Tải bản đầy đủ (.pdf) (132 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến sinh kế cộng đồng cư dân ven đầm cầu hai, huyện phú lộc, tỉnh thừa thiên huế và đề xuất các giải pháp thích ứng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.11 MB, 132 trang )

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BĐKH

Biến đổi khí hậu

ĐBNC

Địa bàn nghiên cứu

ĐBTS

Đánh bắt thủy sản

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội

KH & CN

Khoa học và công nghệ

KNK

Khí nhà kính

KT - XH

Kinh tế - xã hội

IPCC


Ủy ban Liên Chính phủ về Biến đổi khí hậu

NNK

Những ngƣời khác

NTTS

Nuôi trồng thủy sản

XTNĐ

Xoáy thuận nhiệt đới

TB

Trung bình

TN & MT

Tài nguyên và Môi trƣờng

TTH

Thừa Thiên Huế

WMO

Tổ chức Khí tƣợng Thế giới


WWF

Qũy quốc tế bảo vệ thiên nhiên

UNESCO

Tổ chức giáo dực, khoa học và văn hóa Liên hiệp quốc

i


MỤC LỤC
A. MỞ ĐẦU ...............................................................................................................1
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI ............................................................................................1
2. MỤC TIÊU VÀ NHIÊ ̣M VỤ NGHIÊN CƢ́U ........................................................2
2.1. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU.................................................................................2
2.2. NHIÊM
̣ VỤ NGHIÊN CƢ́U ................................................................................3
3. GIỚI HẠN NGHIÊN CƢ́U .....................................................................................3
3.1. KHÔNG GIAN NGHIÊN CƢ́U ..........................................................................3
3.2. THỜI GIAN NGHIÊN CƢ́U ...............................................................................3
3.3. ĐỐI TƢỢNG VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ..................................................4
3.3.1. Đối tƣợng nghiên cứu........................................................................................4
3.3.2. Nội dung nghiên cứu .........................................................................................4
4. QUAN ĐIỂM VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................4
4.1. QUAN ĐIỂM NGHIÊN CỨU .............................................................................4
4.1.1. Quan điểm hệ thống ..........................................................................................4
4.1.2. Quan điểm tổng hợp ..........................................................................................5
4.1.3. Quan điểm lịch sử - viễn cảnh...........................................................................5
4.1.4. Quan điểm lãnh thổ ...........................................................................................6

4.1.5. Quan điểm phát triển bền vững .........................................................................6
4.1.6. Quan điểm thực tế .............................................................................................6
4.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CƢ́U ........................................................................6
4.2.1. Phƣơng pháp thu thập thông tin ........................................................................6
4.2.1.1. Thu thập thông tin sơ cấp ...............................................................................6
4.2.1.2. Thu thập thông tin thứ cấp .............................................................................6
4.2.2. Phƣơng pháp khảo sát thực địa và điều tra xã hội học......................................7
4.2.3. Phƣơng pháp bản đồ, viễn thám và hệ thông tin địa lý (GIS)...........................7
4.2.4. Phƣơng pháp thống kê và phân tích tổng hợp ...................................................7
4.2.5. Các phƣơng pháp nghiên cứu có sự tham gia (PRA) của nông thôn ................9
4.2.6. Phƣơng pháp lấy ý kiến chuyên gia ..................................................................9
5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN ............................................................10
5.1. Ý NGHĨA KHOA HỌC .....................................................................................10
5.2. Ý NGHĨA THỰC TIỄN .....................................................................................10
ii


6. CẤU TRÚ C LUẬN VĂN .....................................................................................10
B. NỘI DUNG ..........................................................................................................11
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ........................11
1.1. CÁC KHÁI NIỆM LIÊN QUAN .......................................................................11
1.1.1. Khí nhà kính và hiệu ứng nhà kính .................................................................11
1.1.1.1. Khí nhà kính .................................................................................................11
1.1.1.2. Hiệu ứng nhà kính ........................................................................................11
1.1.2. Biến đổi khí hậu ..............................................................................................11
1.1.2.1. Khái niệm về biến đổi khí hậu .....................................................................11
1.1.2.2. Nguyên nhân của biến đổi khí hậu ...............................................................12
1.1.2.2.1. Nguyên nhân tự nhiên ...............................................................................12
1.1.2.2.2. Nguyên nhân do con ngƣời .......................................................................12
1.1.2.3. Biểu hiện của biến đổi khí hậu .....................................................................13

1.1.3. Kịch bản biến đổi khí hậu ...............................................................................14
1.1.4. Thích ứng với biến đổi khí hậu .......................................................................14
1.1.5. Sinh kế và sinh kế bền vững ...........................................................................14
1.2. BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM ...............................18
1.2.1. Biến đổi khí hậu trên thế giới ..........................................................................18
1.2.1.1. Biến đổi khí hậu trong quá khứ ....................................................................18
1.2.1.2. Biến đổi khí hậu hiện nay.............................................................................19
1.2.2. Biến đổi khí hậu ở Việt Nam ..........................................................................21
1.2.2.1. Biểu hiện của biến đổi khí hậu ở Việt Nam .................................................21
1.2.2.2. Kịch bản biến đổi khí hậu, nƣớc biển dâng cho Việt Nam ..........................22
1.2.2.3. Thích ứng với biến đổi khí hậu ở Việt Nam ................................................23
1.3. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU TIÊU BIỂU VỀ BIẾN
ĐỔI KHÍ HẬU VÀ SINH KẾ ..................................................................................15
1.3.1. Tình hình nghiên cứu về BĐKH và sinh kế trên thế giới ...............................15
1.3.2. Tình hình nghiên cứu về BĐKH và sinh kế ở Việt Nam ................................16
1.3.3. Tình hình nghiên cứu về BĐKH và sinh kế ở tỉnh Thừa Thiên Huế ..............18
CHƢƠNG 2. BIỂU HIỆN CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ THỰC TRẠNG
CÁC HOẠT ĐỘNG SINH KẾ CHÍNH Ở ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU ...............25
2.1. KHÁI QUÁT VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU ....................................................25
iii


2.1.1. Khái quát về đầm Cầu Hai ..............................................................................25
2.1.1.1. Vị trí địa lý, địa hình ....................................................................................29
2.1.1.2. Khí hậu .........................................................................................................32
2.1.1.3. Chế độ thủy văn ........................................... Error! Bookmark not defined.
2.1.1.4. Đa dạng sinh học .......................................... Error! Bookmark not defined.
2.1.1.5. Tổng quan về chất lƣợng môi trƣờng nƣớc đầm Cầu HaiError!

Bookmark


not defined.
2.1.2. Khái quát về các xã thuộc địa bàn nghiên cứu ................................................40
2.2. BIỂU HIỆN CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở VÙNG VEN ĐẦM CẦU HAI ....43
2.2.1. Biến đổi một số yếu tố khí hậu cơ bản ............................................................44
2.2.1.1. Nhiệt độ ........................................................................................................44
2.2.1.2. Lƣợng mƣa ...................................................................................................45
2.2.2. Nƣớc biển dâng ...............................................................................................48
2.2.3. Xâm nhập mặn ................................................................................................49
2.2.4. Các tai biến thiên nhiên ...................................................................................51
2.2.4.1. Lũ lụt ...........................................................................................................51
2.2.4.2. Bão và áp thấp nhiệt đới (ATNĐ) ...............................................................52
2.2.4.3. Hạn hán ........................................................................................................54
2.3. THỰC TRẠNG CÁC HOẠT ĐỘNG SINH KẾ TẠI ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU ......55
2.3.1. Hoạt động trồng trọt ........................................................................................55
2.3.2. Hoạt động nuôi trồng thủy sản ........................................................................56
2.3.3. Hoạt động đánh bắt thủy sản trong đầm .........................................................57
CHƢƠNG 3. NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN
CÁC HOẠT ĐỘNG SINH KẾ CHÍNH CỦA CỘNG ĐỒNG CƢ DÂN VEN
ĐẦM CẦU HAI VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP THÍCH ỨNG .....................60
3.1. NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN CÁC HOẠT
ĐỘNG SINH KẾ CHÍNH .........................................................................................60
3.1.1. Ảnh hƣởng đến hoạt động trồng trọt ...............................................................60
3.1.1.1. Ảnh hƣởng của nhiệt độ và hạn hán .............................................................60
3.1.1.2. Ảnh hƣởng của lƣợng mƣa...........................................................................62
3.1.1.3. Ảnh hƣởng của nƣớc biển dâng, xâm nhập mặn..........................................63
3.1.1.4. Ảnh hƣởng của lũ lụt và bão ........................................................................66
iv



