Tải bản đầy đủ (.docx) (51 trang)

Phân tích tình hình tài chính Công ty Mỹ thuật và Vật phẩm văn hoá Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (282.56 KB, 51 trang )

Phân tích tình hình tài chính Công ty Mỹ thuật và Vật phẩm văn hoá Hà Nội
I. Giới thiệu chung về Công ty Mỹ thuật và Vật phẩm văn hoá Hà Nội:
1. Quá trình thành lập:
Công ty Mỹ thuật và Vật phẩm văn hoá Hà Nội là một doanh nghiệp Nhà
nước với tên giao dich quốc tế: “HANOI ART CULTURE PRODUCTS
COMPANY” thuộc Sở Văn Hoá Thông Tin Hà Nội .
Công ty Mỹ thuật và Vật phẩm văn hoá Hà Nội ra đời và phát triển là kết
quả hợp nhất của năm công ty với sự đa dạng về ngành nghề lĩnh vực kinh
doanh. Cụ thể, năm 1987, đáp ứng nhu cầu phát triển ngày càng cao của
ngành văn hoá thông tin Hà Nội đồng thời thực hiện chủ trương cải tiến bộ
máy, thu gọn đầu mối quản lý xí nghiệp, Công ty đã được thành lập theo
QĐ số 490 / QĐTCCB ngày 11\ 02\ 1987 của Sở văn hoá Thông tin Hà Nội
trên cơ sở sáp nhập ba đơn vị :
1.Công ty vật tư văn hoá thông tin
2.Công ty băng nhạc đĩa hát
3.Xí nghiệp sản xuất thiết bị nhạc cụ
Đến cuối năm 1989 và đầu năm 1990, Công ty lại có QĐ sát nhập thêm Xí
nghiệp sản xuất dịch vụ văn hoá của UBND thành phố Hà Nội và Sở văn hoá
thông tin Hà Nội .
Tiếp đến tháng 10/1998, Công ty Mỹ thuật quảng cáo đang trong thời kỳ
hết sức khó khăn lại được hợp nhất với Công ty và đổi tên thành Công ty Mỹ
thuật và Vật phẩm văn hoá Hà Nội như hiện nay .
Việc hợp nhất năm Công ty bên cạnh việc giúp cho Công ty sử dụng được
nội lực tổng hợp, mở rộng được thị trường và hỗ trợ nhau trong các lĩnh

1

1
vực kinh doanh còn gây cho Công ty không ít khó khăn trong công tác quản
lý và tổ chức nhân sự, khắc phục khó khăn của những đơn vị hợp nhất .
Song nhờ có sự lãnh đạo đầy trí tuệ và sáng tạo của Ban giám đốc cùng tập


thể CBCNV mà Công ty không ngừng củng cố và phát triển về hiệu quả, qui
mô sản xuất kinh doanh và lợi ích xã hội .
Công ty Mỹ thuật và Vật phẩm văn hoá Hà Nội có trụ sở chính tại 43 Tràng
Tiền – Trung tâm văn hoá, kinh tế, chính trị của cả nước. Ngoài ra Công ty
còn có hệ thống các cửa hàng giới thiệu và bán sản phẩm sau:
- Cửa hàng Vật phẩm văn hoá băng nhạc băng hình 43 Tràng Tiền
Hà Nội
- Cửa hàng băng nhạc đĩa hát Hồ Gươm Audio – Video 33 Hàng Bài
Hà Nội .
- Cửa hàng Vật phẩm văn hoá 40 Hàng Bông Hà Nội
- Kiốt Vật phẩm văn hoá sau đền Bà Kiệu Hà Nội
- Cửa hàng Vật phẩm văn hoá băng nhạc băng hình 437 Bạch Mai
Hà Nội
- Cửa hàng Vật phẩm văn hoá băng nhạc băng hình 75 Hàng Bồ Hà
Nội
Ngoài ra, Công ty còn có chi nhánh tại Thành Phố Hồ Chí Minh, các đại lý tại
Huế, Thái Nguyên, Hải Phòng.
2. Cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý của Công ty:
Công ty tổ chức bộ máy quản lý theo một cấp, mọi hoạt động sản xuất kinh
doanh đều chịu sự chỉ đạo của giám đốc – người lãnh đạo cao nhất và chịu
trách nhiệm chung trong công tác quản lý và phân công trách nhiệm cụ thể
cho từng phòng ban.

