Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động thương mại trên địa bàn hà tây

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (139.01 KB, 20 trang )

Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động thương
mại trên địa bàn hà tây
I). PHƯƠNG HƯỚNG, MỤC TIÊU ĐẨY MẠNH.
1>. Phương hướng
- Phát triển mạnh thị trường hàng hoá nông thôn, miền núi, vùng sâu
vùng xa, xây dựng mạng lưới thương mại phân bố đều trong các vùng theo
hướng gọn về đầu mối, mạnh về năng lực, trong đó thương nghiệp Nhà nước
giữ vai trò chủ đạo. Quy hoạch và phát triển mạnh các cửa hàng bán lẻ, cửa
hàng xăng dầu về nông thôn. Phát triển mạng lưới chợ, sử dụng và khai thác
tốt các chợ hiện có, xây dựng những trung tâm thương mại ... ở các vùng trong
tỉnh.
- Đổi mới cơ chế quản lý, tăng cường quản lý Nhà nước về thương mại,
xây dựng các đề án, chiến lược phát triển thương mại làm căn cứ đẩy mạnh
hoạt động thương mại ...
- Củng cố và xắp xếp lại các doanh nghiệp thương mại theo hướng gọn
về tổ chức, mạnh về vốn, cơ sở vật chất kỹ thuật ...
- Khai thác và mở rộng thị trường trong tỉnh, thị trường Hà nội và các
tỉnh ngoài, liên kết chặt chẽ với các cơ sở sản xuất kinh doanh gắn giữa sản
xuất với tiêu thụ.
- Nâng cao chất lượng các mặt hàng xuất khẩu, đầu tư khai thác nguồn
và chế biến hàng nông sản thực phẩm để có mặt hàng xuất khẩu chủ lực với
khối lượng lớn, mở rộng sản xuất các mặt hàng xuất khẩu truyền thống, phát
triển mạnh các mặt hàng tỉnh có khả năng xuất khẩu, củng cố và tìm kiếm mở
rộng thị trường xuất nhập khẩu, có chính sách khuyến khích.
2 > Mục tiêu cụ thể đến năm 2005.
+ GDP thương mại dịch vụ chiếm 30% trong GDP của tỉnh
+ Tổng mức luân chuyển hàng hoá bán lẻ thị trường xã hội tăng bình
quân 12% năm.
+ Xuất khẩu đạt 80 triệu USD.
+ Nhập khẩu đạt 75 triệu USD.
+ Tốc độ tăng XNK bình quân hàng năm 15%.


+ Cơ bản có chiến lược phát triển các lĩnh vực của hoạt động thương
mại.
II). MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG THƯƠNG
MẠI TRÊN ĐỊA BÀN HÀ TÂY.
Để thực hiện các mục tiêu trên cần giải quyết các khó khăn hiện tại, phát
huy lợi thế so sánh thương mại và tiềm năng của tỉnh. Muốn vậy cần thực hiện
các giải pháp sau.
1. Giải pháp từ phía Nhà nước
1.1>. Giải pháp về mạng lưới thương mại.
1.1.1> Đối với thương nghiệp Nhà nước.
+Cần xắp xếp quy hoạch, tổ chức lại các doanh nghiệp Nhà nước không
để như hiện nay, số lượng doanh nghiệp đông mà hoạt động không có hiệu
quả. Có thể xắp xếp quy hoạch, tổ chức lại theo hướng như sau:
Thứ nhất: Các công ty làm ăn có hiệu quả, có xu thế phát triển thì giữ
nguyên và mở rộng quy mô, và các lĩnh vực kinh doanh như Công ty xăng dầu
Hà Sơn Bình, Công ty vật tư tổng hợp, Công ty XNK ...
Thứ hai: Nghiên cứu sát nhập một số công ty thương mại Nhà nước cấp
huyện và một số công ty khác làm ăn thiếu hiệu quả ở đồng bằng, miền núi
thành hai công ty thương mại và dịch vụ tổng hợp. Một công ty ở phía Bắc gồm
7 huyện thị, trụ sở đặt tại thị xã Sơn Tây lấy công ty thương mại dịch vụ Sơn
Tây làm nền. Một công ty ở phía Nam gồm 7 huyện thị lấy công ty Công nghệ
phẩm làm nền, trụ sở đặt tại thị xã Hà Đông. Điều này có thể làm được nếu Sở
thương mại phối hợp với các sở khác, UBND huyện thị, các công ty đề ra đề án
sáp nhập hợp lý.
Sát nhập giúp các công ty hiện nay tránh được rủi ro trong kinh doanh,
giải quyết một số vấn đề tồn tại như vốn ít, lao động đông, khả năng vay vốn
thấp, công tác nghiên cứu thị trường, tạo nguồn, bán hàng yếu kém... Vì sát
nhập sẽ theo hướng tinh giảm về tổ chức, những lao động không đủ trình độ và
khả năng hoạt động thương mại sẽ được đào tạo lại, sắp xắp công việc khác,
cho nghỉ chế độ, ... bộ máy quản lý gọn nhẹ ...

