Tải bản đầy đủ (.docx) (34 trang)

tiểu luận môn logistics thực trạng nguồn nhân lực trong ngành logistics ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (200.6 KB, 34 trang )

LỜI MỞ ĐẦU

Ngành xuất nhập khẩu nói riêng và Logistics nói chung đã, đang và sẽ là một
trong những ngành nghề quan trọng nhất, đóng góp một phần không nhỏ trong
công cuộc hội nhập kinh tế thế giới của nước ta ngày nay. Theo Quyết định
200/QĐ/Thủ tướng, một số mục tiêu phát triển cụ thể của ngành logistics đến năm
2025, tốc độ tăng trưởng 15-20%, tỷ trọng đóng góp vào GDP từ 8-10%; tỷ lệ thuê
ngoài 50-60%; chi phí logistics tương đương 16-20%; xếp hạng chỉ số năng lực
quốc gia từ 50 trở lên.
Hiện nay tổng số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực logistics theo khảo
sát của VLA (VLA - Hiệp hội doanh nghiệp Logistics Việt Nam) là khoảng hơn
3.000 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này. Tuy nhiên, chỉ có 1.300 doanh
nghiệp hoạt động tích cực với khoảng 200.000 nhân viên chuyên nghiệp trong số 1
triệu người.
Nhân lực ngành logistics thiếu kiến thức toàn diện, trình độ ICT còn hạn chế,
chưa theo kịp tiến độ phát triển của logistics thế giới. Trình độ tiếng Anh nghiệp vụ
logistics còn hạn chế, chỉ khoảng 4% nhân lực thông thạo tiếng Anh nghiệp vụ.
30% các doanh nghiệp phải đào tạo lại nhân viên.


Trong khi đó, nhu cầu sử dụng nhân lực đến năm 2025 là khoảng 300.000
nhân viên chuyên nghiệp, có trình độ chuyên môn, ICT và tiếng Anh đáp ứng yêu
cầu trong điều kiện Cách mạng công nghiệp 4.0, trong số khoảng 1,2 triệu người
hoạt động trong lĩnh vực logistics.
Theo thống kê, mức lương cơ bản cho nhân viên mới bắt đầu của ngành
Logistics là 300 USD, mức lương cho người ở cấp điều hành là từ 1000 USD và ở
cấp quản trị là từ 3000 USD. Với mức lương tương đối cao như vậy, tại sao ngành
Logistics nước ta lại luôn trong tình trạng thiếu lao đông? Để trả lời cho câu hỏi
này, nhóm chúng em xin được nghiên cứu về đề tài:
“THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC TRONG NGÀNH LOGISTICS Ở VIỆT NAM.”



CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ LOGISTICS VÀ NGUỒN NHÂN LỰC
TRONG LĨNH VỰC LOGISTICS

1.

Tổng quan về Logistics
Lịch sử ngành Logistics
Về mặt lịch sử, thuật ngữ logistics bắt nguồn từ các cuộc chiến tranh cổ đại


của đế chế Hy Lạp và La Mã. Khi đó, những chiến binh có chức danh “Logistikas”
được giao nhiệm vụ chu cấp và phân phối vũ khí và nhu yếu phẩm, đảm bảo điều
kiện cho quân sỹ hành quân an toàn từ bản doanh đến một vị trí khác. Công việc
“hậu cần” này có ý nghĩa sống còn tới cục diện của chiến tranh, khi các bên tìm
mọi cách bảo vệ nguồn cung ứng của mình và tìm cách triệt phá nguồn cung ứng
của đối phương. Quá trình tác nghiệp đó dần hình thành một hệ thống mà sau này
gọi là quản lý logistics.
Trong thế chiến thứ hai, vai trò của “logistics” càng được khẳng định. Đội
quân hậu cần của quân đội Mỹ và đồng minh tỏ ra có hiệu quả hơn của quân đội
Đức. Quân Mỹ đã đảm bảo cung cấp vũ khí, đạn dược, và quân nhu đúng địa điểm,
đúng thời gian, bằng những phương thức tối ưu. Nhờ phát huy ưu thế về công tác
hậu cần mà Mỹ và đồng minh đã nhiều lần chiếm ưu thế trong cuộc chiến tranh.
Cũng trong thời gian này, nhiều ứng dụng về logictics đã được phát triển và vẫn


còn được sử dụng đến ngày nay, mặc dù đã có ít nhiều thay đổi để phù hợp với môi
trường sản xuất kinh doanh.
Logistics đã phát triển rất nhanh chóng, nếu giữa thế kỷ XX rất hiếm doanh
nghiệp hiểu được Logistics là gì, thì đến cuối thế kỷ, logistics được ghi nhận như

