hiệu quả
kinh doanh là một phạm trù kinh tế biểu hiện ở mức độ phát triển theo chiều
sâu. Nó là thước đo quan trọng và là chỗ dựa cơ bản để đánh giá việc thực hiện
các mục tiêu của doanh nghiệp.
2.Khái niệm hiệu quả kinh doanh
Từ trước tới nay, các nhà kinh tế đã đưa ra rất nhiều khái niệm khác nhau
về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp:
+ Hiệu quả kinh doanh là mức độ hữu ích của sản phẩm sản xuất ra, tức là
giá trị sử dụng của nó ( hoặc là doanh thu hoặc là lợi nhuận thu được sau quá
trình kinh doanh ). Quan điểm này lẫn lộn giữa hiệu quả kinh doanh và mục
tiêu kinh doanh.
+ Hiệu quả kinh doanh là sự tăng trưởng kinh tế phản ánh nhịp độ tăng của
các chỉ tiêu kinh tế. Cách hiểu này phiến diện, chỉ đứng trên mức độ biến động
theo thời gian.
+ Hiệu quả kinh doanh là mức độ tiết kiệm chi phí và mức tăng hiệu quả. Đây
là biểu hiện bản chất chứ không phải là khái niệm về hiệu quả kinh doanh.
+ Hiệu quả kinh doanh là chỉ tiêu được xác định bằng tỷ lệ so sánh giữa kết
quả và chi phí. Định nghĩa như vậy chỉ muốn nói về cách xác lập các mục tiêu
chứ không toát lên ý niệm của vân đề.
+ Hiệu quả kinh doanh là mức tăng kết quả kinh doanh trên mỗi lao động hay
mức doanh lợi của vốn sản xuất kinh doanh. Quan điểm này muốn quy hiệu
quả kinh doanh về một chỉ tiêu tổng hợp nào đó.
Bởi vậy, ta cần phải có một khái niệm tổng quát hơn về hiệu quả kinh doanh:

Hiệu quả kinh doanh là một phạm trù kinh tế biểu hiện sự phát triển theo
chiều sâu, phản ánh trình độ khai thác các nguồn lực (trong quá trình tái sản
xuất) thực hiện mục tiêu kinh doanh. Nó là thước đo ngày càng trở nên quan
trọng của sự phát triển và là chố dựa cơ bản để đánh giá việc thực hiện mục
tiêu kinh tế của doanh nghiệp trong từng thời kỳ.
1. Bản chất của hiệu quả kinh doanh
Bản chất của hiệu quả kinh doanh là nâng cao năng suất lao động và tiết kiệm
lao động xã hội. Đây là hai mặt của hiệu quả kinh doanh. Chính việc khan hiếm
nguồn lực và sử dụng chúng có tính cạnh tranh nhằm thoả mãn nhu cầu ngày
càng tăng của xã hội đã đặt ra yêu cầu phải khai thác, tận dụng triệt để và tiết
kiệm các nguồn lực. Để đạt được mục tiêu kinh doanh, các doanh nghiệp buộc
phải chú ý đến các điều nội tại phát huy năng lực, hiệu quả của các yếu tố sản
xuất và tiết kiệm chi phí.
Vì vậy, yêu cầu của việc nâng cao hiệu quả kinh doanh là phải đạt kết quả cao
nhất với chi phí thấp nhất hoặc hoặc đạt kết quả cao nhất với chi phí nhất
định. Chi phí ở đây được hiểu theo nghĩa rộng là chi phí tạo ra nguồn lực và chi
phí sử dụng nguồn lực, đồng thời phải bao hàm cả chi phí cơ hội. Chi phí cơ hội
là giá trị của việc lựa chọn tốt nhất đã bị bỏ qua, hay là giá trị của sự hy sinh
công việc kinh doanh khác để thực hiện công việc kinh doanh này. Chi phí cơ
hội phải được bổ sung vào chi phí kế toán và loại ra khỏi lợi nhuận kế toán để
thấy rõ lợi ích thực sự. Cách tính như vậy sẽ khuyến khích các nhà kinh doanh
lựa chọn phương án kinh doanh tốt nhất, nhằm đem lại hiệu quả kinh doanh
cao cho doanh nghiệp.
2.Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả kinh doanh
Không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh không chỉ là mối quan tâm hàng
đầu của bất kỳ một xã hội nào, mà nó còn là một mối quan tâm của bất kỳ
doanh nghiệp nào trong cơ chế thị trường. Đó là vấn đề bao trùm xuyên suốt
thể hiện chiến lược của công tác quản lý kinh tế, đảm bảo tạo ra kết quả cao
nhất của mọi quá trình, mọi giai đoạn, mọi hoạt động kinh doanh. Tất cả
những đổi mới, những cải tiến nội dung và phương pháp ứng dụng trong quản

