Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

tiểu luận logistics logistics ngược và thực trạng logistics ngược tại công ty tnhh tribeco

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (212.25 KB, 27 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Cùng với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế thế giới, hoạt động Logistics
cũng đang được khai thác không ngừng nhằm đáp ứng hầu hết các nhu cầu của con
người. Tuy nhiên, dưới áp lực cạnh tranh gay gắt và vấn đề ô nhiễm môi trường nghiêm
trọng như hiện nay, Logistics ngược (Reverse Logistics) sẽ là một trong những giải pháp
quan trọng giúp doanh nghiệp có thể giảm được chi phí, tăng doanh thu, nâng cao trình
độ dịch vụ khách hàng và giảm tác động của hoạt động sản xuất kinh doanh đến môi
trường; từ đó giành được lợi thế cạnh tranh trên thị trường và thực hiện tốt trách nhiệm xã
hội của doanh nghiệp.
Công ty Tribeco là một trong những doanh nghiệp lớn trên thị trường kinh doanh
nước giải khát ở Việt Nam. Nhằm mục tiêu phát triển mạnh mẽ và bền vững, công ty
ngày càng đầu tư nhiều vào hoạt động Logistics và đặc biệt là Logistics ngược. Tuy vậy,
việc áp dụng này vẫn chưa thực sự được rõ ràng và tạo ra được những tác động lớn.
Việc tìm hiểu về cách thức triển khai các hoạt động Logistics đi kèm với các biện
pháp bảo vệ môi trường trong một công ty lớn ở Việt Nam sẽ giúp nhóm em có những cái
nhìn rõ hơn về những bất cập, những khó khăn trong lĩnh vực Logistics mà các doanh
nghiệp ở Việt Nam đang gặp phải. Bởi vậy nhóm em đã quyết định chọn đề tài “Logistics
ngược và thực trạng logistics ngược tại Công ty TNHH TribecoBình Dương”. Bài tiểu
luận của nhóm gồm 3 phần
Phần 1 – Tổng quan chung về Logistics ngược
Phần 2 – Tổng quan về Công ty Tribeco và thực trạng áp dụng Logistics ngược tại
Công ty Tribeco
Phần 3 – Các giải pháp kiến nghị

1


1 TỔNG QUAN CHUNG VỀ LOGISTICS NGƯỢC
1.1

Khái niệm và nguyên nhân về logistics ngược



a. Khái niệm về logistics ngược

Lý thuyết về logistics ngược đã bắt đầu được quan tâm nghiên cứu một cách kỹ
lưỡng và có hệ thống tại các nước phát triển như Mỹ và châu Âu từ thập niên 90 của thế
kỷ trước. Cho đến nay đã có rất nhiều quan niệm khác nhau về logistics ngược. Tuy
nhiên, quan điểm của Rogers và Tibben - Lembke (1999) là khái niệm được giới chuyên
môn đồng tình và ủng hộ. Khái niệm này đã mô tả sinh động về logistics ngược thông
qua việc nhấn mạnh tới mục tiêu và quá trình diễn ra bên trong của logistics ngược, đó
là:
"Logistics ngược là quá trình lập kế hoạch, thực hiện và kiểm soát một cách hiệu
quả dòng chảy của nguyên liệu, bán thành phẩm và thông tin có liên quan từ các điểm
tiêu thụ đến điểm xuất xứ với mục đích thu hồi lại giá trị hoặc xử lý một cách thích hợp".
b. Nguyên nhân của logistics ngược

Logistics ngược có thể hình thành do một số nguyên nhân sau nguyên nhân như:
● Do phải thu hồi các sản phẩm không bán được, hoặc có khuyết tật để sửa chữa;
● Do thu hồi để tháo dỡ các sản phẩm đã qua sử dụng;
● Do phải thu hồi và tái sử dụng bao bì sản phẩm;

Do cần thu hồi và tái sử dụng pallet, container…
1.2

Phân loại logistics ngược

● Dòng logistics ngược dựa trên nguồn gốc sản phẩm:

Tỷ lệ cao là do khách hàng trả lại sản phẩm, ước chừng 6% trong toàn bộ chuỗi
Là hoạt động thu hồi lại các sản phẩm không bán được, hoặc bị hư hỏng bị trả lại,
hoặc đã qua sử dụng, hoặc sản phẩm không đáp ứng yêu cầu, hết hạn sử dụng, ….

● Dòng logistics ngược dựa trên bao bì đóng gói

Là hoạt động thu hồi các bao bì và vật liệu vận chuyển từ người sử dụng cuối cùng
hoặc từ người phân phối trung gian để tái chế, tái sử dụng hoặc tái sản xuất, …

2


1.3

Mô hình và quy trình logistics ngược

Hình 2: Quy trình thực hiện logistics ngược
Quy trình logistics ngược được thực hiện theo 4 giai đoạn như trong Hình 2:
● Giai đoạn 1: “Tập hợp”: Bao gồm các hoạt động cần thiết để thu về các sản phẩm không

bán được, sản phẩm khuyết tật hay bao bì và vận chuyển chúng tới điểm phục hồi.
● Giai đoạn 2: “Kiểm tra”: Tại điểm phục hồi, sản phẩm sẽ được thông qua các hoạt động
như kiểm tra chất lượng sản phẩm, chọn lọc và phân loại sản phẩm. Kết quả của giai
đoạn 2 là căn cứ quan trọng và cần thiết để xác định quá trình tiếp theo cho hầu hết các
sản phẩm thương mại.
● Giai đoạn 3 “Xử lý”: Khi một sản phẩm được thu hồi ngược trở lại, DN sẽ có nhiều cách
xử lý:
(1) Tái sử dụng trực tiếp hoặc bán lại;
(2) Phục hồi sản phẩm (sửa lại, làm mới lại, sản xuất lại, tháo để lấy phụ tùng…);
(3) xử lý rác thải (thiêu đốt hoặc thải ra môi trường).

3



❖ “Bán lại” được áp dụng khi các sản phẩm được đưa vào thị trường nào đó khá lâu nhưng

không bán được vì không có nhu cầu hoặc nhu cầu đã bão hòa có thể được thu hồi để
chuyển sang bán ở thị trường khác đang có nhu cầu hoặc bán thông qua các cửa hàng
giảm giá.
❖ “Tái sử dụng” là trường hợp chất lượng sản phẩm thu hồi vẫn đảm bảo để có thể quay
vòng tiếp tục sử dụng như linh kiện, các loại bao bì sử dụng nhiều lần (chai, lọ thủy
tinh), pallet, container và các hầu hết các thiết bị thuê ngoài. Đối với các sản phẩm mà
công dụng, màu sắc, kiểu dáng, tính năng… của nó không đáp ứng được nhu cầu của
khách hàng thì cần phải
❖ “Phục hồi” thông qua việc sửa chữa, nâng cấp, làm mới, sản xuất lại… rồi sau đó lại
được tiếp tục đưa vào mạng phân phối.
❖ Đối với những sản phẩm, bao bì không thể xử lý được dưới các hình thức trên vì điều
kiện tồi tệ của nó hay vì trách nhiệm luật pháp và giới hạn về môi trường, DN sẽ cố gắng
để vứt bỏ sản phẩm với chi phí thấp nhất.
Giai đoạn cuối cùng: “Phân phối lại” sản phẩm đã phục hồi: Giai đoạn này đề cập
đến các hoạt động logistics để đưa lại sản phẩm vào thị trường và chuyển nó cho khách
hàng như các hoạt động dự trữ, bán hàng và vận chuyển.
1.4