3.1.2. Ảnh hƣởng đến hoạt động nuôi trồng và đánh bắt thủy sản ...........................66
3.1.2.1. Ảnh hƣởng của nhiệt độ và hạn hán .............................................................66
3.1.2.2. Ảnh hƣởng của lƣợng mƣa...........................................................................68
3.1.2.3. Ảnh hƣởng của nƣớc biển dâng, xâm nhập mặn..........................................69
3.1.2.4. Ảnh hƣởng của lũ lụt và bão ........................................................................70
3.2. NGHIÊN CỨU NHẬN THỨC CỦA CỘNG ĐỒNG DÂN CƢ VEN ĐẦM
CẦU HAI VỀ BĐKH VÀ CÁC SINH KẾ BỊ ẢNH HƢỞNG ................................72
3.2.1. Nhận thức của các hộ gia đình về biểu hiện BĐKH tại địa phƣơng ...............72
3.2.2. Nhận thức của các hộ gia đình về ảnh hƣởng của BĐKH đến các hoạt động
sinh kế chính .............................................................................................................75
3.2.2.1. Hoạt động trồng trọt .....................................................................................75
3.2.2.2. Hoạt động nuôi trồng và đánh bắt thủy sản .................................................76
3.2.3. Các hoạt động thích ứng về sinh kế của hộ gia đình trƣớc tác động của BĐKH
tại 3 xã ven đầm Cầu Hai ..........................................................................................77
3.2.3.1. Các hoạt động thích ứng trong trồng trọt .....................................................77
3.2.3.2. Các hoạt động thích ứng trong nuôi trồng thủy sản .....................................78
3.2.3.3. Các hoạt động thích ứng trong đánh bắt thủy sản ........................................79
3.2.3.4. Đánh giá các hoạt động thích ứng về sinh kế trƣớc tác động của BĐKH ở 3
xã ven đầm Cầu Hai ..................................................................................................79
3.3. ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP THÍCH ỨNG VỚI BĐKH TRONG CÁC HOẠT
ĐỘNG SINH KẾ CHÍNH CỦA CƢ DÂN VEN ĐẦM CẦU HAI ..........................82
3.3.1. Cơ sở của việc đề xuất giải pháp thích ứng với BĐKH ..................................82
3.3.1.1. Các nguyên tắc quán triệt khi đề xuất giải pháp ..........................................83
3.3.1.2. Các cơ sở của việc đề xuất giải pháp ...........................................................83
3.3.2. Đề xuất các giải pháp thích ứng với BĐKH ...................................................84
3.3.2.1. Các giải pháp chung .....................................................................................84
3.3.2.2. Các giải pháp trong từng hoạt động sinh kế cụ thể ........................................86
KẾT LUẬN ..............................................................................................................93
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................96
PHỤ LỤC ...............................................................................................................101


v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Khái quát về các xã thuộc địa bàn nghiên cứuError!

Bookmark

not

defined.
Bảng 2.2. Kịch bản biển đổi nhiệt độ khu vực ven đầm Cầu Hai .............................45
Bảng 2.3. Lƣợng mƣa TB tháng I, tháng VII và TB năm ở khu vực nghiên cứu .....46
Bảng 2.4. Mực nƣớc biển dâng ở khu vực từ đèo Ngang đến đèo Hải Vân .............48
Bảng 2.5. Độ mặn theo mùa của đầm Cầu Hai năm 2005 và năm 2009 .................49
Bảng 2.6. Một số cơn bão và ATNĐ ảnh hƣởng đến TTH giai đoạn 1950 - 2011 ........53
Bảng 2.7. Các loại cây trồng chủ yếu ở địa bàn nghiên cứu năm 2016 ....................56
Bảng 3.1. Diện tích các loại cây chủ lực của địa bàn nghiên cứu (ha) ......................60
Bảng 3.2. Sản lƣợng các loài cây trồng chủ lực của địa bàn nghiên cứu...................63
Bảng 3.3. Năng suất một số loài cây trồng chủ lực của ĐBNC.................................63
Bảng 3.4. Dự báo diện tích bị ngập do NBD tại địa bàn nghiên cứu........................65
Bảng 3.5. Diện tích tôm nuôi bị nhiễm bệnh địa bàn nghiên cứu .............................68
Bảng 3.6. Tổng hợp các ảnh hƣởng của BĐKH đến các hoạt động sinh kế chính của
địa bàn nghiên cứu trong 10 năm qua .......................................................................71
Bảng 3.7. Mức độ xảy ra của BĐKH tại 3 xã ven đầm Cầu Hai ..............................73
Bảng 3.8. Nhận thức của ngƣời dân về ảnh hƣởng của BĐKH đến các hoạt động
sinh kế .......................................................................................................................75
Bảng 3.9. Thích ứng với hoạt động trồng trọt tại ĐBNC .........................................78
Bảng 3.10. Thích ứng với hoạt động NTTS tại ĐBNC ............................................79

Bảng 3.11. Thích ứng với hoạt động ĐBTS trong đầm tại ĐBNC ...........................79

vi


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Diễn biến chuẩn sai nhiệt độ trung bình toàn cầu .....................................19
Hình 1.2. Biến động mực nƣớc biển trung bình toàn cầu .........................................21
Hình 2.1. Bản đồ vị trí đầm Cầu Hai trong hệ thống đầm phá tỉnh TTH .................30
Hình 2.2. Bản đồ các xã thuộc địa bàn nghiên cứu ...................................................43
Hình 2.3. Diễn biến nhiệt độ trung bình năm ở ĐBNC giai đoạn 1967 - 2016 ........44
Hình 2.4. Diễn biến nhiệt độ tháng cao nhất và thấp nhất năm ở khu vực ven đầm
Cầu Hai giai đoạn 1967 - 2016 .................................................................................45
Hình 2.5. Diễn biến lƣợng mƣa trung bình năm khu vực ven đầm Cầu Hai giai đoạn
1967 - 2016 ...............................................................................................................47
Hình 2.6. Diễn biến lƣợng mƣa tháng cao nhất và thấp nhất năm khu vực ven đầm
Cầu Hai giai đoạn 1967 - 2016 .................................................................................47
Hình 2.7. Số tháng hạn TB năm khu vực Bắc Trung Bộ (1965 - 2013) ........... Error!
Bookmark not defined.
Hình 2.8. Diện tích nuôi trồng thủy sản của các xã thuộc ĐBNC ............................57
Hình 2.9. Sản lƣợng đánh bắt thủy sản đầm của các xã thuộc ĐBNC .....................58
Hình 3.1. Bản đồ dự báo diện tích bị ngập do NBD tại ĐBNC năm 2030 ...............64
Hình 3.2. Bản đồ dự báo diện tích bị ngập do NBD tại ĐBNC năm 2050 ...............64
Hình 3.3. Bản đồ dự báo diện tích bị ngập do NBD tại ĐBNC năm 2100 ...............65

