Tải bản đầy đủ (.pdf) (61 trang)

Giải Pháp Phát Huy Vai Trò của Tín Dụng Ngân Hàng để Phát Triển Nông thôn ở tỉnh An Giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.2 MB, 61 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM

LÂM TẤN PHƯỚC

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2001


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài
2. Mục đích nghiên cứu
3. Ý nghóa của việc nghiên cứu
4. Đối tượng nghiên cứu
5. Phương pháp nghiên cứu
6. Kết cấu của luận án
PHẦN NỘI DUNG: Gồm 3 chương
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN TỔNG QUAN VỀ TÍN DỤNG
I. Khái niệm tín dụng.
II. Các nguyên tắc của tín dụng.
1. Vốn vay phải được hoàn trả đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn đã
cam kết.
2. Vốn vay phải được sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả kinh
tế.

3. Thực hiện đảm bảo tiền vay.
III. Các hình thức tín dụng.
1. Tín dụng thế chấp.


2. Tín dụng thấu chi.
3. Chiết khấu thương phiếu.
4. Tín dụng bảo lãnh.
5. Tín dụng trả góp.
6. Tín dụng thuê mua.
7. Tín dụng chứng từ.
IV. Các hình thức tín dụng đang tồn tại ở An giang.
1. Tín dụng chính thức.
2. Tín dụng phi chính thức.
V. Vai trò tín dụng ngân hàng trong việc phát triển nông nghiệp
nông thôn .

1. Tín dụng ngân hàng sẽ góp phần giải quyết việc thiếu vốn trong
sản xuất kinh doanh.
2. Tín dụng ngân hàng góp phần tăng thêm khả năng đầu tư tâm
canh tăng vụ, nâng cao năng suất sản lượng nông phẩm.


- Trang 2 -

3. Tín dụng ngân hàng góp phần thúc đẩy quá trình công nghiệp
hóa - hiện đại hóa và nâng cao trình động sản xuất trong nông nghiệp.
4. Tín dụng ngân hàng góp phần mở rộng và phát triển các ngành
nghề khác ở nông thôn.
5. Tín dụng ngân hàng góp phần chuyển dòch lao động nông thôn,
tạo công ăn việc làm cho lao động nhàn rỗi.
VI - Kinh nghiệm của một số ngân hàng nông
nghiệp trên thế giới trong việc đầu tư cho nông
nghiệp nông thôn
1- Kinh nghiệm của ngân hàng ở một số nước

2- Một số nhận xét rút ra từ hoạt động của các
Ngân hàng nông nghiệp ở các nước
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CỦA SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP
VÀ VIỆC ĐẦU TƯ TÍN DỤNG CHO SẢN XUẤT NÔNG
NGHIỆP Ở AN GIANG
A- Thực trạng của sản xuất nông nghiệp ở

Angiang

I. Điều kiện tư nhiên và kinh tế xã hội tỉnh Angiang
1. Điều kiện tự nhiên
2. Điều kiện kinh tế xã hội
II. Vò trí của ngành nông nghiệp trong tỉnh An giang
1. Vò trí của sản xuất nông nghiệp
2. Quan điểm về phát triển nông nghiệp ở An giang
III. Thực trạng và đònh hướng phát triển của ngành
nông nghiệp An giang
1. Thực trạng sản xuất nông nghiệp
2. Đònh hướng phát triển nông nghiệp ở An giang
2.1. Đổi mới cơ cấu nông nghiệp.
2.2. Phát huy vai trò và tiềm lực của các thành phần
kinh tế.
2.3. Tập trung nguồn lực phát triển và áp dụng khoa học kỹ thuật
vào sản xuất nông nghiệp
III. Vai trò của tín dụng ngân hàng trong việc phát triển nông nghiệp ở
An giang.
B- THỰC TRẠNG CỦA VIỆC ĐẦU TƯ TÍN DỤNG CHO SẢN
XUẤT NÔNG NGHIỆP Ở AN GIANG

2



- Trang 3 -

I. Hệ thống ngân hàng thương mại quốc doanh
1. Tình hình hoạt động.
1.1. Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn An
giang.

1.2. Chi nhánh Ngân hàng công thương An giang.
1.3. Chi nhánh Ngân hàng ngoại thương An giang.
1.4. Chi nhánh Ngân hàng đầu tư và phát triển An

giang.
2. Các mặt còn hạn chế.
II. Hệ thống Ngân hàng thương mại cổ phần và Quỹ
tín dụng nhân dân.
1. Tình hình hoạt động của các Ngân hàng thương mại cổ phần.
2. Hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân.
3. Những tồn tại hạn chế của hệ thống Ngân hàng thương mại cổ
phần và Quỹ tín dụng nhân dân.
III. Các tồn tại trong hoạt động của hệ thống ngân
hàng An giang.
1. Chưa đáp ứng được nhu cầu vốn cho các hộ nông dân.
2. Vấn đề cơ cấu vốn tín dụng cho hộ nông dân chưa hợp lý.
3. Khối lượng vốn đầu tư cho sản xuất nông nghiệp hiện nay chưa
đồng bộ và chưa phù hợp.
4. Các rũi ro tín dụng.
5. Về chất lượng tín dụng.
6. Công tác quản lý kiểm tra kiểm soát còn hạn chế.

7. Về phía hộ nông dân
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐỂ MỞ RỘNG
VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ VỐN TÍN DỤNG CHO
SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP Ở AN GIANG
I. Đònh hướng phát triển nông nghiệp nông thôn ở An
giang.
1. Quy hoạch cụ thể từng vùng để làm cơ sở đònh hướng cho việc
đầu tư.
2. Phát triển kinh tế nông trại tạo tiền đề cho sản xuất lớn.
3. Tiếp tục xây dựng và phát triển kinh tế hợp tác.

3


- Trang 4 -

II. Mở rộng và nâng cao hiệu quả của tín dụng ngân
hàng.
1. Khai thác các nguồn vốn đẻ đầu tư cho lónh vực nông nghiệp.
2. Nâng cao tỷ trọng vốn trung dài hạn để đẩy mạnh quá trình công
nghiệp hóa - hiện đại hóa.
3. Đầu tư tín dụng gắn liền với đổi mới công nghệ áp dụng khoa học
kỹ thuật.
4. Giải quyết vấn đề về thủ tục cho vay - tài sản thế chấp.
4.1. Thủ tục cho vay.
4.2. Về tài sản thế chấp.
5. Nâng cao chất lượng tín dụng.
6. Tăng cường công tác kiểm tra kiểm soát.
7. Phối hợp trong hoạt động cho vay.
III. Các giải pháp hỗ trợ ở tầm vó mô.

1. Chính sách thuế.
2. Chính sách đầu tư và đối tượng cần đầu tư.
3. Trung tâm giống và công nghệ sinh học
4. Trợ giá nông nghiệp.
5. Mở rộng công tác khuyến nông.
6. Tăng cường đầu tư ở khâu chế biến, bảo quản sau thu hoạch.
7. Đẩy mạnh công tác tìm kiếm và khai thác thò trường tiêu thụ sản
phẩm nông nghiệp.
8. Thực hiện chính sách khoanh xóa nợ cho nông dân hàng năm
9. Cải tổ lại doanh nghiệp Nhà nước
10. Tiếp tục tăng cường vốn đầu tư cho nông nghiệp nông thôn.
- PHẦN KẾT LUẬN
- TÀI LIỆU THAM KHẢO.

