Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

tiểu luận tổ chức ngành báo cáo phân tích hiệu quả hoạt động ngành xây dựng công trình đường bộ ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (251.86 KB, 31 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài:
Xây dựng cơ bản nói chung và ngành xây dựng nói riêng giữ một vai trò quan trọng
trong nền kinh tế, là một trong những lĩnh vực sản xuất vật chất lớn của nền kinh tế quốc
dân. Nhiệm vụ của ngành xây dựng là trực tiếp thực hiện và hoàn thành khâu cuối cùng
của quá trình hình thành tài sản cố định cho toàn bộ các lĩnh vực sản xuất của nền kinh tế
quốc dân và các lĩnh vực phi sản xuất khác. Ngày nay, cùng với phát triển của thế giới và
xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế, đất nước ta đang đổi mới và bước vào thời kì công
nghiệp hóa, hiện đại hóa; vừa xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật, vừa phát triển nên kinh tế
đất nước, việc hoàn thiện cơ sở hạ tầng quốc gia trong đó có hệ thống công trình đường bộ
đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội là vô cùng cấp thiết. Giao thông vận tải đường
bộ có vị trí trọng yếu trong hệ thống giao thông vận tải quốc gia , vận chuyển hàng hóa
đường bộ lớn nhất so với các phương tiện vận tải khác, 70% khối lượng hàng hóa và 90%
lượng hành khách được vận chuyển bằng đường bộ. Với ý nghĩa quan trọng của giao
thông vận tải đường bộ, hoạt động của ngành xây dựng công trình đường bộ luôn nhận
được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và nhân dân. Doanh nghiệp trong ngành cũng đang
từng bước cải thiện, nâng cao trình độ dáp ứng nhu cầu trong nước.

Hiểu được tầm quan trọng của ngành xây dựng công trình đường bộ tại Việt
Nam, trên cơ sở hiểu biết của bộ môn Tổ chức ngành và kiến thức tổng hợp từ những
môn học khác, qua phân tích bộ số liệu về các doanh nghiệp ngành xây dựng công
trình đường bộ mã ngành 42102 năm 2010, nhóm chúng em đã lựa chọn đề tài “Báo
cáo phân tích hoạt động ngành xây dựng công trình đường bộ Việt Nam”.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Bài báo cáo trình bày tổng quan phát triển ngành trong những giai đoạn gần đây,
điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức ngành; đi sâu phân tích thị trường ngành, hành

vi của các doanh nghiệp trong ngành và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nói
riêng và toành ngành nói chung thông qua thực hiện tính toán các chỉ số quan trọng
trong năm 2010 tại Việt Nam.


1


Phương pháp nghiên cứu:
Nhóm sử dụng bộ số liệu thực hành so_lieu_thuc_hanh.dta trên phần mềm STATA
14, sau đó tiến hành lọc và nghiên cứu các số liệu quan trọng về các chỉ số phù hợp, kết
hợp với quá trình tổng hợp các kiến thức lý thuyết được học cũng như những thông tin
thực tế nhóm tìm hiểu được qua các kênh thông tin chính thống, nhằm đưa ra được đánh
giá khách quan và chi tiết về hoạt động của các doanh nghiệp trong ngành.

Kết cấu của đề tài gồm 4 chương:
Chương I: Cơ sở lý thuyết.
Chương II: Phân tích cấu trúc thị trường ngành xây dựng công trình đường bộ ở
Việt Nam.
Chương III: Phân tích hành vi của các doanh nghiệp trong ngành xây dựng công
trình đường bộ ở Việt Nam.
Chương IV: Đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp và giải pháp phát
triển ngành xây dựng công trình đường bộ ở Việt Nam
Vì thời gian hạn chế và kiến thức có hạn cho nên bài báo cáo có thể còn nhiều
thiếu sót kính mong sự đóng góp ý kiến xây dựng của quý thầy cô để nhóm có thể
hoàn thiện hơn sản phẩm của mình trong thời gian tới.
Nhóm chúng em xin chân thành cảm ơn.

2


CHƯƠNG I:
CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1. Các lý thuyết chung
1.1 Mô hình phân tích theo Cấu trúc – Hành vi – Hiệu quả (SCP)

Mô hình S-C-P (Structure – Conduct – Performance) là việc cấu trúc của thị
trường quyết định hành vi của công ty và rằng hành vi quyết định kết quả trên thị
trường, ví dụ như lợi nhuận, hiệu quả, tiến bộ về kỹ thuật và tăng trưởng. Mô hình đó
đã tìm cách lập luận rằng cấu trúc ngành nhất định dẫn tới những dạng hành vi nhất
định, mà sau đó lại dẫn tới những kiểu kết quả nhất định. Đặc biệt, nhiều ngành bị tập
trung cao tạo ra những hành vi dẫn đến kết quả kinh tế nghèo nàn, đặc biệt là làm
giảm sản lượng và hình thành giá cả độc quyền.
Ý tưởng của khung nghiên cứu này như sau:
Cấu trúc thị trường được định hình trước hết bơi số lượng các chủ thể kinh tế tham
gia mua, bán trên thị trường. Nếu thị trường có ít người bán, thị trường sẽ có dấu hiệu độc
quyền bán. Người bán sẽ có nhiều quyền lực để áp đặt giá lên người mua. Ngược lại nếu
thị trường có ít người mua, thị trường sẽ có dấu hiệu độc quyền mua. Người mua sẽ có
nhiều quyền lực để áp đặt giá lên người bán. Thị trường chỉ thực sự cạnh tranh khi có
nhiều người mua và nhiều người bán. Các rào cản gia nhập ngành, khả năng đa dạng hóa,
mức độ liên kết dọc, và loại thị trường cũng ảnh hưởng đến cấu trúc thị trường. Nếu như
rào cản gia nhập ngành lớn, các doanh nghiệp đang chiếm lĩnh thị trường sẽ có nhiều
quyền lực áp đặt giá cao hơn mà không sợ bị đe dọa cạnh tranh bởi các doanh nghiệp mới,
sẵn sàng nhập ngành. Ngành có liên kết dọc mạnh trong chuỗi giá trị sẽ tạo quyền lực thị
trường lớn hơn cho các doanh nghiệp chiếm lĩnh cả chuỗi giá trị. Tuy nhiên, nếu liên kết
dọc yếu, quyền lực thị trường của doanh nghiệp chiếm lĩnh cả chuỗi giá trị sẽ giảm.
Những quan điểm này bắt nguồn chủ yếu từ công trình được nghiên cứu tại Đại học
Havard, được thực hiện bởi E.S. Mason (See E.S.Mason, Economic Concentration and the
Monopoly Problem (Havard University Press, 1957)) vào năm 1930, được phát triển bởi
học sinh của ông là J.S.Bain vào những năm 1950. Lý thuyết đã được phát triển thông qua
các nghiên cứu mang tính kinh nghiệm về 20 ngành sản xuất đã được nghiên cứu vào đầu
những năm 1950 của Hoa Kỳ hơn là từ những mô hình mang tính lý thuyết. Kết luận

3



rằng cấu trúc thị trường sẽ xác định hành vi và kết quả của nó (Policonomics, 2015).
Khung lý thuyết này cũng xem xét tác động của chính sách công như là một hệ quả tác
động tới cấu trúc và hành vi của hãng; đồng thời coi các điều kiện cơ bản của cung cầu
hàng hóa cũng ảnh hưởng tới cấu trúc ngành (Panagiotou, 2006).
Cấu trúc:

Cầu:
-

Tỉ lệ tăng/giảm phát sinh

-

Số lượng, quy mô công ty

-

Phương pháp mua hàng:

-

Hình thức tham gia

đặt hàng, đấu thầu, giao

-

Mức độ tập trung

-


Rào cản gia nhập

trực tiếp...