một chức năng kinh tế chủ yếu, một công cụ hữu hiệu mang lại thành công cho các
doanh nghiệp cả trong khu vực sản xuất lẫn trong khu vực dịch vụ. Ngay từ những
năm 80 của thế kỷ trước, người ta đã dự báo sẽ xuất hiện Logistics toàn cầu và điều
đó giờ đây đã thành hiện thực.
Logistics phát triển quá nhanh chóng, trong nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, ở
nhiều nước, nên có rất nhiều tổ chức, tác giả tham gia nghiên cứu, đưa ra định
nghĩa khác nhau, cho đến nay vẫn chưa có một khải niệm thống nhất và Logistics.
Có rất nhiều tài liệu đưa ra định nghĩa về khái niệm này.



Một số khái niệm Logistics

Logistics là một trong số ít thuật ngữ khó dịch nhất, giống như từ
“Marketing”, từ Tiếng Anh sang tiếng Việt và thậm chí cả những ngôn ngữ khác.
Bởi vì bao hàm nghĩa của từ này quá rộng nên không một từ đơn ngữ nào có thể
truyền tải được hết ý nghĩa của nó.


Một số định nghĩa Logistics là hậu cần, số khác lại đinh nghĩa là nhà cung
ứng các dịch vụ kho bãi và giao nhận hàng hóa,…
Vậy thực chất, Logistics là gì?
Có rất nhiều thuật ngữ về khái niệm này:
Logistics được hiểu là quá trình hoạch định, thực hiện và kiểm soát sự lưu
thông và tích trữ một cách hiệu quả tối ưu các loại hàng hóa, nguyên vật liệu,
thành phẩm và bán thành phẩm, dịch vụ và thông tin đi kèm từ điểm khởi đầu tới
điểm kết thúc nhằm mục đích tuân theo các yêu cầu của khách hàng.
Logistics có thể được định nghĩa là việc quản lý dòng chung chuyển lưu kho
nguyên vật liệu, quá trình sản xuất, thành phẩm và xử lý các thông tin liên quan…
từ nơi xuất xứ đến nơi tiêu thụ cuối cùng theo yêu cầu của khách hàng. Hiểu một

cách rộng hơn nó còn bao gồm cả việc thu hồi và xử lý rác thải. (Theo UNESCAP)
Logistics là quá trình xây dựng kế hoạch, cung cấp và quản lý việc chung
chuyển và lưu kho có hiệu quả hàng hóa, dịch vụ và các thông tin liên quan từ nơi
xuất xứ đến nơi tiêu thụ vì mục tiêu đáp ứng nhu cầu của khách hàng. (Theo World
Marintime University – Đại học Hàng Hải Thế Giới, D. Lambert 1998)


Ở Việt Nam, thuật ngữ logistics cũng đã được sử dụng chính thức trong Luật
thương mại 2005, và được phiên âm theo tiếng Việt là “lô-gi-stíc”. Điều 233 Luật
thương mại nói rằng:
“Dịch vụ logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức
thực hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu
bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói
bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng
hóa theo thỏa thuận với khách hàng để hưởng thù lao.”

Trên cơ sở Logistics tổng thể (Global Logistics), người ta chia hoạt động
Logistics thành:
-

Supply Chain Management Logistics (Logistics quản lý chuỗi cung ứng)

-

Transportation Management Logistics (Logistics quản lý vận chuyển hàng
hóa)

-

Warehousing/Inventery Managenment Logistics (Logistics về quản lý lưu

kho, kiểm kê hàng hóa, kho bãi)


Như vậy, quản lý Logistics là sự điều chỉnh cả một tập hợp các hoạt động
của nhiều ngành cùng một lúc và chỉ khi nào ngời giao nhận có khả năng làm tất cả
các công việc liên quan đến cung ứng, vận chuyển, theo dõi sản xuất, kho bãi, thủ
tục hải quan, phân phối,… mới được công nhận là nhà cung cấp dịch vụ Logistics.
Trên thế giới hiện nay chỉ có vài công ty thực sự là công ty Logistics như: DHL
Danzas, TNT Logistics,..
 Vai trò của Logistics đối với nền kinh tế

Logistics là công cụ kết nối các lĩnh vực hoạt động của nền kinh tế như cung
cấp, sản xuất… góp phần tiết kiệm và giảm chi phí lưu thông trong phân phối hàng
hóa, nâng cao tính cạnh tranh cho sản phẩm từ đó giúp thúc đẩy thương mại và hợp
tác kinh tế với các nước trong khu vực nói chung và các nước trên thế giới nói
riêng.
Logistics còn tạo ra giá trị về mặt thời gian và địa điểm cho các doanh
nghiệp.