2

2
Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty

3


Tổ lắp rápTổ SX
Các phân
xưởng SX
Kho NVL
Phòng biên
tập
Phòng kế
hoạch t ià
vụ
Ban điều
h nhà
BGĐ Xí nghiệp
băng đĩa nhạc
băng hình
Các cửa h ngà
chi nhánh
Các kho
h ng hoáà
Phòng KD
XNK
Trung Tâm
trang trí
khánh tiết
Trung Tâm
Dịch Vụ
Thuật
Trung Tâm
giới thiệu
nghệ thuật
BGĐ XN SX

Dịch vụ Văn Hoá
Phòng tổ
chức h nhà
chính
PGĐ
phụ trách
Sản xuất
PGĐ
phụ trách
Kinh doanh
PGĐ
phụ trách
Mỹ thuật quảng
cáo
Giám đốc
3
Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận :
Ban giám đốc :
- Một giám đốc phụ trách chung
- Một phó giám đốc phụ trách mỹ thuật quảng cáo
- Một phó giám đốc phụ trách kinh doanh
- Một phó giám đốc phụ trách sản xuất
Phòng tổ chức hành chính :
- Tổ chức, bố trí, sắp xếp lao động trong Công ty về số lượng trình
độ tay nghề, không những chăm lo tới mọi mặt của đời sống vật
chất, tinh thần, văn hoá của cán bộ công nhân viên mà còn đảm
bảo an toàn lao động trong Công ty .
- Tổ chức, giám sát theo dõi hồ sơ cán bộ công nhân viên .
- Thiết kế, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của Công ty .
Phòng kế hoạch tài vụ:

- Thực hiện mọi vấn đề liên quan đến tài chính kế toán, hạch toán
các hoạt động sản xuất kinh doanh.
Báo cáo cho ban giám đốc về hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty.
- Đảm bảo cung cấp các số liệu nhanh chóng, chính xác, kịp thời khi
có yêu cầu của cấp trên.
- Tổ chức huy động các nguồn vốn kinh doanh.
- Thực hiện đúng mọi yêu cầu của Nhà nước về thuế cũng như các
qui định khác về tài chính.
Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu:
- Xây dựng các định mức kinh tế kỹ thuật, tiêu chuẩn chất lượng,
quy cách từng mặt hàng trước khi bắt tay vào sản xuất đồng thời
giám sát quá trình chế tạo sản phẩm .
- Mua bán vật tư, nguyên liệu phục vụ cho sản xuất kịp thời.
- Kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất, giao nộp sản
phẩm, tình hình bảo quản sản phẩm, thành phẩm và theo dõi tình
hình nhập xuất tồn kho thành phẩm.

4

4
Nhập những linh kiện hiện đại, công nghệ mới của các nước trên thế giới.
Phòng biên tập chương trình:
- Xây dựng các chương trình theo sự chỉ đạo của Giám đốc và đơn
đặt hàng của phòng kinh doanh.
- Biên tập các chương trình, dàn dựng quay phim, làm băng gốc
cung cấp cho xưởng sản xuất.
Ban kỹ thuật KCS:
- Có nhiệm vụ cải tiến thiết bị máy móc, duy trì sự hoạt động của
các thiết bị máy móc luôn tốt, đảm bảo sản xuất liên tục an toàn.
- Kiểm tra chất lượng sản phẩm trước khi xuất xưởng, cùng các

phòng khác đề ra tiêu chuẩn chất lượng.
Nhìn chung cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý được hình thành rất phù hợp với
đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty. Sự phối hợp phân công từng
đơn vị trong Công ty được quy định chặt chẽ bằng văn bản đã đảm bảo cho
sự hoạt động thống nhất nhịp nhàng và thông suốt giữa các bộ phận. Sự
lãnh đạo theo một cấp càng giúp cho Công ty tránh được sự chồng chéo
giữa các bộ phận phòng ban.
3. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Công ty:
3.1. Chức năng:

Cung cấp các sản phẩm hàng hoá thuộc loại hình văn hoá phẩm nhằm đáp
ứng nhu cầu về văn hoá tinh thần cho nhân dân, thông qua đó còn góp
phần :
- Thúc đẩy quá trình phân phối và lưu thông hàng hoá.
- Tạo công ăn việc làm và đảm bảo thu nhập cho CBCNV.
3.2. Nhiệm vụ:
- Sản xuất băng đĩa nhạc, băng đĩa hình các loại.