Hành vi:
Cung:
-

Quá trình sản xuất

-

Công nghệ

-

Tính kinh tế theo quy mô

-

Chính sách và hành vi giá

-

Cartel/liên kết

-

Cạnh tranh


-

Nghiên cứu và phát
triển/sáng tạo

Chính sách công, vai trò của

Hiệu quả:

chính phủ:

-

Chất lượng sản phẩm,
dịch vụ

-

Luật lệ

-

Thuế và trợ cấp

-

Phát triển công nghệ

-


Kế hoạch (kinh tế, đất đai)

-

Hiệu quả (chất lượng

-

Môi trường

dịch vụ, tính bền vững
ngân sách)

Hình 1: Khung phân tích Cấu trúc – Hành vi – Hiệu quả (SCP)
(Nguồn: Nhóm tổng hợp)

4


1.2 Các hình thức liên kết kinh tế của doanh nghiệp
Liên kết kinh tế giữa các doanh nghiệp có nhiều hình thức và ở nhiều mức độ
khác nhau. Căn cứ vào quá trình sản xuất hay cung cấp dịch vụ, có liên kết dọc, liên
kết ngang và liên kết hỗn hợp.
Liên kết dọc là mô hình liên kết các công ty hoạt động trong cùng một chuỗi giá trị
ngành, hình thức liên kết của hai hay nhiều chủ thể tham gia vào quá trình sản xuất theo
hướng hoàn thiện của sản phẩm hay dịch vụ. Nghĩa là, các nhà cung cấp liên kết với tổ
chức và các khách hàng. Thông thường, thực hiện liên kết dọc giúp các doanh nghiệp tăng
cường khả năng nghiên cứu và đổi mới sản phẩm và tiết kiệm chi phí sản xuất.


Liên kết ngang lại là liên kết của những doanh nghiệp hay tổ chức có cùng vị trí
với nhau trong chuỗi cung ứng. Chẳng hạn, liên kết của những nhà cung cấp nguyên
phụ liệu may với nhau, của những doanh nghiệp may xuất khẩu với nhau, liên kết của
những doanh nghiệp phân phối hàng may ở thị trường nước ngoài. Mục đích của liên
kết ngang thường là hoặc tìm kiếm sự hợp tác của những tổ chức có cùng chức năng
để tăng cường công tác nghiên cứu và phát triển sản phẩm hay dịch vụ hoặc thực hiện
những hoạt động nhằm tăng cường khả năng bán hàng của các doanh nghiệp.
Hình thức liên kết hỗn hợp nghĩa là kết hợp giữa liên kết dọc và liên kết ngang,
là loại tập đoàn liên kết các DN hoạt động trong nhiều ngành, nghề và lĩnh vực có
hoặc không có mối quan hệ về công nghệ nhưng có mối quan hệ chặt chẽ về tài chính.
Nhìn chung, các doanh nghiệp cho dù là thực hiện hình thức liên kết dọc hay ngang thì
đều hướng đến mục tiêu chung là hiệu quả hoạt động cao hơn.
1.3 Các chỉ số đo lường mức độ tập trung thị trường
Việc xác định mức độ tập trung của thị trường dù không trực tiếp phản ánh cạnh
tranh trên thị trường nhưng có thể giúp đưa ra đánh giá sơ bộ xem độ tập trung kinh tế
có làm nảy sinh lo ngại về mặt cạnh tranh không. Các chỉ số cơ bản để đánh giá mức
độ tập trung của thị trường gồm: thị phần, tỷ lệ tập trung hoá (chỉ số CRm –
Concentration Ratio) và chỉ số Herfindahl - Hirschmann Index (HHI).
 Tỷ lệ tập trung hoá (CRm)
Đây là chỉ số được sử dụng nhiều khi đo lường tập trung hóa của ngành, được xác
định bằng tỉ lệ sản lượng của r doanh nghiệp lớn nhất trong ngành với r là một số tùy ý.

5


Đôi khi tỉ lệ tập trung còn đo lường bằng doanh thu, số nhân công…, xu hướng hiện
nay thường đo lường bằng doanh thu. Công thức:

CR =
Trong đó:




q = S

nhất trong ngành (thông thường m = 4)

m là số công ty lớn Q
q là doanh thu của công ty thứ i
Q là doanh thu của toàn ngành
S là thị phần của doanh nghiệp thứ i

Tỉ lệ tập trung hóa CRm nằm trong khoảng [0,1], tỉ lệ này càng tiệm cận với giá
trị 1 thì tỉ lệ tập trung hóa càng cao. Tỉ lệ tập trung hóa CR chỉ tính đến các doanh
nghiệp hàng đầu mà không tính đến các doanh nghiệp khác trong ngành. Để khắc phục
điều này, các doanh nghiệp còn có thể sử dụng chỉ số Hirschman – Herfindahl để tính
toán mức độ tập trung ngành.
 Chỉ số HHI (Hirschman – Herfindahl Index)
Chỉ số HHI (hoặc Chỉ số Herfindahl) được sử dụng để đo lường quy mô của
doanh nghiệp trong mối tương quan với ngành và là một chỉ báo về mức độ cạnh tranh
giữa các doanh nghiệp trong ngành và thường được tính bằng tổng bình phương thị
phần của các doanh nghiệp và có giá trị từ 0 đến 10.000. Công thức:
HHI = 10.000 x

Trong đó:

w

n là số doanh nghiệp trong ngành
w là thị thần của doanh nghiệp trong ngành


1.4
Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả doanh nghiệp
1.4.1
Căn cứ vào chỉ tiêu khả năng thanh toán
Vốn chủ sở hữu
 Hệ số tài trợ
Tỷ suất tài trợ =

Tổng số nguồn vốn
Hệ số tài trợ là chỉ tiêu phản ánh khả năng tự bảo đảm về mặt tài chính và mức độ
độc lập tài chính doanh nghiệp. Chỉ tiêu này cho biết trong tổng nguồn vốn tài trợ tài sản


6


của doanh nghiệp, nguồn vốn chủ sở hữu chiếm mấy phẩn. Trị số của chỉ tiêu càng lớn,
chứng tỏ khả năng tự đảm bảo về mặt tài chính càng cao, mức độ độc lập về mặt tài chính
của doanh nghiệp càng tăng và ngược lại. Hệ số tài trợ được xác định theo công thức:
Tổng số nợ

 Hệ số nợ
Hệ số nợ =

Tổng nguồn vốn
Chỉ tiêu này phản ánh tỷ lệ nợ trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp
 Hệ số khả năng thanh toán tổng quát (KTQ)
Hệ số khả năng thanh toán tổng quát là chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán
chung của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo. Chỉ tiêu này cho biết: với tổng tài sản hiện

tại có doanh nghiệp có bảo đảm trang trải được khoản nợ phải trả không.
Hệ số khả năng thanh toán tổng quát =

Tổng tài sản

Tổng nợ phải trả
Hệ số khả năng thanh toán tổng quát càng lớn càng tốt: KTQ > 2: tốt; KTQ = 1,5-

2: bình thường; KTQ = 1-1,5: khó khăn, KTQ < 1: rất khó khăn.
1.4.2


Căn cứ vào chỉ tiêu năng lực hoạt động

Chỉ số vòng quay tài sản (TTS)

Vòng quay tổng tài sản, hay gọi tắt là Số vòng quay tài sản (TTS), là một tỷ số
tài chính, là thước đo khái quát nhất hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp.
Doanh thu thuần (ròng)
Số vòng quay tổng tài sản
=
Giá trị bình quân tổng tài sản
Giá trị bình quân tính bằng trung bình cộng của giá trị đầu kỳ và giá trị cuối kỳ. Tỷ
số này cho biết mỗi đồng tài sản tạo ra cho doanh nghiệp bao nhiêu đồng doanh thu thuần.