4


- Trang 5 -

PHẦN MỞ ĐẦU
1- Sự cần thiết của đề tài :
Chính sách kinh tế phát triển nông nghiệp và nông thôn ở Việt Nam
trong thời gian qua đã đạt được những thành công lớn trong phạm vi cả nước
nói chung và tại An Giang nói riêng.
Một trong những thành tựu to lớn đó là việc tập trung các nguồn lực
để phát triển kinh tế trong lónh vực nông nghiệp nông thôn đã góp phần làm
tăng sản lượng lương thực liên tục qua các năm ở An Giang và đã trở thành
Tỉnh dẫn đầu cả nước về sản xuất lương thực.
Góp phần vào sự phát triển của sản xuất nông nghiệp thì Ngân hàng
giữ một vai trò vô cùng quan trọng trong việc đầu tư vốn cho sản xuất nông

nghiệp. Bằng việc đầu tư cho các hộ nông dân có vốn sản xuất, ngân hàng đã
góp phần đa dạng cơ cấu cây trồng, vật nuôi, giúp người nông dân có vốn
sản xuất kòp thời vụ, hạn chế tình trạng cho vay nặng lãi, bán non ... đang
diễn ra rất phổ biến ở nông thôn.
Tuy nhiên trong thời gian qua việc đầu tư vốn của ngân hàng chưa
được toàn diện và đạt hiệu quả cao, chưa thật sự đáp ứng được yêu cầu của
sản xuất nông nghiệp, bằng chứng là còn rất nhiều hộ nông dân nghèo, thiếu
vốn sản xuất, sản xuất không hiệu quả, còn bấp bênh.
Xuất phát từ suy nghó và nhận thức trên, tác giả luận án chọn đề tài :
“Một số giải pháp nhằm phát huy vai trò của tín dụng Ngân hàng để
phát triển Nông nghiệp Nông thôn ở tỉnh An Giang”.
2- Mục đích nghiên cứu :
- Luận án phân tích và làm rõ thực trạng về các hoạt động sản xuất
nông nghiệp ở An Giang.
- Luận án phân tích thực trạng đầu tư tín dụng cho sản xuất nông
nghiệp trên đòa bàn An Giang.
- Đề xuất các giải pháp nhằm mở rộng và nâng cao hiệu quả của việc đầu
tư vốn tín dụng cho sản xuất nông nghiệp tại An Giang.
3- Ý nghóa của việc nghiên cứu :

5


- Trang 6 -

- Góp phần thúc đẩy và nâng cao hiệu quả của việc đâu tư vốn tín
dụng cho lónh vực nông nghiệp nông thôn.
- Là tài liệu tham khảo cho các tổ chức tín dụng có kế hoạch đầu tư
vốn tín dụng cho hộ nông dân.
4- Đối tượng nghiên cứu :

- Luận án tập trung nghiên cứu thực trạng của các hộ nông dân, và
hoạt động đầu tư vốn tín dụng hiện nay của Ngân hàng trên đòa bàn An
Giang.
- Nghiên cứu và đề xuất các giải pháp ở tầm vi mô và vó mô để mở
rộng và nâng cao hiệu quả đầu tư vốn tín dụng cho lónh vực nông nghiệp
nông thôn ở tỉnh An Giang.
5- Phương pháp nghiên cứu:
- Tiếp cận các Tổ chức tín dụng trên đòa bàn An Giang để đánh giá
hướng hoạt động.
- Tổng hợp các số liệu thực tế để luận chứng
- Kết hợp giữa lý luận và thực tiễn để đưa ra các giải pháp cho phù
hợp.
6- Kết cấu của luận án :
- Phần mở đầu
- Phần nội dung : gồm 3 chương
* Chương I : Lý luận tổng quan về tín dụng
* Chương II : Thực trạng của sản xuất nông nghiệp và việc đầu tư tín
dụng cho sản xuất nông nghiệp ở An Giang.
* Chương III : Một số giải pháp chủ yếu để mở rộng và nâng cao
hiệu quả đầu tư vốn tín dụng cho sản xuất nông nghiệp ở An Giang.
- Phần kết luận
- Danh mục tài liệu tham khảo.

6


- Trang 7 -

CHƯƠNG 1


LÝ LUẬN TỔNG QUAN VỀ TÍN DỤNG
I- Khái niệm tín dụng :
Tín dụng là một quan hệ về kinh tế giữa người cho vay và người đi vay
là sự chuyển nhượng quyền sử dụng một lượng giá trò hay hiện vật trong một
khoảng thời gian nhất đònh với những điều kiện mà 2 bên thỏa thuận.
Trong một hành vi tín dụng chúng ta nhận thấy bên đi vay và cho vay
cam kết với nhau :
- Bên cho vay trao một số tài hóa hay tiền bạc.
- Bên đi vay sẽ cam kết hoàn lại những đối khoản của một số tài hóa
hoặc tiền bạc trong một thời gian nhất đònh và theo một số điều kiện nhất
đònh nào đó được 2 bên thỏa thuận.
Những hành vi tín dụng có thể do bất cứ ai cũng có thể thực hiện được
và diễn ra thường xuyên phổ biến trong hoạt động kinh tế của một xã hội
chẳng hạn giữa 2 người quen cho vay mượn tiền lẫn nhau.
Tuy nhiên ban đầu nó chỉ là sự tình cờ hoặc ít xảy ra, dần dần theo thời
gian đã hình thành một sự chuyên nghiệp và ngày nay nói đến tín dụng người
ta nghó ngay đến các ngân hàng.
II- Các nguyên tắc của tín dụng :
1. Vốn vay phải được hoàn trả đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn đã
cam kết :
Nguyên tắc này có 2 yêu cầu : một là người vay tiền phải trả đầy đủ
cả vốn và lãi chứ không đơn thuần chỉ là vốn. Vì nếu chỉ trả đủ vốn thì người
kinh doanh tiền (người cho vay) sẽ không có lãi thậm chí lỗ vì các chi phí cho
vay và tiền lãi vốn huy động sẽ không có khoản bù đắp. Hai là người vay
phải trả đúng hạn đã cam kết nếu không có thể gây ra rủi ro trong thanh
khoản cho người cho vay, do vậy muốn đảm bảo nguyên tắc này người cho
vay phải xem xét kỷ trước khi cho vay và phải đònh kỹ hạn thu nợ hợp lý đảm
bảo thu nợ đúng hoặc trước hạn.
2. Vốn vay phải được sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả kinh tế
Nguyên tắc này đòi hỏi người vay phải sử dụng vốn đúng mục đích ghi

trên đơn vay nhằm đảm bảo cho người cho vay thu hồi vốn đúng hạn theo
như kế hoạch đã xem xét, muốn vậy người cho vay sau khi phát tiền vay phải

7


- Trang 8 -

tiến hành kiểm tra việc sử dụng vốn vay của người đi vay nhằm đảm bảo
thực hiện đúng như kế hoạch xin vay đã đề ra.
3. Thực hiện bảo đảm tiền vay bằng cách đưa tài sản hoặc hàng
hóa tương đương vào thế chấp hoặc cầm cố:
Nguyên tắc này nhằm mục đích hạn chế rũi ro cho người cho vay trong
tường hợp người đi vay không thực hiện trả nợ hoặc trả nợ không đúng thời
hạn thì người cho vay có quyền bán tài sản thế chấp hoặc cầm cố để thu hồi
vốn cho vay. Tuy nhiên tùy thời kỳ và tuỳ quốcgia nguyên tắc này được quy
đònh khác nhau.
III. Các hình thức tín dụng :
Tín dụng ra đời từ rất sớm, nó xuất phát từ gốc La tinh của từ
Crittum tức là sự tin tưởng, tín nhiệm. Vì thế, tín dụng được diễn giải theo
ngôn ngữ dân gian Việt Nam là sự vay mượn trên cơ sở tin tưởng lẫn nhau.
Quá trình vận động của tín dụng có thể nhận thấy qua ba giai đoạn :
+ Phân phối vốn dưới hình thức cho vay.
+ Sử dụng vốn tín dụng trong quá trình sản xuất.
+ Hoàn trả vốn tín dụng cho người cho vay: đây là giai đoạn kết thúc
một vòng tuần hoàn của vốn tín dụng, người vay phải trả cho người cho vay
có gốc lẫn lãi về mặt giá trò. Chính sự hoàn trả vốn tín dụng là một đặc trưng
của bản chất vốn tín dụng, là sự phân biệt phạm trù tín dụng với các phạm
trù kinh tế khác.
1. Tín dụng thế chấp :