So sánh logistics ngược và logistics xuôi

Logistics ngược

Logistics xuôi

Phân phối từ nhiều điểm đến một

Phân phối từ một điểm đến một điểm


Giá cả và chất lượng không đồng nhất

Giá cả và chất lượng đồng nhất

Khó khăn về quản lý hàng tồn, lưu trữ

Dễ dàng quản lý hàng tồn, lưu trữ nhất

điểm

không nhất quan

quán

Chi phí không nhìn thấy trực tiếp

Chi phí có thể giám sát chặt chẽ

Tốc độ phân phối không được ưu tiên

Ưu tiên cho tốc độ phân phối

Bao bì sản phẩm không được quan

Bao bì đóng gói được bảo vệ cẩn thận

Không dễ quản lý vòng đời sản phẩm

Dễ quản lý vòng đời sản phẩm


tâm

4


Không rõ ràng về quá trình vận
chuyển sản phẩm

Tiến trình vận chuyển được quản lý rõ
ràng

Mâu thuẫn về sở hữu và trách nhiệm

Rõ ràng về vai trò phân bổ sản phẩm

vận chuyển sản phẩm
Giá cả phụ thuộc và nhiều yếu tố

Giá cả tương quan đồng nhất

Bảng 1: Bảng so sánh logistics ngược và logistics xuôi
1.5

Vai trò của logistics ngược

Trong những năm gần đây, dưới áp lực cạnh tranh gay gắt và vấn đề ô nhiễm môi
trường nghiêm trọng, logistics ngược được xem là một trong những giải pháp quan trọng
giúp DN có thể giảm được chi phí, tăng doanh thu, nâng cao trình độ dịch vụ khách hàng
và giảm tác động của hoạt động sản xuất kinh doanh đến môi trường:
● Logistics ngược tạo sự thông suốt cho quá trình logistics xuôi: Ở nhiều khâu của quá


trình logistics xuôi xuất hiện những sản phẩm không đạt yêu cầu cần sửa chữa lại, bao bì
lỗi phải dán nhãn mác lại… Để đảm bảo đưa các sản phẩm này trở lại kênh logistics
xuôi một cách nhanh chóng, kịp thời nhất thì cần phải phát sinh một loạt các hoạt động
logistics ngược nhằm hỗ trợ dòng vận động xuôi này. Điều này cho thấy, sự vận hành
của dòng logistics ngược sẽ góp phần đảm bảo sự thông suốt cho quá trình logistics
xuôi. Hay nói cách khác, để đạt hiệu quả trong quản trị dòng logistics xuôi, các công ty
cần kết hợp thực hiện với các hoạt động logistics ngược.
Ví dụ: Công ty máy tính Canon đã giảm được chi phí bồi thường cho khách
hàng từ 37 triệu đô la Mỹ xuống còn 15 triệu đô la Mỹ trong vòng 3 năm nhờ việc giảm
bớt các lỗi liên quan đến giao hàng chậm, giao hàng không đúng chủng loại và các lỗi
bảo hành khác thông qua việc áp dụng chu trình thu hồi hàng hóa kết hợp giữa Logistics
thuận và ngược chiều trong chuỗi cung ứng của họ.
● Logistics ngược góp phần nâng cao trình độ dịch vụ khách hàng: Thông qua việc thu hồi

các sản phẩm không đáp ứng được nhu cầu của khách hàng để khắc phục, sửa chữa, bào
hành, bảo dưỡng… sẽ góp phần thỏa mãn tốt hơn yêu cầu của khách hàng, nâng cao
5


trình độ dịch vụ khách hàng của DN. Do đó, một chính sách thu hồi tốt sẽ góp phần
mang lại lợi thế cạnh tranh cho DN.
Ví dụ: Công ty Egghead của Mỹ có thể xử lý hơn 70% sản phẩm bị trả lại
trong vòng 24 tiếng đồng hồ, 95% được xử lý trong vòng 48 tiếng đồng hồ. Egghead tin
tưởng rằng việc nâng cao dịch vụ khách hàng và lợi thế về mặt chi phí của các quy trình
Logistics ngược trong công ty là những lợi thế cạnh tranh cốt lõi giúp họ thành công hơn
trong môi trường hiện tại.
● Logistics ngược giúp tiết kiệm chi phí cho DN: Khi phải thu hồi hàng hóa trong kênh

logistics ngược, các chi phí liên quan đến vận chuyển, dự trữ, phục hồi, sửa chữa… hàng

hóa thu hồi sẽ tăng lên. Theo ước tính chi phí dành cho các hoạt động logistics ngược
trung bình chiếm khoảng 3% đến 15% tổng chi phí của DN. Tuy nhiên, nếu tổ chức và
triển khai tốt dòng logistics ngược thì DN sẽ tiết kiệm được đáng kể các khoản chi phí
khác, như: tiết kiệm được chi phí nguyên vật liệu do được tái sinh, giảm chi phí bao bì
do tái sử dụng bao bì nhiều lần, thu hồi được giá trị còn lại của những sản phẩm đã loại
bỏ, bán lại sản phẩm (dù có thể mức giá không bằng giá của sản phẩm mới) để tăng
doanh thu… Những lợi ích kinh tế đó đòi hỏi các DN phải đầu tư nhiều hơn, nghiêm túc
hơn vào các chương trình logistics ngược. Bởi vì những khoản chi phí mà họ phải bỏ ra
để xử lý hàng hóa bị trả lại không kiểm soát được vượt xa con số mà họ đầu tư cho việc
quản lý các chương trình logistics ngược một cách bài bản.
Levi Strauss, kết hợp với nhà cung cấp dịch vụ Logistics Genco, phát triển một quy
trình thu hồi hàng hóa mà có thể ước tính được chi phí, các công việc hành chính phát
sinh trước khi hàng được trả về, sau đó phối kết hợp một cách tự động trong chu trình đã
được chuẩn bị sẵn và xử lý hàng thu hồi về chỉ trong vòng 72 giờ. Với chương trình này,
Levi Strauss có thể xử lý một cách nhanh chóng và đưa ra quyết định một cách đúng đắn
với những hàng hóa bị trả lại, giúp cho công ty tiết kiệm được chi phí, tối ưu được dòng
chảy hàng hóa đồng thời thỏa mãn khách hàng một cách tốt nhất. Bất kỳ sự phàn nàn
nào của khách hàng về hàng hóa cũng được Levi Strauss quan tâm và xử lý kịp thời.
Logistics ngược giúp tạo dựng hình ảnh “xanh” cho DN. Một trong những nguyên
nhân chủ yếu dẫn đến sự ô nhiễm môi trường nghiêm trọng như hiện nay là do hoạt động
6