1.4.3

Căn cứ vào chỉ tiêu khả năng sinh lợi

 Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA)

Tỷ số lợi nhuận trên tài sản là một tỷ số tài chính dùng để đo lường khả năng
sinh lợi trên mỗi đồng tài sản của doanh nghiệp:

7


Lợi nhuận sau thuế

Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu = 100% x

Bình quân tổng giá trị tài sản
 Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS)
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu là một tỷ số tài chính dùng để theo dõi tình
hình sinh lợi của công ty cổ phần. Nó phản ánh quan hệ giữa lợi nhuận ròng dành cho
cổ đông và doanh thu của công ty.
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu = 100% x

Lợi nhuận sau thuế
Doanh thu

 Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE)
Tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu là tỷ số tài chính để đo khả năng sinh lợi
trên mỗi đồng vốn cổ phần ở một công ty cổ phần.
Lợi nhuận ròng
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn CSH = 100%
x
Bình quân vốn cổ phần
2. Tổng quan ngành xây dựng công trình đường bộ (mã ngành: 42102)
2.1 Giới thiệu chung
Theo quyết định số 337/QĐ-BKH ngày 10/4/2007 về việc ban hành quy định nội

dung hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam, ngành Xây dựng công trình đường bộ (mã
ngành 42102) được xếp vào nhóm công trình giao thông, là những công trình công
cộng phục vụ giao lưu kinh tế, đi lại của người dân trên bộ, gồm:
 Các công việc bề mặt trên đường phố, đường bộ, cao tốc, cầu cống: rải nhựa
đường, sơn đường và các loại sơn khác, lắp đặt các dấu hiệu giao thông và
các loại tương tự, xây cầu, bao gồm cầu cho đường cao tốc.
 Xây dựng đường cao tốc, đường ô tô, đường phố, các loại đường khác và
đường cho người đi bộ.
 Xây dựng đường ống
 Xây dựng đường sắt và đường ngầm
 Xây dựng đường băng máy bay
Loại trừ: Xây dựng, sơn đường sắt, lắp đặt các đường chắn và biển báo giao thông

đường sắt được phân vào nhóm 42101: Xây dựng công trình đường sắt.

8


2.2 Thực trạng phát triển
Các công trình đường bộ hiện tại của nước ta còn chiếm tỉ lệ nhỏ so với phần
diện tích sinh sống, chỉ khoảng 1,5%. Trong khi đó, tiêu chuẩn ở các nước tiên tiến
khác là từ 10-15%, như vậy các công trình đường bộ chiếm một tỉ lệ rất nhỏ và nhu
cầu bức thiết hiện nay là phải nâng diện tích dành cho các công trình (đặc biệt là hệ
thống giao thông) để đáp ứng nhu cầu thực tế.
Thực tế, Việt Nam là nước đang phát triển, đang trong giai đoạn đầu của công
nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế, cần phải có sự phát triển về nhu cầu giao
thông cho người dân một cách dễ dàng, thuận tiện, đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng
hoá đến mọi vùng miền, đảm bảo chất lượng với khối lượng vận chuyển hàng hoá
bằng đường bộ là 51.272,4 triệu tấn (2015). Thực tế ngành công trình xây dựng công
trình đường bộ nói riêng và toàn ngành xây dựng nói chung vẫn giữ tốc độ tăng trưởng

ngành cao trong giai đoạn 2000 – 2009, tốc độ tăng trưởng ngành đạt 9,6%/năm và
giai đoạn 2010 – 2013 đạt 4,6%/năm.
Những năm qua, Việt Nam có nhiều chính sách, dự án tạo điều kiện cho các
doanh nghiệp trong ngành phát triển như nâng cao đội ngũ quản lý xây dựng, cải cách
thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi, huy động nguồn lực để các doanh nghiệp
tổ chức đấu thầu cạnh tranh lành mạnh. Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp
cũng được nâng cao đáng kể, tiêu biểu như có doanh nghiệp nhận thầu xây dựng công
trình cao thứ 10 thế giới – COTECCONS. Đặc biệt, trong ngành xây dựng công trình
đường bộ, hệ thống hạ tầng giao thông đường bộ được chú trọng hơn cả. Theo báo cáo
điều chỉnh quy hoạch và phát triển GTVT đường bộ đến 2020, hiện trạng thực tế là:
Bảng 1: Tổng chiều dài đường bộ nước ta năm 2010
STT

Loại đường

Chiều dài (km)

1

Quốc lộ, cao tốc

18744

7.26

2

Đường tỉnh

23520


9.11

3

Đường huyện

49823

19.3

4

Đường xã

151187

58.55

5

Đường đô thị

8492

3.29

Đường chuyên dùng

6434


2.49

6

Tỷ lệ (%)

Nguồn: Báo cáo Điều chỉnh quy hoạch phát triển GTVT đường bộ đến năm 2020 và định
hướng đến năm 2030

9


Qua đó, mạng lưới giao thông đường bộ của nước ta rộng khắp và ngay càng được
cải thiện. Quan trọng nhất là sự phát triển hệ thống đường cao tốc, đã nâng tầng phát triển
của ngành lên một tầm cao mới. Mạng lưới giao thông dày đặc và rộng khắp tạo thị trường
xây dựng tương đối lớn cho doanh nghiệp trong ngành xây dựng công trình đường bộ. Để
có được những thành tựu đó, cơ cấu vốn huy động cơ cấu vốn cho sự phát triển đã được
huy động từ nhiều nguồn vốn khác nhau, và được đầu tư vào các nhóm ngành:

Bảng 2: Vốn đầu vào ngành Đường bộ so với các ngành khác (2010)
TT

Ngành

Số vốn (tỉ đồng)

Tỉ lệ %

1


Ngành Đường bộ

127.741 (vốn vay nước ngoài 27.646)

87,60

2

Ngành Hàng hải

11.278 (vốn vay nước ngoài 3.962)

7,73

3

Ngành Đường sắt

2.860 (vốn vay nước ngoài 313)

1,96

4

Ngành Hàng không

2.299

1,58


5

Ngành Đường sông

1.648 (vốn vay nước ngoài 259)

1,13

Nguồn: Đánh giá cơ cấu vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng (2001 - 2010)

Nguồn vốn dành cho công trình đường bộ chiếm một tỉ lệ lớn (87,6% CSHT giao
thông) cho thấy tính cấp thiết của công trình đường bộ. Vì vậy, chúng ta cần sớm có chính
sách phù hợp huy động vốn cho công trình đường bộ để tập hợp nhiều nguồn lực nhất,
phát triển nhanh nhất công trình đường bộ hiện đại trong giai đoạn tới. Nhu cầu vốn phát
triển công trình đường bộ dự báo đến năm 2020 có giảm, song vẫn cần đến một số lượng
vốn rất nhiều và tỉ lệ đầu tư cao (75,9% đầu tư toàn bộ cơ sở hạ tầng giao thông).

