Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

tiểu luận tổ chức ngành báo cáo về tình hình sản xuất mô tơ, máy phát, máy biến thế và thiết bị phân phối, điều khiển điện ở việt nam năm 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (258 KB, 14 trang )

Mục Lục
I. CƠ SỞ LÝ THUYẾT....................................................................................................................................3
1. Lý thuyết chung về đo lường tập trung thị trường.................................................................................3
1.1. Chỉ số HHI (Hirschman-Herfindahl Index).........................................................................................3
1.2. Tỷ lệ tập trung hóa (CRm).................................................................................................................5
1.3. Chỉ số vòng quay tổng tài sản (TTS)..................................................................................................5
1.4. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS)...........................................................................................5
1.5. Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA)........................................................................................5
2. Tổng quan về ngành sản xuất mô tơ, máy phát, máy biến thế và thiết bị phân phối và điều khiển
điện...............................................................................................................................................................6
2.1. Sản xuất mô tơ, máy phát (27101). Nhóm này gồm:.......................................................................7
2.2. Ngành sản xuất máy biến thế, các thiết bị phân phối và điều khiển điện (27102). Nhóm này
gồm:..........................................................................................................................................................7
II. XỬ LÝ SỐ LIỆU VÀ TÍNH TOÁN CÁC CHỈ SỐ...................................................................................7
1.

Cách xử lý số liệu..................................................................................................................................7

2.

Kết quả đo lường mức độ tập trung và ý nghĩa..................................................................................8
2.1. Cách tính các chỉ số HHI, CR4............................................................................................................8
2.2. Kết quả tính toán và ý nghĩa các chỉ số đo mức độ tập trung của ngành sản xuất mô tơ, máy
phát, máy biến thế và thiết bị phân phối và điều khiển điện (HHI và CR4)............................................9

3. Khoa học công nghệ và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp...........................................................10
3.1. Khoa học công nghệ........................................................................................................................10
3.2. Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp..........................................................................................11
III. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ..........................................................................................................14
1.


2.

Kết luận...............................................................................................................................................14
1.1.

Mức độ cạnh tranh....................................................................................................................14

1.2.

Rào cản gia nhập ngành............................................................................................................14

1.3.

Khung pháp lý.............................................................................................................................14

Khuyến nghị........................................................................................................................................14

1


I. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1. Lý thuyết chung về đo lường tập trung thị trường
Đo lường tập trung thị trường là đo lường vị trí tương đối của các doanh
nghiệp lớn trong ngành. Tập trung thị trường chỉ mức độ mà sự tập trung sản xuất vào
một thị trường đặc biệt hay là sự tập trung sản xuất của ngành nằm trong tay một vài
hãng lớn trong ngành. Nói chung, mức độ tập trung thị trường biểu thị sức mạnh thị
trường của những hãng lớn nghĩa là ngành càng tập trung thì các hãng lớn càng có
sức mạnh thị trường cao và khi đánh giá được mức độ tập trung thị trường sẽ mô tả
được cấu trúc cạnh tranh thị trường ngành. Thị phần và mức độ tập trung của thị
trường đóng một vai trò quan trọng trong quá trình phân tích các ngành kinh tế. Nó

không chỉ giúp ta so sánh những thị trường khác nhau (trong và ngoài nước), mà còn
giúp tạo ra những quy định cho thị trường: các nhà tạo lập các quy định cần biết mức
độ tập trung của thị trường để bảo đảm lợi ích của người tiêu dùng.
Do vậy, việc lượng hóa các thước đo này thành những chỉ số dễ dàng tính toán, độc
lập với kích cỡ thị trường là rất quan trọng cho quá trình diễn giải thực tế thị trường
của bản thân các doanh nghiệp tham gia cũng như các nhà hoạch định chính sách.
Trong phần lớn các thị trường, mức độ cạnh tranh nằm giữa 2 mức là cạnh tranh hoàn
hảo (mức độ tập trung thấp nhất) và độc quyền (mức độ tập trung cao nhất). Phương
pháp đo mức độ tập trung cung cấp một cách thức đơn giản để đo mức độ cạnh tranh
của một thị trường.
Giả sử một ngành có n doanh nghiệp với sản lượng mỗi doanh nghiệp là xi (i=1,n)
xếp
hạng từ lớn nhất đến nhỏ nhất. Tổng sản lượng của ngành là X i và khi ấy thị phần của
doanh nghiệp thứ i là si=
Ta có hai chỉ số đo mức độ tập trung của thị trường là chỉ số HHI và tỉ lệ tập trung
CRm.