Về mặt thời gian:
Thế giới ngày nay được nhìn nhận như 1 thế giới liên kết dẫn đến việc mở ra
một thách thức vô cùng lớn về việc tối ưu hóa quá trình sản xuất, lưu kho, vận
chuyển hàng hóa nhằm tối thiểu chi phí được đặt lên hàng đầu. Vì vậy, với sự hỗ


trợ của hệ thống công nghệ thông tin kết hợp với chiến lược logistics hiệu quả đã
giúp cho các nhà sản xuất kinh doanh ra được những quyết định mang tính hiệu
quả cao giúp giảm thiểu tối đa những chi phí và những khoảng thời gian phát sinh
không cần thiết.

Về mặt địa điểm:



Logistics đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo yếu tố thời gian – địa
điểm thông qua tiêu chí “Just In Time – JIT”. Việc hoạch định kế hoạch sản xuất
(leadtime) theo đúng yêu cầu JIT nhằm thỏa mãn yêu cầu của khách hàng, đảm bảo
việc giao hàng đúng thời gian quy định và hướng đến mục tiêu lớn nhất: Giảm
thiểu lượng hàng tồn kho ở mức thấp nhất (no stock is the best), việc này giúp
giảm chi phí lưu kho, tồn trữ cho các doanh nghiệp.

2.

Nguồn nhân lực và vai trò của nguồn nhân lực
a.

Khái niệm nguồn nhân lực

Có nhiều cách định nghĩa khác nhau về quản trị nguồn nhân lực song có thể
thấy khái niệm này bao gồm các yếu tố sau:
- Nhân lực : Bao gồm tất cả các tiềm năng của con người trong một tổ chức
hay xã hội (kể cả những thành viên trong ban lãnh đạo doanh nghiệp) tức là tất cả


các thành viên trong doanh nghiệp sử dụng kiến thức, khả năng, hành vi ứng xử và
giá trị đạo đức để thành lập, duy trì và phát triển doanh nghiệp.
- Nguồn nhân lực:


Đây là nguồn lực của mỗi con người, gồm có thể lực và trí lực. Thể lực phụ thuộc

vào tình trạng sức khoẻ của con người, mức sống, thu nhập, chế độ ăn uống, chế độ
làm việc, nghỉ ngơi v.v.. Trí lực là nguồn tiềm tàng to lớn của con người, đó là tài
năng, năng khiếu cũng như quan điểm, lòng tin, nhân cách v.v..

 Theo cách tiếp cận của tổ chức Liên hợp quốc thì “Nguồn nhân lực là tất cả những

kiến thức, kỹ năng và tiềm năng của con người liên quan tới sự phát triển của mỗi
cá nhân, mỗi tổ chức và của đất nước”
Hay nguồn nhân lực bao gồm cả lực lượng lao động giản đơn, lao động kỹ
thuật, lao động trí óc.
Với hai cách tiếp cận trên về nguồn nhân lực có những đòi hỏi về trình độ
cũng như năng lực để thực sự trở thành đợn vị cấu thành chất xám trong kết quả
sản xuất và hoạt động của xã hội.
 Như vậy nguồn nhân lực được xem xét không chỉ ở số lượng mà còn ở chất

lượng


b.

Vai trò của nguồn nhân lực

Như chúng ta đã biết, xét đến cùng yếu tố giữ vai trò chi phối, quyết định sự
vận động, phát triển của xã hội chính là lực lượng sản xuất. Lực lượng sản xuất bao
gồm sức lao động và tư liệu sản xuất trong đó người lao động là yếu tố quan trọng
hàng đầu.
Ph. Ăngghen đã từng nhấn mạnh rằng muốn nâng nền sản xuất lên thì một
mình tư liệu lao động, dù là tư liệu cơ giới hay bất kỳ tư liệu nào khác cũng không




đủ mà cần có những người có năng lực tương xứng sử dụng những tư liệu đó.
Như vậy vai trò của nguồn nhân lực xuất phát từ vai trò quan trọng của con
người trong sự phát triển của lực lượng sản xuất đối với sự phát triển của kinh
tế xã hội.
Trong bất kỳ ngành nghề, lĩnh vực gì, có một nguồn nhân lực vững chắc,
chất lượng cao, lành nghề, thì lĩnh vực đó sẽ phát triển vượt trội. Logistics cũng
vậy.
Nguồn nhân lực chất lượng cao sẽ là tiền đề cho sự phát triển của các doanh
nghiệp logistics Việt nam trong điều kiện hội nhập trước và sau Tổ chức Thương
mại thế giới (WTO), góp phần thúc đẩy khu vực dịch vụ logistics Việt Nam vượt
qua những khó khăn hiện tại, để có thể vững bước phát triển, đóng góp vào sự phát
triển kinh tế Việt Nam, khẳng định vị trí của Việt Nam trong khu vực và quốc tế.



CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC TRONG LĨNH VỰC
LOGISTICS Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
2.

Thực trạng ngành logistics ở Việt Nam hiện nay

Hiện nay Việt Nam có khoảng hơn 3.000 doanh nghiệp tham gia cung cấp
dịch vụ logistics. Trong đó, 70% có trụ sở tại Tp.HCM, 1.300 doanh nghiệp hoạt
động tích cực, 89% doanh nghiệp 100% vốn trong nước còn lại là doanh nghiệp có
vốn đầu tư nước ngoài.
Quy mô doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics ở Việt Nam nhỏ, kinh
doanh manh mún. Nguồn lợi hàng tỷ đô này lại đang chảy vào túi các nhà đầu tư
nước ngoài. Các doanh nghiệp Việt Nam mới chỉ có một phần rất nhỏ trong miếng
bánh khổng lồ và đang ngày càng phình to của thị trường dịch vụ logistics. Theo

tính toán của Cục Hàng hải Việt Nam tính đến năm 2015, lĩnh vực quan trọng nhất
trong logistics là vận tải biển thì doanh nghiệp trong nước mới chỉ đáp ứng chuyên
chở được 18% tổng lượng hàng hóa xuất nhập khẩu, phần còn lại bị chi phối bởi
các doanh nghiệp nước ngoài. Điều này thực sự là một thua thiệt lớn cho doanh
nghiệp Việt Nam khi có đến 90% hàng hóa xuất nhập khẩu được vận chuyển bằng
đường biển. Theo thống kê của Cục Hàng hải Việt Nam, với khoảng 44.000 m dài
cầu cảng, tổng công suất thiết kế đạt 470-500 triệu tấn hàng/năm, sản lượng hàng
hóa thông qua hệ thống cảng biển Việt Nam tính đến năm 2014 ước đạt 370,2 triệu


tấn, tăng 14%, trong đó hàng container đạt 10,24 triệu TEU, tăng 20% so với năm
2013 thì đây thực sự một thị trường mơ ước mà các tập đoàn nước ngoài đang
thèm muốn và tập trung khai phá. Hiện tại, với hơn 3000 doanh nghiệp hoạt động
trong lĩnh vực logistics, thời gian hoạt động trung bình của các doanh nghiệp là 5
năm với vốn đăng ký trung bình khoảng 1,5 tỷ đồng/doanh nghiệp thì các doanh
nghiệp logistics tại Việt Nam hiện chỉ đáp ứng được 1/4 nhu cầu thị trường
logistics, và mới chỉ dừng lại ở việc cung cấp dịch vụ cho một số công đoạn của
chuỗi dịch vụ khổng lồ này. Ngành công nghiệp logistics của Việt Nam hiện vẫn
đang ở thời kỳ phôi thai, phần lớn của hệ thống logistics chưa được thực hiện ở
một cách thức thống nhất.
Hơn nữa, mức độ đóng góp cho nền kinh tế của ngành dịch vụ logistics còn
thấp, mới chỉ vào khoảng 2-3% GDP. Ngoài ra, tỷ lệ thuê ngoài của ngành dịch vụ
logistics chưa cao, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, doanh nghiệp thương mại
vẫn phải tự thực hiện các dịch vụ logistics, khiến hoạt động này kém hiệu quả.
Theo techinasia.com, Việt Nam là 1 trong 4 quốc gia Đông Nam Á có tiềm
năng phát triển cả cơ sở hạ tầng và hệ thống Logistics. Tuy vậy, nước ta vẫn phải
đối mặt với hàng loạt thách thức trong lĩnh vực này từ nhiều năm nay. Tiêu biểu
nhất có lẽ là chi phí Logistics thuộc loại “đắt đỏ” nhất thế giới khi chiếm đến 2125% GDP cả nước, tương đương 37 – 40 tỉ USD, cao hơn Thái Lan 6%, Malaysia
12% và gấp 3 lần Singapore.