Chất lượng một số công trình xây dựng còn thấp; tình trạng thất thoát, lãng phí,
chậm tiến độ thi công, nợ đọng trong xây dựng cơ bản vẫn còn là vấn đề gây nhiều
bức xúc; việc rà soát, sửa đổi, bổ sung một số định mức kinh tế - kỹ thuật trong lĩnh
vực xây dựng còn chậm, chưa đáp ứng với yêu cầu thực tiễn. Điều này cho thấy tính
cấp thiết về nhu cầu của việc phát triển ngành. Mặc dù trong nhiều năm đầu tư như
vậy và với nguồn vốn lớn song hiện nay công trình đường bộ vẫn còn thiếu nhiều, cần
mở rộng, phát triển mới, nâng cấp và sửa chữa thì mới đáp ứng được nhu cầu phát
triển giao thông cho đất nước.
Bên cạnh đó, vốn đầu tư cho công tác bảo trì đường quốc lộ (QL) luôn thiếu trầm
trọng, chỉ đáp ứng khoảng 40% nhu cầu. Năm 2013, kinh phí cấp cho công tác bảo trì QL
chỉ là 4.187 tỷ đồng/nhu cầu là 11.063 tỷ đồng, đạt 38% (không bao gồm các khoản chi


10


liên quan khác như: xử lý trạm thu phí; trả nợ các dự án vay vốn đầu tư theo văn bản
3170/KTN của Thủ tướng chính phủ, mua trạm cân di động…). Năm 2014, kinh phí
cấp cho công tác bảo trì cũng chỉ được 4.640 tỷ đồng/nhu cầu là 12.360 tỷ đồng, đạt
38%. Với nguồn vốn hạn hẹp như vậy nên công tác bảo trì đường bộ thiếu sự chủ
động: Hỏng đâu sửa đấy, không thực hiện sửa chữa theo quy định về sửa chữa định kì
để đảm bảo ngăn chặn sự xuống cấp của công trình (trong tổng số 19.100km QL, có:
9.937 km quá hạn sửa chữa lớn 8 năm và 2.577 km đến hạn sửa chữa vừa 4 năm).

4000
3500
3000
2500
2000
1500
1000
500
0
2007

2008

2009

2010

2011


2012

2013

2014

2015

Hình 2: Tổng số lao động ngành xây dựng 2007–2015 (Đơn vị:nghìn người)
Nguồn: Tổng cục Thống kê Việt Nam

Lao động ngành xây dựng công trình đường bộ cũng gặp vấn đề tương tự ngành lao
động của toàn ngành xây dựng. Năm 2007 số lượng lao động là 2.371,9 nghìn người đến
năm 2015 con số này đã lên tới 3.431,8 nghìn lao động toàn ngành. Số lượng lao động
đang ngày càng tăng nhưng chất lượng lao động thì còn kém phát triển.

Chúng ta đã và đang phát triển được hệ thống công trình đường bộ khá lớn và
rộng khắp và đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước. Tuy nhiên, trước thực tế đòi hỏi
của đất nước, công trình đường bộ cần pháp triển mạnh hơn rất nhiều mới có thể đáp
ứng sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

11


CHƯƠNG II:
CẤU TRÚC THỊ TRƯỜNG NGÀNH XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH ĐƯỜNG BỘ Ở
VIỆT NAM
1. Cách thức xử lý số liệu
Đế xử lý bộ số liệu năm 2010 và tính toán các chỉ số đo lường của ngành xây
dựng công trình đường bộ Việt Nam (mã ngành 42102) ta làm các bước sau:

Bước 1: Sử dụng phần mềm STATA 14 để mở bộ số liệu doanh nghiệp năm 2010

– chọn file so_lieu_thuc_hanh.dta.
Bước 2: Sử dụng lệnh “keep madn ma_thue ma_thue2 lhdn von_nn tennganhkd
nganh_kd kqkd1 kqkd9 kqkd14 kqkd19 kqkd4 ts11 ts12 cpnc11 ld11 ld13” để lọc ra một số
biến cần thiết tương ứng với “ mã doanh nghiệp, mã thuế, mã thuế 2, loại hình doanh
nghiệp, vốn nhà nước, tên ngành kinh doanh, ngành kinh doanh, doanh thu bán hàng và
cung cấp dịch vụ, doanh thu hoạt động tài chính, thu nhập khác, lợi nhuận ròng, doanh thu
thuần, tổng tài sản bình quân thời điểm 1/1/2010, thời điểm 31/12/2010, chi phí nghiên
cứu khoa học công nghệ, tổng số lao động ở thời điểm 1/1/2010 và thời điểm 31/12/2010”.

Bước 3: Dùng lệnh “keep if nganh_kd==42102” để lọc mã ngành cần tính.
2. Phân tích cấu trúc thị trường ngành xây dựng công trình đường bộ
2.1 Quy mô doanh nghiệp
Sau khi tiến hành lọc dữ liệu trong file, nhóm nhận thấy doanh nghiệp trong ngành

xây dựng chiếm một số lượng tương đối. Trên tổng số 7364 doanh nghiệp được điều
tra thì có đến 1753 doanh nghiệp đăng kí mã ngành xây dựng, trong đó riêng số doanh
nghiệp ngành xây dựng công trình đường bộ (mã ngành 42102) có 187 doanh nghiệp.
Đến nay, cùng với sự phát triển của kinh tế xã hội và sự bùng nổ của start-up có thể
khẳng định con số này đã và đang tăng lên.
Theo số liệu điều tra 187 doanh nghiệp năm 2010 đăng kí mã ngành này:
-

Doanh nghiệp lớn (tổng nguồn vốn > 100 tỷ) chỉ chiếm 17,64%.

-

Doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm đến 67,38%.


Doanh nghiệp trong ngành xây dựng công trình đường bộ phần lớn là doanh nghiệp
vừa và nhỏ. Một số doanh nghiệp lớn đầu ngành phải kể đến như là Tổng công ty xây

12


dựng công trình giao thông 1 – CIENCO1, Tổng công ty xây dựng công trình giao
thông 4 CIENCO4, Tổng Công ty xây dựng Sông Đà, …
2.2 Mức độ tập trung của ngành
2.2.1

Tính toán các chỉ số đo lường mức độ tập trung của thị trường

 Tính tỷ lệ tập trung
Bước 1: Sắp xếp công ty theo doanh thu thuần bằng lệnh “gsort kqkd4”, từ đó
tìm ra 4 doanh nghiệp có doanh thu lớn nhất toàn ngành.
Bước 2: Dùng lệnh “gen dt4 = sum (kqkd4) if madn = =726595 | madn = =
753824 | madn = = 736763 | madn = = 713639” để tính tổng doanh thu của top 4 công
ty có doanh thu lớn nhất.
Bước 3: Dùng lệnh tạo biến “gen dt_sector = sum (kqkd4) if nganh_kd = =
42102” để tiến hành tính tổng doanh thu toàn ngành, ta được kết quả:
Bảng 3: Top 4 doanh nghiệp doanh thu lớn nhất ngành xây dựng công trình đường
bộ năm 2010
STT

Mã doanh nghiệp

Doanh thu (triệu đồng)

Thị phần (%)


1

726595

147788

16,95225

2

753824

73193

8,39571

3

736763

54507

6,25231

4

713639

53569


6,14471

Tổng 4 doanh nghiệp lớn nhất

329057

37,74498

Các doanh nghiệp khác

542733

62,25502

871790

100

Tổng toàn ngành

Nguồn: Bộ số liệu kết quả điều tra doanh nghiệp năm 2010

Bước 4: Tính tỷ lệ tập trung CR bằng “gen cr4 = dt4/dt_sector”.

