Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Một số giải pháp góp phần đẩy nhanh tiến độ CPH DNNN ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (105.15 KB, 15 trang )

Một số giải pháp góp phần đẩy nhanh tiến độ CPH DNNN ở Việt
Nam
3.1 Kế hoạch CPH DNNN năm 2005-2006
Trong 2 năm 2005-2006, cả nước sẽ nỗ lực cao nhất đẩy nhanh tiến
trình CPH DNNN. CPH được tiếp tục khẳng định là một trong những giải pháp
chủ yếu để nâng cao hiệu quả của hệ thống DNNN và cả nền kinh tế Việt Nam
nói chung. Theo Đề án tổng thể về sắp xếp, đổi mới DNNN đã được Thủ tướng
Chính Phủ phê duyệt, chỉ tiêu CPH năm 2005 là 394 doanh nghiệp (128 doanh
nghiệp thuộc bộ, 214 doanh nghiệp thuộc tỉnh, 52 Tổng công ty), cộng thêm số
doanh nghiệp đã được phê duyệt CPH mà chưa được thực hiện từ những năm
trước, tổng số DNNN sẽ được CPH trong năm 2005 lên đến 724 doanh nghiệp.
Trong đó, Hà Nội phải CPH 49 DNNN (6 doanh nghiệp Nhà nước nắm cổ phần
chi phối, 43 doanh nghiệp Nhà nước nắm cổ phần mức thấp hoặc không nắm
cổ phần), thành phố Hồ Chí Minh CPH 60 doanh nghiệp, tỉnh Thái Nguyên CPH
10 doanh nghiệp. Số DNNN sẽ được CPH trong năm 2006 là 676 doanh nghiệp.
Với 18 Tổng công ty 91 và 19 Tổng công ty 90 chưa thể được CPH toàn bộ
trong năm 2005, các doanh nghiệp thành viên của những Tổng công ty này sẽ
được CPH trước. Về thời gian trung bình để CPH một DNNN, theo ông Phạm
Viết Muôn, Phó trưởng Ban chỉ đạo và đổi mới doanh nghiệp TW, thời gian
trung bình để CPH một DNNN phải được rút xuống còn 200 ngày, trong đó thời
gian thực hiện 3 khâu thành lập ban đổi mới, định giá và phê duyệt phương án
kéo dài không quá 100 ngày
Nhà nước chủ trương mở rộng diện CPH, do đó việc CPH sẽ được tiến
hành ở một số Tổng công ty và DNNN lớn trong các ngành quan trọng như
điện lực, luyện kim, cơ khí, hoá chất, phân bón, xi măng, xây dựng, vận tải
đường bộ, đường sông, hàng không, hàng hải, viễn thông, Ngân hàng, bảo
hiểm. Một số Tổng công ty và DNNN lớn sẽ được CPH trong năm 2005 là : Tổng
công ty điện tử - tin học Việt Nam, Tổng công ty xuất nhập khẩu và xây dựng
Việt Nam, Tổng công ty thương mại và xây dựng, Ngân hàng ngoại thương
Việt Nam, Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long.
Tổng công ty thương mại và xây dựng thuộc Bộ giao thông vận tải là