2


1.1. Chỉ số HHI (Hirschman-Herfindahl Index)
Chỉ số này đầu tiên được sử dụng bởi Hirschman và sau này là Herfindahl, tính
đến tất cả các điểm của đường cong tập trung, bằng cách tổng bình phương thị phần

của tất cả các doanh nghiệp.

Trong đó:

• Si: là các mức thị phần, tỉ lệ về sản lượng sản xuất hay sản lượng bán
hoặc là chỉ số khác đo lường hoạt động kinh doanh như doanh thu, công

suất… mà mỗi doanh nghiệp chiếm lĩnh trên thị trường,
• n: là tổng số doanh nghiệp tham gia thị trường.
HHI nằm trong khoảng từ 1/n đến 1. Tương đương, nếu tỷ lệ được sử dụng như số
nguyên, là 75 thay vì 0.75, chỉ số có thể lên đến 1002 hoặc 10.000.
* Quy ước:
 HHI < 1000
1000 < HHI < 1800

: Mức độ tập trung thấp, không đáng lo ngại về
mức độ tập trung của thị trường.
: Mức độ tập trung trung bình và ít có khả năng xảy
ra các vấn đề về cạnh tranh.

HHI > 1800

: Mức độ tập trung cao và có nguy cơ xảy ra các
vấn đề về cạnh tranh.
Khi HHI càng lớn thì mức độ tập trung càng cao và ngược lại, HHI nhỏ thể
hiện không có một doanh nghiệp nào có quyền lực nổi trội hơn trên thị trường.
Chỉ số HHI có một số ưu điểm và nhược điểm nhất định:

3


* Ưu điểm của chỉ số HHI
Nó phản ánh nhạy bén sự tham gia hay thoát ra của doanh nghiệp khỏi
ngành tính đến.
Chỉ số HHI dễ dàng tính toán và nó tính đến tất cả các điểm trên đường
cong tập trung thị trường.
* Nhược điểm của chỉ số HHI: không làm rõ được khi so sánh các ngành

có mức độ tập trung bằng nhau vì giữa cách ngành chưa chắc quy mô doanh
nghiệp đã bằng nhau.
1.2. Tỷ lệ tập trung hóa (CRm)
Đây là chỉ số được sử dụng nhiều khi đo lường tập trung hóa của ngành, nó
được xác định bằng tỉ lệ sản lượng của m doanh nghiệp lớn trong ngành với m là một
số tùy ý.

Trong đó CRm là tỷ lệ tập trung và Si là thị phần của doanh nghiệp thứ i. Khi
m khác nhau thì các kết luận về mức độ tập trung của thị trường cũng khác nhau.
1.3. Chỉ số vòng quay tổng tài sản (TTS)
Số vòng quay tổng tài sản (hay gọi tắt là Số vòng quay tài sản) là một thước
đo khái quát nhất hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp. Tỷ số này được tính ra
bằng cách lấy doanh thu thuần (ròng) đạt được trong một thời kỳ nhất định chia cho
giá trị bình quân tổng tài sản (bao gồm cả tài sản lưu động lẫn tài sản cố định) của
doanh nghiệp trong cũng kỳ đó. Giá trị bình quân tính bằng trung bình cộng của giá
trị đầu kỳ và giá trị cuối kỳ. Tỷ số này cho biết mỗi đồng tài sản tạo ra cho doanh
nghiệp bao nhiêu đồng doanh thu.
1.4. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS)
Tỷ suất sinh lợi trên doanh thu thuần (ROS) = Lợi nhuận sau thuế/ Doanh thu thuần.
Tỷ suất sinh lợi trên doanh thu thuần (ROS) được tính bằng cách lấy lợi nhuận
sau thuế chia cho doanh thu thuần. Chỉ tiêu này cho biết với một đồng doanh thu
4


thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Tỷ suất
này càng lớn thì hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp càng cao.
1.5. Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA)