sản xuất kinh doanh của con người gây ra. Do đó, các DN cần quan tâm hơn nữa tới việc
giảm sự tác động tiêu cực của sản xuất kinh doanh đến môi trường thông qua thu hồi
nguyên vật liệu, sản phẩm và bao bì để tái chế hoặc vứt bỏ nó một cách có trách
nhiệm. Không những thế, khách hàng, các cơ quan quản lý chức năng và công chúng
cũng thường đánh giá rất cao trước những hành vi thân thiện với môi trường của DN.
Điều này một lần nữa khẳng định, nếu DN thực hiện tốt logistics ngược sẽ góp phần tạo
dựng hình ảnh “xanh” trong tâm trí khách hàng và thực hiện tốt trách nhiệm xã hội của

mình.
1.6

Những điểm cần lưu ý trong quá trình thực hiện Logistics ngược

● Chiến lược thành công nhất trong Logistics ngược đó là sự kết hợp một cách hiệu quả

giữa luồng xuôi và ngược trong cùng một quy trình quản lý chuỗi cung ứng. Điều cần
nhấn mạnh ở đây là doanh nghiệp phải nhận thức được tầm quan trọng của dịch vụ
khách hàng, lợi ích về mặt tài chính thông qua việc phối kết hợp giữa các hoạt động
phân phối bên trong và bên ngoài, giữa Logistics xuôi và ngược để tạo ra những lợi ích
chung giữa khách hàng và doanh nghiệp.
Cần chú ý chia sẻ các thiết bị, cơ sở vật chất và con người trong cả hoạt động
Logistics xuôi và ngược, điều này sẽ tạo ra lợi thế trong việc giảm chi phí, thời gian và
nâng cao dịch vụ khách hàng. Đó chính là điểm mấu chốt để thực hiện một chiến lược
Logistics ngược thành công.
● Những chương trình Logistics ngược chỉ nên được phát triển chủ yếu cho các dòng hàng

hóa thu hồi “không thể kiểm soát được” chứ không phải cho tất cả các loại hàng hóa bị
trả lại mà có thể chủ động kiểm soát được như giao hàng sai, giao hàng không đúng số
lượng, giao hàng quá hạn, giao hàng bị hư hỏng.
Lưu ý này muốn nhấn mạnh rằng, đôi khi các doanh nghiệp thực hiện chương trình
cho toàn bộ các chủng loại hàng hóa bị trả về. Điều này sẽ làm giảm động cơ để tạo ra
những tiến bộ trong việc giao hàng có chất lượng, thời gian giao hàng chính xác hơn hay
giảm bớt những lỗi trong quá trình giao hàng.

7


● Vòng đời sản phẩm ngắn hơn yêu cầu đầu tư vào một chu trình thu hồi hàng hóa nhanh


hơn trong toàn bộ hệ thống hay quy trình xử lý của một công ty hay một chuỗi cung ứng.
Ví dụ như, máy tính cá nhân có vòng đời thương mại 26 tuần, chất bán dẫn điện tử có
vòng đời thương mại 9 tháng. Điều cần chú ý ở đây là những sản phẩm với vòng đời sản
phẩm ngắn thường mất đi giá trị nhanh hơn.
Do đó, bất kỳ sự trì hoãn nào trong quy trình Logistics xuôi và ngược đều giữ hàng
hóa trong chu trình phân phối lâu hơn cần thiết, dẫn đến sự giảm đi giá trị sản phẩm, làm
cho sản phẩm trượt nhanh hơn đến giai đoạn tiếp theo của vòng đời sản phẩm, khiến giá
sẽ có xu hướng giảm xuống và kéo theo lợi nhuận giảm.
● Sản phẩm chất lượng tốt và những chương trình Logistics hiệu quả trong chu trình xuất

bán hàng hóa sẽ làm giảm thiểu số lượng hàng hóa bị trả lại không mong muốn trong
Logistics ngược. Một điều cần ghi nhớ nhất là “Logistics ngược tốt nhất là không có sự
thu hồi”. Việc thu hồi được hàng hóa cần loại bỏ trước khi chúng bị phát hiện ra sẽ giúp
tiết kiệm thời gian và chi phí không cần thiết để xử lý, lưu kho và thải hồi chúng. Những
chương trình Logistics xuôi và ngược hiệu quả nhất là có tỷ lệ phần trăm hàng bị thu hồi
thấp trong tổng doanh thu bán hàng.
Như vậy, Logistics ngược được xem là một công cụ giúp các các DN nâng cao được
khả năng cạnh tranh, tăng lợi nhuận và thỏa mãn khách hàng tốt hơn. Điều này đòi hỏi
các DN cần phải nhận thức rõ hơn về vai trò của logistics ngược và có những đầu tư thích
đáng cho hoạt động này

2 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TRIBECO VÀ LOGISTICS NGƯỢC TẠI
TRIBECO
8


Tribeco là một thương hiệu nước giải khát lâu năm ở Việt Nam. Xuất hiện đầu tiên
vào năm 1992, sau khi chính thức giải thể vào năm 2012 do làm ăn thua lỗ kéo dài, mọi
hoạt động của Công ty cổ phần nước giải khát Sài Gòn – Tribeco được Công ty TNHH

Tribeco Bình Dương tiếp nhận. Cổ đông lớn nhất bấy giờ của Tribeco là Uni President đã
hoàn tất thâu tóm hai doanh nghiệp sản xuất là Tribeco Bình Dương và Tribeco Miền
Bắc, các sản phẩm nước giải khát của Tribeco vẫn đang có mặt trên thị trường hiện nay.
2.1

Thực trạng logistics ngược tại cty Tribeco.

2.1.1

Lịch sử hình thành và phát triển của Tribeco

Năm 1992, khi Luật Công ty ra đời, Công ty trách nhiệm hữu hạn Tribeco (tiền thân
của Công ty cổ phần Nước giải khát Sài Gòn Tribeco) được thành lập với số vốn điều lệ
là 8,5 tỷ đồng, giấy phép thành lập số 571/GP-UB do Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố Hồ
Chí Minh cấp ngày 06 tháng 10 năm 1992.
Ngày 16 tháng 02 năm 2001 Công ty TNHH Tribeco chuyển thành Công ty Cổ phần
Nước Giải Khát Sài Gòn TRIBECO theo Giấy Chứng Nhận Đăng Ký Kinh Doanh số
4103000297 do Sở Kế Hoạch & Đầu Tư Thành Phố Hồ Chí Minh cấp.
Tháng 10 năm 2005, Công ty TNHH Xây dựng và Chế biến Thực phẩm Kinh Đô
mua cổ phiếu Tribeco và nắm quyền kiểm soát với tỷ lệ cổ phần chi phối là 35,4%.
Tháng 7 năm 2006, thành lập Công ty Cổ phần TRIBECO Bình Dương, vốn điều lệ ban
đầu là 50.000.000.000 đồng và hiện nay tăng lên là 200.000.000.000 đồng.
Tháng 4 năm 2007, thành lập Công ty Cổ phần TRIBECO Miền Bắc, vốn điều lệ
50.000.000.000 đồng.
Tháng 8 năm 2007, Công ty bổ sung vốn từ việc phát hành thêm cổ phiếu, nâng vốn
điều lệ lên 75.483.600.000 đồng. Đến thời điểm này, Công ty TNHH Xây dựng và Chế
biến thực phẩm Kinh Đô nắm tỷ lệ cổ phần là 23,42% và Công ty TNHH Uni President
Việt Nam nắm tỷ lệ cổ phần là 29,14%. Liên tục được rót thêm vốn nhưng với bức tranh
tài chính không được cải thiện, công ty mẹ Tribeco - đơn vị phân phối và marketing, phải
giải thể năm 2012. Trong khi đó, mảng sản xuất là Tribeco Bình Dương và Tribeco Miền