lý kinh tế chỉ thực sự mang lại ý nghĩa khi và chỉ khi nâng cao được hiệu quả
kinh doanh.
Đối với doanh nghiệp, hiệu quả kinh doanh không chỉ là thước đo chất lượng
phản ánh quá trình tổ chức, quản lý kinh doanh mà còn là vấn đề cốt lõi, quyết
định sự sống còn của một doanh nghiệp. Như vậy, nâng cao hiệu quả kinh
doanh là cơ sở để đảm bảo cơ bản sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.
Sự tồn tại của doanh nghiệp được xác định bởi sự có mặt của doanh nghiệp
trên thị trường, việc nâng cao hiệu quả kinh doanh lại là nhân tố trực tiếp đảm
bảo sự có mặt này, đồng thời hiệu quả kinh doanh lại là mục tiêu của tất cả các
doanh nghiệp.
Bất cứ một doanh nghiệp thương mại nào cũng đều có mục tiêu cơ bản là luôn
tồn tại và phát triển một cách vững chắc trong nền kinh tế thị trường, điều này
đòi hỏi doanh nghiệp thương mại phải thực hiện ba mục tiêu: Lợi nhuận- thế
lực- an toàn trong đó lợi nhuận là mục tiêu cuối cùng. Do vậy, trong trường
hợp thu nhập của doanh nghiệp không được nâng lên, nhưng trong điều kiện
vốn và các yếu tố kỹ thuật chỉ thay đổi trong một khuôn khổ nhất định thì để
đạt được lợi nhuận tối đa, bắt buộc doanh nghiệp phải tiết kiệm và giảm chi
phí đến mức tối thiểu. Như vậy, hiệu quả kinh doanh là điều kiện hết sức quan
trọng trong việc đảm bảo sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.
Một cách nhìn khác, sự tồn tại của doanh nghiệp được xác định bởi việc tạo ra
hàng hoá của cải vật chất và các dịch vụ phục vụ cho nhu cầu xã hội đồng thời
tạo ra sự tích luỹ cho xã hội. Để thực hiện được như vậy, thì mỗi doanh nghiệp
đều phải vươn lên để đảm bảo thu nhập bù đắp được chi phí bỏ ra và có lãi
trong quá trình hoạt động kinh doanh. Có như vậy, Mới đảm bảo nhu cầu tái
sản xuất của nền kinh tế. Tuy nhiên, sự tồn tại mới chỉ là một yêu cầu mang
tính giản đơn còn sự phát triển của và mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp mới là yếu tố quan trọng. Bởi vì, sự phát triển và mở rộng
của doanh nghiệp không những đòi hỏi sự tồn tại của doanh nghiệp mà còn đòi
hỏi sự tích luỹ bảo đảm cho quá trình tái sản xuất mở rộng theo đúng quy luật
phát triển và một lần nữa nâng cao hiệu quả kinh doanh được nhấn mạnh.