Tỷ số lợi nhuận ròng trên tài sản =
Vì lợi nhuận ròng chia cho doanh thu bằng tỷ suất lợi nhuận biên, còn doanh

thu chia cho giá trị bình quân tổng tài sản bằng hệ số quay vòng của tổng tài sản, nên
còn cách tính tỷ số lợi nhuận trên tài sản nữa, đó là:
Tỷ số lợi nhuận trên tài sản = Tỷ suất lợi nhuận biên × Số vòng quay tổng tài sản
Chỉ tiêu ROA thể hiện tính hiệu quả của quá trình tổ chức, quản lý hoạt động
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Kết quả chỉ tiêu cho biết bình quân cứ một
đồng tài sản được sử dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh thì tạo ra được bao
nhiêu đồng lợi nhuận.
2. Tổng quan về ngành sản xuất mô tơ, máy phát, máy biến thế và thiết bị phân
phối và điều khiển điện
Nhóm ngành sản xuất này gồm: Sản xuất các máy biến thế điện, phân phối và các
máy biến thế chuyên dùng; máy phát điện, tập trung; bộ chuyển mạch và tổng đài;
rơle và điều khiển công nghiệp. Thiết bị điện trong nhóm này phân theo mức độ điện
trở.
Theo các chuyên gia, ngành sản xuất thiết bị điện đang có lộ trình và cơ hội phát
triển do có tiềm năng tiêu thụ lớn trong và ngoài nước.
Với thị trường trong nước, theo kế hoạch phát triển ngành sản xuất thiết bị điện đã
được Chính phủ phê duyệt, giai đoạn 2015-2025 ngành thiết bị điện sẽ phải phát triển
để đáp ứng 70% nhu cầu trong nước về thiết bị đường dây, trạm biến áp; 55% về động
cơ điện, một số chủng loại máy phát điện thông dụng và năm 2025 có thể sản xuất,
cung ứng trọn bộ thiết bị điện cho các công trình đường dây điện, trạm biến áp; 5060% nhu cầu máy biến thế 110-220KV và năm 2015 xuất khẩu đạt 30-35% giá trị sản
xuất; đáp ứng 60-70% nhu cầu trong nước các loại công tơ điện, khí cụ điện, các hệ
thống ghi đếm - giám sát an toàn lưới điện, trọn bộ thiết bị trạm điện, và xuất khẩu đạt
19-20% giá trị sản xuất; tập trung sản xuất các loại dây - cáp điện chất lượng cao với
kim ngạch xuất khẩu tăng 35,5%/năm…
5


Một thị trường nữa cũng đang rất cần sự có mặt của các sản phẩm từ doanh nghiệp
trong ngành là những khu vực còn ngoài lưới điện quốc gia ở vùng cao, vùng sâu,
vùng xa, hải đảo… Ở những khu vực này theo kế hoạch sẽ phải tăng khai thác tối đa

lợi thế điều kiện tự nhiên, tiềm năng năng lượng mới-năng lượng tái tạo để cấp điện
tại chỗ. Đây là thị trường tiềm năng cho ngành sản xuất thiết bị điện, thiết bị cho công
nghiệp tái tạo, thiết bị cho sản xuất điện công nghiệp sạch.
Ngành sản xuất mô tơ, máy phát, máy biến thế và thiết bị phân phối và điều khiển
điện (2710) được chia làm 2 nhóm nhỏ hơn:
2.1. Sản xuất mô tơ, máy phát (27101). Nhóm này gồm:
- Sản xuất máy biến đổi phân phối điện;
- Sản xuất máy chuyển đổi hàn bằng một cung lửa điện;
- Sản xuất đá balat huỳnh quang (như máy biến thế);
- Sản xuất máy phát điện (trừ máy khởi động đốt cháy nội sinh);
- Sản xuất máy phát điện (trừ máy dao điện nạp pin cho máy đốt cháy nội sinh);
- Sản xuất bộ phát điện (trừ các bộ phát điện tubin).
2.2. Ngành sản xuất máy biến thế, các thiết bị phân phối và điều khiển điện
(27102). Nhóm này gồm:
- Sản xuất máy chuyển đổi phụ, phân phối năng lượng điện;
- Sản xuất máy điều chỉnh truyền và phân phối điện;
- Sản xuất bảng kiểm soát phân phối điện;
- Sản xuất máy tách mạch điện, năng lượng;
- Sản xuất bảng điều khiển, phân phối năng lượng điện;
- Sản xuất ống dẫn cho máy tổng đài điện cơ;
- Sản xuất cầu chì, điện;
- Sản xuất thiết bị chuyển năng lượng;
- Sản xuất bộ chuyển, năng lượng điện (trừ nút bấm, khoá, sôlênôit (cuộn dây kim loại
trở nên có từ tính khi có dòng điện đi qua cuộn dây đó), lẫy khoá);
- Sản xuất bộ phát điện chuyển căn bản;
- Cuộn lại lõi trong các nhà máy.