Tín dụng thế chấp là thể thức cho vay được thực hiện trên cơ sở hợp
đồng tín dụng, trong đó khách hàng được sử dụng một mức cho vay trong một
thời gian nhất đònh. Có các loại như :
- Tín dụng thế chấp giấy tờ có giá.
- Tín dụng thế chấp bằng hàng hóa.
- Tín dụng thế chấp bằng bất động sản dây chuyền máy móc thiết bò.
- Tín dụng thế chấp các yêu cầu chi trả như sổ tiết kiệm, bảo hiểm.
2. Tín dụng thâu chi :
Là hình thức tín dụng được ngân hàng cấp cho khách hàng theo nhu
cầu của khách hàng có thể được sử dụng với khối lượng khác nhau nhưng
không vượt quá số tiền đã thỏa thuận có ghi trên hợp đồng. Thâu chi là một

8


- Trang 9 -

kỹ thuật tín dụng linh hoạt giúp khách hàng sử dụng vốn một cách chủ động,
nghiệp vụ này thường được áp dụng cho các khách hàng có khả năng tài
chính lành mạnh, có uy tín với ngân hàng, không cần đảm bảo bằng tài sản.
3. Chiết khấu thương phiếu :
Thương phiếu hay còn gọi là kỳ phiếu thương mại nó là một giấy nợ
phát sinh trong quan hệ thương mại và người giữ nó được hưởng một trái
quyền. Thương phiếu thường có 2 dạng là hối phiếu và lệnh phiếu.
Chiết khấu thương phiếu là 1 nghiệp vụ tín dụng ngắn hạn được thực
hiện dưới hình thức khách hàng vay chuyển nhượng quyền sở hữu thương
phiếu chưa đáo hạn cho ngân hàng để nhận một số tiền bằng mệnh giá của
thương phiếu trừ đi lãi suất chiết khấu và hoa hồng phí.
4. Tín dụng bảo lãnh :
Do trong hoạt động kinh tế thường có sự không khớp nhau về thời gian

giao hàng và thời gian chi trả tiền. Do đó để bảo đảm quyền lợi cho cả 2 bên
mua và bán thì ngân hàng là người thứ ba đứng ra bảo lãnh. Khi cấp giấy bảo
lãnh cho việc chi trả, ngân hàng không cần phải chi tiền ra và chỉ bảo lãnh
cho người có nợ đối với chủ nợ mà thôi và ngân hàng chỉ trả tiền khi người
được ngân hàng bảo lãnh không trả tiền cho người bán hàng (hoặc chủ nợ).
Có rất nhiều dạng bảo lãnh :
- Bảo lãnh để khách hàng đi vay ngân hàng khác.
- Bảo lãnh để khách hàng đi mua hàng hóa.
- Bảo lãnh dự thầu, đấu thầu, thực hiện hợp đồng thi công ...
- Bảo lãnh thanh toán.
5. Tín dụng trả góp :
Đây là một hình thức tín dụng mà khách hàng vay được trả dần số tiền
vay theo đònh kỳ trong một khoảng thời gian nhất đònh. ngân hàng thương
mại thường áp dụng hình thức trả này trong tiêu dùng với hình thức trung
hoặc dài hạn. Loại tín dụng này gắn kết chặt chẽ với việc mua bán hàng hóa
trong đó người đi vay chủ yếu là cho mục đích tiêu dùng.
6. Tín dụng thuê mua :
Đây là hình thức của tín dụng trả góp nhưng phạm vi nó rộng hơn ở
chổ là không giới hạn trong tiêu dùng mà mở rộng đến mua máy móc thiết bò
dây chuyền sản xuất, nghiệp vụ này được thực hiện bằng cách ngân hàng sẽ
thay thế người mua trả tiền cho bên bán đồng thời giữ lấy quyền sở hữu tài

9


- Trang 10 -

sản đã mua nhưng giao cho bên mua được quyền sử dụng. Trong đònh kỳ
người thuê mua sẽ trả cho ngân hàng một khoản tiền nhất đònh và tiền lãi
được hai bên thỏa thuận, và khi người thuê mua tài sản trả hết khoản nợ cuối

cùng cho ngân hàng thì quyền sở hữu tài sản sẽ được trao lại cho người thuê
mua.
7. Tín dụng chứng từ :
Là phương thức thanh toán quốc tế đang được sử dụng phổ biến cho
việc xuất nhập khẩu hàng hóa.
Trong phương thức này khi đơn vò nhập khẩu yêu cầu ngân hàng phục
vụ mình mở một thư tín dụng cam kết sẽ thanh toán khi đơn vò xuất khẩu thực
hiện đúng và đầy đủ những điều kiện qui đònh trong thư tín dụng thì chính lúc
này ngân hàng đã cấp cho đơn vò nhập khẩu một khoản tín dụng. Phương
thức tín dụng chứng từ được thực hiện theo bản “Qui tắc và thực hiện thống
nhất về tín dụng chứng từ “ do Phòng Thương mại quốc tế ban hành.
Hoặc khi ngân hàng đóng vai trò xác nhận trong trường hợp thư tín
dụng có xác nhận thì ngân hàng cũng đã cấp cho khách hàng một khoản tín
dụng mình đã xác nhận.
Ngoài ra trong hoạt động kinh tế còn có những hình thức tín dụng khác
tuy nhiên nó không phổ biến như những hình thức tín dụng nêu trên (tín dụng
liên kết, tín dụng chấp nhận...).
IV. Các hình thức tín dụng đang tồn tại ở nông thôn:
Trong thực tế có hai loại tín dụng chính thức và tín dụng phi chính thức
(tín dụng đen)
1. Tín dụng chính thức :
Là hình thức tín dụng được nhà nước thừa nhận về mặt pháp lý, nó bao
gồm các hình thức tín dụng của các đònh chế tài chính chính thức (có đăng ký
hoạt động theo luật) và tuân theo khung lãi suất cho vay và huy động vốn
của Ngân Hàng Nhà Nước Trung Ương như là : các ngân hàng thương mại
quốc doanh, ngân hàng thương mại cổ phần,Chi nhánh ngân hàng nước ngoài
tại Việt nam , Quỹ tín dụng nhân dân.
2. Tín dụng phi chính thức :
Đây là hình thức tín dụng không được nhà nước thừa nhận về mặt pháp
lý, tuy nhiên nó luôn tồn tại một cách khách quan và tất yếu nguyên nhân do:

- Trong thực tế luôn có sự khác nhau về thời gian, đòa điểm số lượng ...
giữa cung cấp vốn tín dụng chính thức và nhu cầu về vốn của những người
10