Thứ ba: Cổ phần hoá, bán, khoán, cho thuê, giải thể các doanh nghiệp.
Những doanh nghiệp làm ăn lỗ thường xuyên, vốn quá ít, lĩnh vực hoạt động
không cần thiết phải giữ vai trò chủ đạo thì nên bán khoán, cho thuê, giải thể,
cổ phần hóa. Tiến hành cổ phần hóa theo nghị định 44/CP, 28/CP và các văn
bản hướng dẫn khác của chính phủ, các bộ, UBND tỉnh. Khi tiến hành cổ phần
hóa cần khắc phục một số cản trở như Giám đốc, ban lãnh đạo các công ty tâm
lý không muốn, giải quyết các vấn đề tồn tại của công ty như nợ thuế, nợ ngân
hàng, nợ lương, các khoản thu khó đòi, các phân xưởng không còn hiệu
quả...Cần có cơ chế thu hút người mua cổ phiếu như cho mua với khối lượng
nhất định, cho mức lãi mấy năm đầu cao... đối với cán bộ, công nhân của doanh
nghiệp mua chưa có tiền có thể cho chịu một vài năm không lấy lãi, đánh giá
tài sản phải trung thực, khách quan, tiến hành cổ phần công khai, dân chủ... Sở
thương mại phối hợp với các sở chủ quản khác như Ban đổi mới DN của tỉnh,
UBND các huyện thị xây dựng đề án cổ phần hoá cho từng doanh nghiệp.
Trong đề án phải giải quyết được những vấn đề tồn tại, đưa ra tương lai phát
triển của công ty sau khi cổ phần, đề án phải làm cho lãnh đạo công ty, công
nhân nên tin rằng cổ phần hóa là con đường đúng đắn dẫn đến thành công của
công ty. Tiến hành bán, khoán kinh doanh, cho thuê doanh nghiệp thực hiện
theo Nghị định 103/1999/NĐ-CP. Muốn bán, khoán, cho thuê được thì cũng
phải giải quyết một số khó khăn của các công ty như trên.
Ngoài ra cần có quy hoạch lại mạng lưới các cửa hàng buôn bán của
TNQD nhất là mạng lưới bán lẻ xăng dầu của tỉnh. Trong quy hoạch cần chú ý
đến:
+ Thực trạng mạng lưới các cửa hàng (ra sao )
+ Khả năng đáp ứng nhu cầu hiện nay của nhân dân (thế nào )
+ Khả năng xây dựng mới, củng cố các cửa hàng hiện có (ra sao )
+ Nhu cầu của nhân dân trong tương lai (tăng hay giảm )
+ Có thể quy hoạch ở đâu (là hợp lý )
Sở thương mại cần phối hợp với các Sở khác, UBND các huyện. thị trong
tỉnh xây dựng bản quy hoạch chi tiết mạng lưới các cửa buôn bán từ nay đến