vii


A. MỞ ĐẦU
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Biến đổi khí hậu (BĐKH), với các biểu hiện chính là sự gia tăng nhiệt độ
toàn cầu, mực nƣớc biển dâng và các hiện tƣợng thời tiết cực đoan, không chỉ
thu hút sự quan tâm đặc biệt của các nhà khoa học, mà đã trở thành mối quan
tâm của toàn nhân loại. Báo cáo lần thứ 3 của Ủy ban liên chính phủ về BĐKH
(IPCC) khẳng định “Hành tinh của chúng ta đang phải đối mặt với nhiều nguy
cơ từ BĐKH và nƣớc biển dâng”. Năm 2007, trong báo cáo lần thứ 4, IPCC đã
tái khẳng định và đƣa ra cảnh báo “BĐKH không còn là vấn đề của riêng một tổ
chức hay một quốc gia nào, nó là một hiểm họa tiềm tàng đang đe dọa cuộc
sống của nhân loại cũng nhƣ tất cả các loài sinh vật trên Trái Đất”.
Sinh kế bền vững là chủ đề luôn đƣợc quan tâm trong các tranh luận về
phát triển, giảm nghèo và quản lý môi trƣờng cả về phƣơng diện lý luận và thực
tiễn. Về mặt lý luận, con ngƣời và những ƣu tiên của con ngƣời đƣợc đặt ở vị trí
trung tâm của sự phát triển, cách tiếp cận này tập trung vào các hoạt động giảm
nghèo bằng cách để ngƣời nghèo tự xây dựng cuộc sống dựa trên các cơ hội của
họ, hỗ trợ tiếp cận các nguồn lực và giúp họ môi trƣờng về thể chế và chính
sách. Về mặt thực tiễn, cách tiếp cận này xuất phát từ mối quan tâm về tính hiệu
quả của hoạt động phát triển với kỳ vọng rằng việc đặt trọng tâm vào con ngƣời
sẽ tạo ra sự khác biệt đáng kể trong việc đạt đƣợc các mục tiêu giảm nghèo.
Chính vì vậy những nghiên cứu về lý luận cũng nhƣ thực tiễn về sinh kế bền
vững vẫn sẽ là chủ đề nóng khi những nhu cầu của ngƣời nghèo luôn đƣợc ƣu
tiên trong mọi chính sách và hoạt động phát triển của các quốc gia trên thế giới.
Gắn kết Sinh kế bền vững với Biến đổi khí hậu, có thể nhận thấy rằng
BĐKH là một yếu tố chủ chốt liên quan đến khả năng bị tổn thƣơng của sinh kế.
Đặc biệt trong bối cảnh hiện nay, BĐKH theo xu hƣớng nóng lên của Trái Đất
ngày càng gia tăng và rất phức tạp thì sự tổn thƣơng tới sinh kế càng nặng nề,
nhất là những nƣớc, những khu vực có nền kinh tế thích ứng kém và các hoạt
động sinh kế có tính nhạy cảm cao đối với BĐKH.

1



Việt Nam là một quốc gia vốn dĩ với hệ thống tự nhiên có tính bất ổn định,
nền kinh tế - xã hội (KT - XH) còn ở trình độ phát triển thấp với cơ cấu nông lâm - ngƣ chiếm tỉ trọng cao nên Việt Nam đƣợc UNDP nhận định sẽ là một
trong năm nƣớc dễ bị tổn thƣơng nhất trƣớc BĐKH toàn cầu hiện nay.
Hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai (TG - CH) thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế
(TTH) là một trong những hệ thống đầm phá lớn nhất thế giới, với diện tích mặt
nƣớc 216 km2. Với nhiều lợi thế về điều kiện tài nguyên thiên nhiên, đầm phá
TG - CH trở thành một trong những vùng tập trung cƣ dân đông đúc nhất với
nhiều hoạt động KT - XH khác nhau, trong đó hoạt động sinh kế chính là nông
– ngƣ nghiệp đóng vai trò chủ đạo. Là vùng đất thấp, ven biển, nền kinh tế chủ
yếu là nông – ngƣ nghiệp nên hơn bất cứ địa phƣơng nào của cả nƣớc cũng nhƣ
của tỉnh, hệ thống đầm phá này sẽ chịu tác động mạnh mẽ nhất của BĐKH nóng
lên hiện nay của Trái Đất và đe dọa đến sinh kế bền vững của cƣ dân. Nghiên
cứu BĐKH, mức độ, phƣơng diện ảnh hƣởng KT – XH nói chung và các hoạt
động sinh kế nói riêng, nhất là những sinh kế chủ yếu, trên cơ sở đó tìm phƣơng
cách, tính thích ứng giảm nhẹ thiệt hại do BĐKH đang là vấn đề đặt ra cấp bách
đối với khu vực đầm phá tỉnh TTH.
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, tác giả quyết định nghiên cứu “Nghiên
cứu ảnh hƣởng của biến đổi khí hậu đến sinh kế cô ̣ng đồ ng cƣ dân ven đầ m
Cầu Hai , huyêṇ Phú Lô ̣c , tỉnh Thừa Thiên Huế và đề xuất giải pháp thích
ứng” để làm đề tài luận văn thạc si.̃
2. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CƢ́U
2.1. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Xác định các biểu hiện của BĐKH và các phƣơng diện ảnh hƣởng của nó đến
các hoạt động sinh kế chính của cộng đồng cƣ dân ven đầm Cầu Hai, huyện Phú
Lộc. Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao tính thích ứng các hoạt
động sinh kế đối với với BĐKH, bảo đảm sự phát triển bền vững.

2



2.2. NHIỆM VỤ NGHIÊN CƢ́U
Để thỏa mañ mu ̣c tiêu nghiên cƣ́u trên , quá trình nghiên cứu chúng tôi thực thi
các nhiê ̣m vu ̣ sau:
- Xây dựng cơ sở lý luận liên quan đến vấn đề nghiên cứu;
- Tổng quan đặc điểm tự nhiên của đầm Cầu Hai và đặc điểm KT - XH, các
hoạt động sinh kế chính của cộng đồng cƣ dân ở 3 xã Vinh Giang, Vinh Hiền, Lộc
Bình thuộc huyện Phú Lộc;
- Phân tích tình hình biến đổi các yếu tố khí hậu và diễn biến thiên tai do
BĐKH gây ra đối với các xã thuộc địa bàn nghiên cứu;
- Xác định các phƣơng diện và phân tích mức độ ảnh hƣởng của BĐKH đến
các hoạt động sinh kế chính của cộng đồng dân cƣ tại địa bàn nghiên cứu;
- Nghiên cứu năng lực nhận thức của cộng đồng dân cƣ về mức độ xảy ra của
BĐKH, các sinh kế bị ảnh hƣởng và các hoạt động thích ứng của ngƣời dân;
- Xây dựng cơ sở khoa học và đề xuất các giải pháp thích ứng với BĐKH cho
các hoạt động sinh kế chính của cộng đồng dân cƣ tại địa bàn nghiên cứu.
3. GIỚI HẠN NGHIÊN CƢ́U
3.1. KHÔNG GIAN NGHIÊN CƢ́U
Theo quan điểm của Uỷ ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế, các xã đầm phá
ven biển bao gồm: 33 xã, thị trấn thuộc huyện Phong Điền, Quảng Điền, Phú Vang,
Phú Lộc và thị xã Hƣơng Trà. Trong đó có 7 xã, thị trấn thuộc huyện Phú Lộc và 1
xã của huyện Phú Vang tiếp giáp với đầm Cầu Hai. Do điều kiện nghiên cứu, chúng
tôi chỉ chọn 3 xã Vinh Giang, Vinh Hiền và Lộc Bình thuộc huyện Phú Lộc, đây là
các xã vừa tiếp giáp với đầm Cầu Hai đồng thời nằm gần cửa Tƣ Hiền, với vị trí
này, đây là nơi chịu ảnh hƣởng lớn nhất của BĐKH và có phần lớn ngƣời dân sinh
sống bằng các hoạt động sinh kế trồng trọt, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.
3.2. THỜI GIAN NGHIÊN CƢ́U
- Số liệu đƣợc sử dụng phản ánh sự BĐKH đƣợc giới hạn trong vòng 50 năm
trở lại đây (1967 - 2016).