- Trang 11 -

sản xuất kinh doanh bởi cung vốn bò giới hạn giữa điều kiện cho vay, thủ tục
vay, tài sản thế chấp, tính hiệu quả của dự án, kế hoạch sản xuất kinh doanh,
khả năng hoàn trả vốn ... Với các điều kiện này không phải ai cũng đủ để
đáp ứng khi có nhu cầu vay vốn. Đặc biệt là người nông dân bò hạn chế về
trình độ và sự nghèo khó.
- Hệ thống tín dụng chính thức không bao quát hết được tất cả các đòa
phương, các đối tượng vay vốn nhất là các nhu cầu vốn đột xuất cho sản xuất
kinh doanh hoặc tiêu dùng.
- Các tổ chức tín dụng chính thức có tâm lý ít muốn cho các hộ nghèo
vay vốn vì rủi ro cao, không có đủ tài sản thế chấp, khả năng hoàn trả vốn
rất thấp.
- Hình thức tín dụng phi chính thức có một lợi thế rất lớn đó là dựa trên
sự quen biết, hiểu biết nhau trong cuộc sống, dễ dàng thực hiện và thực hiện
rất nhanh chóng. Ngoài ra loại hình này rất đa dạng và đáp ứng được yêu cầu
của người vay kòp thời.
Có rất nhiều hình thức tín dụng phi chính thức mà chúng ta không thể
thống kê hết nhưng có thể kể ra một số dạng như sau :
+ Cho vay người quen, bạn bè, thân nhân :
Chủ yếu được thực hiện bằng thoả thuận miệng hoặc giấy tay không
qua công chứng , mức cho vay phụ thuộc vào khả năng kinh doanh, sự tín
nhiệm, hình thức này thường có lãi thấp hoặc không tính lãi (cho mượn vốn)
ngoài ý nghóa kinh tế hình thức này vốn có ý nghóa tương trợ, giúp đỡ nhau
để làm ăn.

+ Cho vay của những người cho vay chuyên nghiệp loại này rất phổ
biến và có nhiều dạng :
* Cho vay tiền bằng lãi suất cao (từ 3% - 20%/tháng)
* Cho vay bằng hiện vật quy ra tiền có lãi suất cao (từ 5% 30%/tháng)
* Cho vay trả góp ngày, tuần, tháng (lãi suất vay rất cao).
* Cho vay qua mua bán phân bón, lúa giống.
Nói chung hình thức tín dụng này rất phong phú, đa dạng, có thời gian
cho vay ngắn hoặc dài là tùy thỏa thuận. Quan hệ vay chủ yếu dựa trên sự tín
chấp và có nguồn vốn cho vay chủ yếu là từ vốn tự có hoặc đôi khi vay với
lãi suất thấp và cho vay lại với lãi suất cao.
+ Bán non :

11


- Trang 12 -

Đây là hình thức khá phổ biến khi nông dân cần tiền để thực hiện công
việc kinh doanh khác hoặc tiêu dùng nhưng không thể chờ đến vụ thu hoạch
để bán thì thường họ bán non sản phẩm của mình lãi suất cho vay rất cao từ
15% - 40% chẳng hạn bán lúa non là 1000đ/kg trong khi tới vụ từ 1400đ/kg
đến 1500đ/kg.
+ Cố đất :
Đây là hình thức người nông dân cố đất nhưng họ không có vốn sản
xuất hoặc muốn làm nghề khác kiếm sống họ sẽ giao đất cho người khác
canh tác để nhận một số tiền (thông thường từ 30 - 50% giá trò đất) trong thời
gian nhất đònh và người cố đất được quyền canh tác trên thửa đất đó cho đến
khi người đi cố trả lại tiền cho họ theo thời gian được thỏa thuận.
+ Vay cầm đồ :
Đây là hình thức cho vay của các chủ cầm đồ người đi vay mang các

tài sản có giá trò của mình đến chủ cầm đồ và được vay một khoản tiền
thường có gia trò từ 40 - 70% giá trò tài sản cầm theo lãi suất và thời gian thỏa
thuận (thường cũng cao hơn lãi suất ngân hàng). Tới hạn người vay phải đem
tiền đến trả cả gốc và lãi hoặc đóng lãi để thu lại tài sản đã cầm. Nếu không
trả được chủ cầm đồ được quyền đònh đoạt tài sản cầm đồ đó.
+ Hụi :
Là hình thức cho vay lấy lãi và hoạt động trên cơ sở tín chấp. Vốn huy
động do nhiều người góp lại theo tỷ lệ bằng nhau để giao cho một người và
người này thường phải trả lãi suất rất cao do đó nếu kinh doanh không kỳ
hạn rất dễ bò phá sản và đây là nguyên nhân dẫn đến giựt hụi. Ngoài ra do
không được đảm bảo trên cơ sở pháp lý nên nhiều người đã lợi dụng để gạt lừa
đảo những người khác với số tiền rất lớn.
Tóm lại tín dụng phi chính thức ở nông thôn có rất nhiều dạng, mặc dù
không được Nhà Nước công nhận nhưng bản thân nó cũng có được những
mặt tích cực có thể thấy qua các tác dụng sau :
+ Cung cấp vốn kòp thời cho các hộ nghèo vì người nghèo khó tiếp cận
được với hệ thống tín dụng chính thức.
+ Vào vụ sản xuất nếu không có vốn đáp ứng kòp thời sẽ dẫn đến đạt
năng suất , kết quả sẽ làm đời sống khó khăn.
+ Những nhu cầu phát sinh trong cuộc sống đột xuất như ốm đau, bệnh
không thể nào hệ thống tín dụng đáp ứng kòp.

12


- Trang 13 -

+ Sự giúp nhau giữa những người thân, quen biết để có vốn sản xuất,
kinh doanh nâng cao đời sống phù hợp với cá tính và phong cách của người
nông dân.

Tuy nhiên bên cạnh đó tín dụng phi chính thức cũng cố các mặt tiêu
cực của nó là cho vay nặng lãi, lãi suất cho vay quá cao đã bóc lột sức lao
động của người nông dân vốn đã nghèo khó. Vì vậy chúng ta cần phải
nghiên cứu về hình thức tính dụng phi chính thức để có biện pháp phát huy
các mặt tích cực và hạn chế các tiêu cực của nó.
V. Vai trò của tín dụng ngân hàng trong việc phát triển nông
nghiệp nông thôn:
An Giang là tỉnh nông nghiệp lớn nhất ở Đồng bằng sông Cửu long và
là tỉnh có sản lượng lương thực lớn nhất nước, do đó có tầm quan trọng trong
việc đóng góp vào an ninh lương thực quốc gia và cung cấp lúa gạo hàng hóa
phục vụ xuất khẩu.
Theo đã phát triển chung của cả nước thì nhu cầu vốn cho sản xuất và
đời sống đối với nông nghiệp - nông thôn là rất lớn và ngày càng bức xúc.
Hiện nay hệ thống ngân hàng ở An giang phát triển rất phong phú và
đang dạng đã và đang đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc phát triển
nông nghiệp ở An Giang.
Đối tượng cho vay của ngân hàng trong lónh vực nông nghiệp rất đang
dạng từ vốn cho vay ngắn hạn như các chi phí sản xuất lúa, giống cây trồng,
con giống, thức ăn, phân thuốc, ngày công lao động ... cho đến các đối tượng
dài hạn như cải tạo đất, mua sắm máy móc, kho chứa...
BẢNG 5: ĐẦU TƯ CỦA NGÂN HÀNG CHO NỀN KINH TẾ QUA CÁC
NĂM Ở AN GIANG
Đơn vò tính: triệu đồng
Dư nợ
1996
1997
1998
1999
Cho vay ngắn hạn
1.077.884 1.433.099 1.715.474 1.992.000

Cho vay trung dài hạn
131.104
453.513
569.246
729.000
Tổng cộng
1.208.988 1.886.612 2.284.720 2.721.000
Các hộ nông dân ở An Giang rất năng động và sáng tạo trong sản xuất
kinh doanh nhưng hạn chế duy nhất của họ là thiếu vốn để sản xuất kinh
doanh của mình. Vì vậy một giải pháp được xem là tốt nhất khi huy động cao
nhất các nguồn lực có thể kể đến vai trò quan trọng của tín dụng ngân hàng
có thể thấy được qua các mặt sau:

13


- Trang 14 -

1. Tín dụng ngân hàng sẽ góp phần giải quyết việc thiếu vốn trong
sản xuất kinh doanh :
Bất cứ thành phần kinh tế nào muốn sản xuất kinh doanh cũng cần
phải có lao động, đất đai, vật tư, tiền vốn ... trong đó vốn là yếu tố quan
trọng nhất và là vấn đề rất bức xúc hiện nay.
Mặc dù là tỉnh có tốc độ tăng trưởng khá trong nhiều năm, nhưng đại
bộ phận hộ nông dân ở An giang thường có thu nhập thấp, đời sống chưa ổn
đònh , sản xuất có năng suất và kết quả còn thấp do đó việc tích lũy vốn để
tiếp tục quá trình tái sản xuất là rất ít, vì vậy họ luôn ở trong trạng thái rất
cần vốn để sản xuất mà đặc biết là vốn tín dụng ngân hàng nhằm giúp họ có
điều kiện sản xuất kòp thời từ đó có thể cải thiện đời sống.
Đối với các hộ trung bình thì sau khi thu hoạch họ có thói quen bán

hết các loại sản phẩm để mua các loại vật dụng phục vụ cho nhu cầu cuộc
sống , chỉ để lại ít vốn để tái sản xuất do đó khi có sự cố trong sản xuất như
thiên tai, lũ lụt thì không còn vốn dự trữ để tái sản xuất do đó buộc phải đi
vay để có vốn sản xuất kinh doanh .
Một số rất ít hộ nông dân nhà giàu, thì sau khi thu hoạch họ thường có
xu hướng tích lũy để tái sản xuất và tiếp tục đầu tư mở rộng sản xuất hoặc
trang bò thêm máy móc thiết bò do đó đôi khi họ cũng phát sinh nhu cầu vay
vốn để tái sản xuất mở rộng.
Qua phân tích chung ta thấy sự tồn tại và phát triển của tín dụng ngân
hàng có ý nghóa rất quan trọng nó giải quyết thiếu hụt vì vốn sản xuất và tạo
điều kiện giúp hộ nông dân tăng thu nhập thông qua tái sản xuất mở rộng và
ổn đònh cuộc sống.
2. Tín dụng ngân hàng góp phần tăng thêm khả năng đầu tư thâm
canh tăng vụ, nâng cao năng suất sản lượng sản phẩm:
Do dân số đông và ngày càng tăng do tỷ lệ tăng dân tự nhiên nhưng
đất đai không tăng nên mức quán đất nông nghiệp tính theo đầu người năm
1999 ở An Giang là 0,12ha đó là chưa kể có nhiều vùng đất còn nhiều phèn,
mặn hoặc chỉ sản xuất được 1 vụ, trong khi lao động nhàn rỗi ở nông thôn thì
rất nhiều mà không có vốn để sản xuất và về lâu dài, quỹ đất sản xuất sẽ thu
hẹp do tăng dân số và tốc độ đô thò hoá do đó nhu cầu về thâm canh, tăng vụ
là một tất yếu.
Việc đầu tư vốn tín dụng ngân hàng vào nông nghiệp sẽ tạo điều kiện
cho các hộ nông dân có vốn sản xuất thâm canh tăng vụ, thu hút thêm lao
động nhàn rỗi mà có thể thấy rõ qua việc đầu tư vào hệ thống thủy lợi, đê

14


- Trang 15 -


bao để ngăn lũ và rửa phèn giúp cho các hộ nông dân có thể sản xuất từ 1
vụ/năm lên 2 hoặc 3 vụ/năm, từ đó làm tăng vòng quay của đất
3. Tín dụng ngân hàng góp phần thúc đẩy quá trình công nghiệp
hóa - hiện đại hóa và nâng cao trình độ sản xuất trong nông nghiệp :
Trong những năm qua sản lượng lương thực ở An Giang nói riêng và
Đồng bằng sông Cửu long nói chung liên tục tăng trưởng . Ngoài việc đầu tư
cho thủy lợi, đáp ứng đủ phân thuốc cho sản xuất thì một yếu tố quan trọng là
đầu tư cho việc có giới hóa sản xuất nông nghiệp, đó là việc trang bò các loại
máy cày, máy xới, máy bơm, máy sơ chế nông phẩm ... Ngoài ra công nghệ
sinh học và các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới cũng được áp dụng đồng bộ.
Muốn thực hiện được các vấn đề này thì vốn tín dụng ngân hàng ở dạng
trung, dài hạn đã giải quyết kòp thời các nhu cầu nêu trên. Với việc đa dạng
trong đầu tư, vốn tín dụng ngân hàng có mặt trong mọi lónh vực như trang
thiết bò máy nông ngư cơ, qui hoạch từng vùng đất để làm đê bao trồng cây
chuyên canh, các vùng cây đặc sản, các loại cây, con có giá trò kinh tế cao
như : vườn xoài, bưởi, nhãn, cá tra, cá basa, tôm...
4. Tín dụng ngân hàng góp phần mở rộng và phát triển các ngành
nghề khác ở nông thôn :
Trong những năm qua, mặc dù Nhà nước đã có các chủ trương về khôi
phục và phát triển các ngành nghề truyền thống, ở nông thôn. Nhưng muốn
phát triển được thì vốn tín dụng ngân hàng vẫn phải là yếu tố quan trọng ban
đầu để giúp các hộ nông dân mua nguyên liệu để sản xuất.
Với sự dư thừa lao động nông thôn quá lớn thì việc phát triển các
ngành nghề tuyền thống là rất quan trọng. Ngoài việc giữ gìn nét văn hóa
đặc thù của dân tộc , còn tạo điều kiện giải quyết công ăn việc làm cho
nhiều lao động để tăng thêm thu nhập. Ở An giang, có rất nhiều ngành nghề
truyền thống nỗi tiếng nhưng chưa được phát huy hết như nghề kéo tơ dệt lụa
ở Tân Châu, nghề làm lợp lờ , mê bồ, rổ ở Kiến An, Chợ Mới, nghề làm
đường thốt nốt ở Tònh Biên, Tri Tôn ... Tuy nhiên các ngành nghề này chưa
phát huy được thế mạnh do nguyên nhân chủ yếu là thiếu vốn để sản xuất.

5 Tín dụng ngân hàng góp phần chuyển dòch lao động nông thôn,
tạo công ăn việc làm cho lao động nhàn rổi :
Do sự phát triển của sản xuất nông nghiệp sẽ tạo điều kiện và thúc
đẩy các ngành dòch vụ ở nông thôn phát triển từ đó sẽ chuyển một bộ phận
lao động sang lónh vực dòch vụ nông thôn như dòch vụ cơ khí nông nghiệp,
mua bán nhỏ, vận chuyển hàng hóa... sẽ tạo nhiều công ăn việc làm ổn đònh

15


- Trang 16 -

cho một bộ phận lao động ở nông thôn từ đó sẽ góp phần làm giảm sức ép
cho xã hội về giải quyết công ăn việc làm.
Tóm lại để phát triển đồng bộ nông nghiệp nông thôn, điều quan trọng
nhất là phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa ngân hàng và các ngành sãn xuất
để tạo điều kiện cho nhau cùng phát triển .
Sản xuất nông nghiệp giữ vai trò là ngành sản xuất cơ bản nên luôn
luôn đòi hỏi các ngành khác một sự hổ trợ nhất đònh bởi vì sự phát triển của
các ngành khác quay trở lại sẽ là động lực thúc đẩy sản xuất nông nghiệp
phát triển. Trong các mối quan hệ phát triển này thì tín dụng ngân hàng là
môi giới trung gian và thúc đẩy quá trình phát triển.
Tín dụng ngân hàng sẽ đầu tư cho cả một quá trình từ sản xuất đến
tiêu thụ và phải thường xuyên liên tục, từ đó sẽ tạo điều kiện cho sự phát
triển tất cả các ngành trong xã hội theo một phản ứng dây chuyền .
Vì vậy phát huy tốt vai trò của tín dụng ngân hàng sẽ góp phần khai
thác triệt để các tiềm năng kinh tế, góp phần tích cực cho việc xóa đói giảm
nghèo , tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động ở nông thôn từng bước hạn
chế và đẩy lùi tệ nạn cho vay nặng lãi, bán non ... đã tồn tại lâu đời ở nông
thôn, thúc đẩy sự phát triển đa dạng và làm tăng hộ khá giàu ở nông thôn.