Ngoài ra, bảng xếp hạng Logistics Performance Index của Ngân hàng Thế
giới cho thấy ta hạ 12 bậc trong năm 2016 (hạng 64/160); chỉ có 1300/3000 doanh
nghiệp cung cấp dịch vụ Logistics Việt Nam hoạt động tích cực và hầu hết các
doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, bên cạnh một vài doanh nghiệp lớn như:
Gemadept, Tân Cảng hay Transimex; thị phần lớn vẫn thuộc về hàng loạt tập đoàn
đa quốc gia cung cấp dịch vụ Logistics hàng đầu như DHL, Damco, DB Schenker,
Nippon Express, Panalpina…
Logistics là ngành đang phát triển nhanh chóng tại Việt Nam. Vì thế, ngành
logistics giai đoạn 2017-2020 sẽ cần thêm khoảng 20 ngàn lao động chất lượng
cao, có trình độ chuyên môn. Và đến 2030 con số này sẽ chạm ngưỡng 200 ngàn
lao động đáp ứng đủ yêu cầu về kỹ năng, kiến thức chuyên môn và trình độ tiếng
Anh.
Mặc dù các công ty logistics của Việt Nam chiếm số lượng nhiều, nhưng lại
chiếm thị phần rất nhỏ, chủ yếu thực hiện một số khâu dịch vụ trong chuỗi dịch vụ
logistics hoặc làm đại lý cho hãng tàu biển nước ngoài. Doanh nghiệp logistics tại
Việt Nam hiện chỉ đáp ứng được 1/4 nhu cầu thị trường logistics.
Nguyên nhân do hạ tầng cơ sở logistics còn nghèo nàn. Các đội xe chuyên
dùng đang lạc hậu, năng lực vận tải đường sắt không được vận dụng hiệu quả và
đặc biệt, nguồn nhân lực cho hoạt động trong các Doanh nghiệp logistics nội đang


thiếu và yếu. Thực tế, việc Doanh nghiệp logistics nội thua kém và phụ thuộc quá
nhiều vào Doanh nghiệp ngoại đã khiến chi phí cho logistics ở Việt Nam cao hơn
rất nhiều so với bình quân trên thế giới.
Theo WB, năm 2015, chi phí logistics ở Việt Nam tương đương 20,9% GDP
tương đương 37-40 tỉ USD. Trong khi đó, tỷ lệ này ở Mỹ, EU và phần còn lại của
thế giới lần lượt tương ứng là 9%, 13% và 15% GDP. Điều này đã làm giảm tính
cạnh tranh về chi phí của các DN Việt Nam.Vậy có thể thấy được rõ rằng:” Nhân
lực chính là “mối lo” hàng đầu. Những người thực sự giỏi và có trình độ về

logistics hiện nay đang được các công ty logistics mạnh của nước ngoài như: Công
ty DHL, hay Express... thâu tóm hết.
Thị trường tuyển dụng lớn, trình độ nhân viên thấp và thiếu kinh nghiệm,
nguồn nhân lực không đạt yêu cầu, … là những tình trạng nhân lực ngành
Logistics của Việt Nam trong nhiều năm qua.
3.

Thực trạng nguồn nhân lực phục vụ cho lĩnh vực logistics ở Việt
Nam

Có thể thấy nguồn nhân lực trong ngành Logistics Việt Nam hiện nay còn
yếu và thiếu hụt về cả số lượng và chất lượng. Tuy đã phát triển dịch vụ 4PL trong
những năm gần đây, nhưng phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam còn có khoảng
cách lớn với các doanh nghiệp nước ngoài về uy tín trên thương trường, dịch vụ


khách hàng. Một trong những lý do dẫn đến tình trạng đó, ngoài yếu kém về công
nghệ là trình độ tay nghề logistics và tính chuyên nghiệp của nguồn nhân lực trong
ngành còn thấp.
Nguồn nhân lực hiện nay được đào tạo từ nhiều nguồn khác nhau. Đội ngũ
quản lý được đào tạo và tái đào tạo, chủ yếu tích tụ kiến thức từ thực tiễn kinh
nghiệm kinh doanh, phong cách lãnh đạo và quản lý chưa đáp ứng được yêu cầu.
Đội ngũ nhân viên nghiệp vụ phần lớn tốt nghiệp đại học nhưng chủ yếu từ những
chuyên ngành ngoài logistics. Lực lượng lao động trực tiếp như bốc vác, xếp dỡ,
lái xe, kiểm đếm hàng kho bãi thì đa số có trình độ học vấn thấp, chưa được đào
tạo tác phong làm việc chuyên nghiệp. Trong nguồn nhân lực logistics thì có đến
80,26% số người hoạt động trong lĩnh vực này học tập thông qua các công việc
hàng ngày; 23,6% lực lượng lao động tham gia các khóa học về logistics ở trong
nước và 3,9% tham gia các khóa đào tạo quốc tế về logistics (Hình 1). Mặc dù
nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn còn hạn chế nhưng chỉ có 6,9% các doanh

nghiệp logistics thuê các chuyên gia nước ngoài để phục vụ cho hoạt động của
mình.