9


Bắc được Uni-President thâu tóm. Những đơn vị này sau đó trở thành đối tác gia công
cho các sản phẩm từ Uni-President.
Sau khi những khó khăn xuất hiện, Kido nhanh chóng rút lui khỏi Tribeco và
chuyển nhượng cổ phần cho cổ đông lớn còn lại là Uni-President. Ban lãnh đạo công ty
được thay đổi toàn diện.
Tribeco và logistics ngược

2.1.2

Là một doanh nghiệp chuyên sản xuất và kinh doanh nước giải khát, Tribeco có
nhiều dòng sản phẩm như nước giải khát Sá Xị, nước cam O. dance, trà bí đao, nước yến,
sữa đậu nành vv… chủ yếu được đóng chai thủy tinh. chai nhựa PET, lon nhôm. Các sản
phẩm nước ngọt, nước giải khát của Tribeco được sản xuất trong nhà máy mới hiện đại,
với công nghệ tiên tiến và phân phối trên hệ thống rộng khắp, đội ngũ bán hàng chuyên
nghiệp nhằm mang đến cho người tiêu dùng các sản phẩm chất lượng thỏa mãn nhu cầu
giải khát và cung cấp dinh dưỡng cần thiết.
Các dòng sản phẩm chính của công ty:
Dòng
sản phẩm

Tính năng
sản phẩm

Nước

Giải khát


Đối

tượng

Mọi lứa tuổi

ngọt có ga
Trà

Năng lực cạnh tranh

sử dụng

Thương hiệu uy tín, giá cả cạnh
tranh



Giải nhiệt

đao

Nam, Nữ từ
25-45 tuổi

Nước

Bổ dưỡng

Yến

Giải khát

tranh

Phụ nữ, người
lớn tuổi

Nước trái

Thương hiệu uy tín, giá cả cạnh

Thương hiệu uy tín, giá cả cạnh
tranh

Mọi lứa tuổi

cây

Thương hiệu uy tín, giá cả cạnh
tranh

10


Jeno

Giải khát

Học sinh cấp
1,2


Sữa

đậu

Bổ dưỡng

Thương hiệu uy tín, giá cả cạnh
tranh

Mọi lứa tuổi

nành

Thương hiệu cao cấp, mẫu mã
sang trọng, chất lượng vượt trội

Trà Xanh

Giải nhiệt

Học sinh, sinh
viên

Thương hiệu uy tín, giá cả rẻ hơn
các sản phẩm cùng loại

Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, đặc biệt với một công ty sản xuất nước giải
khát như Tribeco, quy trình logistics ngược hay logistics thu hồi là một quy trình không
thể thiếu. Như đã nói đến ở trên, dòng logistics ngược được hình thành do nhiều nguyên

nhân khác nhau như: thu hồi các sản phẩm không bán được để nâng cấp; thu hồi các sản
phẩm có khuyết tật để sửa chữa; thu hồi sản phẩm đã sử dụng để tháo dỡ và tái sử dụng
một phần; thu hồi và tái sử dụng bao bì…
Vậy đối với Tribeco, các khả năng có thể dẫn đến hình thành dòng logistics ngược là
yêu cầu thu hồi sản phẩm có khuyết tật, thu hồi sản phẩm hết hạn sử dụng, và đối với các
sản phẩm đóng chai thủy tinh còn có quy trình thu hồi vỏ chai.
Như vậy, Tribeco có hai quy trình logistics ngược là quy trình thu hồi sản phẩm và
quy trình thu hồi bao bì (cụ thể là chai thủy tinh).
Quy trình thu hồi sản phẩm là quy trình không mong muốn do gặp phải những sự cố
không mong muốn như sản phẩm bị lỗi, sản phẩm biến đổi chất, sản phẩm có dị vật hay
sản phẩm chưa được bán ra đã hết hạn sử dụng. Vì những sản phẩm kém chất lượng gây
ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng và vi phạm các luật, quy định về Vệ sinh an
toàn thực phẩm nên quy trình này cần được thực hiện nghiêm túc theo các văn bản pháp
luật, quy định của Nhà nước. Việc thực hiện trách nhiệm của nhà sản xuất trong các tình
huống này có ảnh hưởng lớn đến sự tin cậy, tín nhiệm của người tiêu dùng với thương
11


hiệu Tribeco. Và đây chính là điều sống còn cho sự tồn tại của thương hiệu trên thị
trường.
Khác với sự không mong muốn đối với quy trình thu hồi sản phẩm, quy trình thu
hồi bao bì lại được chú trọng và là bắt buộc để giúp bài toán chi phí của doanh nghiệp.
Không phải doanh nghiệp nào cũng có lợi thế sản phẩm để có thể thu hồi nên Tribeco đã
tận dụng cơ hội của mình và xây dựng một quy trình thu hồi vỏ chai thủy tinh đạt được
các tiêu chuẩn chất lượng. Bằng việc thu hồi, tái chế và tái sử dụng các loại chai thủy tinh
có thế giúp tiết kiệm một khoản chi phí lớn cho đầu vào sản xuất, tối ưu hóa chi phí sản
xuất. Giảm được chi phí sản xuất, bán ở mức giá như cũ có thể giúp tăng thêm được lợi
nhuận cho Tribeco.
Khi nhận thức được tầm quan trọng của logistics ngược, Tribeco phải hoạch định,
xây dựng, phát triển cho mình quy trình logistics ngược phù hợp với điều kiện hoàn cảnh

của mình đồng thời hoàn thiện hoạt động logistics của doanh nghiệp.
2.2

Quy trình thu hồi sản phẩm tại Tribeco

Quy trình thu hồi sản phẩm được quy định rõ trong các văn bản pháp luật, mọi
doanh nghiệp cần tuân thủ nghiêm ngặt các quy định này để tránh mất uy tín của doanh
nghiệp và niềm tin của khách hàng.
2.2.1