VI-KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP
TRÊN THẾ GIỚI TRONG VIỆC ĐẦU TƯ VỐN CHO NÔNG NGHIỆP
NÔNG THÔN
1. Kinh nghiệm của ngân hàng ở một số nước:
Đa số các nước trên thế giới đều có chính sách tín dụng ưu đãi để tài
trợ cho phát triển kinh tế nông nghiệp . Ở đây , chúng ta sẽ xem xét hoạt
động đầu tư tín dụng của ngân hàng trong lónh vực nông nghiệp nông thôn .
* Thái lan:
-Ngân hàng nông nghiệp và Hợp tác xã tín dụng (BAAC ) là ngân
hàng thương mại quốc doanh , do Chính phủ bổ nhiệm Hội Đồng quản Trò Bộ trưởng Bộ Tài chính là Chủ tòch .
Chính phủ cấp 100% vốn khi thành lập và Chính phủ yêu cầu các ngân
hàng thương mại khác phải giành 20% số dư tiền gửi để cho vay trong lónh
vực nông nghiệp hoặc gửi vào BAAC để ngân hàng này tiến hành cho vay .
-Ngân hàng BAAC có chức năng :
+ Hổ trợ phát triển nông nghiệp nông thôn

16


- Trang 17 -

+ Thực hiện và kiểm soát nguồn vốn tín dụng Nhà nước cấp cho
nông nghiệp .
+ Cho vay các hoạt động sản xuất , tiêu thụ nông sản và các hoạt
động có liên quan đến nông nghiệp .
-Về sử dụng vốn :
+ 30% cho vay trung hạn , 70% cho vay ngắn hạn
+ 87% khối lượng tín dụng cho vay trực tiếp hộ nông dân và 13%
cho vay qua các nhóm nông dân và các Hợp tác xã .
- Ngân hàng BAAC được hưởng các khoản cho vay ưu đãi đặc biệt do

Chính phủ ký hiệp đònh với nước ngoài do các tổ chức ngân hàng, tài chính
quốc tế như Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng Phát triển Châu Á... cấp vốn lãi
suất thấp.
* Phi lippin:
Ngân hàng Nông nghiệp Philippin (Philippin Landbank) là ngân hàng
thương mại quốc doanh do Chính phủ thành lập và cấp 100% vốn hoạt động,
trực tiếp chòu sự chỉ đạo của Ngân hàng Trung ương Philippin, nhưng Hội
đồng Quản trò do Chính phủ chỉ đònh.
Ngân hàng Landbank được Nhà nước cho vay với lãi suất ưu đãi để
thực hiện các chương trình tín dụng của Chính phủ nhằm phát triển nông
nghiệp nông thôn.
Đói tượng cho vay chính của Landbank là các hợp tác xã nông nghiệp
và các tổ chức tài chính nhỏ ở nông thôn.
* Malaysia:
Ngân hàng Nông nghiệp Malaysia (BPM) là ngân hàng thương mại
quốc doanh được Nhà nước cấp vốn 100% khi thành lập và Nhà nước còn cho
vay với lãi suất ưu đãi để ngân hàng này có nguồn vốn hoạt động Ngân hàng
BPM là một công cụ hoạt động của Nhà nước để góp phần thúc đẩy sự phát
triển kinh tế xã hội ở vùng nông thôn và trong sản xuất nông nghiệp.
Để khuyến khích và góp phần thúc đẩy phát triển nông nghiệp nông
thôn, Ngân hàng Nhà nước bắt buột các ngân hàng thương mại khác phải giữ
20,5% số dư tiền gởi và huy động tiết kiệm vào Ngân hàng Nhà nước, trong
đó có 3% dự trữ bắt buộc đồng thời phải nộp thuế doanh thu và lợi tức ,
nhưng BPM không phải thực hiện các nghóa vụ này .
- BPM được hưởng ưu tiên các khoản ưu đãi đặc biệt do Chính phủ
ký Hiệp đònh với các tổ chức nước ngoài hoặc với các quốc gia khác .
17


- Trang 18 -


- Đối tượng cho vay :
+ Cho vay trực tiếp hộ nông dân và qua các Hợp tác xã
+ Cho vay các hộ nông dân nghèo không tính lãi suất
+ Cho vay các doanh nghiệp hoạt động trong lónh vực nông nghiệp.
Ngân hàng BPM tập trung tài trợ cho các dự án và các chương trình
tín dụng đặc biệt
- Về lãi suất cho vay :
+ Hộ nghèo : cho vay không tính lãi
+ Hộ nông dân : cho vay lãi suất thấp hơn các Ngân hàng thương
mại khác ( lãi suất cho vay bằng lãi suất huy động + 4% / năm )
* Ở Pháp :
Ngân hàng nông nghiệp Pháp thực hiện cho vay nhiều đối tượng
khác nhau trong lónh vực nông nghiệp nông thôn , một trong những hình thức
đó là hình thức cho vay trợ giúp kỹ thuật trong nông nghiệp
Ngân hàng nông nghiệp cho các cá nhân hoặc các Hợp tác xã cơ
khí ( thường từ 3 đến 4 hộ ) vay vốn với lãi suất ưu đãi để mua sắm máy móc
thiết bò phục vụ phát triển kinh tế nông nghiệp .
- Đối tượng vay là các máy móc thiết bò phục vụ sản xuất nông
nghiệp hoặc để làm thuê cho các nông hộ khác .
- Thời hạn cho vay : Theo vòng đời của thiết bò có thể kéo dài đến
12 năm nhưng người vay chỉ được hưởng ưu đãi đến 09 năm .
- Lãi suất cho vay ưu đãi từ 6% đến 7% / năm ( bằng 60% lãi suất
cho vay các đối tượng khác )
2. Một số nhận xét rút ra từ hoạt động của các Ngân hàng nông
nghiệp các nước .
- Hầu hết ở các nước đều có ngân hàng phục vụ cho lónh vực nông
nghiệp nông thôn và Chính phủ đều códành nhiều khoản ưu đãi để phát
truển nông nghiệp nông thôn .
- Các ngân hàng đều áp dụng lãi suất cho vay ưu đãi trong lónh vực

nông nghiệp nông thôn và luôn thấp hơn lãi suất cho vay đối với các lónh vực
khác .

18


- Trang 19 -

- Trong khi các ngân hàng BPM , BAAC không yêu cầu người vay
phải gửi tiết kiệm lại thì các ngân hàng thương mại khác đòi hỏi khách hàng
phải gửi tiền tiết kiệm như một điều kiện để vay vốn .
- Không yêu cầu thế chấp tài sản , đều áp dụng cả hai hình thức là
cho vay trực tiếp hô nông dân hoặc gián tiếp qua các Hợp tác xã tín dụng .
- Các ngân hàng đều áp dụng cho vay cả hai hình thức : cho vay
ngắn hạn và cho vay trung dài hạn .
Trên đây là một số kinh nghiệm cần thiết để có thể nghiên cưú thêm
và áp dụng trong công tác đầu tư vốn trong lónh vực nông nghiệp nông thôn ở
Angiang nói riêng và cả nước nói chung.