năm 2010, 2020 để làm căn cứ kêu gọi đầu tư, khuyến khích các doanh nghiệp,
nhân dân trong và ngoài tỉnh mở cửa hàng, đồng thời tránh sự phân bố không
đồng đều dẫn đến cạnh tranh không lành mạnh, kinh doanh chồng chéo, vừa
hiệu quả thấp vừa không đáp ứng được nhu cầu đa dạng của nhân dân về trao
đổi hàng hoá khắc phục tình trạng cái cần thì cửa hàng không có, cái có thì
cửa hàng không cần.
+ Xây dựng mạng lưới các hợp tác xã nông nghiệp ở vùng nông thôn,
miền núi làm dịch vụ thương mại, thành lập các HTX thương mại. Điều này sẽ
giúp giải quyết mạng lưới thương mại ở nông thôn, miền núi còn mỏng thưa.
Các HTX nông nghiệp là nơi gần dân nhất, nắm được nhu cầu và nguyện vọng
của nhân dân về thương mại. Do vậy HTX nông nghiệp làm dịch vụ thương mại
sẽ đáp ứng tốt nhất nhu cầu hàng hóa của nhân dân. HTX nông nghiệp có thể
làm các dịch vụ sau:
• Dịch vụ tưới tiêu.
• Dịch vụ bảo vự thực vật
• Dịch vụ vật tư nông nghiệp
• Dịch vụ giống cây trồng
• Dịch vụ chuyển giao KHKT- CN
• Dịch vụ tiêu dùng
• Dịch vụ xây dựng dân dụng
• Dịch vụ khác
Cái khó nhất của các HTX nông nghiệp làm dịch vụ thương mại là vốn ít,
quan hệ với nhà cung cấp còn rất hạn chế, cán bộ còn chưa quen với công việc
này, trình độ còn yếu kém... Do vậy Sở thương mại cần tổ chức các lớp tập
huấn cho cán bộ của hợp tác xã về kiến thức chuyên ngành... Trước mắt cần
tiến hành chỉ đạo làm thử một số HTX nông nghiệp điển hình làm dịch vụ
thương mại sau đó tổng kết rút kinh nghiệm và nhân ra toàn tỉnh.
1.1.2>. Đối với thương nghiệp ngoài Nhà nước.
Khuyến khích các doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH, tư thương kinh
doanh những mặt hàng tỉnh sẵn có, thương nghiệp Nhà nước bỏ trống. Đẩy

mạnh việc cải cách thủ tục hành chính trong việc cấp phép đăng ký kinh doanh,
kiểm tra kiểm soát thị trường tạo điều kiện thuận lợi hơn cho doanh nghiệp
ngoài Nhà nước, tư thương hoạt động.
Cho phép doanh nghiệp ngoài Nhà nước, tư thương hoạt động với quy
mô không hạn chế, phạm vi hoạt động không hạn chế (trừ một số lĩnh vực kinh
doanh có điều kiện), có thể tồn tại độc lập hoặc liên doanh liên kết với DNNN
hoặc các doanh nghiệp nước ngoài.
Đối với doanh nghiệp ngoài Nhà nước, tư thương hoạt động ở miền núi,
vùng sâu vùng xa có chính sách ưu tiên hơn với doanh nghiệp ngoài Nhà nước,
tư thương hoạt động ở vùng đồng bằng. Có thể giảm thuế, trợ cước một số
mặt hàng... thưởng khi thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của UBND
tỉnh, chính phủ với đồng bào dân tộc thiều số, đóng góp quan trọng trong phát
triển sản xuất hàng hoá ở đây.
1.2>. Các giải pháp về xuất nhập khẩu.
2 - Thành lập thêm các công ty chuyên kinh doanh XNK trên cơ sở giữ
vững các công ty XNK hiện nay..
3 - Mở rộng quy mô và lĩnh vực kinh doanh của công ty XNK tỉnh
4 - Tăng cường đào tạo lao động cho các công ty XNK bằng cách cử các
cán bộ đi học tại chức, tập huấn ở các trường trong và ngoài nước về
XNK. Cần có chế độ khuyến khích người lao động đi học, tự học như vẫn
cấp lương trong thời gian đi học, trợ cấp... Khuyến khích sự sáng tạo
trong công tác tìm nguồn cung cấp hàng, thị trường XNK, cách tổ chức,
quản lý thu mua, bán hàng.
- Thành lập hiệp hội XNK tỉnh. Hiệp hội này có các thành viên là các
doanh nghiệp, tư nhân tham gia XNK, có con giấu và trụ sở hoạt động riêng.
Hiệp hội là cơ quan giải quyết cách tranh chấp của các DN XNKtrong tỉnh
khi xảy ra tranh chấp, đại diện cho các DN XNK trong tỉnh ký kết các văn
bản, hợp đồng XNK, nghiên cứu thị trường và tìm kiếm bạn hàng cho các
DN, thông tin lại cho các DN về tình hình thị trường XNK, những cơ hội
thách trong tương lai... Hiệp hội trực thuộc Sở thương mạ