6



II. XỬ LÝ SỐ LIỆU VÀ TÍNH TOÁN CÁC CHỈ SỐ
1. Cách xử lý số liệu
Đế xử lý bộ số liệu năm 2010 và tính toán các chỉ số đo lường mức dộ tập trung
của ngành sản xuất mô tơ, máy phát, máy biến thế và thiết bị phân phối và điều khiển
điện ta làm các bước sau:
Bước 1: Tạo 1 file excel bao gồm 2 sheet nhỏ đề tên “27101”, “27102” để tính toán
các chỉ số từng nhóm.
Bước 2: Sử dụng Stata mở bộ số liệu năm 2010 – chọn file so_lieu_thuc_hanh.dta
Bước 3: Sử dụng lệnh “ keep madn ma_thue ma_thue2 lhdn von_nn tennganhkd
nganh_kd kqkd1 kqkd9 kqkd14 kqkd19 kqkd4 ts11 ts12 cpnc11 ld11 ld13” để lọc ra
một số biến cần thiết tương ứng với “ mã doanh nghiệp, mã thuế, mã thuế 2, loại hình
doanh nghiệp, vốn nhà nước, tên ngành kinh doanh, ngành kinh doanh, doanh thu bán
hàng và cung cấp dịch vụ, doanh thu hoạt động tài chính, thu nhập khác, lợi nhuận
ròng, doanh thu thuần, tổng tài sản bình quân thời điểm 1/1/2010, tổng tài sản bình
quân thời điểm 31/12/2010, chi phí nghiên cứu cho khoa học công nghệ trong năm,
tổng số lao động trong ngành ở thời điểm 1/1/2010 và thời điểm 31/12/2010 – ld11 và
ld13”.
Bước 4: Sử dụng lệnh “keep if” để lọc mã ngành của ngành định tính.
• Với mã ngành 27101 ngành sản xuất mô tơ máy phát, sử dụng lệnh “keep if
nganh_kd == 27101”
• Với mã ngành 27102 ngành sản xuất máy biến thế và các thiết bị phân phối, điều
khiển điện , sử dụng lệnh “keep if nganh_kd == 27102”
Bước 5: Lần lượt copy các dữ liệu đã lọc ra excel vào các sheet tương ứng “27101”,
“27102”.
2. Kết quả đo lường mức độ tập trung và ý nghĩa

7


2.1. Cách tính các chỉ số HHI, CR4

Bước 1: Tạo cột kết quả kinh doanh (kqkd) bằng tổng của doanh thu bán hàng và
cung cấp dịch vụ (kqkd1), doanh thu hoạt động tài chính (kqkd9) và thu nhập khác
(kqkd14).
Kqkd = kqkd1 + kqkd9 + kqkd14
Bước 2: Dùng lệnh SUM để tính tổng của cột “kqkd” được cột “tổng kqkd”
Bước 3: Dùng lệnh “sort by-> nganh_kd-> smallest to largest-> ok” để sắp xếp mã
ngành theo thứ tự mã 27101 27102.
Bước 4: Tính si bằng cách lấy tỷ lệ “ kqkd/ tổng kqkd”
Bước 5: Dùng lệnh “sort by-> si-> largest to smallest-> ok” để sắp xếp si theo thứ tự
nhỏ dần.
Bước 6: Tính chỉ số HHI và CR4 vào hai cột mới ( cách tính dựa vào phần cơ sở lý
thuyết)
2.2. Kết quả tính toán và ý nghĩa các chỉ số đo mức độ tập trung của ngành sản
xuất mô tơ, máy phát, máy biến thế và thiết bị phân phối và điều khiển điện (HHI
và CR4)
Từ bộ số liệu được cung cấp và những kiến thức đã học, ta tính toán được các chỉ
số HHI,CR4 cho từng mã ngành 27101, 27102 như bảng dưới:
Mã ngành