Quy định của pháp luật về thu hồi sản phẩm thực phẩm

Trong bất kì khâu nào của quá trình sản xuất, tiêu thụ khi phát hiện các sản phẩm
mắc khuyết tật cần có biện pháp để xử lý. Đối với thực phẩm nói chung và nước giải khát
nói riêng, lỗi của sản phẩm có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người tiêu dùng, gây
mất lòng tin của người tiêu dùng vào sản phẩm. Thu hồi sản phẩm là một biện pháp
thường thấy để kiểm tra lại sản phẩm của doanh nghiệp, đồng thời chứng tỏ sự nghiêm
túc của doanh nghiệp trong việc điều tra nguyên nhân sự cố sản phẩm của mình và trách
nhiệm với sức khỏe của người tiêu dùng.
Theo Điều 55 Luật An toàn thực phẩm, việc thu hồi thực phẩm không bảo đảm an
toàn được quy định như sau:
12


1. Thực phẩm phải được thu hồi trong các trường hợp sau đây:
a) Thực phẩm hết thời hạn sử dụng mà vẫn bán trên thị trường;
b) Thực phẩm không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng;
c) Thực phẩm là sản phẩm công nghệ mới chưa được phép lưu hành;
d) Thực phẩm bị hư hỏng trong quá trình bảo quản, vận chuyển, kinh doanh;
đ) Thực phẩm có chất cấm sử dụng hoặc xuất hiện tác nhân gây ô nhiễm vượt mức

giới hạn quy định;
e) Thực phẩm nhập khẩu bị cơ quan có thẩm quyền nước xuất khẩu, nước khác hoặc
tổ chức quốc tế thông báo có chứa tác nhân gây ô nhiễm gây hại đến sức khỏe, tính mạng
con người.
2. Thực phẩm không bảo đảm an toàn bị thu hồi theo các hình thức sau đây:
a) Thu hồi tự nguyện do tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm tự thực
hiện;
b) Thu hồi bắt buộc do cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu đối với tổ chức, cá
nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm không bảo đảm an toàn.
Sau khi tiến hành thu hồi được sản phẩm bị nghi hoặc thực sự mắc lỗi, doanh nghiệp
cần tiến hành điều tra làm rõ nguyên nhân. Nếu sản phẩm không mắc lỗi thì có thể đưa
trở lại thị trường, sản phẩm mắc lỗi cần có biện pháp xử lý triệt để.
Thông tư số 17/2016/TT-BYT của Bộ Y tế quy định việc thu hồi xử lý sản phảm
không đảm bảo an toàn thuộc thẩm quyền của Bộ Y tế có các quy định về trình tự thu hồi
ở điều 3,4 và xử lý sau thu hồi ở các điều 5,6,7. Đây là văn bản có hướng dẫn cho các
doanh nghiệp thực hiện quy trình thu hồi và xử lý hợp lý. Mỗi doanh nghiệp có một quy
trình xử lí khác nhau nhưng luôn cần tuân thủ các điểm cốt lõi mà pháp luật quy định.
13


2.2.2

Thực trạng thu hồi sản phẩm ở công ty Tribeco

Tribeco đã có những hoạch định cho mình về quy trình logistics ngược nói chung và
quy trình thu hồi sản phẩm nói riêng dựa trên căn cứ sau: theo đề nghị, thông báo của bộ
phận bán hàng, kế toán hay của khách hàng hoặc theo yêu cầu của bộ phận Bảo đảm chất
lượng sản phẩm hay lãnh đạo doanh nghiệp.
Tuy nhiên trong quá trình hoạt động, nhiều lần Tribeco đã có những phản hồi chậm
trễ, hay được đánh giá là thiếu hợp tác khi khách hàng phản ánh các trường hợp sản phẩm

gặp lỗi.
Dựa trên nội dung tổng hợp các sự cố của sản phẩm của Tribeco trong bài báo
“Hoang mang sữa đậu nành Tribeco vón cục, váng mốc như cơm bữa” được đăng trên
báo Đời sống tiêu dùng tháng 3 năm 2016, các khách hàng có nhiều lần phát hiện sản
phẩm sữa đậu nành Trisoy của Tribeco được phân phối ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, sản
xuất ở Tribeco Bình Dương và Tribeco Miền Bắc gặp các lỗi như có dấu hiệu đóng khối
và nổi mốc xanh, sữa đậu nành đặc quẹo, có kết tủa và vón cục rất to; mùi chua và không
những thế, nắp chai còn gỉ sắt, miếng lót cao su bị ố vàng do bị hết hạn sử dụng.
Với những lo ngại về chất lượng sản phẩm, nhiều khách hàng gặp phải các tình
huống này đã tìm cách liên hệ đến nhà sản xuất ghi trên bao bì sản phẩm là Công ty cổ
phần nước giải khát Sài Gòn, nhưng không thể vì trên bao bì sản phẩm này không có số
điện thoại để người tiêu dùng phản ánh sản phẩm lỗi đến nhà sản xuất.
Vào năm 2015, có khách hàng là chủ một cửa hàng bán nước giải khát ở Hà Nội có
liên hệ với nhận viên và giám đốc chi nhánh phía bắc Tribeco - Phan Thống Định để yêu
cầu được đổi những chai bị váng mốc, lắng cặn. Tuy nhiên, phía Tribeco không đồng ý
đổi cho anh dù sản phẩm có hết hạn. Đặc biệt, sau nhiều lần phản ánh chất lượng sữa đậu
nành có vấn đề, phía bên Tribeco đã cử nhân viên qua cửa hàng ghi nhận tình trạng trên.
Tuy nhiên, theo vị khách hàng này, nhân viên Tribeco không những không xin lỗi cửa
hàng mà còn cố tình đổ lỗi, hạ uy tín cho cửa hàng anh. Cũng là sản phẩm của Tribeco
Miền Bắc, vào năm 2016, sau khi liên tục có các bài viết phản ánh về các hiện tượng lạ
14


trong chai sữa đậu nành TRIBECO do Cty cổ phần nước giải khát Sài Gòn sản xuất,
người tiêu dùng và truyền thông nhận được công văn phúc đáp số 16/2016/CV-TGĐ do
ông Chen, Kuo- Peng Tổng giám đốc TRIBECO miền Bắc ký.
Một khách hàng khác ở TP Hồ Chí Minh thì may mắn hơn, sau khi liên hệ vào số
điện thoại của công ty Tribeco (công ty TNHH Tribeco Bình Dương) khiếu nại về sự việc
trên thì phía công ty đã cử nhân viên xuống ghi nhận sự việc và có trình bày nguyên nhân
dẫn đến sự việc.