 Tính chỉ số Hirschman-Herfindahl (HHI):
Bước 1: Tạo “gen dti = 10000 * (kqkd4 / 871790) ^2 if nganh_kd==42102”.
Bước 2: Tính chỉ số HHI bằng lệnh “gen hhi = sum (dti)”.

13



Từ bộ số liệu cung cấp, ta tính được chỉ số HHI, CR cho mã ngành 42102:
Bảng 4: Các chỉ số đo lường mức độ tập trung của thị trường
Số doanh nghiệp
187

HHI
0,377498

535,2383

Nguồn: Bộ số liệu kết quả điều tra doanh nghiệp năm 2010

2.2.2 Phân tích mức độ tập trung của thị trường ngành xây dựng công trình
đường bộ ở Việt Nam
Nhận xét:
Tính toán chỉ sô CR với 4 công ty có doanh thu lớn nhất năm 2010 có chỉ số tập
trung CR = 0,377498, cùng thời gian này chỉ số HHI = 535,2383 < 1000. Những con
số này cho thấy mức độ tập trung hóa của ngành xây dựng công trình đường bộ không
hề cao.
Giải thích:
Điều này có thể lý giải bởi như phần thực trạng phát triển ngành đã trình bày hiện
nay nhu cầu xây dựng cơ sở hạ tầng ở nước ta rất lớn đòi hỏi nhiều doanh nghiệp trong
ngành. Ngoài ra đặc thu của ngành xây dựng công trình đường bộ, sản phẩm xây dựng có
tính lưu động và thiếu ổn định, các dự án có thể kéo dài trong nhiều năm, trong quá trình
hình thành nên sản phẩm xây dựng đòi hỏi nhu cầu về vốn lao động, vật tư, máy móc thi
công rất lớn, thời gian thu hồi vốn cũng như sinh lợi của dự án kéo dài trong nhiều năm
ngay cả khi dự án đã hoàn thành và đưa vào sử dụng nên doanh thu của các doanh nghiệp
không tập trung. Bên cạnh đó doanh nghiệp có quy mô lớn trong ngành chỉ chiếm 17,64%

doanh nghiệp toàn ngành. Vì vậy, mức độ phân tán ngành khá cao.

2.3 Khoa học công nghệ
Dùng lệnh tạo biến “gen cpkh = sum (cnpc11) if nganh_kd = = 42102” để tiến hành
tính tổng chi phí cho khoa học công nghệ và “gen ld111 = sum (ld11) if nganh_kd

= = 42102”, “gen ld133 = sum (ld13) if nganh_kd = = 42102” để tiến hành tính tổng
số lao động đầu kỳ và cuối kỳ (năm 2010). Từ bộ số liệu được cung cấp và những kiến

14


thức đã học, ta tính toán được các chỉ số cho ngành xây dựng công trình đường bộ
năm 2010 như bảng dưới:
Bảng 5: Chi phí nghiên cứu khoa học công nghệ và lao động năm 2010

ngành
42102

Chi phí nghiên
cứu KHCN
0

Tổng lao động thời điểm
1/1/2010
3596

Tổng lao động thời điểm
31/12/2010
8099


Nguồn: Bộ số liệu kết quả điều tra doanh nghiệp năm 2010

Nhận xét:
-

Theo số liệu điều tra năm 2010, chi phí đầu tư, phát triển nghiên cứu khoa

học công nghệ của các doanh nghiệp rất thấp, thậm chí là không có đối với doanh
nghiệp vừa và nhỏ. Chi phí dành cho nghiên cứu khoa học và công nghệ toàn ngành
nói chung là bằng 0. Phần lớn công nghệ mới mà chúng ta đang sử dụng trong xây
dựng đa phần là thông qua ảnh hưởng tràn của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài – FDI
bằng hình thức chuyển giao công nghệ, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài,
doanh nghiệp liên kết với nước ngoài.
-

Các doạnh nghiệp có khả năng cạnh tranh tương đương nhau do yếu tố khoa

học công nghệ không phải là yếu tố cạnh tranh của ngành.
-

Lượng lao động trong ngành đông đảo và có tốc độ tăng nhanh chóng. Số

lượng lao động đang ngày càng tăng nhưng chất lượng lao động thì còn kém phát
triển. Cụ thể, số lao động trình độ cao đẳng trung cấp chỉ chiếm 11,8%; số thợ bậc cao
chỉ chiếm 7% nhân lực của ngành. Thực trạng này làm năng suất lao động thấp, tiến
độ chậm, chất lượng các công trình còn sai phạm, giảm sức cạnh tranh của doanh
nghiệp trên thị trường quốc tế.
Ngày nay, khoa học công nghệ đóng một vai trò hết sức quan trọng trong tăng
trưởng kinh tế nói chung và tăng trưởng của ngành xây dựng công trình đường bộ nói

riêng, khoa học và công nghệ đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng suất hiệu
quả sản xuất, đặc biệt góp phần rút ngắn tiến độ, nâng cao chất lượng và giảm giá thành
công trình. Nhận thức rõ được tầm quan trọng của khoa học công nghệ trong ngành, gần
đây nhất năm 2013, Bộ Xây dựng đã kí Quyết định số 527/QĐ-BXD ngày 29/5/2013 về
việc Ban hành "Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ ngành Xây dựng đến năm

15


2020, tầm nhìn 2030” với mục tiêu chiến lược nghiên cứu chế tạo vật liệu, phát triển
công nghệ xây dựng, phương pháp quản lý tối ưu về giá, chất lượng, môi trường.
2.4 Cầu và điều kiện thị trường
Cầu thị trường:
Như đã trình bày về phần thực trạng phát triển, nước ta đang trong giai đoạn công
nghiệp hóa, hiện đại hóa và hoàn thiện cơ sở hạ tầng, nhu cầu về xây dựng công trinh
đường bộ là rất lớn. Năm 2010, số vốn đầu tư cho ngành đường bộ là 127.741 tỉ đồng (vốn
vay nước ngoài là 27.741 tỉ đồng) chiếm 87,6% lượng vốn đầu tư vào toàn ngành cây
dựng hệ thống giao thông. Chỉ tính riêng tuyến đường cao tốc Băc – Nam đang được xây
dựng, có tuyến đã hoàn thiện hay có tuyến đang thiết lập hồ sơ xây dựng đã kéo dài 1.811
km, chưa kể tuyến đường quốc lộ, đường huyện, liên thôn, liên xã.