một trong những Tổng công ty đầu tiên được CPH trong năm 2005. Theo quyết
định đã được phê duyệt, Tổng công ty sẽ được CPH theo hình thức giữ nguyên
phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, phát hành cổ phiếu để huy động thêm
vốn. Công ty cổ phần sẽ có tên viết tắt là VIETRACIMEX, ngành nghề kinh
doanh chính là xây dựng dân dụng và công nghiệp, xuất nhập khẩu hàng hoá,
đại lý vận tải và môi giới hàng hải. Tám đơn vị hạch toán độc lập thuộc Tổng
công ty sẽ được CPH là : Công ty thương mại và xây dựng Bạch Đằng, Công ty
xuất khẩu lao động và du lịch Sao Vàng, Công ty xây dựng và phát triển cơ sở
hạ tầng, Công ty xây dựng và thương mại miền núi, Công ty thương mại và xây
dựng Hải Phòng, Công ty xây dựng và thương mại Việt - Nhật, Công ty thương
mại và xây dựng Đà Nẵng. Văn phòng và các đơn vị hạch toán phụ thuộc của
Tổng công ty sẽ được chuyển thành công ty “mẹ” với tên mới là Tổng công ty cổ
phần thương mại và xây dựng.
Tổng công ty xuất nhập khẩu - xây dựng Việt Nam (VINACONEX) là Tổng
công ty đầu tiên của Bộ xây dựng được CPH. Theo đề án, Tổng công ty sẽ được
CPH theo hình thức giữ nguyên phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, phát
hành cổ phiếu để huy động thêm vốn. Hầu hết các doanh nghiệp thành viên của
Tổng công ty sẽ được CPH trong năm 2005. Công ty “mẹ” sẽ có tên là Tập đoàn
VINACONEX, vừa trực tiếp kinh doanh, vừa đầu tư vốn vào các công ty “con” và
các công ty khác.
Tổng công ty điện tử - tin học Việt Nam (VEIC) sẽ được CPH theo quyết
định số 06-2005 của Thủ tướng Chính Phủ. Các công ty TNHH Nhà nước một
thành viên thuộc VEIC như Công ty điện tử Thủ Đức, Công ty điện tử Hoà Bình,
Công ty điện tử Đống Đa, Công ty điện tử - viễn thông Nghệ An và Công ty công
nghệ thông tin GENPACIFIC sẽ được chuyển thành CTCP.
Việc CPH Tổng công ty thương mại và xây dựng, Tổng công ty xuất nhập
khẩu - xây dựng Việt Nam và Tổng công ty điện tử - tin học Việt Nam phải
được hoàn thành ngay trong 6 tháng đầu năm
Tổng công ty hoá chất Việt Nam sẽ CPH 10 doanh nghiệp thành viên
(trong đó có 4 doanh nghiệp Nhà nước giữ cổ phần chi phối)

Hai mạng điện thoại di động Mobiphone và Vinaphone thuộc Tổng công
ty bưu chính viễn thông Việt Nam sẽ hoàn tất các thủ tục CPH trong năm 2005.
Việc CPH hai mạng này đã được ghi trong Quyết định số 58/2005/QĐ-TTg phê
duyệt đề án thành lập thí điểm Tập đoàn bưu chính viễn thông Việt Nam. Sau
khi hợp đồng giữa Mobiphone và Comvik kết thúc vào tháng 5/2005, công việc
định giá Mobiphone sẽ được tiến hành.
Ngân hàng ngoại thương Việt Nam (VCB) và Ngân hàng nhà đồng bằng
sông Cửu Long sẽ được CPH trong năm 2005. Nếu việc CPH hai Ngân hàng này
diễn ra thành công, Nhà nước sẽ tiếp tục CPH các NHTMNN khác. Lý do là lĩnh
vực Ngân hàng, bảo hiểm sẽ được mở ra chậm nhất là năm 2008. Theo Hiệp
định Thương mại Việt - Mỹ (BTA), giai đoạn 2001-2009, các Ngân hàng Mỹ chỉ
hoạt động ở Việt Nam dưới hình thức liên doanh với tỷ lệ vốn góp từ 30% đến
40 %. Đến năm 2010, các Ngân hàng Mỹ sẽ được bình đẳng với các Ngân hàng
Việt Nam. Khi các “rào cản” với Ngân hàng Mỹ được loại bỏ, các Ngân hàng
Việt Nam sẽ gặp khó khăn khi cạnh tranh với các Ngân hàng Mỹ vốn có ưu thế
vượt trội về công nghệ, trình độ quản lý và vốn. Điều này buộc các Ngân hàng
của Việt Nam phải được đầu tư cải tiến công nghệ. Với các NHTMNN, biện
pháp phù hợp nhất để đạt mục tiêu trên là CPH.
VCB đã được chọn là Ngân hàng đầu tiên thí điểm CPH. Việc CPH VCB
thể hiện sự tích cực của Việt Nam trong việc thực hiện các cam kết cải cách tài
chính với các tổ chức tài chính quốc tế. Đến tháng 3/2004, vốn chủ sở hữu của
VCB là 4.042 tỷ đồng, Ngân hàng đặt mục tiêu đến hết năm 2005 sẽ có vốn chủ
sở hữu là 9.000 tỷ đồng. Khi VCB được CPH, Nhà nước sẽ giữ 51% cổ phần,
tương ứng với 4.590 tỷ đồng. Vốn Nhà nước tại VCB năm 2004 là 4.042 tỷ
đồng, do đó vốn chủ sở hữu của Ngân hàng phải được bổ sung 548 tỷ đồng từ
ngân sách Nhà nước. Số vốn điều lệ cần được bổ sung còn lại là 4.410 tỷ đồng.
Ngân hàng sẽ thu hút được số vốn này thông qua việc phát hành cổ phiếu. Theo
tính toán của CVB, với mức bán bình quân cho cán bộ, nhân viên trong ngân
hàng là 100 triệu đồng/người thì tổng số vốn được huy động mới chỉ là 400 tỷ
đồng, ngân hàng phải huy động hơn 4.000 tỷ đồng từ các nhà đầu tư bên