HHI

CR4

Số lượng doanh nghiệp

27101

4566.831

0.99644


6

27102

7397.3

1

4

*Nhận xét chung toàn ngành: Chúng ta có thể thấy rằng chỉ số đo mức độ tập
trung của ngành sản xuất mô tơ, máy phát, máy biến thế và thiết bị phân phối và điều
khiển điện ở nước ta năm 2010 là rất cao do ngành này của chúng ta có rất ít những
doanh nghiệp và ít nhà đầu tư. Những chỉ số HHI và CR4 của 2 mã ngành 27101 và
27102 là tương đối đồng đều với nhau.

8


Sau đây chúng ta sẽ đi vào phân tích chi tiết chỉ số HHI và CR4 của từng mã
ngành:
1.2.1. Mã ngành sản xuất mô tơ, máy phát
Mã ngành

HHI

CR4

Số lượng doanh nghiệp


27101

4566.831

0.99644

6

*Nhận xét:
 Chỉ số HHI : Năm 2010 chỉ số HHI của ngành là 4566.831> 1800 thể hiện thị
trường có mức độ tập trung rất rất cao cũng như mức độ phân tán trên thị trường
rất thấp. Nguyên nhân là do số doanh nghiệp tồn tại ở ngành này tương đối ít dẫn
đến mức độ tập trung cao của ngành. Điều này cũng khá dễ hiểu bởi hiện nay
chất lượng máy móc rất ổn định ít phải sữa chữa và thường có thời gian bảo hành
lâu vì thế mà nhu cầu của con người sẽ giảm đi và chủ yếu là ngành cung cấp các
loại mô tơ, máy phát cỡ lớn cho các công ty, doanh nghiệp vì thế mà số lượng
doanh nghiệp trong ngành không quá nhiều.
 Chỉ số CR4: Con số 0.99644 thể hiện tỷ lệ doanh thu của ngành rất cao. Nguyên
nhân là do số lượng doanh nghiệp khá ít và sự chênh lệch doanh thu giữa các
doanh nghiệp rất là lớn
1.2.2. Mã ngành sản xuất biến thế điện, thiết bị phân phối và điều khiển điện
Mã ngành

HHI

CR4

Số lượng doanh nghiệp


27102

7397.3

1

4

*Nhận xét : Chỉ số HHI= 7397.3 và chỉ số CR4= 1. Hai con số rất cao thể hiện mức
độ tập trung cũng như doanh thu của ngành gần như là tuyệt đối đơn giản vì số lượng
doanh nghiệp của ngành rất ít. Số lượng ít này là do chất lượng các sản phẩm này hiện
nay tằng lên rất cao và trực tiếp ảnh hưởng đến khả năng mua bán của con người . Vì
9


vậy mà đối tượng khách hàng chính của các doanh nghiệp chủ yếu là các công ty và
các nhà máy điện.
3. Khoa học công nghệ và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp
3.1. Khoa học công nghệ
Khoa học công nghệ cũng là một yếu tố mang tính quyết định đến sự phát triển
của ngành và hàm lượng khoa học công nghệ giữa các ngành khác nhau là khác nhau.
Vì vậy sau đây chúng ta sẽ đi tìm hiểu về hàm lượng khoa học công nghệ trong ngành
sản xuất mô tơ, máy phát, máy biến thế và các thiết bị phân phối, điều khiển điện. Để
tìm hiểu về hàm lượng khoa học công nghệ của ngành, ta chọn quan sát hai biến:
• Biến thể hiện vốn: của doanh nghiệp – cpnc11.
• Biến thể hiện lao động: ld
3.1.1. Cách tính toán:
- Bước 1: Tạo một cột tổng số lao động ở thời điểm 1/1/2010 và 31/12/2010 (tld) bằng
tổng lao động của tất cả doanh nghiệp trong hai thời điểm ở từng mã ngành 27101 và
27102.