Điều kiện thị trường: Theo đánh giá của Ngân hàng thế giới (WB), chất lượng hạ
tầng giao thông của Việt Nam vẫn còn yếu và thiếu.
Bảng 6: Xếp hạng chất lượng cơ sở hạ tầng tại Việt Nam
Chất lượng

2009

2010


2011

2012

2013

Đường bộ

102

117

123

120

102

Đường sắt

58

59

71

68

58


Cảng biển

88

88

111

113

98

Cảng hàng không

84

88

95

94

92

111/133

123/139

123/142


119/114

110/148

Hạ tầng chung

(Nguồn: Ngân hàng Thế giới World Bank)

Mặc dù đã có sự cải thiện nhưng xếp hạng Việt Nam vẫn ở mức khá thấp. So với hạ
tầng các ngành khác thì hạ tầng ngành công trình đường bộ đang xếp thứ hạng thấp hơn.
Cho thấy nhu cầu xây mới cải thiện cơ sở hạ tầng đường bộ là rất lớn. Nếu không cải thiện
đồng bộ cơ sở hạ tầng, giảm bớt những khâu chi phí không chính đáng trong quá trình lưu
thông hàng hóa, Việt Nam khó có thể cải thiện tốc độ tăng trưởng kinh tế và nguy cơ giảm
sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Như vậy, ngoài việc xây dựng các công trình mới,
dự án nâng cấp, cải tạo hệ thống quốc lộ, đường giao thông quốc gia cũng

16


rất lớn. Theo số liệu của Viện nghiên cứu và phát triển thành phố Hồ Chí Minh, hiện
có đến gần 60% tổng chiều dài hệ thống quốc lộ chưa được cải tạo và nâng cấp; số cầu
trên quốc lộ có tải trọng không đồng cấp với đường còn khá nhiều, đến 658 chiếc
trong đó có 174 cây cầu phải xây dựng lại thì mới đảm bảo an toàn.
Bên cạnh đó, kết cấu cơ sở hạ tầng kỹ thuật là một trong những yếu tố cơ sở cho
việc thu hút vốn FDI ở Việt Nam, tuy nhiên cơ sở hạ tầng chưa phát triển là một trong
những điểm yếu của Việt Nam. Đây là mối quan tâm hàng đầu của các nhà đầu tư và
doanh nghiệp trước khi ra quyết định. Một quốc gia có mạng lưới giao thông đầy đủ,
phát triển, giảm chi phí các khâu vẫn chuyển sẽ làm tăng hiệu quả đầu tư.
Do vậy, để đẩy mạnh nguồn vốn FDI và tăng trưởng kinh tế cần phát triển cơ sở hạ
tầng là một trong những nhiệm vụ trọng điểm nhất hiện nay, trong đó quan trọng nhất là

phát triển ngành xây dựng công trình đường bộ. Nhận thức được điều này, xây dựng vẫn
luôn là ngành được Nhà nước tạo điều kiện để mở rộng, phát triển. Đặc thù ngành xây
dựng công trình đường bộ liên qua đến chính sách, quy hoạch hóa và chiến lược phát triển
quốc gia nên nhiều doanh nghiệp lớn trong ngành vẫn trực thuộc quản lí Nhà nước. Hiện
tại, nước ta vẫn thực hiện đấu thầu các dự án, việc vẫn còn nhiều doanh nghiệp nhà nước
cùng với thể chế xã hội còn nhiều bất cập nên vẫn còn tình trạng các “doanh nghiệp sân
sau” khiến việc đấu thầu diễn ra không minh bạch làm giảm động lực của các nhà đầu tư
làm ăn chân chính khiến môi trường đầu tư của doanh nghiệp trong ngành không thực sự
lành mạnh. Tuy nhiên, Bộ xây dựng vẫn đang cố gắng tạo công bằng giữa các doanh
nghiệp bằng cách giảm thiểu thủ tục hành chính, công khai đấu thầu,…

2.5 Rào cản gia nhập ngành
Nhìn chung, việc hình thành các doanh nghiệp mới tại Việt Nam ở mức độ vừa
và nhỏ với một ngành có nhu cầu lớn không quá khó khăn. So với ngành kinh tế khác,
ngành xây dựng có những lợi thế cạnh tranh đáng kể:
Nước ta đang trong giai đoạn phát triển, công nghiệp hóa hiện đại hóa đất
nước, có những chính sách về đầu tư xây dựng các cơ sở hạ tầng, ảnh hưởng tương
đối lớn, vì vậy ngành nhận được nhiều sự quan tâm và bảo hộ của chính phủ. Không
những thế, trong thời gian gần đây, chính phủ tiếp tục quyết liệt trong tháo gỡ các rào
cản để phát triển sản xuất kinh doanh, cắt giảm các thủ tục hành chính, đặt mục tiêu
tăng trưởng cao hơn năm trước,…

17


Ngành xây dựng vẫn đang trong đà tăng trưởng, nhu cầu xây dựng cơ sở hạ
tầng được dự đoán là ổn định trong dài hạn nên đây vẫn là ngành hấp dẫn đối với các
doanh nghiệp mới. Thống kê đến hết năm 2017 cho thấy số doanh nghiệp xây dựng
mới thành lập là 16.000 doanh nghiệp, tăng 10,6% so với năm 2016, chiếm 12% số
doanh nghiệp trong ngành. (không thống kê được số doanh nghiệp trong ngành xây

dựng công trình đường bộ kể từ ngày 1/7/2015, vì giấy chứng nhận đăng kí doanh
nghiệp không còn ghi nhận ngành nghề như trước).
Đồng thời vẫn tồn tại rào cản gia nhập thị trường:
+ Vốn đầu tư cho công nghệ sản xuất mới còn tương đối lớn.
+ Giá nguyên vật liệu chịu nhiều ảnh hưởng và phụ thuộc bởi giá nguyên vật
liệu trên toàn thế giới.

18


CHƯƠNG III:
PHÂN TÍCH HÀNH VI CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TRONG NGÀNH XÂY
DỰNG CÔNG TRÌNH ĐƯỜNG BỘ Ở VIỆT NAM
1. Hành vi định giá
Hành vi định giá của doanh nghiệp dựa trên mức độ cạnh tranh của các doanh
nghiệp và chất lượng sản phẩm.
Mức độ cạnh tranh: Cạnh tranh là một quy luật vận hành của kinh tế thị trường.
Đối với từng thị trường cụ thể, quy luật đó biểu hiện thành cơ chế đặc thù, chẳng hạn
đối với thị trường xây dựng thì đó là đấu thầu. Nhìn chung năng lực cạnh tranh của
các doanh nghiệp trong ngành xây dựng nước ta nói chung và ngành xây dựng công
trình đường bộ nói riêng còn yếu kém. Nhà nước đã và đang dùng ngân sách đầu tư
nhiều công trình hạ tầng lớn, còn các doanh nghiệp nhà nước đầu tư nhiều công trình
công nghiệp . Sau nhiều năm đổi mới nhưng các nhà thầu Việt vẫn thua nhiều trước
các nhà thầu quốc tế. Theo ước tính của Bộ công thương, nhà thầu Trung Quốc trúng
đến 90% các dự án thầu ở nước ta.
Chất lượng của các công trình đường bộ: Theo thống kê trong thời gian gần đây
cho thấy, các công trình đường bộ, giao thông trọng điểm của nước ta mới đi vào sử
dụng đã có hiện tượng hư hỏng và xuống cấp trầm trọng. Đại lộ thăng long, cao tốc
Cầu Giẽ - Ninh Bình, mặt cầu Thanh Trì,… đều xuất hiện những đoạn lún cục bộ, vệt
hằn bánh xe, nứt, bong tróc bê tông. Tình trạng xuống cấp nhanh của các công trình đã

gây lãng phí thời gian sửa chữa khắc phục, tiềm ẩn nguy cơ gây tai nạn giao thông ảnh
hưởng đến tính mạng con người.
2. Hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D)
Hành vi nghiên cứu và phát triển (Research & Development - R&D) có 2 nhiệm vụ
cơ bản: R&D sản phẩm/dịch vụ và R&D các tiến trình. Trong đó, R&D sản phẩm/dịch vụ
thể hiện những nỗ lực nhằm dẫn đầu công việc cải tiến hoặc đổi mới các yếu tố đầu ra của
đơn vị kinh doanh so với các đối thủ cạnh; còn R&D các tiến trình nhằm giảm chi phí các
hoạt động và nâng cao hiệu quả các hoạt động trong các tiến trình đó. Về cơ bản, những
đơn vị kinh doanh có các bộ phận nghiên cứu và phát triển hữu hiệu sẽ giúp doanh