Trong nhóm ngành sản xuất thực phẩm, sản xuất đồ uống nước giải khát, thực trạng
hàng hoá bị lỗi, hàng hoá khuyết tật là rất phổ biến. Hiện tượng này thậm chí xảy ra ở các
hãng lớn, được đánh giá là uy tín và có thương hiệu lâu năm. Ở mỗi hãng có những lí do
khác nhau cho các sản phẩm bị lỗi của mình và đứng trước việc xử lí hàng lỗi này mỗi
hãng lại có thái độ và cách xử lí khác nhau.
Ví dụ, vào năm 2016, thanh tra Bộ Y tế đã tiến hành thanh tra thanh tra toàn diện tại
Coca Cola Việt Nam. Việc thanh tra này diễn ra tại 3 nhà máy của công ty này ở Hà Nội,
Đà Nẵng, TPHCM. Sai phạm mà Bộ chỉ ra là đơn vị này đã có sản xuất thực phẩm bổ
sung, trong khi công ty chưa có giấy phép của cơ quan có thẩm quyền cấp để sản xuất
thực phẩm bổ sung. Ngay sau đó, Coca Cola đã nhanh chóng lấy được giấy phép, tuy đại
diện của Coca Cola có phát biểu: "Công ty đã tạm dừng sản xuất, tạm dừng lưu thông,
thu hồi các sản phẩm liên quan và nhanh chóng khắc phục bằng việc hoàn tất hồ sơ để
đăng ký đủ điều kiện sản xuất các sản phẩm vào tháng trước" nhưng thực tế 13 sản phẩm
bị dừng lưu thông vẫn có mặt trên thị trường.
Một sự kiện nổi cộm khác trong ngành sản xuất nước uống là của Tân Hiệp Phát, rất
nhiều lần sản phẩm của doanh nghiệp này như nước tăng lực Number One, trà thảo mộc
Dr Thanh, trà xanh O độ, sữa đậu nành Soya bị phát hiện có dị vật, côn trùng, bị biến chất
gây ảnh hưởng của sức khoẻ người tiêu dùng. Tân Hiệp Phát đã có nhiều lần chọn cách
đưa tiền cho người khiếu nại, hay chấp nhận đề nghị "tống tiền" 500 triệu hay 50 triệu
của khách để làm im sự việc, thậm chí hối lộ 1,2 tỷ đồng cho cán bộ Thanh tra Sở Y tế
15


tỉnh Bình Dương. Cách giải quyết của Tân Hiệp Phát đã tạo ra làn sóng phản đối, tẩy
chay hãng trên cả nước. Sau sự cố “con ruồi” xảy ra từ cuối năm 2014 và thông qua một
quảng cáo Tết được tung ra cuối năm 2016, Tân Hiệp Phát đã có hai lần xin lỗi khách
hàng. Lần 1, lời xin lỗi của Tân Hiệp Phát đưa ra vào cuối năm 2015, khi gửi lời xin lỗi
đến người tiêu dùng, các đối tác, đại lý, nhà phân phối, nhất là gia đình ông Võ Văn Minh
về những phiền toái và ảnh hưởng bị liên quan từ sự việc vụ án “con ruồi nửa tỷ”. Lời xin
lỗi thứ hai theo góc nhìn của một chuyên gia thương hiệu, là do các sản phẩm của Tân

Hiệp Phát vẫn bị người tiêu dùng tẩy chay, dẫn đến sụt giảm doanh thu.
Một sự việc khác được ghi nhận là vụ trà xanh C2 và nước tăng lực Rồng Đỏ của
URC sử dụng nguyên liệu bị nhiễm chì quá mức cho phép để sản xuất. URC đã bị phạt
hành chính 5 tỷ đồng và yêu cầu thu hồi 2 lô các sản phẩm mắc lỗi của mình. Trước sự
việc này URC cũng đã bị phát hiện có nhà máy sản xuất chui ở Hà Nội, tuy nhiên chưa
một lần nào URC lên tiếng xin lỗi khách hàng về những sản phẩm lỗi của mình.
Nhìn chung, thông qua các sự việc đã xảy ra trên thị trường nước giải khát, ta có thể
thấy các doanh nghiệp đều xử lí khủng hoảng sản phẩm một cách kém chuyên nghiệp,
khách hàng tuy đã sử dụng sản phẩm lỗi nhưng không nhận được một lời xin lỗi chân
thành. Hay Tân Hiệp Phát đã phải trả giá đắt cho hành động của mình, đây là bài học cho
tất cả các doanh nghiệp sản xuất hàng hoá.
Không quá khác biệt các doanh nghiệp sản xuất nước giải khát khác, qua một số sự
việc đáng tiếc xảy ra trong nhiều năm, Tribeco vẫn chưa thực hiện được một quy trình xử
lý sản phẩm lỗi của mình chuyên nghiệp và tuân thủ pháp luật. Các sự cố được khách
hàng phát giác được xử lí chậm trễ, lý do giải thích chung chung, một lỗi lặp đi lặp lại
nhiều lần, không có phương pháp bồi thường cho khách cụ thể, các biện pháp xử lý sản
phẩm lỗi không được thực hiện công khai minh bạch. Thậm chí nhiều sự việc còn thể
hiện phản ứng kém chuyên nghiệp như đổ lỗi cho khách hàng, giữ hàng hết hạn sử dụng
trong lưu thông hay không đổi hàng hết hạn sử dụng cho khách. Những hành động của

16


Tribeco đã không tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của Luật An toàn vệ sinh thực phẩm
và quy trình xử lý thu hồi sản phẩm vệ sinh an toàn thực phẩm.
Quy trình thu hồi sản phẩm lỗi của Tribeco bộc lộ nhiều yếu kém và cần phải được
hoàn thiện hơn tuân thủ các quy định của pháp luật, và áp dụng đồng đều cho cả Tribeco
Bình Dương và Tribeco Miền Bắc. Logistics ngược ở đây đóng một vai trò quan trọng
trong việc giữ uy tín thương hiệu và niềm tin khách hàng để Tribeco ‘sống sót’ trên thị
trường cạnh tranh khốc liệt ngày nay.

2.3

Logistic ngược về bao bì sản phẩm:

2.3.1

Các phương án thu hồi.

Công ty Tribeco Sài Gòn thiết lập những chính sách quy định chi tiết những nội
dung và cấp thẩm quyền phê duyệt để thực hiện sự thu hồi. Chính sách này đảm bảo được
việc thu hồi là có thể kiểm soát được và không có những kẽ hở để xảy ra tình trạng lợi
dụng làm tổn thất và ảnh hưởng đến hiệu quả của Tribeco.
Hoạt động thu hồi vỏ chai là hoạt động mang tính bắt buộc. Tất cả các phương tiện
khi giao hàng đến khách hàng phải tiến hành việc thu hồi theo chính sách của doanh
nghiệp.
Số lượng thu hồi được thể hiện trên chứng từ giao hàng do bộ phận Kế toán phát
hành. Ngoài số lượng phải thu hồi theo chứng từ, nếu khách hàng còn lượng vỏ chai
nhiều hơn thì đề nghị cho phép doanh nghiệp tiếp tục thu hồi.
Việc thu hồi vỏ chai của Tribeco Sài Gòn được thực hiện song song với hoạt động
thu hồi sản phẩm hư hỏng. Khi nhận được yêu cầu từ bộ phận bán hàng hoặc yêu cầu thu
hồi thể hiện trên chứng từ giao hàng, việc thu hồi được thực hiện theo đúng quy định.
2.3.2

Quá trình thu hồi vỏ chai thủy tinh của công ty TNHH Tribeco Sài Gòn.

