Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Công ty sản xuất bao bì và hàng xuất khẩu Hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (149.81 KB, 13 trang )

Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản
xuất kinh doanh tại Công ty sản xuất bao bì và hàng
xuất khẩu Hà nội
I- TĂNG CƯỜNG SỬ DỤNG CÓ HIỆU QUẢ NGUỒN LAO ĐỘNG
Lao động có ý nghĩa quyết định đến hoạt động SXKD của Doanh nghiệp,
với việc sử dụng có hiệu quả nguồn lao động sẽ làm cho Doanh nghiệp có hiệu
quả SXKD để tồn tại và phát triển, đứng vững trên thị trường cạnh tranh đầy
gay gắt.
1- Tăng cường phân công lao động, bố trí lao động hợp lý
Phân công lao động, bố trí lao động hợp lý sẽ làm cho Công ty khai thác
được triệt để năng lực và sức sáng tạo của người lao động tiến tới nâng cao
hiệu quả trong việc sử dụng nguồn lao động. Đối với Công ty sản xuất bao bì và
hàng xuất khẩu Hà Nội thì thực hiện những biện pháp sau để sử dụng lao động
có hiệu quả.
Công ty phải rà soát lại các văn bản quy định nội bộ về chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn, trách nhiệm cũ trên cơ sở đó Công ty cho ra một số văn bản mới
phù hợp với yêu cầu thực tế, hệ thống hoá chặt chẽ, phổ biến rộng rãi cho cán
bộ công nhân viên.
Các phòng ban phải xây dựng lại quy định phân giao nhiệm vụ cụ thể, các
mối quan hệ của từng thành viên trong nhóm, phòng, quyền hạn và trách
nhiệm.
Kiên quyết dùng các biện pháp tổ chức, thuyên chuyển, cho thôi việc đối
với những vị trí thừa trong các phòng ban, dây chuyền sản xuất.
Cần rà soát thường xuyên, đánh giá đúng yêu cầu của công việc, năng lực
phẩm chất cán bộ, bố trí, điều chỉnh cho hợp lý để tạo điều kiện cho những
người có khả năng phát huy hết năng lực của mình. Có một số cán bộ đã yên vị
hàng chục năm ở một vị trí cần được giao thêm nhiệm vụ, thay đổi vị trí cho họ
1
1
để có thể phát hiện được khả năng tiền ẩn trong họ, đồng thời làm cho họ khỏi
rơi vào tình trạng chủ nghĩa kinh nghiệm, lười sáng tạo. Thực hiện được


những biện pháp trên Công ty sẽ giải quyết được tình trạng vừa thừa, vừa
thiếu cán bộ quản lý, công nhân sản xuất hiện nay. Mọi người sẽ làm việc đúng
chức năng của mình, tránh được lãng phí lao động.
2- Hoàn thiện công tác đào tạo và nâng cao trình độ chuyên môn:
Lực lượng công nhân của Công ty về trình độ chưa đáp ứng được yêu cầu
phát triển của Công ty. Trình độ lao động phổ thông chiếm tỉ lệ cao 92,8%
trong tổng số lao động. Cùng với yêu cầu sản xuất của Công ty cần phải tiến
hành đào tạo và đào tạo lại để nâng cao trình độ chuyên môn. Cán bộ công
nhân viên trong Công ty thường xuyên được kiểm tra và đào tạo lại tay nghề để
nâng cao hiệu quả làm việc. Chính sách đào tạo cán bộ, công nhân của Công ty
thường được tổ chức dưới hình thức sau:
Đào tạo tại chỗ tức là đào tạo kỹ thuật trong phạm vi nhiệm vụ và trách
nhiệm của nhân viên, dưới sự chỉ đạo của giám sát viên hoặc giám sát bộ phận.
Mở lớp đào tạo trong Công ty, môn học chung cho tất cả các bộ phận sẽ
theo quy định và hướng dẫn của Công ty.
Đào tạo ngoài Công ty, Công ty có thể cử nhân viên dự các khoá huấn
luyện hoặc là hội thảo của các Công ty và của các trường đào tạo khi có điều
kiện. Việc cử đi học phải được quản lý chặt chẽ có định hướng rõ ràng, cố gắng
kế thừa kinh nghiệm, nghề nghiệp cũ.
Khuyến khích người lao động sử dụng thời gian của mình để tự trau dồi
kiến thức. Công ty sẽ trả học phí một phần hay trợ cấp cho các khoa học nghiệp
vụ nếu được Ban giám đốc phê chuẩn. Trong công tác đào tạo và nâng cao
trình độ chuyên môn của Công ty có rất nhiều hình thức khác nhau và mục tiêu
đào tạo cho từng năm được đề ra theo yêu cầu đòi hỏi của công việc thực tế.
Đối với cán bộ kỹ thuật đã công tác lâu năm cần có kế hoạch luân phiên
đưa đi đào tạo lại về khoa học công nghệ mới, về tin học và ngoại ngữ.
2
2
Đối với cán bộ mới ra trường nên áp dụng hình thức kèm cặp, bồi dưỡng
kinh nghiệm tại chỗ.