19


nghiệp giảm được những rủi ro trong kinh doanh và gia tăng thêm khả năng cạnh tranh
trên thị trường.
Về tổ chức thực hiện nghiên cứu và phát triển, các công ty thường tiến hành theo
hai hình thức cơ bản:
-

Tự thực hiện nghiên cứu và phát triển từ trong nội bộ tổ chức.

-

Thuê các tổ chức R&D độc lập bên ngoài theo hợp đồng.

Trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng khốc liệt trên phạm vi toàn cầu, hầu hết các
doanh nghiệp muốn đứng vững trên thị trường đều thực hiện cả hai chiến lược nghiên cứu
và phát triển (R&D các tiến trình và R&D sản phẩm/ dich vụ); họ luôn muốn tạo ra cái
mới liên tục, tiết kiệm các chi phí vượt trội đối thủ cạnh tranh nhằm thu hút khách hàng
mục tiêu càng nhiều càng tốt. Quá trình này hầu như không có điểm dừng trong kỷ nguyên

khoa học và kỹ thuật phát triển liên tục và nhanh chóng trên phạm vị toàn thế giới.

Đối với những đơn vị cạnh tranh bằng các chiến lược chi phí thấp, chiến lược
nghiên cứu và phát triển tập trung vào các tiến trình nhằm giảm chi phí của các tiến
trình hoạt động: đổi mới tiến trình ra quyết định của nhà quản trị các cấp, tái thiết kế
cơ cấu tổ chức phù hợp với những thay đổi của môi trường, cải tiến các chính sách
kinh doanh, đổi mới phong cách lãnh đạo, cải tiến trong hoạt động quản trị các bộ
phận chức năng đổi mới tiến trình phân phối hàng hoá...
Đối với những đơn vị cạnh tranh bằng các chiến lược tạo sự khác biệt trên thị
trường, chiến lược nghiên cứu & phát triển tập trung vào sản phẩm/ dịch vụ nhằm cải
tiến hoặc đổi mới các yếu tố đầu ra của đơn vị kinh doanh: cải tiến chất lượng, thay
đổi thành phần cấu tạo sản phẩm, đa dạng hoá mẫu mã sản phẩm, thay đổi kiểu dáng
hàng hoá, tăng cường số lượng và chất lượng các dịch vụ hỗ trợ sản phẩm, phát triển
sản phẩm mới bằng các công nghệ hiện đại nhất,...
Đối với những đơn vị kinh doanh cạnh tranh bằng các chiến lược tập trung chi
phí thấp kết hợp với tạo sự khác biệt và các chiến lược dẫn đầu chi phí thấp kết hợp
với tạo sự khác biệt, chiến lược nghiên cứu và phát triển tập trung vào cả hai nỗ lực:
R&D sản phẩm/ dicụ vụ và R&D các tiến trình nhằm giảm chi phí của các tiến trình
hoạt động, đồng thời cải tiến hoặc đổi mới các yếu tố đầu ra.
Đi đầu trong lĩnh vực nghiên cứu nghiên cứu và phát triển R&D phải kể đến doanh
nghiệp Tổng công ty tư vấn thiết kế Giao thông vận tải (TEDI): Qua 54 năm xây dựng,

20


TEDI đã tập trung đổi mới toàn diện để nâng cao tiềm lực, trình độ khoa học, kĩ thuật
công nghệ, nhanh chóng nắm bắt và làm chủ các thành tựu khoa học và công nghệ tiên
tiến trong khu vực và thế giới, áp dụng các tiến bộ về khoa học công nghệ, chuyển giao
các công nghệ mới, tiên tiến từ nước ngoài sớm nhất và có hiệu quả nhất về tư vấn xây
dựng các công trình giao thông ở Việt Nam. Bên cạnh đó, TEDI tham gia khảo sát thiết kế

và chỉ đạo thi công cầu Hàm Luông (Bến Tre) - cầu dầm hộp liên tục thi công đúc hẫng có
khấu nhịp độ 150m- kỷ lục Việt Nam về khấu độ nhịp chính dầm hộp liên tục. Cầu Vĩnh
Tuy (Hà Nội) và cầu Thủ Thiêm (TP. Hồ Chí Minh) là hai cầu nội đô đẹp về tổng thể và
nút giao hợp lý do TEDI khảo sát thiết kế. Đặc biệt, TEDI đã áp dụng thành công phương
pháp thiết kế các tuyến đường bộ bằng ảnh hàng không, thiết kế móng mặt đường bê tông
nhựa sử dụng cấp khối đá dăm liên tục theo tiêu chuẩn AASHTO, ứng dụng thành công
công nghệ xử lý nền đất yếu, thiết kế kiên cố hóa mái dốc…

3. Hoạt động liên kết và sáp nhập doanh nghiệp (M&A)
3.1 Hoạt động sáp nhập
Là hoạt động hai hay nhiều công ty đã và đang tồn tại trên thị trường tập hợp lại
thành một công ty chung nhất. Lý do sáp nhập: giảm bớt chi phí giao dịch, tận dụng
lợi ích kinh tế theo quy mô, tập trung vào mảng có thế mạnh, tăng sức mạnh thị
trường, dễ dàng hơn trong tiếp cận vốn.
Một số doanh nghiệp đã sáp nhập: Công ty TNHH thi công đường bộ FCI (FCI
Road): tiền thân là Công ty Cổ phần FECON-BMT trên cơ sở góp vốn của 02 cổ đông
lớn là Công ty Cổ phần FECON và Công ty Cổ phần đầu tư Xây dựng BMT. Nhằm
tích hợp nguồn lực của hai đơn vị để thi công các công trình hạ tầng giao thông bằng
công nghệ tiên tiến nhất, đặc biệt là các sản phẩm kết cấu áo đường và bê tông
Asphalt, ngày 11/12/2017 FCI đã chính thức chuyển nhượng toàn bộ phần góp vốn
của BMT và sở hữu 100% vốn. Công ty Cổ phần Đầu tư Hạ tầng FCC: được thành lập
trên cơ sở liên kết vốn giữa 03 công ty: Công ty Cổ phần Kỹ thuật Nền móng và Công
trình ngầm FECON, Công ty cổ phần xây dựng Cotec (COTECCONS) và Tổng Công
ty Xây dựng công trình giao thông 1 (CIENCO 1) nhằm tận dụng thế mạnh,năng lực
cũng như kinh nghiệm của ba đơn vị trong việc triển khai xây dựng các dự án về hạ
tầng để thực hiện đầu tư các dự án hạ tầng theo hình thức PPP, BQT, BT…