Hình 1 Biểu đồ hiện trạng nguồn nhân lực và yêu cầu đào tạo ngành logistics

Trong khi đó, nhu cầu sử dụng nhân lực đến năm 2025 là khoảng 300.000
nhân viên chuyên nghiệp, có trình độ chuyên môn, ICT và tiếng Anh đáp ứng yêu
cầu trong điều kiện Cách mạng công nghiệp 4.0, trong số khoảng 1,2 triệu người
hoạt động trong lĩnh vực logistics. Khảo sát của 108 doanh nghiệp của hiệp hội
Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam (VLA) trong tháng 9/2017, có đến gần
50% công ty có nhu cầu tuyển thêm từ 15-20% nhân viên trong thời gian tới.


4.

Nguyên nhân sâu xa của hạn chế nguồn nhân lực logistics Việt
Nam

Đó chính là thiếu hệ thống đào tạo bài bản về dịch vụ logistics:


Các doanh nghiệp logistics thường thiếu chủ động trong đầu tư cho nguồn nhân
lực:
Ít công khai nhu cầu tuyển dụng, ít tham gia các ngày hội việc làm, không
biết đối tượng tuyển dụng chính ở đâu); chưa có kế hoạch tuyển dụng định kỳ và
lâu dài mà thường chỉ tuyển dụng khi nào cần và chỉ giải quyết yêu cầu trước mắt
hơn là kế hoạch phát triển lâu dài; yêu cầu công việc chưa rõ và chưa đặt yếu tố
chuyên môn lên hàng đầu (thường bị chi phối bởi yếu tố quen biết hơn là ưu tiên
chọn người giỏi, người tốt nghiệp từ các trường đại học lớn); chưa có chế độ lương

thưởng, đãi ngộ phù hợp và chuẩn hóa (mô tả công việc không rõ ràng nên không
đảm bảo công bằng trong đãi ngộ, thiếu quy trình đào tạo, tăng lương và đảm bảo
phúc lợi lâu dài). Những điều đó khiến người lao động không có động lực thúc đẩy
để trau dồi chuyên môn trình độ và kỹ năng làm việc của bản thân để trở nên
chuyên nghiệp hơn.



Các chương trình đào tạo về logistics mang tính quy mô và chính quy không
nhiều:


Đào tạo nhân lực cho ngành Logistics hệ đại học chính quy hiện nay tập
trung chủ yếu tại các cơ sở đào tạo thuộc Bộ GTVT. Ở phía Bắc, trường Đại học
Công nghệ Giao thông vận tải hiện đang tổ chức đào tạo chuyên ngành Logistics
và Vận tải đa phương thức (địa chỉ tại Quận Thanh Xuân, Hà Nội) với số lượng
gần 300 sinh viên; trường Đại học Hàng Hải đào tạo chuyên ngành Logistics (địa
chỉ tại TP. Hải Phòng). Ở phía Nam, trường Đại học GTVT TP Hồ Chí Minh đào
tạo chuyên ngành Quản trị Logistics và Vận tải đa phương thức. Tổng lưu lượng
đào tạo của cả ba cơ sở vào khoảng 500 sinh viên/năm. Ngoài ra còn có một số cơ
sở đào tạo đại học khác trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo có các chuyên ngành
đào tạo liên quan đến ngành logistics như đại học Ngoại thương với ngành Kinh
doanh quốc tế, đại học GTVT (địa chỉ tại Quận Cầu Giấy, Hà Nội) với ngành Quản
trị logistics. Trường ĐH Ngoại Thương tăng thêm 100 chỉ tiêu dành cho hai ngành
đào tạo mới là chuyên ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng định hướng
nghề nghiệp quốc tế so với năm 2017.
Cho đến nay, trong bảng mã ngành học của Bộ Giáo dục và Đào tạo chưa có
mã ngành logistics hay quản trị chuỗi cung ứng. Do vậy, cách thức đào tạo chủ yếu
được thực hiện thông qua các khóa học ngắn ngày tổ chức bởi các viện nghiên cứu,
các trung tâm đào tạo logistics hoặc các chương trình đào tạo liên kết với nước

ngoài, hoặc do các công ty tự tổ chức đào tạo nhân lực cho mình. Môn học
logistics hoặc liên quan đến logistics tại các trường đại học của Việt Nam có nội