- Bước 2: Dùng lệnh SUM để tính tổng cột “cpnc11”, “ld11”, “ld13”.
3.1.2. Kết quả tính toán và ý nghĩa của các chỉ số về vốn nghiên cứu khoa học công
nghệ và tổng số lao động trong ngành.
Từ bộ số liệu được cung cấp và những kiến thức đã học, ta tính toán được các chỉ số
cho từng mã ngành 27101 và 27102 năm 2010 như bảng dưới:
Mã ngành

27101
27102

Chi phí nghiên Tổng lao
cứu KHCN
thời
1/1/2010
0
1750
0
129

động Tổng lao động
điểm thới
điểm
31/12/2010
1750
385

Nhận xét:
Qua bảng số liệu trên, ta có thể thấy chi phí nghiên cứu cho khoa học công nghệ của
ngành sản xuất mô tơ, máy phát, máy biến thế và các thiết bị phân phối, điều khiển
10



điện bằng 0 và tổng lao động của thời điểm 1/1/2010 là 1879 nghìn người, ở thời điểm
31/12/2010 là 2135 nghìn người. Từ đó có thể kết luận mã ngành 27101 và 27102 là
có nhu cầu về lao động cao với hàm lượng khoa học công nghệ bằng 0. Vì không có
hàm lượng khoa học công nghệ nên không có lợi thế về khoa học công nghệ giữa các
doanh nghiệp, các doanh nghiệp cạnh tranh công bằng và dẫn đến là ngành có sức
cạnh tranh cao.
3.2. Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp
Trong tiểu luận này, ta sẽ chỉ phân tích hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp dựa vào
nhóm chỉ số phản ánh khả năng hoạt động và nhóm chỉ số khả năng thể hiện khả năng
sinh lời. Cụ thể là các hệ số:
• Chỉ số vòng quay tổng tài sản
• Tỷ suất lợi nhuận doanh thu (ROS)
• Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA)
3.2.1. Cách tính toán
Bước 1: Dùng lệnh SUM tính tổng các cột “kqkd19”, “kqkd4”, “ts11”, “ts12” trong
từng mã ngành 27101, 27102.
Bước 2: Tạo các cột có tên “chỉ số vòng quay TTS”, “ROS”, “ROA” trong từng sheet
27101 và 27102
Bước 3: Tính các chỉ số vòng quay tổng tài sản, ROS, ROA như lý thuyết đã học.
3.2.2. Kết quả tính toán và ý nghĩa của các chỉ số vòng quay tổng tài sản, ROS, ROA
Sau khi thực hiện các bước tính toán trên, ta thu được kết quả như bảng sau:

Mã ngành
27101

Vòng quay TTS
0.087656


ROS
0.01142

ROE
0.000415

27102

0.856547

0.062096

-0.57076

11


Nhận xét cho toàn ngành:
Qua bảng số liệu trên, ta có thể thấy chỉ số vòng quay tổng tài sản của toàn ngành
thấp, thể hiện việc sử dụng tài sản để tạo ra doanh thu là không hiệu quả. Nhóm chỉ số
thể hiện khả năng sinh lời của ngành sản xuất mô tơ, máy phát, máy biến thế và các
thiết bị phân phối, điều khiển điện thấp thậm chí âm thể hiện khả năng sinh lời của
ngành rất thấp thậm chí còn bị lỗ.

 Mã ngành 27101
Bảng: Các chỉ số đo mức độ hoạt động và mức độ sinh lời của Ngành 27101
trong năm 2010.
Mã ngành
27101


Vòng quay TTS
0.087656

ROS
0.01142

ROE
0.000415

*Nhận xét:
- Chỉ số vòng quay tổng tài sản: Trong năm 2010, chỉ số vòng quay tổng tài sản của
mã ngành 27101 là 0.087656, thể hiện cứ mỗi 1% được đầu tư vào trong tổng tài sản
thì thu được 0.088% doanh thu. Điều này cho ta thấy các doanh nghiệp trong ngành
hoạt động hiệu quả thấp.
- Chỉ số phản ánh khả năng sinh lời ROS và ROA: Ta thấy chỉ số ROS và ROA của
mã ngành 27101 trong năm 2010 lần lượt là 0.01142 và 0.000415, thể hiện lợi nhuận
thu được của ngành trên doanh thu thuần là 0.01142 và lợi nhuận thu được của ngành
trên tổng tài sản bình quân là 0.000415. Các con số này cho thấy rõ khả năng sinh lời
của các doanh nghiệp trên thị trường tương đối thấp.