21



3.2 Hoạt động liên kết
Các doanh nghiệp trong ngành xây dựng liên kết với nhau để cùng đấu thầu hoặc
liên kết với nước ngoài theo hình thức liên doanh. Ví dụ Tổng công ty phát triển hạ
tầng đô thị UDIC: bao gồm 43 công ty, trong đó có 6 công ty liên doanh với nước
ngoài đã tổng hợp được sức mạnh về vốn, kinh nghiệm quản lý, thi công cùng đội ngũ
cán bộ quản lý, kỹ sư, cử nhân và cán bộ công nhân giàu nhiệt huyết có trình độ tay
nghề cao với hoạt động sản xuất kinh doanh theo tiêu chuẩn chất lượng ISO đã tạo nên
sản phẩm tốt về lượng và chất có uy tín trên thị trường, đóng góp vào sự phát triển
nhanh, mạnh, bền vững của thủ đô Hà Nội nói riêng và nước ta nói chung.
Trong lĩnh vực xây dựng, nhiều dự án, công trình có quy mô lớn với yêu cầu kỹ
thuật đôi khi vượt quá khả năng của doanh nghiệp. Vì thế, để tăng khả năng trúng thầu các
doanh nghiệp xây dựng thường liên danh liên kết với nhau. Đây là một trong những giải
pháp quan trọng cần lưu ý, nhất là khi Việt Nam đã mở cửa với các nhà thầu quốc tế.
Trong 10 năm qua, đối với gói thầu EPC sử dụng vốn ngân sách nhà nước, doanh nghiệp
xây dựng Việt chiếm 67% số lượng gói thầu nhưng giá trị gói thầu chỉ đạt 39%, trong khi
tỷ lệ này đối với nhà thầu Trung Quốc là 48%. Việc các nhà thầu Trung Quốc ồ ạt vào Việt
Nam khiến nhà thầu Việt bị mất vị thế và áp lực cạnh tranh do Trung Quốc có lợi thế hơn
hẳn về chi phí thực hiện dự án cũng như chất lượng công trình so với doanh nghiệp xây
dựng Việt Nam. Để tăng năng lực của mình trên thị trường cạnh tranh, vấn đề mở rộng các
quan hệ liên danh, liên kết dưới những hình thức thích hợp là giải pháp quan trọng và phù
hợp. Thông qua đó, doanh nghiệp xây dựng có thể đáp ứng toàn diện các yêu cầu của
những công trình có quy mô lớn và phức tạp.

22


CHƯƠNG IV:
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP VÀ GIẢI PHÁP
PHÁT TRIỂN NGÀNH XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH ĐƯỜNG BỘ Ở VIỆT NAM
1. Đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp

Để xác định hiệu quả hoạt động của một doanh nghiệp hay một ngành, người ta
thường thông qua việc tính toán 4 nhóm chỉ số:
-

Nhóm chỉ số phản ánh khả năng thanh toán

-

Nhóm chỉ số phản ánh năng lực hoạt động

-

Nhóm chỉ số phản ánh khả năng gặp rủi ro

-

Nhóm chỉ số phản ánh khả năng sinh lời

Trong tiểu luận này, dựa trên bộ số liệu được cung cấp và thực hiện tính toán các
kết quả trên phần mềm STATA, nhóm sẽ phân tích hiệu quả hoạt động của doanh
nghiệp dựa vào 3 nhóm: nhóm chỉ số khả năng thanh toán, nhóm chỉ số phản ánh năng
lực hoạt động và nhóm chỉ số thể hiện khả năng sinh lời.
1.1 Căn cứ vào chỉ tiêu khả năng thanh toán
Tính toán các chỉ số cơ cấu vốn năm 2010 của 5 doanh nghiệp có doanh thu lớn
nhất và chỉ số của toàn ngành (số liệu theo mã ngành 42102), ta có kết quả:
Bảng 7: Một số chỉ tiêu cơ cấu vốn của một số doanh nghiệp có doanh thu cao nhất
và toàn ngành xây dựng công trình đường bộ năm 2010

1


Mã doanh
nghiệp
726595

2

753824

3

736763

4

713639

STT

5

Tên ngành doanh
nghiệp đăng kí
Xây Lắp
Xây Dựng Công
Trình Kỹ Thuật
Xây Dựng

Xây dựng cầu đường
Xây Dựng Công Trình
725556

Giao Thông
Toàn ngành

Hệ số
tài trợ
0,463

Hệ số
nợ
0,537

Khả năng thanh
toán tổng quát
1,861

0,409

0,591

1,692

0,562

0,438

2,284

0,313

0,687


1,455

0,037

0,963

1,039

0,498

0,502

1,990

Nguồn: Bộ số liệu kết quả điều tra doanh nghiệp năm 2010

23


Nhận xét:
Qua bảng số liệu phân tích trên, nhìn chung hệ số tài trợ và hệ số nợ của các ngành
công trình đường bộ chưa cao. Khả năng tự đảm bảo về mặt tài chính thấp, mức độ độc
lập về mặt tài chính của doanh nghiệp đang ở mức trung bình. Ngành Xây Dựng công
trình giao thông có hệ số tài trợ thấp nhất là 0,037 với mức vốn Chủ sở hữu cũng không
cao (1.061 triệu đồng). Tỷ lệ nợ trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp trong các ngành
đang ở mức khá an toàn và không có biến động nhiều. Về khả năng thanh toán tổng quát
thì ngành doanh nghiệp đăng kí ngành Xây Dựng nói chung đang ở mức khá tốt (2,284),
gấp hơn hai lần doanh nghiệp cùng ngành đăng kí ngành xây dựng công trình giao thông.
Các doanh nghiệp đăng kí xây lắp, xây dựng công trình kĩ thuật đang ở mức bình thường.

Riêng với doanh nghiệp đăng kí xây dựng công trình giao thông thì khả năng thanh toán,
trang trải các khoản nợ đang ở mức khó khăn (1,039).

1.2 Căn cứ vào chỉ tiêu năng lực hoạt động
Tính toán chỉ số vòng quay tổng tài sản năm 2010 của 5 doanh nghiệp có doanh
thu lớn nhất và chỉ số của toàn ngành (số liệu theo mã ngành 42102), ta có:
Bảng 8: Chỉ số vòng quay tổng tài sản của một số doanh nghiệp có doanh thu cao
nhất và toàn ngành xây dựng công trình đường bộ năm 2010
STT

Mã doanh nghiệp

Tên ngành doanh nghiệp đăng kí

1

726595

Xây Lắp

Vòng quay
TTS
0,31

2

753824

Xây Dựng Công Trình Kỹ Thuật


0,56

3

736763

Xây Dựng

0,40

4

713639

Xây Dựng Cầu Đường

1,65

5

725556

Xây Dựng Công Trình Giao Thông

1,23

Toàn ngành

0,129


Nguồn: Bộ số liệu kết quả điều tra doanh nghiệp năm 2010

Nhận xét:
Qua bảng số liệu trên ta thấy chỉ số vòng quay tổng tài sản của từng doanh nghiệp
trong ngành là không đồng đều thể hiện sự mất cân xứng cơ cấu hoạt động của các doanh
nghiệp. Có loại hình doanh nghiệp sử dụng tài sản tạo ra doanh thu lớn, hiệu quả (xây

24


×