ngoài.
Tháng 7 năm 2004, Thống đốc NHNN đã ra quyết định nêu rõ tiến trình
CPH NHTMNN bao gồm 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 : xây dựng đề án tăng vốn tự
có thông qua việc phát hành cổ phiếu ưu đãi. Giai đoạn 2 : gồm 2 bước : (1)
trình Chính Phủ xin chủ trương về những vấn đề lớn như tỷ lệ cổ phần nắm giữ
của Nhà nước, CPH các công ty trực thuộc, xác định nợ xấu…, (2) xây dựng đề
án chi tiết, trình Chính Phủ phương án cuối cùng vào quý 3 năm 2005. Về mặt
chủ trương CPH, từ Chính Phủ đến các Bộ đều đồng tình, VCB cũng sẵn sàng
thực hiện. Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên chúng ta CPH một NHTMNN nên việc
thực hiện gặp nhiều khó khăn. Khó khăn lớn nhất là thiếu cơ sở pháp lý để CPH
NHTMNN. Vì nếu áp dụng các quy định hiện hành về CPH thì việc CPH
NHTMNN không thể thực hiện được. Tài sản của Ngân hàng có khối lượng lớn,
đa dạng, trong đó phần lớn là tài sản tài chính, có giá trị phụ thuộc chủ yếu vào
mức độ rủi ro, mức sinh lời dự tính…Việc định giá Ngân hàng phức tạp hơn
việc định giá một doanh nghiệp thông thường.
3.2 Một số giải pháp góp phần đẩy nhanh tiến độ CPH DNNN ở Việt
Nam
3.2.1 Tiếp tục bổ sung, sửa đổi luật về CPH :
Về đối tượng CPH : cần mở rộng hơn nữa đối tượng được phép CPH,
(tức thu hẹp đối tượng Nhà nước cần giữ 100% vốn).
Về quyền mua cổ phần lần đầu của DN CPH : theo quy định hiện hành,
các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước được mua cổ phần với số lượng
không hạn chế. Tuy nhiên quy định trên không còn ý nghĩa khi Nhà nước vẫn
yêu cầu phải đảm bảo quyền sở hữu cổ phần chi phối của Nhà nước trong
doanh nghiệp. Do vậy Nhà nước nên bỏ quy định về quyền nắm giữ cổ phần chi
phối của Nhà nước trong DN CPH. Với những DNNN đã thực hiện CPH, trong
đó Nhà nước giữ cổ phần chi phối, phải tiến hành bán tiếp cổ phiếu của Nhà
nước cho người lao động và nhà đầu tư ngoài doanh nghiệp. Có như vậy, việc
CPH mới đạt được mục tiêu huy động vốn của các cá nhân, tổ chức kinh tế, xã
hội trong và ngoài nước để tăng năng lực tài chính, đổi mới công nghệ, đổi mới

