Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Cơ sở lý luận về hoạt động thương mại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (90.62 KB, 11 trang )

Cơ sở lý luận về hoạt động thương mại
1) Khái niệm hoạt động thương mại.
Theo bộ luật thương mại:
“Hoạt động thương mại là việc thực hiện các hành vi thương mại.”
+ Hành vi thương mại là hành động của thương nhân nhằm mục đích thu
lợi nhuận, làm phát sinh quyền và nghĩa vụ giữa thương nhân với các bên có
liên quan trong thương mại (Thương mại là sự trao đổi, mua, bán hàng hoá;
cung ứng dịch vụ thương mại nhằm mục đích thu lợi nhuận).
+ Hành vi thương mại gồm các hành vi sau:
Một là: Mua hàng hoá để bán lại cho người tiêu dùng hoặc cho thương
nhân khác.
Hai là: Mua máy móc, thiết bị, nguyên, vật liệu ... để sản xuất hàng hoá và
bán các hàng hoá đó .
Ba là: Mua, bán, cho thuê và thuê cơ sở thương mại.
Bốn là: Sử dụng hối phiếu.
Năm là: Đại diện thương mại.
Sáu là: Môi giới thương mại.
Bảy là: Uỷ thác mua bán hàng hoá.
Tám là: Đại lý mua, bán hàng hoá.
Chín là: Thuê mua tài chính.
Mười là: Gia công trong thương mại.
Mười một là: Đấu thầu hàng hoá.
Mười hai là: Đấu giá hàng hoá.
Mười ba là: Giao nhận kho vận.
Mười bốn là: Giám định hàng hoá.
Mười năm là: Quảng cáo thương mại.
Mười sáu là: Trưng bày và giới thiệu hàng hoá.
Mười bảy là: Hội chợ triển lãm thương mại.
Việc mua, bán hàng hoá hoặc cung ứng dịch vụ giữa thương nhân với bên
không phải thương nhân cũng được coi là hành vi thương mại đối với thương
nhân khi hành vi đó của thương nhân được thực hiện nhằm mục ddích thu lợi


nhuận.
Như vậy tương ứng với các hành vi thương mại có các hoạt động thương mại.
Tuy nhiên còn nhiều cách phân loại khác.
2) Phân loại
* Căn cứ vào nội dung, hoạt động thương mại phân thành 14 hoạt động như
trên.
* Căn cứ vào chủ thể hoạt động thương mại phân ra:
+ Thương mại Nhà nước.
+ Thương mại ngoài Nhà nước.
* Căn cứ vào tính chất của hàng hoá, dịch vụ hoạt động thương mại phân
thành
+ Thương mại hàng hoá hữu hình.
+ Thương mại hàng hoá vô hình.
3) Đặc điểm của hoạt động thương mại.
Hoạt động thương mại là quá trình thực hiện hành vi thương mại. Do đó nó
có các đặc điểm sau:
+ Mục đích của hoạt động thương mại là lợi nhuận.
Đặc điểm này cho phép phân biệt hoạt động thương mại với một số hoạt
động khác. Hoạt động thương mại là hoạt động trao đổi mua bán hàng hoá
dịch vụ ... trên thị trường, nhưng không phải cứ hoạt động trao đổi mua bán
hàng hoá, dịch vụ nào trên thị trường đều là hoạt động thương mại. Chỉ khi
nào các hoạt động đó vì mục đích lợi nhuận mới là hoạt động thương mại.
+ Hoạt động thương mại chịu ảnh hưởng của một số nhân tố như cơ
chế, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, bối cảnh chính trị,
nhận thức của thương nhân, quan niệm của con người về giá trị ...vv.
+ Hoạt động thương mại chỉ diễn ra khi sản xuất hàng hoá phát triển
đến một trình độ nhất định.
Rõ ràng rằng khi sản xuất chưa phát triển, của cải làm ra chưa nhiều chưa
dư thừa thì không có sự trao đổi, mua bán hàng hoá, dịch vụ dẫn đến không có
hoạt động thương mại.

