Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Đáp án đề GVG huyện môn Sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (69.26 KB, 3 trang )

HƯỚNG DẪN CHẤM KÌ THI LÍ THUYẾT GIÁO VIÊN DẠY GIỎI CẤP HUYỆN CHU KÌ 2010 – 2012
MÔN SINH HỌC
Câu Nội dung Điểm
1 - Thiết kế đúng ( có vẽ hình )
( nếu không có thí nghiệm đối chứng thì trừ 0,25 đ)
1d
2 a. - Hạt một lá mầm
- Hạt hai lá mầm
0,25đ
0,25đ
b. Gọi tên chính xác 0,5đ
3 - Nêu được 3 giai đoạn: thụ tinh, quá trình phát triển phôi, sinh sản
- Giải thích:
+ Thụ tinh ngoài là quá trình thụ tinh xảy ra trong môi trường có nước nên hiệu suất thụ tinh thấp,
số lượng trứng đẻ ra trong mỗi lứa phải nhiều, kích thước trứng nhỏ, chất dinh dưỡng nuôi phôi ít,
khả năng tồn tại của phôi thấp.
+ Thụ tinh trong: xảy ra trong cơ thể con cái nên hiệu suất thụ tinh cao, số lượng trứng ít dần, kích
thước trứng lớn ( khối noãn hoàng lớn) hoặc phôi được nuôi dưỡng bằng chất dinh dưỡng từ cơ thể
mẹ nên khả năng sống sót của phôi cao.
+ Những động vật thụ tinh ngoài thì đẻ trứng và sự phát trển phôi có biến thái, phụ thuộc hoàn toàn
vào điều kiện ngoại cảnh, khả năng sống sót của con non thấp. Còn thụ tinh trong thì dẫn đến đẻ
trứng, đẻ trứng thai hoặc thai sinh, sự phát triển phôi không hoàn toàn phụ thuộc vào môi trường tự
nhiên theo mức độ từ thấp đến cao. Vì vậy khả năng sống sót của con non cao dần.
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
4 a. - Vẽ đúng
- Chú thích đúng
0,5đ
0,5đ


b. – Quá trình tổng hợp các chất kèm theo tích lũy năng lượng trong các hợp chất hữu cơ
được tổng hợp: Lá cây đã sử dụng quang năng dể tổng hợp nên các hợp chất hữu cơ từ các
chất đơn giản là Cacbonic và nước. Trong các hợp chất hữu cơ chứa lên kết hóa học mang
năng lượng ( quang năng chuyển thành hóa năng). Cây xanh và các sinh vật tiêu thụ sử
dụng nguồn năng lượng sơ cấp đó tiếp tục tổng hợp nên các chất hữu cơ đặc trưng và phức
tạp của từng cơ thể (tích lũy năng lượng ở dạng hóa năng, hợp chất càng phức tạp thì số
lượng liên kết hoá học càng nhiều, năng lượng tích lũy càng lớn).
- Quá trình phân giải các chất kèm theo giải phóng năng lượng: Thực vật và các sinh vật sử
dụng Oxi để đốt chấy các hợp chấ hữu cơ phức tạp đặc trưng nhằm giải phóng năng lượng
cung cấp cho các hoạt động sống (hóa năng đã chuyển thành động năng) đồng thời tạo ra
sản phẩm cuối cùng là Cacbonic và nước (chất đơn giản)
( Nếu chỉ nêu được mối quan hệ trên ở cấp độ tế bào thì cho 0,5đ)
0,5đ
0,5đ
c. Lấy được ví dụ đúng, phù hợp với số liệu theo sơ đồ hình 21.2 1d
5 a. – Giả sử NST có nguồn gốc từ bố…., từ mẹ……
- Giáo viên phải nói rõ được cơ chế phân li độc lập và tổ hợp tự do của các cặp NST kép tương
đồng ở kì sau giảm phân I đã được chuẩn bị ở kì giữa giảm phân I:
+ Sự phân li của hai NST kép thuộc cùng một cặp NST tương đồng trên hai mặt phẳng khác nhau
0,25đ
của thoi phân bào ( theo quy luật phân li của Menđen).
+ Sự tổ hợp tự do của các NST kép thuộc các cặp NST tương đồng khác nhau trên mỗi mặt phẳng
tại xích đạo của thoi phân bào đã tạo thành hai nhóm NSt kép khác nguòn đi về hai cực của tế bào.
Do đó: Kết thúc giảm phân I, xảy ra hai khả năng: TH1: AABB và aabb TH2: Aabb và
aaBB
Kết thúc giảm phân II cơ thể đó tạo được 4 loại giao tử có tỉ lệ ngang nhau khác nhau về
nguồn gốc NST
( Nếu giáo viên chỉ nói ngắn gọn về diễn biến của NST ở kì sau của giảm phân I thì cho 0,25đ)
0,25đ
0,25đ