phương thức quản lý, nâng cao hiệu quả của cả nền kinh tế.
Về hình thức CPH, khuyến khích hình thức giữ nguyên vốn của Nhà nước
tại doanh nghiệp, phát hành cổ phiếu để thu hút thêm vốn của xã hội. Thực
hiện điều này cũng là để đạt được mục tiêu của CPH DNNN
Trong việc định giá doanh nghiệp để CPH, cần bổ sung, sửa đổi một số
điểm sau :
Về tổ chức tiến hành định giá, theo Nghị định 187/CP, hình thức định giá
thông qua Hội đồng định giá đã bị loại bỏ, cơ quan quyết định giá trị DN CPH
thuê một hay một số tổ chức định giá chuyên nghiệp ( công ty kiểm toán, công
ty tài chính...) trong danh sách do Bộ tài chính công bố. Đây là một quy định rất
hợp lý vì việc định giá được tiến hành bởi Hội đồng định giá thường kéo dài và
không khách quan. Tuy nhiên chỉ có 44 tổ chức trong danh sách các tổ chức
định giá do Bộ tài chính công bố. Con số này quá ít so với số DNNN cần được
định giá để CPH trong thời gian tới. Mặt khác, công việc định giá các DNNN lớn
( NHTMNN, tổng công ty...) rất phức tạp, cần được thực hiện bởi các tổ chức
định giá lớn của quốc tế, trong đó có những tổ chức chưa có văn phòng ở Việt
Nam. Theo Nghị định 187/CP, trường hợp cơ quan quyết định giá trị doanh
nghiệp thuê tổ chức định giá nước ngoài chưa hoạt động ở Việt Nam thì phải
được sự thoả thuận của Bộ Tài chính. Việc tìm hiểu các tổ chức định giá quốc
tế chưa có văn phòng ở Việt Nam, sau đó xin ý kiến chấp thuận bằng văn bản
của Bộ tài chính chắn chắn sẽ mất nhiều thời gian. Do đó, Bộ tài chính nên xem
xét bổ sung thêm các tổ chức định giá nước ngoài chưa có văn phòng ở Việt
Nam vào danh sách các tổ chức được phép định giá DNNN để CPH. Các doanh
nghiệp sẽ chỉ việc chọn một trong số các tổ chức trong danh sách này. Để giúp
các doanh nghiệp chọn lựa nhanh, Bộ Tài chính cũng nên cung cấp thông tin về
các tổ chức định giá cho doanh nghiệp, thậm chí tư vấn cho doanh nghiệp lựa
chọn tổ chức phù hợp.
Về phương pháp định giá, Bộ tài chính nên bổ sung thêm phương pháp
so sánh với những đơn vị tương tự đã CPH thành công. Việc định giá theo
phương pháp ít tốn kém, có thể được thực hiện nhanh, phù hợp với những

doanh nghiệp nhỏ, không cần thuê tổ chức định giá.
Về chi phí định giá, Bộ tài chính nên nâng cao mức chi phí tối đa cho việc
định giá bởi vì trong thời gian tới nhiều DNNN tiến hành CPH có quy mô lớn,
việc định giá cần được thực hiện bởi các tổ chức quốc tế. Mức giá do các tổ
chức này đưa ra thường khá cao.
Về vấn đề quyền sử dụng đất, Nhà nước không nên tính giá trị quyền sử
dụng đất vào giá trị doanh nghiệp, thay vào đó áp dụng hình thức cho thuê đất
với mọi DNNN tiến hành CPH và thường xuyên điều chỉnh giá cho thuê đất
theo giá thị trường. Bởi vì giá trị quyền sử dụng đất rất lớn, nếu được tính
ngay vào giá trị doanh nghiệp sẽ đẩy giá cổ phiếu lên cao, cổ phiếu sẽ khó bán
trong khi chúng ta đang muốn CPH nhanh. Ngoài ra, phương pháp sử dụng
khung giá đất của Nhà nước không thể thích ứng với sự biến đổi của thị
trường nên nhiều khả năng Nhà nước sẽ bị “thua thiệt”. Nếu Nhà nước muốn
xác định giá trị quyền sử dụng đất theo giá thị trường thì vấn đề khó khăn là :
hiện nay Nhà nước chưa quản lý tốt thị trường bất động sản do đó không có cơ
sở để xác định giá trị quyền sử dụng đất. Biện pháp Nhà nước cho thuê đất với

×