19


- Trang 20 -

CHƯƠNG 2 :THỰC TRẠNG CỦA SẢN XUẤT NÔNG
NGHIỆP VÀ VIỆC ĐẦU TƯ TÍN DỤNG CHO SẢN XUẤT
NÔNG NGHIỆP Ở AN GIANG
A. THỰC TRẠNG CỦA SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP Ở AN GIANG
I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI CỦA TỈNH AN GIANG:
1. Điều kiện tự nhiên:

Tỉnh An giang nằm ở phía Tây bắc Đồng bằng sông Cửu long, có biên
giới giáp nước bạn Campuchia và giáp các tỉnh Kiên giang, Đồng tháp, Cần
thơ. Tỉnh An giang có diện tích tự nhiên là 340.493 ha, trong đó đất nông
nghiệp là 246.687 ha, đất lâm nghiệp là 7.136 ha.
- Về khí hậu: có 02 mùa rõ rệt, mùa mưa với gió mùa Tây nam bắt đầu
từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô với gió mùa Đông bắc từ tháng 12 đến
tháng 4.
An giang là tỉnh có hai nhánh sông lớn: Sông Tiền và Sông Hậu của
sông Mêkông chảy qua, vì thế đất đai ở An giang có phù sa bồi đắp hàng
năm nên có độ màu mỡ cao.
- Về đất đai: An giang có đòa hình tương đối bằng phẳng và hệ thống
kinh rạch chằng chòt là điều kiện thuận lợi để phát triển nông nghiệp. Có thể
nhận thấy đòa hình ở An giang có 4 vùng rõ rệt.
* Vùng 1 : Vùng đất cồn giữa sông do phù sa bồi đắp hình thành, với
diện tích tự nhiên 107.190 ha bao gồm các huyện An Phú, Tân Châu, Phú
Tân, Chợ Mới. Đây là loại đất bồi rất màu mỡ thuận lợi cho việc trồng các
loại cây công nghiệp ngắn ngày, cây rau, quả và cây lúa cao sản.
* Vùng 2 : Vùng đồng bằng tự nhiên có diện tích tương đương 143.398
ha nằm ở Thành phố Long xuyên, Thò xã Châu Đốc, một phần diện tích các
huyện Châu Thành, Châu Phú, Thoại Sơn. Đây là vùng đất phù sa lâu năm
rất bằng phẳng có hệ thống kênh mương chằng chòt thuận lợi cho việc trồng
các cây lương thực ngắn ngày như lúa, bắp, đậu ....
* Vùng 3 : Vùng đồng bằng trủng Tứ giác Long Xuyên
Đây là vùng đất trủng nằm ở 2 tỉnh An Giang và Kiên Giang có đỉnh ở
4 thò xã sầm uất là Thành phố Long Xuyên, Thò xã Châu Đốc, Thò xã Rạch
Giá và Thò xã Hà Tiên. Đặc điểm nổi bật là vùng đất này hàng năm bò ngập
lụt sâu từ 1 đến 2m nên được phù sa bồi đắp rất màu mỡ do đó năng suất lúa
rất cao, năng suất bình quân đạt trên 7 tấn/ha đã góp phần giúp tỉnh An
Giang dẫn đầu về sản xuất lương thực trong cả nước.
20



- Trang 21 -

* Vùng 4 : Vùng đồi núi nằm phân bổ ở hai huyện Tònh Biên và Tri
Tôn và một ít ở huyện Thoại Sơn. Đây là vùng đất duy nhất ở Đồng bằng
sông Cửu Long có diện tích rừng hơn 7.000 ha và núi đá hoa cương. Nơi đây
có nhiều vùng đất cỏ mọc hoang, thuận lợi cho việc phát triển đàn gia súc
như trâu, bò,...
Tuy nhiên, điều kiện tự nhiên cũng gây không ít khó khăn cho sản
xuất và đời sống của nhân dân trong tỉnh. Do chế độ bán nhật triều của hệ
thống sông rạch nhất là vào mùa mưa gây lũ lụt nặng cho các vùng sâu làm
thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản, về mùa khô thì một số vùng bò
thiếu nước ngọt gây khó khăn cho sản xuất và đời sống.
2. Điều kiện kinh tế xã hội:
2.1. Dân số và nguồn lực lao động:
Dân số An giang đến 01/04/1999 là 2.054.494 người trong đó:
Nam: 1.011.830 người
Nữ:1.042.664 người
Trong tổng số dân số ở An giang thì dân số trong độ tuổi lao động là
1.046.737 người chiếm tỷ lệ 52% trên tổng dân số và có đến 78% sống bằng
nghề nông. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên hàng năm ở An giang là 1,58%.
- Trình độ dân trí:
Trình độ dân trí ở An giang là tương đối thấp so với cả nước nói chung
và Đồng bằng sông Cửu long nói riêng. Theo thống kê ngày 01/04/1999, cả
tỉnh An giang chỉ có 12.415 người có trình độ từ Cao đẳng trở lên, chiếm tỷ lệ
1,2% trên tổng lao động cả tỉnh. Đây là một trở ngại lớn cho việc phát triển
kinh tế xã hội và áp dụng khoa học kỹ thuật vào quá trình sản xuất kinh
doanh.
2.2. Một số chỉ tiêu về phát triển kinh tế qua các năm:

Chỉ tiêu
ĐVT
- Tốc độ phát triển GDP
%
- Sản lượng lương thực
1.000 tấn
- Thu nhập b.quân đầu người 1.000 đồng
+ Thành thò
1.000 đồng
+ Nông thôn
1.000 đồng
Chỉ tiêu
ĐVT
- Số y, bác sỉ trong 10.000 dân
người

1996
7
2.178
3.110
4.368
2.508
1996
8,6

1997
7,1
2.037
3.446
4.716

2.700
1997
8,8

1998
7,35
2.219
4.256
4.944
2.868
1998
8,7

1999
6,81
2.360
4.884
5.244
3.120
1999
8,5

21


- Trang 22 -

- Số học sinh phổ thông
- Giường bệnh cho 10.000 dân
- Chi Ngân sách Nhà nước

- Thu Ngân sách Nhà nước

Học sinh
Giường
Tỷ đồng
Tỷ đồng

372.087 375.509 385.692 384.766
17
16,8
17
17
582
737
881
1087
725
749
748
767

Qua số liệu trên chúng ta có thể nhận thấy:
- Mặt dù GDP của An giang qua các năm có tăng trưởng, tuy nhiên thu
nhập bình quân đầu người ở An giang thấp hơn thu nhập bình quân chung của
cả nước đặc biệt là các hộ nông dân sống ở vùng nông thôn (GDP bình quân
đầu người ở An giang năm 1999 là 4.884.000 đồng/người so cả nước là
5.220.000 đồng/người)
- Về y tế số y bác sỉ của An giang thời điểm 1999 là 8,5 người cho
10.000 thấp hơn bình quân chung của cả nước là 11,5 người cho 10.000 dân.
- Về giao thông thủy lợi: Đây là lónh vực được Nhà nước quan tâm đầu