- Sở thương mại cần phối hợp với các Sở khác xây dựng chiến lược XNK
của tỉnh từ nay đến năm 2010, 2020. Chiến lược sẽ là căn cứ để chỉ đạo
hoạt động XNK của tỉnh. Khi xây dựng chiến lược cần chú ý
* Thực trạng XNK tỉnh trong thời gian qua.
* Chiến lược phát triển KT-XH của tỉnh trong thời gian tới.
* Những biên động về KT-XH, CT-VH... có thể có.
Chiến lược cần gắn với quy hoạch tổng thể ngành thương mại, quy
hoạch phát triển kinh tế Hà Tây đến năm 2010.
- Sở thương mại phối hợp với các Sở nông nghiệp và phát triển nông
thôn, Sở công nghiệp, Sở xây dựng, UBND huyện thị nghiên cứu chi tiết các mặt
hàng thế mạnh của tỉnh có thể XK để từ đó có giải pháp phát triển nguồn hàng
có đủ chất lượng và số lượng XK. Trước mắt cần:
* Xây dựng và phát triển các vùng chuyên canh cây lạc, đậu, tương, vùng
lúa phục vụ xuất khẩu. Phải chú ý từ khâu chọn đất, chọn giống, khâu chăm
bón, khoa học kỹ thuật.... Phải làm tốt công tác thuỷ lợi, đê điều tránh phụ
thuộc nhiều vào thiên nhiên. Cần thiết cho xây dựng nhà kính, nhà trồng... Các
vùng chuyên canh này phải tập trung không phân tán
* Xây dựng các nhà máy chế biến, tìm kiếm các giải pháp khoa học kỹ
thuật sơ chế bảo toàn các sản phẩm của tỉnh để có thể dự trữ chờ XK khi giá cả
thị trường thấp.
* Phát triển mạnh các làng nghề thủ công truyền thống, hình thành các
cụm công nghiệp làng nghề. Các làng nghề hiện nay gặp nhiều khó khăn về
vốn, cơ sở kỹ thuật hạ tầng (nhà xưởng công cụ... ) yếu kém, môi trường bị ô
nhiễm nặng, trình độ người lao động yếu kém, sản phẩm làm ra giá thành cao
sức cạnh tranh thấp, nguồn nguyên liệu không ổn định, người tâm huyết với
nghề ngày càng ít đi... UBND tỉnh cần có chính sách khuyến khích phát triển
như tạo điều kiện vay vốn dễ ràng cho các làng, thành lập hiệp hội làng nghề
tỉnh, chỉ đạo chi cục kiểm lâm giành một số chỉ tiêu gỗ cung cấp cho các làng
nghề, xây dựng cá cụm công nghiệp làng nghề, có chính sách với các nghệ
nhân, giảm thuế hoặc miễn thuế cho các làng nghề mới, cho các làng nghề có

sản phẩm tiêu thụ khó khăn, đào tạo lao động, đầu tư cơ sở hạ tầng, khắc phục
ô nhiễm môi trường... hướng dẫn các làng luật pháp, cung cấp thông tin về thị
trường giá cả và nơi có thể mua hàng của làng nghề, tư vấn về mẫu mã...
* Thành lập các công ty, kêu gọi nước ngoài khai thác các nguồn tài
nguyên có thể XK của tỉnh như đá vôi, Apatit, nước khoáng, vật liệu xây dựng...
Đồng thời củng cố các năng lực công ty hoạt động trên lĩnh vực này hiện có.
- UBND tỉnh cần giành một phần ngân sách hoặc lấy phần thuế XNK các
doanh nghiệp lập quỹ hỗ trợ XNK của tỉnh. Quỹ này sẽ dùng để hỗ trợ các
doanh nghiệp XNK có thành tích (theo tiêu chuẩn của tỉnh ), chi cho nghiên cứu
các chiến lược, chính sách về XNK...
- Cần phải xây dựng điểm thông quan tại thị xã Hà Đông vì từ năm
2001-2010, các doanh nghiệp có hoạt động XNK, kinh ngạnh XNK của Hà Tây
và vùng lân cận tăng trưởng với tốc độ nhanh, khối lượng lưu chuyển hàng
hoá ngày càng lớn, đầu mối doanh nghiệp ngày càng nhiều... Nếu phải làm thủ
tục XNK tại các cửa khẩu xa sẽ làm tăng chi phí, mất thời gian không khuyến
khích đầu tư trong và ngoài nước vào địa bàn Hà Tây.
- Mở rộng mối quan hệ hợp tác với các vùng trong cả nước đặc biệt chú
trọng tới Hà Nội, Đồng bằng sông Hồng, Tây bắc, Đông bắc. Hà Tây cần tìm
hiểu các khả năng hợp tác, có thể đề xuất với các tỉnh bạn phương hướng hợp
tác... Mở rông quan hệ với các thị trường nước ngoài bằng nhiều cách như kết
nghĩa với các tỉnh thành của các nước, giao lưu văn hoá...
1.3>. Các giải pháp về cơ sở hạ tầng của hoạt động thương mại.
1.3.1). Giải pháp về chợ.
- Sở thương mại phối hợp với các sở khác, UBND huyện tiến hành quy
hoạch lại hệ thống chợ hiện nay. Trong đó:
Giai đoạn 2001-2005
+ Xoá bỏ hoàn toàn chợ họp trên đường phố, đường đi lại gây cản trở
giao thông mất mỹ quan đô thị. Tìm nơi khác thích hợp xây chợ.
+ Củng cố 14 chợ kiên cố đã có xây dựng mới 14 chợ kiên cố nữa ở các
nơi thích hợp trong tỉnh để làm sao đây chính là các nơi phát triển hàng hoá