3


- Luận văn tập trung xem xét ảnh hƣởng của BĐKH đến các hoạt động sinh kế
chính của hộ gia đình ven đầm Cầu Hai trong 10 năm qua. Do vậy, số liệu về sinh kế
sử dụng cho các phân tích và nghiên cứu đƣợc thu thập cho giai đoạn 2007 - 2016.
- Điều tra hộ gia đình sẽ đƣợc tiến hành trong năm 2017.
3.3. ĐỐI TƢỢNG VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
3.3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu mà tác giả lựa chọn là các hoạt động sinh kế chính của
cộng đồng cƣ dân tại các xã ven đầm Cầu Hai chịu ảnh hƣởng lớn nhất của BĐKH.
Bao gồm:
- Hoạt động trồng trọt;
- Hoạt động nuôi trồng thủy sản;
- Hoạt động đánh bắt thủy sản trong đầm Cầu Hai.
3.3.2. Nội dung nghiên cứu
Tác động của thiên nhiên nói chung và BĐKH nói riêng có tính 2 mặt và
tác động đa diện. Chúng tôi chỉ nghiên cứu tác động tiêu cực và tác động của các
yếu tố biểu hiện rõ nhất đối với 3 hoạt động sinh kế đƣợc lựa chọn, đó là: gia
tăng nhiệt độ, lƣợng mƣa, xâm nhập mặn, nƣớc biển dâng, bão và lũ lụt. Các tác
động tiêu cực đối với các hoạt động sinh kế, chúng tôi chọn các phƣơng diện: cơ
cấu mùa vụ và đối tƣợng gieo trồng, thả nuôi; năng suất và sản lƣợng, dịch
bệnh,…
Các giải pháp đề xuất nhằm nâng cao tính thích ứng chỉ dừng lại ở mức độ
định hƣớng chung.
4. QUAN ĐIỂM VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1. QUAN ĐIỂM NGHIÊN CỨU
4.1.1. Quan điểm hệ thống
Xét ở phƣơng diện cấu trúc thành phần và ở mặt lãnh thổ theo ranh giới hành
chính, khí quyển tại đại bàn nghiên cứu là một bộ phận của khí quyển Việt Nam và

toàn bộ khí quyển địa cầu.

4


Xét về mặt hệ thống tự nhiên, đầm phá tỉnh TTH là hệ thống trung gian giữa 2
hệ thống: lục địa và biển, tồn tại trong mối quan hệ hữu cơ thống nhất biện chứng
của hệ thống tự nhiên tỉnh TTH.
Sự tác động của BĐKH đến các hoạt động sinh kế của cƣ dâm đầm phá vừa
trực tiếp vừa gián tiếp cộng hƣởng tác động của 2 hệ thống khác. Chính vì vậy, khi
nghiên cứu, phải đứng trên quan điểm hệ thống để xác định đƣợc sự tác động đặc
thù và tác động của hệ thống, trên cơ sở đó mới đề ra đƣợc các giải pháp hợp lí có
hiệu quả.
4.1.2. Quan điểm tổng hợp
Khí hậu đƣợc hình thành bởi sự tác động tổng hợp của 3 nhóm nhân tố: bức xạ
Mặt trời, hoàn lƣu khí quyển và bề mặt đệm. Vì vậy khi nghiên cứu khí hậu nói
chung và bất kỳ hƣớng vận động, thay đổi nào của khí hậu đều phải xét tất cả các
nhân tố tác động, rút ra đƣợc nhân tố chủ đạo.
Mặt khác, trong mối quan hệ tác động giữa hoạt động KT - XH với tự nhiên là
sự tƣơng tác qua lại của 2 hệ thống tự nhiên và KT - XH - tác động mang tính tổng
thể. Vì vậy, khi nghiên cứu vấn đề phải đứng trên quan điểm tổng hợp nhằm nhìn
nhận sự tác động của từng nhân tố, của tổng thể các nhân tố, những tác động trực
tiếp và gián tiếp thông qua các nhân tố khác. Ví dụ: tác động của nhiệt độ, xâm
nhập mặn,... Quan điểm tổng hợp đồng thời đòi hỏi phải dựa trên cơ sở tác động
tƣơng quan nhằm đƣa ra các giải pháp hạn chế đƣợc tác động tiêu cực của nhiều
nhân tố.
4.1.3. Quan điểm lịch sử - viễn cảnh
Vấn đề nghiên cứu “Sự biến đổi của khí hậu” đã phản ánh sự vận động của đối
tƣợng theo thời gian. Vì vậy, nghiên cứu phải đứng trên quan điểm lịch sử - viễn
cảnh. Thông qua chuỗi số liệu nhiều năm để rút ra đƣợc các quy luật và xu hƣớng

BĐKH, làm cơ sở khoa học cho việc phân tích ảnh hƣởng của BĐKH đến các hoạt
động sinh kế của ngƣời dân, dự báo tác động trong tƣơng lai; đề xuất các giải pháp
phải dựa trên sự BĐKH trong thời gian dài và dự báo tƣơng lai để đƣa ra đƣợc các
giải pháp có tính khả thi và hiệu quả lâu dài.

5


4.1.4. Quan điểm lãnh thổ
Xuất phát từ tính hệ thống, sự BĐKH toàn cầu tất yếu sẽ tạo nên hiệu ứng biến
đổi ở địa phƣơng. Tuy nhiên, do tính đặc thù của tự nhiên ở mỗi địa phƣơng mà hiệu
ứng với BĐKH sẽ có sự khác nhau rất lớn của mọi phƣơng diện: cấp độ, tính biến
thiên các nhân tố,... và qua đó tác động của nó cũng mang tính địa phƣơng sâu sắc.
Mặt khác, sự tác động của BĐKH (mức độ, phƣơng diện,…) còn phụ thuộc rất lớn
vào mức độ thích ứng của điều kiện KT - XH địa phƣơng. Vì vậy, khi nghiên cứu vấn
đề phải đứng trên quan điểm lãnh thổ để xác định đƣợc tính đặc thù của khu vực
nghiên cứu trƣớc sự BĐKH: biểu hiện, sự tác động, mức độ thích ứng nhất là thích
ứng của các hoạt động sinh kế đƣợc lựa chọn nghiên cứu, trên cơ sở đó đề xuất các
giải pháp phù hợp với lĩnh vực và địa bàn nghiên cứu.
4.1.5. Quan điểm phát triển bền vững
Phát triển bền vững vừa là yêu cầu vừa là mục tiêu của bất kì hoạt động sinh
kế nào. Vì vậy khi đề xuất các giải pháp ứng phó với BĐKH ở địa phƣơng cần
hƣớng tới mục tiêu tăng trƣởng kinh tế, ổn định xã hội, không gây suy thoái môi
trƣờng và tài nguyên thiên nhiên.
4.1.6. Quan điểm thực tế
Quan điểm thực tế vận dụng khi đề xuất các giải pháp cho thấy tính khả thi
cao và thực hiện có hiệu quả khi sát hợp với điều kiện thực tế của địa phƣơng. Do
vậy khi đề xuất các giải pháp ứng phó với BĐKH cần căn cứ vào các điều kiện tự
nhiên và đặc điểm kinh tế - xã hội của địa phƣơng.
4.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CƢ́U

4.2.1. Phƣơng pháp thu thập thông tin
4.2.1.1. Thu thập thông tin sơ cấp
Thu thập nguồn tài liệu, số liệu về BĐKH (nhiệt độ, lƣợng mƣa, các thiên tai)
và ảnh hƣởng của BĐKH đến các hoạt động sinh kế chính của cộng đồng cƣ dân
ven đầm Cầu Hai thông qua điều tra, khảo sát thực địa ở địa bàn nghiên cứu; điều
tra nhanh có sự tham gia của ngƣời dân địa phƣơng.
4.2.1.2. Thu thập thông tin thứ cấp
6