dung hạn chế (khoảng 15 - 45 tiết trên 1 môn học liên quan). Với thời lượng môn
học ngắn nên các bài giảng về logistics chỉ tập trung giới thiệu những khái niệm
chính như logistics là gì hoặc chủ yếu giới thiệu về logistics kinh doanh, chủ yếu
đào tạo thiên về vận tải biển và giao nhận đường biển mà chưa chú trọng tới sự
phát triển của ngành vận tải hàng không và các dịch vụ gia tăng, các kỹ thuật giao
nhận hiện đại như vận tải đa phương thức, kỹ năng quản trị chuỗi cung ứng như
3PL, 4PL…
Các nghiệp vụ logistics chưa được xây dựng thành môn học. Các kỹ thuật
giao nhận hiện đại như vận tải đa phương thức, kỹ năng quản trị chuỗi cung ứng,
các khái niệm mới như "one stop shop", "Just in time"... ít được cập nhật. Tính
thực tiễn của chương trình giảng dạy không cao, làm cho người học chưa thấy hết
vai trò và sự đóng góp của dịch vụ logistics vào nền kinh tế.
Các chuyên gia đào tạo về lĩnh vực này còn quá ít so với yêu cầu phát triển
dịch vụ. Phần lớn kiến thức mà cán bộ, công nhân viên trong Ngành có được là từ
thực tiễn khi làm đại lý hoặc đối tác cho các công ty nước ngoài chuyên làm dịch
vụ này. Hiện tại, nhân lực trong lĩnh vực này, ngoài một số rất ít được đào tạo bài
bản ở nước ngoài, số còn lại chủ yếu làm theo sự quen việc và dựa trên kinh
nghiệm.


Ngoài ra, giáo trình, tài liệu tham khảo bằng tiếng Việt khan hiếm, giáo trình
tiếng Anh khó tiếp cận. Không có mô phỏng về doanh nghiệp logistics, các phần
mềm mô phỏng tối ưu toàn chuỗi không được đưa vào dạy.


Sự gắn kết giữa doanh nghiệp và nhà trường chưa nhiều, chưa thiết thực, và chưa

đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp cũng như sinh viên:
Từ khi còn ngồi trên ghế giảng đường, các bạn sinh viên vẫn chỉ tiếp cận
môn học Logistics ở mặt lý thuyết chứ chưa được cọ xát thực tiền. Nhưng khi ra
trường, 100% các công ty trực tiếp và gian tiếp sử dụng logistics yêu cầu nhân viên
làm được việc. Cuộc khảo sát về nguồn nhân lực logistics của VN cuối 2014 cho
thấy có 60% tự đào tạo qua kinh nghiệm, học hỏi tay nghề lớp đàn anh đi trước, chỉ
40% có đào tạo qua trường lớp nhưng đa phần là những lớp bồi dưỡng tay nghề do
các hiệp hội tổ chức. Những lớp này thiếu cơ sở đào tạo chuyên nghiệp, phương
pháp truyền đạt… trong khi đó yêu cầu về một nhân lực logistics thực thụ phải
được trang bị các kiến thức, kỹ năng quản trị trở thành nhà cung cấp logistics tích
hợp (3PL).


Nguyên nhân khác nằm ở chính người lao động:
Ngay từ khi lựa chọn ngành ngề đào tạo đã không hướng tới một công việc

cụ thể nên thường thiếu các kỹ năng cần thiết. Không những thế, lao động cũng
chưa chủ động trong việc tìm hiểu nhu cầu tuyển dụng và tiếp cận các công ty


logistics khi còn đang là sinh viên mà đa số chỉ bắt đầu quá trình tìm việc từ 3 - 6
tháng trước khi tốt nghiệp.

5.

Đánh giá nguồn nhân lực ngành Logistics

Hiện nay ngành Logistics Việt Nam có 3 nhóm doanh nghiệp chính gồm:
Nhóm doanh nghiệp nhà nước trước đây và đã cổ phần hóa gần đây (nhóm 1);
nhóm doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài (nhóm 2) và nhóm doanh nghiệp tư nhân

(nhóm 3), theo đó nhận xét về nguồn nhân lực logistics trong các nhóm doanh
nghiệp này như sau:
- Đội ngũ cán bộ quản lý, điều hành:


Nhóm 1 là nhóm có đội ngũ cán bộ quản lý, điều hành tại các doanh
nghiệp tương đối lớn về quy mô và có thâm niên trong Ngành, chẳng
hạn trong lĩnh vực Dịch vụ hàng hải, kho vận, đa số đạt trình độ đại
học. Hiện nay, thành phần này đang được đào tạo và tái đào tạo để đáp
ứng nhu cầu quản lý. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại phong cách quản lý
cũ, chưa chuyển biến kịp để thích nghi với môi trường mới, thích sử



dụng kinh nghiệm hơn là áp dụng khoa học quản trị hiện đại.
Nhóm 2 phần lớn là các công ty mới thành lập có vốn đầu tư hoặc liên
doanh liên kết với các công ty nước ngoài nên đội ngũ cán bộ quản lý


khá trẻ, năng động, có trình độ đại học và thường được các đối tác
nước ngoài trực tiếp đào tạo nên trình độ chuyên môn và ngoại ngữ
cao. Tuy nhiên, do quá trình tự đào tạo mang tính mảng khối và bổ
sung nghiệp vụ nên thiếu cái nhìn tổng quan về cả chuỗi dịch vụ và lợi



ích tổng thể của các bên tham gia.
Cuối cùng, nhóm 3 là nhóm các công ty tư nhân hoặc công ty cổ phần
mới thành lập gần đây. Nhóm này cũng có đội ngũ cán bộ quản lý trẻ,
có trình độ đại học, nhiều tham vọng nhưng kinh nghiệm kinh doanh

quốc tế và trình độ quản lý lẫn nghiệp vụ còn thấp, thường tìm kiếm
tối đa hóa lợi nhuận ngắn hạn.

- Đội ngũ nhân viên nghiệp vụ văn phòng: Là đội ngũ nhân viên chăm lo các
tác nghiệp giao dịch khách hàng.
Đội ngũ này phần lớn đều tốt nghiệp đại học, trong số đó đa số là từ các
chuyên ngành gần với chuyên ngành logistics hoặc thậm chí không liên quan nên
phải tự nâng cao trình độ nghiệp vụ trong quá trình làm việc, trừ nhóm nhân viên
văn phòng trong các công ty liên doanh với nước ngoài. Ví dụ, APL Logistics hay
NYK Logistics thường được công ty tổ chức đào tạo huấn luyện về nghiệp vụ. Lực
lượng giảng dạy nghiệp vụ tại các công ty này là những cán bộ đang tại chức, là
những người đang trực tiếp kinh doanh nên nhiều kinh nghiệm thực tế, tuy nhiên
nảy sinh vấn đề về khả năng sư phạm và phương pháp truyền đạt. Điều này dẫn


đến sự khập khiễng, chênh lệch về nghiệp vụ chuyên môn, trình độ ngoại ngữ của
nhân viên giữa các công ty. Lực lượng trẻ chưa tham gia nhiều vào hoạch định
đường lối, chính sách, ít tham gia đóng góp ý kiến để xây dựng và phát triển ngành
nghề.
- Đội ngũ công nhân lao động trực tiếp tại các công ty vận tải, kho bãi, nhà
xưởng:
Đa số được đào tạo từ các trường nghề, công việc chủ yếu là bốc xếp, kiểm
đếm ở các kho bãi, lái xe vận tải hoặc khai thác các thiết bị xếp dỡ tại các kho, bãi
của cảng hoặc của các công ty. Mặc dù có được đào tạo nhưng kỹ năng làm việc
chưa tốt, vẫn thiếu tác phong công nghiệp, tính kỷ luật lao động thấp so với nhân
lực trực tiếp lao động ở một số các quốc gia đang phát triển khác.
Mặc dù vậy, nguồn nhân lực logistics cũng có những ưu thế, điểm mạnh
riêng so với nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp logistics nước ngoài. Do xuất
phát từ thực tiễn là thị trường dịch vụ logistics mới phát triển trong những năm gần
đây nên nguồn nhân lực có điểm mạnh nổi trội là nhân lực trẻ, năng động, ưa thích

mạo hiểm và sẵn sàng chịu thử thách cũng như rủi ro. Thị trường lao động trẻ
mang lại tiềm năng nhân lực lớn nếu được đào tạo quy củ và bài bản. Bên cạnh đó,
Việt Nam với mức dân số đang ở giai đoạn trẻ nên nguồn nhân lực khá dồi dào và
giá tương đối rẻ. Đây là một thuận lợi mà các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh


vực logistics đang thiếu nguồn nhân lực cần phải chú trọng khai thác triệt để và
phát huy với khả năng có thể.
Người lao động Việt Nam vốn có bản chất thông minh, nhanh nhẹn, có
truyền thống chăm chỉ, cần cù, ham học hỏi, đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau. Chính
vì vậy, những lao động trong Ngành cũng mang trong mình những bản chất vốn có.
Mặt khác, xét về trình độ, phần lớn khối nhân viên văn phòng làm trong các
công ty dịch vụ logistics đều tốt nghiệp đại học, đây cũng là một thuận lợi cho việc
phát triển nguồn nhân lực cho khối dịch vụ này.


×