trong tỉnh. Trong các chợ này áp dụng hình thức kinh doanh kiểu đô thị.
+ Cùng với chợ hiện tại, bố trí các chợ với quy mô thích hợp ở các khu
tập trung để đáp ứng nhu cầu mua bán các mặt hàng nhật dụng, nông sản
thực phẩm, rau quả phục vụ cho bữa ăn hàng ngày của nhân dân. Ở nông thôn,
vùng núi bình quân 2-3 xã xây dựng một chợ để phục vụ lưu thông hàng hoá
cho địa phương. Ở một số khu công nghiệp lớn xây dựng một số chợ chính có
chức năng phát luồng hàng và phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong khu vực. Từng
bước cải tạo nâng cấp các chợ xã.
Giai đoạn 2005-2010:
+ Tiếp tục xây dựng kiên cố cho 47 chợ lớn tại các khu đô thị mới, cụm
kinh tế thương mại của các huyện, đầu tư trang thiết bị phục vụ hoạt động
thương mại theo hướng văn minh thương nghiệp.
+ Xoá bỏ toàn bộ chợ tạm (lều, lán ) còn lại thay vào đó xây bán kiên cố,
chấm dứt tuyệt đối mọi hình thức họp chợ trên đường phố.
+ Hình thành một số chợ chuyên doanh một số mặt hàng nhất định như:
chợ cây con giống, chợ hoa quả, chợ hàng tư liệu sản xuất...
+ Tiếp tục cho hình thành các chợ mới tại các cụm dân cư mới hình
thành hoặc các khu vực còn thiếu chợ.
Căn cứ vào thực trạng chợ hiện nay ta có thể quy hoạch như sau:
STT
Hiện trạng Quy hoạch
Tổng
số
Chợ
kiên cố
Chợ
tạm
Tổng
số
Chợ

kiên cố
Chợ
tạm
Tổng số 168 14 154 176 75 101
1 TX Hà Đông 12 2 10 13 6 7
2 TX Sơn Tây 7 1 6 9 6 3
3 Ba Vì 20 20 20 6 14
4 Phúc Thọ 8 8 11 5 6
5 Thạch Thất 10 1 9 10 4 6
6 Đan Phượng 8 8 11 5 6
7 Hoài Đức 10 10 10 4 6
8 Quốc Oai 7 7 9 4 5
9 Chương Mỹ 16 3 13 16 8 8
10 Thanh Oai 15 15 15 6 9
11 Thường Tín 10 10 10 2 8
12 Ứng Hoà 23 4 19 23 11 12
13 Phú Xuyên 15 3 12 15 6 9
14 Mỹ Đức 7 7 7 5 2
Đổi mới tổ chức quản lý Nhà nước về chợ và hệ thống trực tiếp quản lý
kinh doanh các hoạt động dịch vụ cho các chợ. Ở tỉnh Sở Thương Mại bố trí
một bộ phận chuyên nghiên cứu, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy
định của Nhà nước và của tỉnh về quản lý chợ trên địa bàn. Ở huyện, thị xã
hình thành bộ phận tổ chức quản lý chợ nằm trong phòng tài chính thương
nghiệp làm nhiệm vụ hướng dẫn kiểm tra sự thực hiện của các ban quản lý chợ
trên địa bàn về việc tổ chức sắp xếp người buôn bán vào chợ, hướng dẫn người
buôn bán thực hiện các quy định của Nhà nước về kinh doanh thương mại,
dịch vụ (như về đăng ký kinh doanh, về thuế, về chất lượng hàng, về hàng giả,
hàng lậu, giá sàn, giá trần với một số mặt hàng). Ở các chợ thành lập các ban
quản lý có nhiệm vụ sắp xếp các quầy hàng, chỗ bán hàng, kiểm tra, giám sát
việc thực hiện các chủ trương chính sách, pháp luật của Nhà nước về kinh

doanh quản lý tài của chợ, cho thuê chỗ bán hàng, tổ chức các dịch vụ trong
chợ.

×