 Mã ngành 27102
Bảng: Các chỉ số đo mức độ hoạt động và mức độ sinh lời của Ngành 27102
trong năm 2010.
Mã ngành

Vòng quay TTS

ROS
12


ROE


27102

0.856547

0.062096

-0.57076

Nhận xét:
- Chỉ số vòng quay tổng tài sản: Trong năm 2010, chỉ số vòng quay tổng tài sản của
mã ngành 27102 là 0.0856547, thể hiện cứ mỗi 1% được đầu tư vào trong tổng tài sản
thì thu được 0.086% doanh thu. Điều này cho ta thấy các doanh nghiệp trong ngành
hoạt động hiệu quả thấp.
- Chỉ số phản ánh khả năng sinh lời ROS và ROA: Ta thấy chỉ số ROS và ROA của
mã ngành 271012trong năm 2010 lần lượt là 0.062096 và -0.57076, thể hiện lợi nhuận
thu được của ngành trên doanh thu thuần là 0.062096 và lợi nhuận thu được của
ngành trên tổng tài sản bình quân là -0.57076. Các con số này cho thấy rõ khả năng
sinh lời của các doanh nghiệp trên thị trường thấp.
III. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
1.1. Mức độ cạnh tranh
Thông qua chỉ số HHI, nhận thấy thị trường ngành sản xuất mô tơ, máy phát, máy
biến thế và thiết bị phân phối và điều khiển điện ở Việt Nam có mức độ tập
trung cao, thị phần chủ yếu nằm trong tay các doanh nghiệp lớn đứng đầu
ngành. Với chỉ số CR4, ta dễ dàng nhận thấy được sự xuất hiện mô hình độc
quyền nhóm trên thị trường nội địa. Đặc trưng cơ bản của độc quyền nhóm
là sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các doanh nghiệp. Do đó mức độ cạnh tranh

trên thị trường này rất yếu.
1.2. Rào cản gia nhập ngành
Với mô hình độc quyền nhóm của thị trường, rào cản gia nhập ngành cao. Chưa kể
đến các yếu tố khác như tính kinh tế theo quy mô, công nghệ kỹ thuật sản
xuất phải tiên tiến hiện đại, nguồn vốn phải dồi dào,… sẽ gây ra nhiều khó
khăn cho các doanh nghiệp non trẻ khi bước chân vào thị trường này.

13


1.3. Khung pháp lý
Ngành ngành sản xuất mô tơ, máy phát, máy biến thế và thiết bị phân phối và điều
khiển điện ở Việt Nam chịu sự điều chỉnh, quản lý của Bộ Công Thương
thông qua sự tuân thủ các bộ luật ở Việt Nam. Ngoài ra, các doanh nghiệp
trong ngành đều ràng buộc lẫn nhau thông qua các luật lệ được đặt ra trong
các hiệp hội kinh doang trong ngành.
2. Khuyến nghị
-

-

Chú trọng xây dựng chiến lược đầu tư phát triển phù hợp. Cần tập trung vào
lĩnh vực nghiên cứu và phát triển (R&D) để tạo nhiều công nghệ mới ứng
dụng vào việc sản xuất nhằm nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản
phẩm.
Cần chú ý đến việc thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao, đào tạo nguồn
nhân lực phù hợp với nhu cầu phát triển của ngành.
Luôn chú trọng đến việc thu hút các khoản đầu tư bên ngoài để tăng thêm
nguồn vốn, phát triển hoạt động kinh doanh của công ty.
Luôn phải cẩn thận, định ra được những bước đi đúng đắn trước những biến

động của thị trường trong nước và thế giới.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luật Điện Lực, Nguyễn Đình Hùng, NXB Lao Động, 2012
2. Luật Doanh Nghiệp, NXB Chính Trị Quốc Gia, 2014

14



×