+ Ai cũng có thể tiến hành hoạt động thương mại.
Điều này quá rõ ràng vì muốn tồn tại con người phải trao đổi hàng hoá &
dịch vụ để thoả mãn các nhu cầu. Nếu ai đó bị cấm tiến hành mọi hoạt động
thương mại chắc chắn khó tồn tại và phát triển. Tuy nhiên trong một số hoạt
động thương mại chỉ một số người, tổ chức mới được phép tiến hành theo luật
định.
4) Vai trò của hoạt động thương mại đối với sự phát triển kinh tế-xã
hội của một tỉnh
4.1) Hoạt động thương mại thúc đẩy sản xuất hàng hoá phát triển, chấn hưng
các quan hệ hàng hoá tiền tệ, tạo động lực kích thích đối với người sản xuất,
thúc đẩy phân công lao động xã hội, tổ chức lại sản xuất, hình thành nên các
vùng chuyên canh, chuyên môn hoá sản xuất hàng hoá lớn ở tỉnh.
4.2) Hoạt động thương mại kích thích sự phát triển của lực lượng sản xuất
trong tỉnh.
Hoạt động thương mại có mục đích là lợi nhuận. Người sản xuất sẽ tìm
mọi cách để cải tiến công tác, áp dụng khoa học kỹ thuật công nghệ mới, hạ chi
phí để thu nhiều lợi nhuận. Đồng thời cạnh trạnh trong hoạt động thương mại
bắt buộc người sản xuất trong tỉnh phải năng động, không ngừng nâng cao tay
nghề, chuyên môn và tính toán thực chất hoạt động sản xuất kinh doanh, tiết
kiệm các nguồn lực, nâng cao năng suất lao động. Đây là những nhân tố tác
động làm cho lực lượng sản xuất phát triển .
4.3) Hoạt động thương mại kích thích nhu cầu và tạo ra nhu cầu mới.
Người tiêu dùng mua bán không xuất phát từ tình cảm mà bằng lý trí.
Lợi ích của sản phẩm hay mức độ thoả mãn nhu cầu của sản phẩm sẽ tái tạo
nhu cầu. Hoạt động thương mại một mặt làm cho cầu trên thị trường trung
thực với nhu cầu, mặt khác nó làm bộc lộ tính phong phú đa dạng của nhu cầu.
Hoạt động thương mại đáp ứng tốt hơn là chế độ trao đổi hiện vật. Thương
mại buộc các nhà sản xuất phải đa dạng hoá kiểu dáng, mẫu mã, chất lượng
sản phẩm. Điều này tác động ngược trở lại người tiêu dùng làm bật dậy các
nhu cầu tiềm tàng. Do vậy hoạt động thương mại làm tăng trưởng nhu cầu và

là gốc rễ cho sự phát triển của sản xuất kinh doanh.
4.4) Hoạt động thương mại góp phần đẩy nhanh quá trình đô thị hoá, tham
gia bảo tồn và phát triển văn hoá dân tộc, xây dựng xã hội văn minh đặc biệt
là khu vực miền núi, nông thôn, hải đảo.
Vai trò này của hoạt động thương mại có thể thấy qua vai trò của chợ.
Chợ phát triển đặc biệt là chợ chuyên doanh, chợ bán buôn phát luồnglà bước
khởi đầu của phát triển đô thị, ở khu vực nông thôn dần dần hình thành thị
trấn. Thông qua nhu cầu của lưu thông hàng hoá một loạt lĩnh vực khác như
đường giao thông, hệ thống thông tin liên lạc, hệ thống dịch vụ khác phát triển
làm thay đổi từng bước bộ mặt của một vùng dân cư. Ơ miền núi chợ là nơi
sinh hoạt văn hoá, tinh thần của người dân. Ở đây diễn ra các hoạt động giao
lưu kinh tế, văn hoá giữa các dân tộc, các sản phẩm văn hoá được bày bán, từ
đó góp phần làm cho văn hoá phát triển và được giữ gìn.
4.5) Hoạt động thương mại góp phần giải quyết việc làm, tạo thu nhập cho
người lao động, tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước, tạo điều kiện cho xây
dựng cơ bản phát triển, thu hút vốn nhàn rỗi của nhân dân vào sản xuất.
Hoạt động thương mại diễn ra đòi hỏi một lượng nhân công nhất định.
Càng có nhiều hoạt động thương mại càng cần nhiều người làm càng giải
quyết tốt việc làm cho nguồn nhân lực trong tỉnh và tạo thu nhập cho họ.
Hoạt động thương mại còn đóng góp cho ngân sách một khoản không
nhỏ. UBND tỉnh thu thuế từ hoạt động thương mại như thuế môn bài, thuế chợ,
thuế chuyến, thuế XNK, thuế thu nhập doanh nghiệp...
Muốn hoạt động thương mại tốt cần phải có cơ sở vật chất kỹ thuật tốt
do đó hoạt động thương mại đặt ra yêu cầu tất yếu phải xây dựng và đầu tư từ
đó khiến cho tốc độ XDCB trên địa bàn tỉnh tăng nhanh. Đồng thời hoạt động
thương mại còn cung ứng đầy đủ các yếu tố sản xuất cho hoạt động sản xuất
và hoạt động XDCB.
Khi tiến hành hoạt động thương mại mà dễ dàng thuận lợi thì sẽ có
nhiều người tiến hành do vậy vốn được bỏ vào kinh doanh không còn nhàn rỗi
nữa.