Ngoài ra, việc nâng cao hiệu quả kinh doanh còn là nhân tố thúc đẩy cạnh
tranh và tiến bộ trong kinh doanh. Chấp nhận cơ chế thị trường là chấp nhận
sự cạnh tranh, thị trường càng phát triển thì cạnh tranh ngày càng khốc liệt.
Sự cạnh tranh lúc này không chỉ là cạnh tranh giữa các mặt hàng mà còn là
cạnh tranh về chất lượng, giá cả... Trong khi mục tiêu chung của các doanh
nghiệp điều là sự phát triển thì cạnh tranh vừa là yếu tố thúc đẩy doanh
nghiệp phát triển đồng thời cạnh tranh cũng là yếu tố bóp chết doanh nghiệp
trên thị trường. Các doanh nghiệp muốn tồn tại và cạnh tranh được với nhau
thì phải không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh của mình. Vì hiệu quả
kinh doanh càng cao, doanh nghiệp càng có điều kiện đầu tư máy móc thiết bị,
phương tiện kinh doanh, nâng cao đời sống cán bộ... Mặt khác, để tồn tại và
phát triển thì các doanh nghiệp phải có hàng hoá chất lượng tốt, giá cả hợp lý.
Nâng cao khả năng cạnh tranh đồng nghĩa với việc giảm chi phí, giảm giá vốn
hàng hoá, tăng khối lượng hàng hoá bán ra và không ngừng nâng cao và đổi
mới chất lượng hàng hoá, tăng cường thực hiện các hoạt động dịch vụ để thoả
mãn tốt hơn nhu cầu của khách hàng . Như vậy, Nâng cao hiệu quả kinh
doanh chính là hạt nhân cơ bản trong cạnh tranh. Các doanh nghiệp cạnh
tranh nhau phải không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh của mình và
ngược lại, việc nâng cao khả năng cạnh tranh là con đường ngắn nhất để
doanh nghiệp giành được thắng lợi trong cạnh tranh.
II. NHÓM CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH DOANH
Hiệu quả kinh doanh và nâng cao hiệu quả kinh doanh có một vị trí quan trọng
trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy, việc nghiên cứu, nhận
thức, và có phưong pháp đúng đắn trong việc đánh giá hiệu quả kinh doanh là
cần thiết, từ đó chúng ta mới đề xuất được những biện pháp khả thi cho việc
nâng cao hiệu quả kinh doanh. Để đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh
nghiệp, chúng ta sử dụng nhóm chỉ tiêu sau:
1.Nhóm chỉ tiêu tổng hợp
1.1 Doanh thu
Doanh thu từ hoạt động kinh doanh là toàn bộ tiền bán hàng hoá, dịch vụ cung

ứng trên thị trường sau khi đã trừ đi các khoản chiêt khấu bán hàng, giảm giá
hàng bán, hàng bán bị trả lại (nếu có chứng từ hợp lệ), thu từ phần trợ giá của
Nhà nước khi thực hiện cung cấp hàng hoá, dịch vụ theo yêu cầu của Nhà
nước.
Đối với các doanh nghiệp thương mại, doanh thu được hình thành từ các hoạt
động bán hàng và các dịch vụ là chủ yếu. Ngoài ra, trong một số trường hợp có
thêm những nguồn thu khác như: thu từ hoạt động đầu tư tài chính, thu từ
hoạt động bất thường. Tổng cộng các nguồn thu này gọi là tổng doanh thu của
doanh nghiệp thương mại. Doanh thu từ hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp thương mại được xác định bằng công thức:

DT= Pi* Qi
Trong đó
DT :là doanh thu từ hoạt động bán hàng và dịch vụ
Pi : giá cả của một đơn vị hàng hoá thứ i hay dịch vụ thứ i
Qi : khối lượng hàng hoá hay dịch vụ thứ i bán ra trong kỳ
N : loại hàng hoá dịch vụ
1.2.Chi phí kinh doanh
Chi phí là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ chí phí phát sinh trong quá trình
kinh doanh của doanh nghiệp thương mại. Từ chi phí nghiên cứu thị trường,
chi phí trong hoạt động tạo nguồn mua hàng, chi phí dự trữ, quảng cáo, xúc
tiến bán hàng, chi phí bán hàng, chi phí dịch vụ và chi phí báo dưỡng , bảo
hành hàng hoá. Đây là các khoản chi cần thiết để có được doanh thu.

TC= CFmh+ CFlt+ CFntvàmbh
Trong đó
TC : là tổng chi phí kinh doanh
CFmh: là chi phí mua hàng hoá của doanh nghiệp
CFlt : là chi phí lưu thông
CFntvàmbh: là các khoản chi phí nộp thuế và mua bảo hiểm hàng

hoá và tài sản kinh doanh
Hai chỉ tiêu doanh thu và chi phí không phản ánh trực tiếp hiệu quả kinh
doanh của doanh nghiệp nhưng đó là cơ sở để xác định chỉ tiêu lợi nhuận.
1.3. Lợi nhuận
Đốivới doanh nghiệp, Lợi nhuận là biểu hiện bằng tiền của bộ phận sản phẩm
thặng dư do người lao động tạo ra trong quá trình hoạt động sản xuất kinh
doanh. Lợi nhuận bao giờ cũng là mục tiêu trực tiếp, mục tiêu trên hết của
doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh. Lợi nhuận là chỉ tiêu tuyệt đối phản
ánh hiệu quả kinh doanh, cũng là kết quả tổng quát về kinh doanh của doanh
nghiệp. Hiệu quả kinh doanh của bất cứ một doanh nghiệp nào cũng được xác
định bởi tương quan giữa hai đối tượng là kết qủa thu được và chi phí bỏ ra.
Cả hai đại lượng này đều phức tạp và khó đánh giá. Vì vậy, để dễ dàng hơn
trong việc đánh giá hiệu quả kinh doanh thì người ta dùng chỉ tiêu lợi nhuận,
nó được tính theo công thức sau:

LN=DT-TC
Trong đó
LN : là tổng lợi nhuận thu được trong kỳ
DT : là tổng doanh thu trong kỳ
TC : Tổng chi phí bỏ ra trong kỳ
Lợi nhuận phản ánh quy mô hiệu quả kinh doanh. Ở doanh nghiệp thương mại
lợi nhuận được hình thành từ các nguồn sau:
- Lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh
- Lợi nhuận thu được từ hoạt động đầu tư tài chính
- Lợi nhuận thu được từ hoạt động bất thường
Trong đó lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh chiếm một tỷ trọng lớn
nhất, khoảnlợi nhuận này thu được từ hoạt động bán hàng và các hoạt động
dịch vụ phục vụ khách hàng. Còn lợi nhuận thu được từ hoạt động đầu tư tài
chính bao gồm các khoản lãi do mua chứng khoán hay phần lãi tiết kiệm do
gửi ngân hàng...

Lợi nhuận thu được từ hoạt động bất thường gồm thanh lý tài sản hay các
khoản thu được từ phạt hợp đồng ... hai loại lợi nhuận này cũng được xác định
trên cơ sở doanh thu trừ chi phí.
Xuất phát từ nguồn hình thành lợi nhuận được tính theo công thức:
LN=LNkd+ LNtc+ LNbt
Trong đó
LNkd : lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh
LNtc : lợi nhuận thu được từ hoạt động đầu tư tài chính
LNbt : lợi nhuận thu được từ hoạt động bất thường
Công thức tính lợi nhuận trên chỉ phản ánh được quy mô của hiệu quả kinh
doanh chứ không phản ánh được một cách chính xác về chất lượng kinh doanh
cũng như tiềm lực nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Mặt khác
nó không cho phép so sánh hiệu quả kinh doanh giữa các kỳ với nhau cũng như
là so sánh giữa các doanh nghiệp với nhau. Một điều nữa là theo cách tính trên
thì không thể phát hiện được doanh nghiệp đã tiết kiệm hay hao phí lao động
xã hội. Vì vậy, để đánh giá một cách toàn diện về hiệu quả kinh doanh, ta có thể
so sánh được kết quả thu được với cho phí bỏ ra, chỉ tiêu đó gọi là mức doanh
lợi. Kết quả thu được đo bằng các chỉ tiêu như doanh thu, lợi nhuận, còn chi
phí bỏ ra là sức lao động, tiền mua hàng.... chỉ tiêu này được xác định theo công
thức sau:
Hln=(LN/TC)*100%
Trong đó
Hln : mức doanh lợi
LN : doanh thu trong kỳ
TC : chi phí trong kỳ
Tuy nhiên hiệu quả kinh doanh có thể được tính theo công thức sau:
Hiệu quả kinh doanh = kết quả đầu ra/ chi phí đầu vào
Công thức này phản ánh hiệu quả của việc sử dụng chi phí. Để đạt được kết
quả đầu ra doanh nghiệp phải tốn một lượng chi phí đầu vào là bao nhiêu, sử
dụng và tổ chức kinh doanh ra sao từ: vốn, nhân sự, quản lý... để đạt được kết

quả đó.
2. Nhóm chỉ tiêu bộ phận
Hệ thống các chỉ tiêu và phương pháp xác định hiệu quả kinh doanh còn phụ
thuộc vào nhiều yếu tố trong quá trình kinh doanh (quá trình lưu thông hàng
hoá ). Do đó, để biết nguyên nhân ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh cần phải
xác định một số chỉ tiêu nhất định, từ đó mới biết doanh nghiệp hoạt động có
hiệu quả hay không, đồng thời thông qua đó đưa ra giải pháp có hiệu quả nhất
để nâng cao hiệu qủa kinh doanh.
2.1.Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận.
2.1.1.Tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu (P1).
P1= Tổng lợi nhuận/ Tổng doanh thu
P1= LN/DT
Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng doanh thu thì thu được bao nhiêu đồg lợi
nhuận. Chỉ tiêu này khuyến khích doanh nghiệp muốn tăng lợi nhuận thì phải
tăng doanh thu và giảm chi phí. Nhưng điều kiện có hiệu quả là tốc độ tăng lợi
nhuận phải lớn hơn tốc độ tăng doanh thu.
2.1.2.Tỷ suất lợi nhuận theo vốn kinh doanh (P2)