Thu thập nguồn thông tin về BĐKH qua tham khảo tài liệu, sách báo, tạp chí,
luận văn, niên giám thống kê, internet. Nguồn thông tin từ các sở, ban, ngành liên
quan thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế và huyện Phú Lộc nhƣ: Trung tâm thông tin thuộc
Sở TN&MT, Trung tâm Khí tƣợng Thủy văn, Chi cục thống kê huyện Phú Lộc,
Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Phú Lộc, UBND các xã Vinh
Giang, Vinh Hiền, Lộc Bình,…
4.2.2. Phƣơng pháp khảo sát thực địa và điều tra xã hội học
Đây là phƣơng pháp dùng để thu đƣợc các thông tin cơ bản và thiết thực, có
giá trị thực tiễn thông qua việc quan sát hiện trạng và các quá trình diễn ra trong
cộng đồng. Bên cạnh đó, việc điều tra xã hội học sẽ giúp ta có đƣợc những thông tin
cần thiết qua các mốc thời gian, cùng những kinh nghiệm đã trải qua đối với từng cá
nhân trong cộng đồng thông qua các bảng câu hỏi mang tính gợi ý đƣợc lập sẵn.
Cụ thể là tác giả đã tiến hành khảo sát toàn bộ địa bàn nghiên cứu có kèm theo
phỏng vấn cán bộ địa phƣơng và 180 hộ dân ở 3 xã. Qua đó tác giả đã nắm bắt đƣợc
những điều cơ bản về tập quán sinh hoạt và sản xuất của cộng đồng ở đây và tiến
hành xây dựng bảng câu hỏi điều tra 180 ngƣời (đại diện 180 hộ dân) tại địa bàn
nghiên cứu.
4.2.3. Phƣơng pháp bản đồ, viễn thám và hệ thông tin địa lý (GIS)
Ứng dụng bản đồ học, kỹ thuật viễn thám trên cơ sở tƣ liệu ảnh máy bay, ảnh
vệ tinh qua các thời kỳ để phân tích mức độ biến động của các đặc điểm tự nhiên,

hoạt động sinh kế do biến đổi khí hậu gây ra. Sử dụng hệ thông tin địa lý (GIS) để
cập nhật tài liệu khí tƣợng, thủy văn, các thông tin về biến động môi trƣờng tự
nhiên trên bề mặt, lƣu trữ hệ thống cơ sở dữ liệu, các bản đồ bộ phận giúp cho công
tác nghiên cứu, đề xuất các giải pháp để ứng phó, thích nghi với BĐKH và cập nhật
tài liệu một cách nhanh chóng, thuận lợi.
4.2.4. Phƣơng pháp thống kê và phân tích tổng hợp
Thống kê và phân tích là thống kê tất cả các thông có liên quan sau đó chia các
tổng thể hay các vấn đề phức tạp thành những phần đơn giản để thuận lợi cho
nghiên cứu và giải quyết. Thống kê và phân tích tổng hợp là liên kết, thống nhất các

7


bộ phận, yếu tố đã đƣợc phân tích, khái quát hóa vấn đề trong nhận thức tổng thể.
Trong luận văn, tác giả sử dụng phƣơng pháp này để thống kê tất cả các yếu tố có
liên quan đến đề tài (ví dụ: số liệu về thời tiết, khí hậu, sinh kế, các ý tƣởng về các
công trình có thích ứng với BĐKH của cộng đồng, ý kiến chuyên gia, các cơ quan
chuyên ngành,…) từ đó phân tích, tổng hợp lại và rút ra những thông tin có cơ sở và
tin tƣởng đƣợc để hoàn thành luận văn.

8


4.2.5. Phƣơng pháp nghiên cứu điều tra nhanh nông thôn kết hợp với sự
tham gia của cộng đồng
Thuật ngữ PRA ((Participatory Research Approach) lần đầu tiên xuất hiện vào
cuối những năm 80 của thế kỷ XX ở Ấn Độ và một số quốc gia châu Phi khác. Nó
đã nhanh chóng chứng tỏ đƣợc sức mạnh ở khả năng lôi cuốn cộng đồng vào việc
đề ra kế hoạch phát triển cho chính bản thân họ.
PRA lần đầu tiên đƣợc giới thiệu ở Việt Nam năm 1991 trong chƣơng trình

lâm nghiệp hợp tác Việt Nam - Thụy Điển, từ đó trở đi, nhiều chƣơng trình, dự án
hợp tác quốc tế đã xem PRA nhƣ một công cụ (phƣơng pháp) hữu hiệu trong nghiên
cứu phát triển nông thôn. PRA thực chất là một tập hợp gồm nhiều công cụ khác
nhau để hỗ trợ làm việc với cộng đồng thuận tiện và thân thiện. Tuy có nhiều công
cụ khác nhau, nhƣng trong đề tài chỉ áp dụng một số công cụ sau:
- Thảo luận nhóm tập trung: Là thảo luận theo một nhóm đƣợc lựa chọn với số
lƣợng từ 4 đến 8 thành viên của cộng đồng (chọn những ngƣời mà tri thức và lai
lịch của họ phù hợp với những mục tiêu của nghiên cứu) thông qua một bộ các
hƣớng dẫn chi tiết đƣợc soạn ra để thảo luận về một tập hợp các chủ đề cụ thể. Mục
tiêu của thảo luận nhóm tập trung là tạo ra và thu nhận các thông tin, sự nhất trí, làm
rõ cũng nhƣ tập hợp các thông tin cần thiết.
- Dòng lịch sử: Nhằm có đƣợc một cái nhìn tổng quát về lịch sử ảnh hƣởng
của các hiện tƣợng thời tiết, khí hậu cực đoan đến cộng đồng thông qua các câu
chuyện kể về lịch sử của những ngƣời cao tuổi và cƣ dân lâu năm.
Ở đây, tác giả đã sử dụng phối hợp hai phƣơng pháp này để tiến hành thảo
luận với các trƣởng thôn và một số cán bộ xã. Với các thông tin (câu hỏi) đƣợc đặt
ra là các sự kiện thời tiết, khí hậu đã diễn ra trên địa bàn trong lịch sử cùng với
những ảnh hƣởng của chúng đến sinh kế cộng đồng.
4.2.6. Phƣơng pháp lấy ý kiến chuyên gia
Đƣợc vận dụng trong quá trình nghiên cứu nhằm lấy ý kiến của các nhà khoa
học về cách tiếp cận, thiết kế triển khai nghiên cứu các biểu hiện của BĐKH và ảnh
hƣởng của nó đến các hoạt động sinh kế của ngƣời dân; đề xuất các giải pháp, các
mô hình sinh kế bền vững để ứng phó và thích nghi với BĐKH. Đồng thời, đề tài
9


còn tham khảo ý kiến các nhà quản lý của các ngành có liên quan, cán bộ và nhân
dân địa phƣơng.
5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
5.1. Ý NGHĨA KHOA HỌC

- Cung cấp phƣơng pháp luận cần thiết trong nghiên cứu ảnh hƣởng của
BĐKH đến sinh kế của ngƣời dân, đồng thời có thể mở rộng để nghiên cứu ảnh
hƣởng của BĐKH đến các thành phần hay đối tƣợng khác;
- Góp phần hoàn thiện thêm những phƣơng pháp luận nghiên cứu tác động của
BĐKH trong Chƣơng trình Môi trƣờng Quốc gia ứng phó với BĐKH.
5.2. Ý NGHĨA THỰC TIỄN
- Cung cấp cho cộng đồng ở các xã Vinh Giang, Vinh Hiền và Lộc Bình những
thông tin cần biết về ảnh hƣởng của BĐKH lên sinh kế nhằm chủ động thích ứng;
- Cung cấp cho chính quyền những thông tin cần thiết về ảnh hƣởng của
BĐKH lên sinh kế của cộng đồng dân cƣ ven đầm Cầu Hai, từ đó chính quyền các
cấp sẽ có thêm căn cứ để dƣa ra chính sách hỗ trợ và ứng phó;
- Có thể áp dụng hƣớng nghiên cứu này để nhân rộng và nghiên cứu đối với
các vùng hay địa phƣơng khác nhau.
6. CẤU TRÚC LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu, kế t luâ ̣n, phụ lục và tài liệu tham khảo , nô ̣i dung luâ ̣n văn
bao gồ m 3 chƣơng:
Chƣơng 1: Cơ sở khoa học của vấ n đề nghiên cƣ́u
Chƣơng 2: Biểu hiện của BĐKH và th ực trạng các hoạt động sinh kế chính ở
điạ bàn nghiên cƣ́u
Chƣơng 3: Ảnh hƣởng của BĐKH đến các hoạt động sinh kế chính của cộng
đồng cƣ dân ven đầ m Cầu Hai và xuấ t các giải pháp thić h ƣ́ng