4.6) Hoạt động thương mại mở ra các mối quan hệ kinh tế của tỉnh với các
tỉnh khác trong vùng và cả nước, mở rộng quan hệ quốc tế.
Thông qua hoạt động xuất nhập khẩu, hội chợ triển lãm,... người sản
xuất trong tỉnh có thể giới thiệu sản phẩm, tiếp cận với khách hàng từ tỉnh bạn
và nước ngoài để ký kết hợp đồng hợp tác làm ăn. Đồng thời khách hàng cũng
có thể biết đến tỉnh có thế mạnh gì, tiềm năng ra sao, chính sách phát triển thế
nào thông qua hoạt động thương mại từ đó mà tìm đến mua hàng, bán hàng,
đặt quan hệ kinh tế,văn hoá... với các doanh nghiệp, người làm ăn kinh tế trong
tỉnh.
5) Một số nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động thương mại của một tỉnh.
5.1) Vị trí địa lý.
Vị trí địa lý có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động thương mại của một
tỉnh. Nếu tỉnh nằm ở vùng có nhiều thuận lợi về giao thông, thông tin liên lạc;
gần các trung tâm thương mại, kinh tế, văn hoá lớn; tiếp giáp với các thị
trường có nhu cầu tiêu thụ hàng hoá của tỉnh, gần các cửa khẩu... thì chắc
chắn hoạt động thương mại sẽ dễ dàng và thuận lợi vì chi phí vận chuyển có
thể thấp, dễ có quan hệ buôn bán hợp tác với các đối tác khác, xuất nhập khẩu
dễ hơn...Ngược lại tỉnh ở vị trí không gần các thị trường tiêu thụ lớn các hàng
hoá, không có hệ thống đường giao thông quan trọng của cả nước đi qua, hệ
thống thông tin liên lạc không được phát triển ở đây... hoạt động thương mại
sẽ rất khó khăn. Vì hàng hoá sản xuất ra không có thị trường lớn để tiêu thụ,
chí phí sẽ cao vì giao thông khó khăn, khó có các hàng hoá dịch vụ phục vụ sản
xuất hơn...
5.2) Trình độ phát triển kinh tế của tỉnh.
Kinh tế của tỉnh phát triển ở trình độ thấp, hàng hoá có không nhiều
hoặc có nhưng chất lượng không cao, hệ thống cơ sở hạ tầng không phát triển,
sức mua của dân cư thấp, thu nhập của người làm kinh tế không cao,... chắc
chắn sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động thương mại.Vì kinh tế phát triển ở
trình độ cao thì thu nhập của dân cư trong tỉnh cao cầu sẽ cao, hàng hoá có
nhiều với chất lượng khá, đa dạng về chủng loại nguồn hàng dồi dào sẽ làm

cho hoạt động thương mại diễn ra đa dạng ... Thực tế cũng chứng minh ở đâu
kinh tế phát triển thì hoạt động thương mại sẽ phát triển. Kinh tế phát triển là
điều kiện cần cho hoạt động thương mại phát triển nhưng ngược lại hoạt động
thương mại phát triển cũng làm cho kinh tế phát triển.
5.3) Tình hình kinh tế-chính trị-xã hội các tỉnh lân cận, trong nước, khu vực,
quốc tế.
Các tỉnh lân cận thường có quan hệ hợp tác rất tốt với tỉnh, đây cũng là
các thị trường có quan hệ mật thiết đối với thị trường của tỉnh. Tình hình kinh
tế-chính trị-xã hội của các tỉnh lân cận rối ren, ảm đạm sẽ ảnh hưởng tới cầu
cho hàng hoá của tỉnh ảnh hưởng đến hoạt động thương mại.
Đất nước không ổn định về chính trị, kinh tế không phát triển, xã hội
biến loạn thì ảnh hưởng đến tình hình phát triển kinh tế, tình hình chính trị-xã
hội của tỉnh vì tỉnh là một bộ phận của quốc gia. Do đó ảnh hưởng đến hoạt
động thương mại của tỉnh. Không thể phát triển kinh tế nói chung cũng như
phát triển hoạt động thương mại nói riêng được khi đất nước nội chiến, bị xâm
lược, chiến tranh, hoả hoạn thiên tai... Đất nước ổn định về chính trị, phát triển
kinh tế, phát triển xã hội là một tiền đề cần thiết cho phát triển hoạt động
thương mại của cả nước nói chung và của một tỉnh nói riêng.
Các nước trong khu vực, quốc tế không ổn định về chính trị, kinh tế
khủng hoảng cũng sẽ ảnh hưởng đến nước ta, và ảnh hưởng đến một tỉnh nói
riêng. Tỉnh có quan hệ buôn bán với các nước trong khu vực, quốc tế càng rộng
bao nhiêu thì mức độ ảnh hưởng càng lớn bấy nhiêu. Hoạt động ngoại thương
của tỉnh phụ thuộc vào các thị trường nước ngoài. Nếu các thị trường này biến
động sẽ làm cho hoạt động ngoại thương của tỉnh biến động theo. Có thể theo
chiều hướng tích cực nếu thị trường các nước biến động theo chiều hướng tích
cực và ngược lại.
5.4) Thị trường các tỉnh lân cận, trong nước, quốc tế.
Một tỉnh chỉ có thể sản xuất một số mặt hàng nhất định, chỉ có một số
yếu tố đầu vào cho sản xuất nhất định. Do vậy buộc phải buôn bán với bên
ngoài để có những cái còn thiếu cho nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của nhân

×