5

5
- Mở cửa hàng kinh doanh các loại sản phẩm do Công ty sản xuất,
các sản phẩm liên doanh liên kết và các sản phẩm của các hãng
đối tác.
- Kinh doanh văn phòng phẩm, các sản phẩm quà tặng.
- Làm đại lý tiêu thụ sản phẩm cho các đơn vị cá nhân có nhu cầu
về điện máy, điện tử, thiết bị âm thanh chiếu sáng sân khấu, nhạc
cụ, mỹ phẩm và linh kiện lắp ráp chuyên ngành văn hoá.
- Tổ chức triển lãm mỹ thuật cho các hoạ sĩ, làm market quảng cáo,
thực hiện trang trí khánh tiết ...

Ngoài ra Công ty còn có nhiệm vụ thực hiện tốt các chính sách, pháp luật
của Đảng và Nhà nước đã đề ra.
3.3. Quyền hạn:
Công ty thực hiện quyền tự chủ trong kinh doanh, hạch toán kế toán và
quản lý tài chính độc lập. Công ty được ký kết các hợp đồng kinh tế với các
thành phần kinh tế khác nhau trên nguyên tắc tự nguyện cùng có lợi.
4. Khái quát tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty:
4.1. Tình hình cạnh tranh:
Mặt hàng của Công ty là loại hàng hoá đặc biệt, phục vụ đời sống văn hoá
tinh thần lành mạnh của nhân dân Thủ đô và các tỉnh phía Bắc, được Nhà
nước và lãnh đạo Thành phố rất quan tâm, nhưng nó lại là mặt hàng dễ bị
ăn cắp bản quyền làm nhại hàng giả, nạn buôn lậu tràn lan như tình trạng
đánh cắp bản quyền và buôn lậu đĩa CD qua biên giới phía Bắc.Vì vậy, vấn
đề cạnh tranh về giá cả và chất lượng trở nên rất gay gắt. Các doanh
nghiệp tư nhân thì cạnh tranh với Công ty ở chỗ sản phẩm của họ không bị
kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ về chất lượng và yêu cầu, họ có thể tiêu thụ

6

6
văn hoá phẩm không lành mạnh, phục vụ một số ít quần chúng có thị hiếu
không lành mạnh. Mặt hàng của tư nhân chất lượng không bằng nhưng giá
rẻ hơn, còn sản phẩm của Công ty có sự đầu tư ban đầu lớn có chất lượng
nên không thể bán rẻ như tư nhân được. Đây là khó khăn lớn cho Công ty
về mặt cạnh tranh trên thị trường. Cách khắc phục tốt nhất cho Công ty là
đầu tư dây chuyền sản xuất hiện đại, nâng cao chất lượng băng nhạc cùng
với việc nâng cao chất lượng chương trình trong đó để sản phẩm của Công
ty hơn hẳn sản phẩm của tư nhân.
4.2. Khách hàng của Công ty:
Khách hàng của Công ty chủ yếu là các tổ chức thương mại, các nhà bán