10


B. NỘI DUNG
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. CÁC KHÁI NIỆM LIÊN QUAN
1.1.1. Khí nhà kính và hiệu ứng nhà kính
1.1.1.1. Khí nhà kính

Khí nhà kính (KNK) là những khí có khả năng hấp thụ các bức xạ sóng dài
(hồng ngoại) đƣợc phản xạ từ bề mặt Trái Đất khi đƣợc chiếu sáng bằng ánh sáng
mặt trời, sau đó phân tán nhiệt lại cho Trái Đất, gây nên hiệu ứng nhà kính. Các
KNK chủ yếu bao gồm: hơi nƣớc, CO2, CH4, N2O, O3, các khí CFC. KNK ảnh
hƣởng mạnh mẽ đến nhiệt độ của Trái Đất, nếu không có chúng nhiệt độ bề mặt
Trái Đất trung bình sẽ lạnh hơn hiện tại khoảng 33C (59F) [20].
1.1.1.2. Hiệu ứng nhà kính
Kết quả của sự trao đổi không cân bằng về năng lƣợng giữa Trái Đất với
không gian xung quanh, dẫn đến sự gia tăng nhiệt độ của khí quyển Trái Đất. Hiện
tƣợng này diễn ra theo cơ chế tƣơng tự nhƣ hiệu ứng nhiệt trong nhà kính và đƣợc
gọi là hiệu ứng nhà kính [20].
1.1.2. Biến đổi khí hậu
1.1.2.1. Khái niệm về biến đổi khí hậu
- Theo Chƣơng trình mục tiêu quốc gia về ứng phó với BĐKH: Biến đổi khí
hậu là sự biến đổi trạng thái của khí hậu so với trung bình và/hoặc dao động của
khí hậu duy trì trong một khoảng thời gian dài, thƣờng vài thập kỷ hoặc dài hơn.
BĐKH có thể là do các quá trình tự nhiên bên trong hoặc các tác động bên ngoài,
hoặc do hoạt động của con ngƣời làm thay đổi thành phần của khí quyển hay trong
khai thác sử dụng đất [3].
- Theo Công ƣớc khung của Liên hợp quốc về BĐKH (UNFCCC): Biến đổi khí
hậu là sự biến đổi của trạng thái khí hậu do các hoạt động trực tiếp hay gián tiếp của
con ngƣời gây ra sự thay đổi thành phần của khí quyển toàn cầu và nó đƣợc thêm vào
sự biến đổi khí hậu tự nhiên quan sát đƣợc trong các thời kỳ có thể so sánh đƣợc [2].

11


- Theo Ủy ban liên Chính phủ về BĐKH: Biến đổi khí hậu đề cập đến sự thay
đổi về trạng thái của khí hậu mà có thể xác định đƣợc (ví dụ sử dụng các phƣơng
pháp thống kê, so sánh,…) diễn ra trong một thời kỳ dài, thƣờng là một thập kỷ

hoặc lâu hơn. Biến đổi khí hậu đề cập đến bất cứ biến đổi nào theo thời gian, có hay
không theo sự biến đổi của tự nhiên do hệ quả các hoạt động của con ngƣời [2].
Có nhiều khái niệm về BĐKH, nhƣng tất cả các khái niệm đều thống nhất ở
điểm chung là: BĐKH là sự thay đổi trạng thái khí hậu so với trung bình nhiều năm
và nguyên nhân của BĐKH chủ yếu và quyết định bởi con ngƣời.
1.1.2.2. Nguyên nhân của biến đổi khí hậu
a. Nguyên nhân tự nhiên
- Sự hoạt động nội tại của Trái Đất nhƣ núi lửa;
- Thay đổi vị trí của Trái Đất so với Mặt Trời;
- Sự thay đổi trong hoạt động của Mặt Trời;
- Do sự đảo trục của Trái Đất;
- Do sự biến đổi của các khối nƣớc trong vòng tuần hoàn nƣớc đại dƣơng [12].
b. Nguyên nhân do con người
Nguyên nhân của BĐKH hiện nay, tiêu biểu là sự nóng lên toàn cầu đã đƣợc
khẳng định là chủ yếu do hoạt động của con ngƣời. Những hoạt động KT - XH với
nhịp điệu ngày càng cao trong nhiều lĩnh vực nhƣ: năng lƣợng, công nghiệp, giao
thông, nông - lâm nghiệp và sinh hoạt đã làm tăng nồng độ các khí gây hiệu ứng
nhà kính (N2O, CH4, H2S, các khí CFC và nhất là CO2) trong khí quyển, làm Trái
Đất nóng lên, làm biến đổi hệ thống khí hậu và ảnh hƣởng tới môi trƣờng toàn cầu.
Kể từ thời kỳ tiền công nghiệp (khoảng năm 1750), con ngƣời đã sử dụng
ngày càng nhiều năng lƣợng, chủ yếu từ các nguồn nhiên liệu hóa thạch (than, dầu,
khí đốt), qua đó đã thải vào khí quyển ngày càng tăng các chất khí làm tăng hiệu
ứng nhà kính của khí quyển, dẫn đến tăng nhiệt độ của Trái Đất. Từ khoảng năm
1980 hàm lƣợng khí CO2 bắt đầu tăng lên, vƣợt con số 300 ppm và đạt 379 ppm vào
năm 2005, nghĩa là tăng khoảng 31% so với thời kỳ tiền công nghiệp, vƣợt xa mức
khí CO2 tự nhiên trong khoảng 650 nghìn năm qua. CFCs vừa là KNK với tiềm
năng làm nóng lên toàn cầu lớn gấp nhiều lần khí CO2, vừa là chất phá hủy tầng
12



ozon bình lƣu, chỉ mới có trong khí quyển do con ngƣời sản xuất ra kể từ khi công
nghiệp làm lạnh, hóa mỹ phẩm phát triển [11].
Đánh giá khoa học của Ban liên chính phủ về BĐKH (IPCC) cho thấy, việc
tiêu thụ năng lƣợng do đốt nhiên liệu hóa thạch trong các ngành sản xuất năng
lƣợng, công nghiệp, giao thông vận tải, xây dựng,… đóng góp khoảng một nửa
(46%) vào sự nóng lên toàn cầu, phá rừng nhiệt đới đóng góp 18%, sản xuất nông
nghiệp khoảng 9% các ngành sản xuất hóa chất (CFC, HCFC) khoảng 24%, còn lại
(3%) là từ các hoạt động khác [13].
1.1.2.3. Biểu hiện của biến đổi khí hậu
BĐKH là sự thay đổi trạng thái trung bình của khí quyển thông qua các yếu
tố khí hậu. Sự biến đổi này có thể theo những hƣớng khác nhau nhƣng đều là sự
biến thiên lớn hơn so với trạng thái khí hậu trung bình. BĐKH thƣờng biển hiện
qua các thay đổi sau:
- Thay đổi nhiệt độ: thay đổi nhiệt độ do BĐKH là sự thay đổi tăng hoặc
giảm so với trị số trung bình, các cực trị mang tính cực đoan;
- Thay đổi cực đoan về năng lƣợng (thu, chi), quá trình trao đổi vật chất và
năng lƣợng, nội loạn của các hoàn lƣu khí quyển và dòng biển của đại dƣơng;
- Thay đổi trong băng quyển: Thay đổi băng quyển chính là hiệu ứng nhiệt của
Trái Đất, sự thay đổi băng quyển có thể mở rộng hoặc thu hẹp cả về khối lƣợng,
diện tích phân bố, tùy thuộc xu hƣớng tăng hoặc giảm nhiệt độ của Trái Đất;
- Thay đổi mực nƣớc biển và đại dƣơng: Sự thay đổi mực nƣớc biển và đại
dƣơng là hiệu ứng của nhiệt độ. Khi nhiệt độ tăng làm cho nƣớc biển giản nở đồng
thời làm tăng quá trình tan băng nên nƣớc biển và đại dƣơng tăng (và ngƣợc lại);
- Thay đổi về lƣợng mƣa: Sự tăng giảm lƣợng mƣa trên Trái Đất vừa do tác
động trực tiếp của gia tăng hoặc giảm nhiệt của Trái Đất đồng thời gián tiếp qua
bão, áp thấp, hiện tƣợng El - Nino và La - Nina. Nếu nhiệt độ Trái Đất tăng sẽ tăng
độ ẩm, bão và mƣa lớn. Ngƣợc lại nhiệt độ giảm sẽ giảm lƣợng bốc hơi, độ ẩm
giảm đồng thời bão và áp thấp hạn chế nên lƣợng mƣa giảm;