Đối với công nhân định kỳ hàng năm có chương trình bổ túc về nghề
nghiệp nhất là các dây chuyền về công nghệ mới.
Phải mở rộng chiến dịch đào tạo cho toàn bộ lao động trong Công ty.
Nghĩa là người lao động có khả năng thích ứng với nhu cầu công việc ở mức độ
nhất định vẫn cần nâng cao trình độ chuyên môn hơn nữa để họ có thể thích
ứng với công việc ở mức độ cao hơn, tự chủ vững tin trong công việc được
giao. Đây là biện pháp nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng lao động để thực
hiện phương án này hàng năm Công ty phải bỏ ra một khoản chi phí không
nhỏ. Nhưng không thể không có vì nó liên quan đến sự phát triển của Công ty
trong tương lai.
II- ĐẨY MẠNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM
Thị trường tiêu thụ là đặc biệt quan trọng đối với Công ty vì từ trước tới
nay khách hàng đặt sản xuất chính là người tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản
phẩm của Công ty. Do vậy để mang lại hiệu quả cao trong việc tiêu thụ sản
phẩm. Trong thời gian tới Công ty cần phải tiến hành các biện pháp nghiên cứu
và mở rộng thị trường bao gồm:
1- Tăng cường công tác nghiên cứu thị trường và xác định thị
trường mục tiêu:
Nền kinh tế nước ta chuyển sang kinh tế thị trường có cạnh tranh nên một
Doanh nghiệp muốn đứng vững phải đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu thị
trường nhằm thu về lợi nhuận lớn nhất. Trong điều kiện đó công tác nghiên
cứu thị trường cần phải được thường xuyên coi trọng vì nó là khâu cần thiết
quyết định trong quá trình kinh doanh. Qua việc nghiên cứu thị trường đến việc
xác định thị trường trọng điểm để quyết định sự tăng giảm sản xuất ở thị
trường. Việc nghiên cứu thị trường phải nghiên cứu cụ thể ở từng loại khách
hàng, từng loại hàng dựa trên khả năng có thể của Doanh nghiệp mà còn chính
3
3
sách kinh doanh hợp lý. Để có được sự nghiên cứu đầy đủ chính xác, Công ty
cần đào tạo và cử những chuyên gia có kinh nghiệm đi tìm hiểu thực tế, nắm