2.3.2.1

Tập kết vỏ chai tại các đại lý

Tình hình thu hồi phân theo khu vực bán hàng/ địa lý:

Bảng báo cáo tình hình thu hồi vỏ chai thủy tinh 2007 – 2011 (đơn vị: triệu két)
17


Khu vực

2007

200
8

200
9

201
0

2011

TP. Hồ Chí
Minh

1.53

1.08

0.78

0.82


0.96

Miền Đông

0.42

0.38

0.25

0.22

0.26

Miền Tây

0.13

0.16

0.17

0.16

0.15

Chi nhánh Đà
Nẵng

0.36


0.28

0.27

0.30

0.21

Chí nhánh Hà

0.02

0.03

0.02

0.02

0.03

Tổng cộng

2.46

1.93

1.49

1.52


1.61

Nội

(Nguồn: Báo cáo của bộ phận logistics của công ty)
Đại lý và các đơn vị bán lẻ hỗ trợ thu hồi vỏ chai đồ uống từ khách hàng.
Công ty Tribeco thu hồi lại từ các đại lý qua các kênh phân phối, phương tiện vận
tải.
Theo như bảng số liệu, công ty Tribeco đã tiến hành thu hồi được một lượng lớn
bao bì đã thải hồi sau khi khách hàng sử dụng hết.

18


2.3.2.2

Nhập kho thu hồi

Phạm vi kinh doanh của Tribeco rộng khắp lãnh thổ Việt Nam. Vì vậy, hệ thống
kho có một vai trò quan trọng nhất định trong chuỗi hoạt động logistics.
Tribeco đã tổ chức hoạch định một hệ thống kho từ thành phố Hồ Chí Minh, Đà
Nẵng, Hà Nội (sau này là Hưng Yên). Công tác quản trị kho của Tribeco do bộ phận
logistics đảm nhiệm.
Không chỉ thực hiện logistics xuôi, công ty còn thực hiện hoạt động logistics
ngược.
Hoạt động này nhằm mục đích thu hồi các sản phẩm hư hỏng, bảo vệ uy tín của
doanh nghiệp trên thị trường, tang chất lượng dịch vụ khách hàng. Ngoài ra, hoạt động
này còn thực hiện nhiệm vụ thu hồi các loại bao bì hoàn trả (vỏ chai thủy tinh) từ các
nhà phân phối, đại lý khách hàng về doanh nghiệp để tái sử dụng cho hoạt động sửn

xuất. Đây là nhiệm vụ hàng đầu của hoạt động logistics thu hồi.
Khi tiến hành nhập kho thu hồi, sẽ đồng thời tiến hành sự phân loại mức độ tái sử
dụng của các sản phẩm theo mức từ cao tới thấp. Điều này giúp công ty tiến hành hoạt
động tái sử dụng một cách dễ dàng hơn.

2.3.2.3

Kiểm tra và đánh giá vỏ chai thu hồi.

Khi tiến hành nhập kho thu hồi, sẽ đồng thời tiến hành sự phân loại mức độ tái sử
dụng của các sản phẩm theo mức từ cao tới thấp. Điều này giúp công ty tiến hành hoạt
động tái sử dụng một cách dễ dàng hơn. Sau khi được nhập vào kho, các vỏ chai sẽ được
kiểm tra và đánh giá qua hai giai đoạn.
Giai đoạn đầu tiên là kiểm tra thủ công do nhân công trong kho xử lý và kiểm tra
từng chai, và từ đó loại bỏ những chai bị nứt, sứt mẻ, vỡ, cũng bóc hết các tem nhãn cũ
trên thân chai.
Tuy nhiên, phương pháp kiểm tra vật lý bằng tay này lại chưa đảm bảo được về sức
ép chai thủy tinh có còn như cũ hay không, vì thế, giai đoạn thứ hai được sinh ra.
19


Giai đoạn hai, các vỏ chai sẽ đi qua một hệ thống máy nén khí, các máy sẽ nén đầy
khí vào trong chai để thử xem chai có chịu được áp suất lớn hay không.
Cũng chính vì việc làm này tránh để cho các tai nạn trong quá trình chiết rót xảy ra,
vì khi chiết rót, nhất là với những sản phẩm và chất lỏng có gas thì những chai thủy tinh
không đạt an toàn sẽ nổ trong quá trình chiết rót chất lỏng.
Trải qua quá trình này, những chai không bị vỡ sẽ được tiếp nhận công đoạn tiếp
theo, còn những chai bị nổ cũng như bị loại ra ngay từ công đoạn kiểm tra vật lý bằng
tay ở trên sẽ bị loại bỏ.


2.3.2.4

Rửa sạch vỏ chai và đưa vào quá trình chiết rót

Trải qua hai công đoạn trong quá trình kiểm tra và đánh giá vỏ chai thủy tinh ở trên
thì các vỏ chai an toàn sẽ được đưa vào quá trình rửa sạch.
Các vỏ chai sẽ được sục NaOH để trung hòa cũng như rửa hoàn toàn những chất
lỏng đã bị biến chất còn sót lại sau khi sử dụng, cũng như là loại bỏ các vi khuẩn gây lên
men sau khi đóng chai.
Công đoạn này rất quan trọng vì hầu hết các sản phẩm sử dụng vỏ chai thủy tinh
của Tribeco đều có gas, sau khi sử dụng sẽ trực tiếp tạo ra mùi trong thân chai, cộng
thêm vi khuẩn, nấm mốc. Nếu như không rửa sạch thì không thể đảm bảo được chất
lượng sản phẩm đầu ra.
Sau khi được rửa sạch bằng NaOH thì các vỏ chai sẽ được sấy khô, và đưa lên quá
trình chiết rót, đóng chai, dán nhãn và đưa ra nhà máy, bước vào quá trình tiêu thụ.
2.4

Lợi ích và hạn chế của logistics ngược tại Tribeco nói riêng và ngành sản

xuất nước giải khát tại VN nói chung.
2.4.1

Lợi ích

2.4.1.1

Tại Tribeco

– Tiết kiệm chi phí:


20


+ Việc thu hồi vỏ chai đã qua sử dụng sẽ giúp Tribeco tiết kiệm chi phí đầu vào.
Vì vỏ chai là một nguyên liệu đầu vào quan trọng trong khâu sản xuất. Hơn nữa còn giúp
tiết kiệm tài nguyên lao động và các chi phí khác để tạo ra được những vỏ chai đó.
+ Việc thu hồi vỏ chai sẽ giúp tiết kiệm chi phí cả trong khâu thu gom. Vì vỏ
chai sẽ được thu gom theo chiều ngược lại của dòng hàng hóa vì thế sẽ tiết kiệm được
chi phí hơn là thiết lập một kênh riêng để thu hồi vỏ chai.
-

Quản lý tốt hơn chất lượng sản phẩm
Việc thu hồi lại những sản phẩm bị lỗi, hỏng, trục trặc giúp doanh nghiệp quản lý
được tỷ lệ hàng lỗi và hàng đạt chuẩn. Từ đó, Tribeco có những biện pháp tính toán, đo
lường để tìm ra điểm yếu của hệ thống máy móc, nhà xưởng và cải thiện chất lượng,
đảm bảo cho những lô hàng sau giảm thiểu lỗi.
Việc thu hồi vỏ chai chính hãng phần nào giảm bớt nạn làm nhái sản phẩm, hạn chế
được các hành vi lấy vỏ chai của Tribeco để đựng sản phẩm tự chế kém chất lượng và
bán ra thị trường dưới danh nghĩa hàng chính hãng, làm ảnh hưởng đến uy tín của
Tribeco