13



- Gia tăng thiên tai: bão, lũ lụt, hạn hán, xâm nhập mặn, các giá trị cực đoan
của khí hậu tăng và kéo theo các tác hại gián tiếp do thiên tai tăng.
1.1.3. Kịch bản biến đổi khí hậu
Là giả định có cơ sở khoa học và tính tin cậy về sự tiến triển trong tƣơng lai
của các mối quan hệ giữa KT - XH, GDP, phát thải KNK, BĐKH và mực nƣớc biển
dâng. Lƣu ý rằng, kịch bản BĐKH khác với dự báo thời tiết và dự báo khí hậu là nó
đƣa ra quan điểm về mối ràng buộc giữa phát triển và hành động [12].
1.1.4. Thích ứng với biến đổi khí hậu
Thích ứng với BĐKH là sự điều chỉnh của hệ thống tự nhiên hoặc con ngƣời
đối với hoàn cảnh hoặc môi trƣờng thay đổi, nhằm mục đích giảm khả năng bị tổn
thƣơng do dao động và BĐKH hiện hữu hay tiềm tàng, đồng thời tận dụng các cơ
hội mà nó mang lại [4].
1.1.5. Sinh kế và sinh kế bền vững
- Sinh kế thƣờng đƣợc hiểu là việc làm để kiếm ăn và mƣu sinh (từ điển tiếng
Việt). Tức là bao gồm năng lực tiềm tàng, tài sản (cửa hàng, nguồn tài nguyên, đất
đai, đƣờng sá,…) và các hoạt động cần có để kiếm sống.
- Sinh kế bền vững
Theo Chambers và Conway (1992), tính bền vững của sinh kế đƣợc đánh
giá trên hai phƣơng diện: bền vững về môi trƣờng (đề cập đến khả năng của
sinh kế trong việc bảo tồn hoặc tăng cƣờng các nguồn lực tự nhiên, đặc biệt cho
các thế hệ tƣơng lai) và bền vững về xã hội (đề cập đến khả năng của sinh kế
trong việc giải quyết những căng thẳng và đột biến). Một sinh kế đƣợc xem là
bền vững khi nó phát huy đƣợc tiềm năng con ngƣời để từ đó sản xuất và duy trì
phƣơng tiện kiếm sống của họ. Nó phải có khả năng đƣơng đầu và vƣợt qua áp
lực cũng nhƣ các thay đổi bất ngờ. Không đƣợc khai thác hoặc gây bất lợi cho
môi trƣờng hoặc cho các sinh kế khác ở hiện tại và tƣơng lai, thực tế là nó nên
thúc đẩy sự hòa hợp giữa chúng và mang lại những điều tốt đẹp cho các thế hệ
tƣơng lai.


14


Sau này, các nghiên cứu của Scoones (1998), DFID (2001) và Solesbury
(2003) đã phát triển tính bền vững của sinh kế trên cả phƣơng diện kinh tế và
thể chế và đi đến thống nhất đƣa ra một số tiêu chí đánh giá tính bền vững của
sinh kế trên 4 phƣơng diện: kinh tế, xã hội, môi trƣờng và thể chế.
1.2. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU TIÊU BIỂU VỀ
BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ SINH KẾ
1.2.1. Tình hình nghiên cứu về BĐKH và sinh kế trên thế giới
Theo IPCC, BĐKH không còn đơn thuần là vấn đề môi trƣờng mà đã trở
thành vấn đề của sự phát triển cả hành tinh. BĐKH ảnh hƣởng đến tất cả các mặt
của đời sống, tới sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia, mỗi vùng lãnh thổ. Vì
vậy, nghiên cứu các vấn đề về BĐKH, chƣơng trình hành động thích ứng với
BĐKH đã đƣợc nhiều quốc gia, tổ chức quốc tế chú trọng đầu tƣ nghiên cứu.
Trên thế giới đã tổ chức nhiều hội nghị, hội thảo và nhiều tổ chức ra đời nhƣ
IUCN, WWF, UNESCO, IPCC… nhằm cứu vãn loài ngƣời trƣớc sự tác động của
BĐKH hiện nay. Năm 1992, hội nghị quốc tế do Liên Hiệp Quốc triệu tập họp tại
Rio de Janeiro đã thông qua Công ƣớc khung của Liên Hiệp Quốc về BĐKH
(UNFCCC). Sau hội nghị quốc tế về BĐKH, Uỷ ban Liên Chính phủ về BĐKH của
Liên Hiệp Quốc (IPCC) đƣợc thành lập, thu hút sự tham gia của hàng ngàn nhà
khoa học trên thế giới. Năm 1997, tại hội nghị Kyoto, Chƣơng trình khung về
BĐKH mang tầm quốc tế của Liên hiệp quốc đƣợc thông qua với 165 quốc gia và
bắt đầu có hiệu lực vào tháng 2/2005.
Năm 2005, Burton và Lim trong nghiên cứu “Đạt đƣợc sự thích ứng đầy đủ
trong nông nghiệp”, các tác giả đã nghiên cứu sự thích ứng với BĐKH bằng những
thay đổi ngắn hạn trong sản xuất nông nghiệp nhƣ lựa chọn cây trồng, phƣơng thức
trồng linh hoạt.
Năm 2007, Ramamasy và Baas qua quá trình nghiên cứu đã xuất bản cuốn

sách “Climate variability and change: adaptation to drought in Bangladesh”, dùng
cho cán bộ khuyến nông, các nhóm làm việc chuyên về kĩ thuật, quản lý thiên tai,
đại diện cho cộng đồng và các chuyên gia phát triển để ứng phó và thích ứng với sự
BĐKH, đặc biệt là sự gia tăng thƣờng xuyên của hạn hán ở Bangladesh.
15