tư, nhờ thực hiện tốt công tác thủy lợi đã đưa được nước vào rữa mặn, phèn
tạo điều kiện tăng diện tích đất sản xuất nông nghiệp. Ngoài ra qua công tác
thủy lợi đã góp phần vào việc điều hòa kiểm soát lũ ở Đồng bằng sông Cửu
long nói chung và ở An giang nói riêng.
BẢNG 1 : VỐN ĐẦU TƯ CỦA NGÂN SÁCH CHO THỦY LI
GIAO THÔNG QUA CÁC NĂM
ĐVT : Triệu đồng
Lónh vực
Năm 1996 Năm 1997 Năm 1998 Năm 1999
Thủy lợi
14.421
16.017
25.764
54.001
Giao thông
55.733
52.822
103.597
88.138
Lónh vực khác
108.644
113.796
210.367
210.626
Tổng cộng :
178.798
182.635
339.728
352.765
Qua bảng số liệu chúng ta có thể thấy vốn đầu tư cho công tác thủy lợi

qua các năm đều tăng đã góp phần làm tăng diện tích đất sản xuất từ đó sản
lượng lương thực sản xuất hàng năm của An giang cũng tăng tương ứng. Cụ
thể sản lượng lương thực năm 1997 là 2.037 ngàn tấn đến năm 1999 đã tăng
lên 2.360 ngàn tấn là tỉnh dẫn đầu trong cả nước về sản lượng lương thực.
Lộ giao thông nông thôn cũng được Nhà nước tập trung vốn đầu tư với
việc gia tăng đáng kể vốn đầu tư cho lónh vực này đến cuối năm 1999 An
giang đã có 3.469 km lộ nông thôn trong đó lộ láng nhựa có 404 km, lộ rãi đá
sỏi là 3.065 km, 100% các xã giao thông thông suốt cho các loại xe 04 bánh.
Ngoài ra ,nhờ đầu tư mạnh cho công tác thủy lợi nên cũng đã tạo điều kiện

22


- Trang 23 -

cho giao thông đường thủy phát triển góp phần làm giảm chi phí vận chuyển
hàng hóa.
Tuy nhiên mức độ phát triển giao thông đường bộ ở An Giang còn hạn
chế về mặt chất lượng, còn quá nhiều đường đất, đường đá tạm nên dễ bò hư
hỏng sau mùa lũ phải tốn chi phí sửa chữa lớn và còn gây ách tắc giao thông.
Nói tóm lại mặc dù được Nhà nước quan tâm đầu tư rất nhiều vào lónh
vực nông nghiệp nông thôn nhưng cho đến nay đời sống và kinh tế xã hội ở
tỉnh An giang vẫn còn nhiều khó khăn đặc biệt là những hộ dân sống ở vùng
nông thôn. Họ quá thiếu thốn về vật chất lẫn tinh thần, sự nghèo khó vẫn
bám chặt đại bộ phận dân cư sống ở vùng nông thôn, vì vậy một giải pháp
kinh tế thích hợp để đẩy nhanh tốc độ phát triển trong lónh vực nông nghiệp
nông thôn ở An giang là việc làm cần thiết và nên được tổ chức thực hiện
ngay.
II- VỊ TRÍ CỦA NGÀNH NÔNG NGHIỆP TRONG TỈNH AN GIANG
1- Vò trí của sản xuất nông nghiệp :

An Giang là Tỉnh đầu nguồn sông Mêkông chảy qua Việt Nam, do đó
có điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển sản xuất nông nghiệp. Từ khi có
chủ trương của Đảng và Nhà nước về phát triển nông nghiệp -nông thôn và
đặc biệt là Nghò quyết của Tỉnh ủy - UBND tỉnh An Giang về phát triển nông
nghiệp - nông thôn thì sản xuất nông nghiệp của An Giang luôn luôn phát
triển và trở thành Tỉnh có sản lượng lương thực lớn nhất nước trong nhiều
năm liền, trở thành Tỉnh cung cấp lương thực cho tiêu dùng xã hội và gạo
hàng hóa cho việc xuất khẩu.
Ngoài ra sản xuất nông nghiệp ở An Giang còn là nơi cung cấp nguyên
liệu cho các ngành công nghiệp chế biến khác như : chế biến rau quả, xay
xát lau bóng gạo xuất khẩu, phụ phẩm nông nghiệp là nguồn để chăn nuôi
gia súc gia cầm và nghề truyền thống nuôi cá bè ở An Giang.
Chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy rõ vai trò của ngành nông nghiệp
trên đòa bàn tỉnh An Giang qua bảng cơ cấu GDP qua các năm như sau :
Bảng 2ø : CƠ CẤU GDP THEO KHU VỰC KINH TẾ
ĐVT : triệu đồng
Chia ra
Năm Tổng số
Nông lâm nghiệp, Công nghiệp
Dòch vụ
thủy sản
& xây dưng
1995 5.516.171
2.955.922
647.143 1.913.106
1996 6.342.604
3.062.083
780.604 2.499.917

23



- Trang 24 -

1997
1998
1999

7.148.859
8.976.765
9.247.542

3.117.926
4.271.933
4.294.624

912.177
1.072.487
567.818

3.118.756
3.632.345
3.985.100

Qua bảng từ 1995 đến 1999 cơ cấu của ngành nông nghiệp trong tổng
GDP luôn đạt từ 46% đến 53%, mặc dù các khu vực kinh tế khác có tăng
trưởng nhanh nhưng vai trò của ngành nông nghiệp ở An Giang vẫn giữ vò trí
chủ đạo và quyết đònh.
Ngoài ra, ngành nông nghiệp ở An Giang còn đóng vai trò chủ lực
trong tạo nguồn nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu và kim ngạch xuất khẩu

chung của cả tỉnh.
Bảng 3 : CƠ CẤU KIM NGẠCH XUẤT KHẨU CỦA AN GIANG
ĐVT : 1.000 USD
Mặt hàng
1996
1997
1998
1999
Lương thực
120.000 136.000
94.000 116.000
Thủy sản
27.000
26.000
25.000
20.000
Nông sản chế biến
7.000
5.000
3.000
2.000
Hàng CN nhẹ - TTCN
1.000
1.000
4.000
2.000
Tổng cộng :
155.000 168.000 126.000 140.000
Tóm lại : đối với tỉnh An Giang ngành nông nghiệp giữ một vai trò
quan trọng trong việc phát triển kinh tế, do đó trong giai đoạn trước đây và

hiện nay ngành nông nghiệp đòi hỏi tất cả các ngành, tổ chức tài chính có
những chính sách phù hợp để tập trung phục vụ cho sự phát triển nông
nghiệp để từng bước công nghiệp hóa sản xuất nông nghiệp và hiện đại hóa
nông thôn.
2- Quan điểm về phát triển nông nghiệp ở An Giang :
Trên cơ sở tiếp tục phát huy các nguồn lực sẳn có tại đòa phương, thực
hiện quy hoạch phát triển nông nghiệp nông thôn những năm sau này, không
tách rời quy hoạch phát triển của vùng Đồng bằng sông Cửu long và lãnh
thổ. Xuất phát từ những thuận lợi, khó khăn và vò trí chiến lược của ngành
nông nghiệp phát triển nền kinh tế của nước ta nói chung và của An giang
nói riêng, quan điểm và phương hướng phát triển có thể đề ra như sau:
- Tiếp tục đầu tư, phát triển một nền nông nghiệp sinh thái bền vững,
đảm bảo cân đối cây trồng vật nuôi; giữa nông nghiệp, lâm nghiệp và môi
sinh; giữa sản xuất nông nghiệp và công nghiệp chế biến; giữa sản xuất và
thò trường; giữa sản xuất hàng hóa có chất lượng và hiệu quả kinh tế cao với
tốc độ phát triển thích hợp. Trong thời kỳ đầu của công nghiệp hóa - hiện đại

24


×