- Góp phần bảo vệ môi trường:

Vì vỏ chai thường được làm bằng nhựa hoặc thủy tinh, thủy tinh nếu bị vỡ khi vứt
ra môi trường sống sẽ gây ảnh hưởng tới con người.
Do đó, việc thu hồi vỏ chai vừa giúp Tribeco tiết kiệm chi phí, vừa giúp doanh
nghiệp tạo dựng được uy tín và sự yêu thích từ người tiêu dùng thông qua việc kết hợp
sản xuất nhưng cũng không quên bảo vệ môi trường.
-Nâng cao tính cạnh tranh của Tribeco:
Với tất cả những lợi ích như giúp dòng Logistic xuôi hoạt động hiệu quả hơn, nâng

cao chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng và quản lí tốt hơn chất lượng sản phẩm, có
thể nói, sức cạnh tranh của Tribeco sẽ được nâng cao đáng kể.

21


2.4.1.2

Trong ngành sản xuất nước giải khát Việt Nam

- Tăng tỉ trọng ngành hàng:
Tương tự một doanh nghiệp riêng biệt như Tribeco, ngành sản xuất nước giải khát
Việt Nam nói chung cũng thu về những lợi ích đáng kể từ kết quả của quá trình logistic
ngược.
Thu hồi bao bì và vỏ chai giúp toàn ngành tiết kiệm chi phí đầu vào, từ đó tăng
doanh thu, giảm thiểu chi phí, giúp tỷ trọng của toàn ngành chiếm một vị trí lớn hơn
trong sơ đồ các ngành hàng Việt Nam.
- Bảo vệ môi trường:

Đối với toàn ngành, lợi ích bảo vệ môi trường mang ý nghĩa lớn hơn.
Thu hồi vỏ chai đã qua sử dụng không chỉ giúp toàn ngành sản xuất nước giải khát
tiết kiệm một khoản chi phí lớn mà nó còn có ảnh hưởng tốt tới môi trường sống của con
người. Vì vỏ chai thường được làm bằng nhựa hoặc thủy tinh, thủy tinh nếu bị vỡ khi
vứt ra môi trường sống sẽ gây ảnh hưởng tới con người.
Do đó, việc thu hồi bao bì sản phẩm và thực hiện quy trình tái chế giúp giảm ảnh
hưởng tiêu cực của ngành đến môi trường, từ đó giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực đến đời
sống xã hội
- Khuyến khích nhu cầu tiêu dùng hàng nội địa:

Trong thời kỳ mà người tiêu dùng chuộng dùng hàng nhập khẩu do sự vượt trội về

chất lượng, mẫu mã, việc thúc đẩy người tiêu dùng sử dụng sản phẩm nội địa là việc rất
cần thiết.
Thông qua việc thu hồi bao bì cũ (trong ngành sản xuất nước giải khát là vỏ chai),
từ đó giảm thiểu nạn làm giả, làm nhái, logistics ngược đem lại tác dụng đáng kể trong
việc khiến người tiêu dùng tin tưởng vào hàng nội địa, từ đó tăng nhu cầu tiêu dùng sản
phẩm nội địa, cụ thể là nước giải khát được sản xuất bởi các doanh nghiệp trong nước.

22


2.4.2

Hạn chế

2.4.2.1

Tại Tribeco

– Không thu hồi được hết lượng vỏ chai như đã sản xuất ban đầu do xảy ra rơi vỡ
trong quá trình vận chuyển, thất lạc trong quá trình vận chuyển, sử dụng của người tiêu
dùng.
- Tốn kém về chi phí

+ Đòi hỏi kỹ thuật và công nghệ cao trong quá trình tái sử dụng vỏ chai, đảm bảo
vệ sinh an toàn trong lần sử dụng tiếp theo nếu không sẽ gây ảnh hưởng tới sức khỏe
người tiêu dùng cũng như uy tín của công ty.
+ Phát sinh chi phí vận chuyển bao bì đã thu hồi quay trở lại nhà xưởng
- Sụt giảm uy tín của hãng và dẫn đến nguy cơ phá sản:
Trên thực tế, sau những lần bất hợp tác khi khách hàng phản ánh về sản phẩm bị
lỗi, Tribeco đã chính thức bị người tiêu dùng quay lưng. Các sản phẩm của Tribeco đồng

loạt bị người tiêu dùng tẩy chay và tồn đọng.
Tribeco bị tẩy chay, các sản phẩm của hãng bị tẩy chay, điều này khiến cho danh
tiếng của hãng sụt giảm nghiêm trọng và liên tục thua lỗ, tồn đọng sản phẩm.

3 GIẢI PHÁP KIẾN NGHỊ
23


3.1

Giải pháp kiến nghị cho quy trình thu hồi sản phẩm

- Đảm bảo vệ sinh an toàn khu vực sản xuất, sản phẩm trước khi đóng chai cần được
kiểm tra kĩ lưỡng
- Đảm bảo khu vực kho chứa, xe chuyên dùng để chở hàng không tạo điều kiện làm
cho hàng hóa bị hỏng trong quá trình lưu kho, vận chuyển
- Bộ phận chăm sóc khách hàng cần tích cực tiếp nhận các ý kiến phản ánh từ thị
thường, kết hợp với bộ phận Kiểm tra chất lượng sản phẩm thực hiện kiểm tra nhanh kịp
thời khi có phát hiện sự cố
- Trung thực, thành thật khi sản phẩm mắc lỗi, chủ động nhận trách nhiệm với khách
hàng
- Tuân thủ các quy định pháp luật trong trường hợp cần thu hồi sản phẩm và xử lý
sản phẩm lỗi đúng cách sau khi thu hồi
3.2

Giải pháp kiến nghị cho quy trình thu hồi bao bì

- Kiểm soát chặt chẽ sản phẩm đầu ra, bộ phận kho vận phải thống kê chi tiết số
lượng xuất kho, nhập kho sản phẩm một cách thường xuyên.
- Nắm vững số lượng các kênh phân phối chính của công ty để thông báo hướng dẫn

chi tiết trong việc thu hồi vỏ chai, tăng chiết khấu hoa hồng cho họ, việc sử dụng các
kênh phân phối sẽ làm giảm chi phí trong vận chuyển, việc thu hồi sẽ trở nên triệt để hơn.
- Bên cạnh hình thức tăng chiết khấu cho các đại lý thì việc làm hỏng cũng như mất
mát vỏ chai, cũng sẽ được tính trên giá trị của mỗi chiếc vỏ. Và việc này các đại lý cũng
sẽ phải chịu hoàn toàn trách nhiệm.

24


– Xây dựng lại các kho bãi để tập trung tốt hơn cho việc thu hồi, hơn nữa là tập
trung xây gần các nhà phân phối để tiện cho việc vận chuyển.

25


×