0,25đ
b.-DTĐL: 9 kiểu ( nếu thiếu một trường hợp thì không có điểm)
-DTLK:10 kiểu ( nếu sót một kiểu trừ 0,05đ)
0,5đ
0,5đ
c - Gây đột biến gen: Đột biến gen tạo ra do rối loạn quá trình tự nhân đôi của AND vì thế để gây
đột biến gen, dùng tác nhân gây đột biến tác động vào kì trung gian
- Gây đột biến số lượng NST: Đột biến số lượng NST phát sinh do rối loạn quá trình hình thành thoi
vô sắc và sự phân li của NST về hai cực của tế bào trong quá trình phân bào không bình thường, vì
thế để gây đột biến số lượng NST dùng tác nhân đột biến tác động vào kì đầu (hình thành thoi tơ vô
sắc) và kì sau ( lúc các NST đơn phân li về hai cực của tế bào)
- Gây đột biến cấu trúc NST: Đột biến cấu trúc NST xảy ra tại kì trung gian khi NST giãn xoắn ở
trạng thái mảnh, vì vậy để gây đột biến cấu trúc NST dùng tác nhân gây đột biến tác động vào kì
trung gian.
0,25đ
0,5đ
0,25đ
6 a.- Dạng bài: lí thuyết, lí thuyết kiểu thực hành, thực hành
- Nhóm phương pháp chủ yếu: Dùng lời, trực quan, thực hành
(Nếu Gv chỉ nêu ra những phương pháp nhỏ thì cho nửa số điểm)
0,5đ
0,5đ
b. – Trong dạy học không có phương pháp nào là tối ưu,vì vậy phải phói hợp nhuần nhuyễn, linh
hoạt, hợp lí các phương pháp trong từng bài cụ thể.
- Đối với dạng bài lí thuyết chủ yếu sử dụng nhóm phương pháp dùng lời.
- Đối với dạng bài lí thuyết kiểu thực hành thì chủ yếu sử dụng nhóm phương pháp trực quan.
- Đối với dạng bài thực hành chủ yếu sử dụng phương pháp thực hành.
0,25đ
0,25đ
0,25đ

0,25đ
c.Gv phải xác định đúng cách sử dụng phương pháp trong bài. 2đ
d.- Các bước tổ chức:
+ Xác định rõ mục đích, yêu cầu nhiệm vụ quan sát của học sinh.
+ Gv hướng dẫn tổ chức quan sát, trình tự các công đoạn thực hành quan sát.
+ Phân phát vât mẫu.
+ Hs tự làm, quan sát và ghi chép (việc ghi chép có thể dưới hình thức lập bảng.
+ Làm tường trình, gia công các tài liệu quan sát và nhờ các thao tác tư duy để rút ra kết luận khái
quát, hoặc trả lời các câu hỏi của gv đưa ra.
-Ví dụ: Gv lấy được ví dụ chính xác hợp lí:
+ Nêu được tên 1 bài dạy hoặc 1 mục cụ thể của bài
0,25đ
0,25đ
0.25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
+ Nêu được diễn biến hợp lí. 0,5đ
7 a.- Bộ NST của loài: 2n =78
- Tế bào nguyên phân 7 lần ( Không có điều kiện trừ ½ số điểm)
1d
b. Số NST môi trường cung cấp là 9984 NST 1d
c. Số NST chứa trong các trứng không được thụ tinh: 156 NST 1đ
d.Số NST kép có trong các tế bào đang ở kì giữa của lần nguyên phân cuối cùng là: 4992 NST.(Nếu
không nói rõ trạng thái của NST trừ 0,5đ)

×