bắt thông tin, xử lý dữ liệu, dự báo chính xác và nếu có thể tìm và bắt mối với
khách hàng.
Công tác nghiên cứu thị trường của Công ty từ năm 1998 vẫn là tìm kiếm
và tìm hiểu thị trường, nâng cao giá trị tổng sản lượng hàng bao bì. Hoạt động
nghiên cứu thị trường của Công ty đòi hỏi phải nắm được những thông tin cần
thiết về các Doanh nghiệp cùng sản xuất hàng bao bì, xu hướng thị trường
hàng hoá bao bì trong nước và thế giới. Khả năng tiêu thụ của Công ty. Đối với
mỗi thị trường cụ thể Công ty phải có cách tiếp cận riêng để đề ra hệ thống chỉ
tiêu kỹ thuật phù hợp. Mặt khác công tác nghiên cứu thị trường cần được kéo
dài và thường xuyên, liên tục, cần phải quan tâm tới nhiều thông tin khác nhau,
thông qua đó Công ty có thể trách được những tổn thất trong qúa trình kinh
doanh. Hơn nữa còn phải được tiến hành trên cả 2 lĩnh vực thị trường trong
nước và thị trường nước ngoài. Nghiên cứu thị trường nước ngoài gắn liền với
công tác xuất khẩu hàng hoá và nhập khẩu vật tư thiết bị. Bộ phân nghiên cứu
thị trường xuất khẩu, nhập khẩu cần có các cán bộ có khả năng nghiệp vụ
ngoại thương, ngoại ngữ để theo dõi các thị trường nước ngoài theo từng khu
vực như: thị trường Đông Nam á, thị trường Tây Âu, Đông Âu và các thị trường
mới như Trung á, Bắc Mỹ và Chây Mỹ. Khi có điều kiện Công ty nên tạo cơ hội
cho các cán bộ tiếp cận các thị trường nói trên để có những thông tin chính xác,
đánh giá đúng thị trường từ đó giúp Công ty có đủ điều kiện thâm nhập và mở
rộng thị trường ra nước ngoài. Còn đối với thị trường trong nước đang là tiềm
năng to lớn cho việc phát triển sản xuất của Công ty nói riêng và của toàn
ngành nói chung. Vì thế đòi hỏi phải có cơ chế kinh doanh hiện nay, phải coi
trọng thị trường trong nước với hơn 78 triệu dân là then chốt cho việc đầu tư
kinh doanh sát với nhu cầu thị trường. Để công tác thu nhập thông tin, điều tra
nghiên cứu thị trường nội địa thành các vùng hẹp (có thể theo vùng địa lý như:
4
4
vùng Đồng bằng miền Núi, thành phố hay nông thôn). Đối với những vùng như
thành phố có thu nhập cao, sống trang trọng, thích đi mua sắm thì đây quả là

một thị trường lớn đối với Công ty.
Vì thế trong thời gian tới, Công ty cầu thành lập phòng Marketing với
chức năng nghiên cứu và phát triển thị trường, đề ra các chính sách marketing
(sản phẩm, giá cả, phân phối, xúc tiến), phối hợp chặt chẽ với phòng xuất nhập
khẩu để hoạt động SXKD hàng bao bì của Công ty có hiệu quả hơn.
2- Sử dụng chính sách khuyếch trương quảng cáo
Quảng cáo là bất cứ hình thức trình bầy được chi trả nào của trình bầy và
xúc tiến phi cá nhân về ý tưởng các hàng hoá, các dịch vụ cho một người bảo
trợ nhất định. Quảng cáo là để dễ dàng cho người tiêu dùng nắm bắt thông tin
về hàng hoá, thúc đẩy khách hàng do dự đến với mình nhanh hơn, từ đó Công
ty mới có được chiến lược để đẩy mạch tiêu thụ sản phẩm. Đây là một trong
những vũ khí lợi hại nhất để thu hút khách hàng. Vì nhận thức rõ điều này nên
Công ty không tiếc chi những khoản tiền khổng lồ cho việc quảng cáo, giới
thiệu sản phẩm của mình. Tuy nhiên quảng cáo có hiệu quả không phải là điều
đơn giản, mà nó là cả một nghệ thuật, một kỹ năng mang tính tiểu sảo.
Quảng cáo phải làm sao cho người tiêu dùng hiểu được thế mạch của
Công ty là một Doanh nghiệp lớn có lịch sử kinh doanh lâu dài, có thị trường
rộng, có chữ tín trong quan hệ buôn bán, mặt hàng kinh doanh có chất lượng,
đảm bảo đúng nhãn mác, xuất xứ, sản xuất với giá thành hợp lý, dịch vụ trước
và sau khi bán hàng đáp ứng nhu cầu tối đã cho khách hàng.
Quảng cáo ngay trên bao bì sản phẩm, qua ti vi, đài, báo. Thường xuyên
quảng cáo ở các mặt báo có nhiều độc giả quan tâm như thời báo kinh tế, đầu
tư, Doanh nghiệp... những báo này là phương tiện gián tiếp đưa người tiêu
dùng đến với Công ty. Công ty nên duy trì quảng cáo một cách đều đặn.
5
5

×