Năm 2009, nghiên cứu “Đông Nam Á và những hòn đảo ở Thái Bình Dƣơng:
ảnh hƣởng của biến đổi khí hậu đến năm 2030” đã xác định và tóm tắt các nghiên
cứu mới nhất, đánh giá của các chuyên gia liên quan đến tính dễ bị tổn thƣơng do
tác động của BĐKH nhƣ: mực nƣớc biển dâng, nhu cầu cấp nƣớc, thay đổi trong
nông nghiệp, hủy hoại sinh thái, cơ sở hạ tầng và các mẫu bệnh.
1.2.2. Tình hình nghiên cứu về BĐKH và sinh kế ở Việt Nam
Tô Văn Trƣờng (2008), trong Chƣơng trình trọng điểm cấp Nhà nƣớc về
“Tác động của BĐKH đến An ninh lương thực quốc gia” đã phân tích những
ảnh hƣởng của BĐKH đến nông nghiệp, nông thôn và nông dân ở Việt Nam.
Với các tác động tiềm tàng của BĐKH lên tài nguyên nƣớc, sản xuất nông
nghiệp và an ninh lƣơng thực, giải quyết các vấn đề liên quan đến chính sách an
ninh lƣơng thực quốc gia và bài toán quy hoạch tam nông (nông nghiệp, nông
thôn và nông dân) trong thời gian tới đóng vai trò rất quan trọng trong việc ứng
phó với BĐKH trong nông nghiệp.
Báo cáo của Oxfam (2008), về “Việt Nam: Biến đổi khí hậu, sự thích ứng
và người nghèo” tập trung phân tích cuộc sống của các hộ gia đình nghèo ở hai
tỉnh Bến Tre và Quảng Trị trong bối cảnh khí hậu đang thay đổi và tìm hiểu
xem ngƣời dân đối phó nhƣ thế nào trƣớc sự thay đổi của khí hậu trong tƣơng
lai. Một số kết quả đƣợc rút ra trong nghiên cứu này là: (i) Ngƣời dân và lãnh
đạo địa phƣơng đều nhận thấy khí hậu đang thay đổi ngày càng bất thƣờng, (ii)
phụ nữ và nam giới nghèo, đặc biệt là phụ nữ, là đối tƣợng dễ bị tổn thƣơng
nhất trƣớc tác động của BĐKH, (iii) sinh kế của những ngƣời dân phụ thuộc
vào tài nguyên thiên nhiên bị ảnh hƣởng lớn bởi BĐKH, và (iv) cần phải có

những biện pháp thích ứng với BĐKH, trong đó công tác phòng ngừa và giảm
thiểu rủi ro thiên tai nhằm giảm mất mát về ngƣời và sinh kế của ngƣời dân
đóng vai trò rất quan trọng.
Năm 2010, Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng Việt Nam phối hợp với Cơ quan
phát triển quốc tế Vƣơng quốc Anh và Chƣơng trình Phát triển Liên hiệp quốc
thực hiện nghiên cứu về “Xây dựng khả năng phục hồi Các chiến lược thích ứng
cho sinh kế ven biển chịu nhiều rủi ro nhất do tác động của BĐKH ở miền
16


Trung Việt Nam”. Nghiên cứu cho rằng hệ thống sinh kế nông thôn vùng ven
biển có nguy cơ bị thiệt hại cao nhất trƣớc tác động của BĐKH là những sinh kế
phụ thuộc trực tiếp vào nguồn lực tự nhiên. Vì vậy việc xây dựng khả năng
phục hồi cho các sinh kế ven biển chịu tác động của BĐKH đòi hỏi phải có các
biện pháp mang lại hiệu quả cao. Để xây dựng sinh kế ven biển có khả năng
thích ứng với BĐKH, cần áp dụng cách tiếp cận song hành, bao gồm tăng
cƣờng quản trị môi trƣờng và phát triển sinh kế địa phƣơng. Ngoài ra, các sinh
kế khác nhau trong từng khu vực có thể chịu những tác động không giống nhau
do BĐKH gây nên, không có một mô hình chung cho tất cả các sinh kế mà cần
thực hiện các chiến lƣợc sinh kế một cách linh hoạt. Một số biện pháp nhằm hỗ
trợ sinh kế thích ứng với BĐKH đƣợc đề xuất là: cải tiến công tác quản trị môi
trƣờng; xây dựng cơ sở hạ tầng cứng và mềm; hỗ trợ sinh kế theo ngành và di
cƣ, tái định cƣ nhƣ một cách đa dạng hóa sinh kế.
Trần Thọ Đạt và Vũ Thị Hoài Thu (2011) trong bài viết về “Sự thích ứng
của sinh kế ven biển trước tác động của BĐKH: Nghiên cứu điển hình tại huyện
Giao Thủy, tỉnh Nam Định” đăng trên Tạp chí Kinh tế và Phát triển (số 9/171)
đã phân tích những hoạt động thích ứng về sinh kế của ngƣời dân ven biển trƣớc
tác động của BĐKH thông qua một nghiên cứu điển hình tai huyện Giao Thủy,
Nam Định. Nghiên cứu chỉ ra rằng mặc dù ngƣời dân đã bƣớc đầu thực hiện
một số biện pháp nhằm ứng phó với BĐKH nhƣng họ đang thích ứng bị động

hơn là thích ứng chủ động trƣớc các rủi ro về sinh kế do BĐKH gây ra. Do đó,
việc thích ứng trƣớc tác động của BĐKH không chỉ bằng nỗ lực của ngƣời dân
mà rất cần các chính sách hỗ trợ của nhà nƣớc để đạt đƣợc sự bền vững về sinh
kế cho ngƣời dân ven biển trong bối cảnh BĐKH.
Trần Thọ Đạt và Vũ Thị Hoài Thu (2012) trong cuốn sách chuyên khảo về
“Biến đổi khí hậu và sinh kế ven biển” đã tổng hợp một số lý thuyết và thực tiễn
về chủ đề BĐKH và sinh kế ven biển, bao gồm: tổng quan về BĐKH; khả năng
bị tổn thƣơng của sinh kế ven biển trƣớc tác động của BĐKH; năng lực thích
ứng của sinh kế ven biển trƣớc tác động của BĐKH; hỗ trợ sinh kế để thích ứng
với BĐKH và một tóm tắt về BĐKH và sinh kế ven biển ở Việt Nam.
17


1.2.3. Tình hình nghiên cứu về BĐKH và sinh kế ở tỉnh Thừa Thiên Huế
Năm 2011, Bộ Khoa học công nghệ và Môi trƣờng đã thực hiện đề án “Nghiên
cứu phƣơng án phục hồi, thích nghi của vùng cửa sông ven biển Thuận An - Tƣ
Hiền và đầm phá Tam Giang - Cầu Hai”; mục tiêu của đề án là nghiên cứu, phục
hồi các hệ sinh thái nhạy cảm nhằm thích nghi tốt hơn với BĐKH ở vùng cửa sông,
ven biển Thừa Thiên Huế.
Trần Thục, Nguyễn Quang Thắng, Dƣơng Hồng Sơn, Hoàng Đức Cƣờng và
nnk (2011) có công trình nghiên cứu “Biến đổi khí hậu và ứng phó với biến đổi khí
hậu ở Việt Nam: Nghiên cứu chi tiết cho tỉnh Thừa Thiên Huế” đã đề cập đến vấn
đề phục hồi sinh thái và phát triển bền vững trong bối cảnh BĐKH.
Lê Văn Thăng và nnk (2011), đã xuất bản các công trình: “Thích ứng với biến
đổi khí hậu cấp cộng đồng và các chính sách liên quan ở tỉnh Thừa Thiên Huế” (dự
án FLC.09.04 và 10.04); “Luận cứ khoa học cho việc lựa chọn và hoàn thiện các mô
hình thích ứng với biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng ở miền Trung và đề xuất
nhân rộng” (Đề tài nghiên cứu KH&CN, mã số BĐKH 18, thuộc Chƣơng trình
KH&CN phục vụ mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH), trong đó đề cập đến
BĐKH, các chính sách, mô hình thích ứng với BĐKH ở tỉnh Thừa Thiên Huế.

UBND tỉnh Thừa Thiên Huế (2013), “Quyết định số 313/QĐ-UBND về việc
phê duyệt Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu tỉnh Thừa Thiên Huế
đến năm 2020” trong đó đề cập đến các vấn đề liên quan đến BĐKH, các kế hoạch
hành động của tỉnh và các giải pháp ứng phó, giảm thiểu tác động của BĐKH.
1.3. BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
1.3.1. Biến đổi khí hậu trên thế giới
1.3.1.1. Biến đổi khí hậu trong quá khứ
Khí hậu Trái Đất đã trải qua nhiều lần biến đổi. Khoảng 45 triệu năm về trƣớc,
một thiên thạch khổng lồ va vào Trái Đất làm bề mặt của nó bị bao phủ một lƣợng
khói bụi dày đặc và bị chìm trong bóng tối một thời gian dài do không có ánh sáng
Mặt Trời. Trái Đất bị lạnh đi và loài khủng long bị tiêu diệt.

18


×