P2=(LN/VKD)*100%
Trong đó
P2 : là tỷ suất lợi nhuận theo vốn kinh doanh
VKD : Vốn kinh doanh của doanh nghiệp để tiến hành hoạt
động kinh doanh .
Chỉ tiêu này cho biết, với một đồng vốn bỏ ra doanh nghiệp thu được bao
nhiêu đồng lợi nhuận. Tỷ suất lợi nhuận theo vốn kinh doanh đánh giá hiệu
quả sử dụng vốn của doanh nghiệp trong quá trình hoạt động của mình. Chỉ
tiêu này càng lớn thì hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp càng cao do đó
hiệu quả kinh doanh củcàng cao, và ngược lại. Với tỷ suất lợi nhuận trên vốn
kinh doanh càng lớn, doanh nghiệp có thể huy động vốn đầu tư vào hoạt động
kinh doanh để đạt được hiệu quả kinh doanh lớn hơn.


2.1.3.Tỷ suất lợi nhuận theo chi phí

P3= (LN/TC)*100%
Trong đó
P3 là tỷ suất lợi nhuận theo chi phí
Với tỷ suất lợi nhuận theo chi phí thì với một đồng chi phí bỏ ra doanh
nghiệp tthu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Cũng như hai chỉ tiêu tỷ suất lợi
nhuận trên, chỉ tiêu này càng lớn thì hiệu quả kinh doanh càng cao và ngược
lại.
• Cả ba chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận đều là chỉ tiêu tương đối phản ánh kết
quả kinh doanh, nó không cho biết quy mô hiệu quả kinh doanh là lớn
hay nhỏ. Vì vậy chúng thường được sử dụng kèm theo chỉ tiêu lợi
nhuận và các chỉ tiêu khác trong quá trình đánh giá hiệu qủa kinh
doanh.
2.2.Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu.
2.2.1.Hệ số doanh lợi của vốn chủ sở hữu.
H=LNR/VCSH
Trong đó
H : Hệ số doanh lợi của vốn chủ sở hữu
LNR : Lợi nhuận ròng
VCSH : Vốn chủ sở hữu
Hệ số doanh lợi của vốn chủ sở hữu là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quả
kinh doanh của doanh nghiệp hay nói cách khác đánh giá hiệu quả sử dụng
vốn kinh doanh đặc biệt là vốn chủ sở hữu. Chỉ tiêu này cho biết, một đồng vốn
chủ sở hữu thì doanh nghiệp thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng. Chỉ tiêu
này càng lớn thì hiệu quả kinh doanh càng cao và ngược lại. Tức là hệ số
doanh lợi trên vốn chủ sở hữu càng nhỏ thì hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu là
thấp, điều này là một sự lãng phí do đó hiệu quả kinh doanh sẽ thấp.
2.2.2 Hệ số quay vòng của vốn chủ sở hữu.

H1= DTT/VCSH
Trong đó
H1 : Hệ số vồng quay của vốn chủ sở hữu
DTT : doanh thu thuần trong kỳ
Chỉ tiêu này cho biết trong một chu kỳ kinh doanh, vốn chủ sở hữu của
doanh nghiệp quay được bao nhiêu vòng. H1 càng lớn thì hiệu quả kinh doanh
của doanh nghiệp càng cao và ngược lại.
2.3.Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh
2.3.1.Các chỉ tiêu chung
2.3.1.1Hiệu suất vốn kinh doanh
Hiệu suất VKD=DTT/VKD
Trong đó
VKD : là vốn kinh doanh của doanh nghiệp sử dụng trong kỳ
Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn kinh doanh doanh nghiệp bỏ ra trong kỳ sẽ
thu được bao nhiêu đồng doanh thu.
2.3.1.2.Hàm lượng vốn kinh doanh
Hàm lượng VKD = VKD/DTT
Với chỉ tiêu hàm lượng vốn kinh doanh, để có một đồng doanh thu thì doanh
nghiệp cần phải bỏ ra bao nhiêu đồng vốn kinh doanh.
2.3.2.Chỉ tiêu đánh giá bộ phận
2.3.2.1.Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định

×