buôn bán lẻ và đông đảo nhân dân trong cả nước, kiều bào nước ngoài,
khách du lịch quốc tế. Để đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm hàng hoá,
thuận tiện cho khách hàng, đối với các đại lý mua hàng thường xuyên, Công
ty tạo điều kiện cho các đại lý về vốn bằng cách bán hàng trả chậm, cho nợ
từ 15 đến 20 triệu đồng tiền hàng. Đối với khách hàng mua khối lượng lớn,
Công ty có chế độ khuyến mại giảm giá từ 1% đến 2% giá bán, ngoài ra,
Công ty còn bảo đảm giao hàng tại địa chỉ của người mua.
4.3. Thị trường:
Tại Thủ đô Hà Nội những năm gần đây, các phương tiện nghe nhìn ngày
càng phổ cập và trở thành nhu cầu rất lớn trong đời sống nhân dân. Trên
thị trường, sự phát triển phong phú về số lượng chủng loại và nội dung
chương trình băng nhạc băng hình đồng thời với nhiều băng có nội dung
không lành mạnh gây không ít khó khăn cho công tác quản lý Văn hóa của
Nhà nước, ảnh hưởng xấu đến đời sống tâm lý, tình cảm đạo đức xã hội.
Trước tình hình đó, Công ty luôn thực hiện tốt biện pháp “Xây” để “Chống”
văn hoá phẩm đồi trụy.

7

7
4.4. Khái quát tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty trong 5
năm (1997-2001):
Nhìn vào hai bảng và biểu đồ ta thấy: Trong hai năm 1997 và 1998, tổng tài
sản và doanh thu cũng như lợi nhuận của Công ty đạt mức tăng trưởng rất
cao. Năm 1997, hai máy ép phun nhựa đầu tư năm 1996 đã bắt đầu cạnh
tranh, được thị trường chấp nhận, công nhân có việc làm đều đặn. Tuy
nhiên
Bảng I.1 - Bảng cân đối kế toán Công ty Mỹ thuật và Vật phẩm văn
hoá Hà nội
Đơn vị: triệu đồng

Stt Chỉ tiêu Năm
1997
Năm
1998
Năm
1999
Năm
2000
Năm
2001
A. Tài sản 7.455,6
5
9.424,6
2
7.106,7
8
6.519,8
4
5.347,3
7
I. Tài sản lưu động 5.220,3
6
5.882,9
1
4.039,3
0
3.678,4
9
2.918,2
7

1. Tiền 394,75 440,67 210,28 174,05 466,75
Tiền mặt tại quỹ 121,25 8,83 65,72 60,62 33,70
Tiền gửi ngân hàng 273,50 431,84 144,56 113,43 433,05
2. Các khoản phải thu 449.70 705.45 866.42 1.105.39 687.78
Phải thu của KH (66,17) 377,49 547,61 678,60 341,14
Phải thu nội bộ 469,44 308,61 241,68 143,80 327,78
Phải thu khác 46,43 19,35 52,72 177,29 (84,11)
Dự phòng thu khó 0 0 24,14 105,70 102,97
3. Hàng tồn kho 3.796,79 3.731,11 2.013,01 1.626,18 1.348,77
NVL tồn kho 1.145,68 1.100,23 485,86 472,12 469,68
CCDC trong kho 196,41 176,78 224,81 113,24 18,6
Chi phí SXKDDD 295,36 211,97 236,48 126,87 218,03
Thành phẩm tồn 228,65 53,12 272,06 808,59 542,13
Hàng hoá tồn kho 1.922,91 2.141,76 751,20 0 0
Hàng gửi đi bán 38,11 47,25 46,90 105,36 98,66

8

8
Stt Chỉ tiêu Năm
1997
Năm
1998
Năm
1999
Năm
2000
Năm
2001
Dự phòng giảm giá (30,33) 0 (4,30) 0 1,67

4. TSLĐ khác 579,12 1.055,68 949,59 772,87 414,97
Tạm ứng 97,78 102,57 64,29 81,96 16,45
Chi phí trả trước 414,20 774,16 713,72 480,61 213,44
Chi phí chờ k/c 65,20 127,01 169,64 210,30 185,08
TS thiếu chờ xử lý 1,94 1,94 1,94 0 0
II. Tài sản cố định 2.235,2
9
3.541,7
1
3.067,4
8
2.841,3
5
2.429.1
1. TSCĐ hữu hình 2.170,26 3.476,68 3.002,45 2.837,28 2.425,03
2. Chi phí XDCBDD 65,03 65,03 65,03 4,07 4,07
B. Nguồn vốn 7.455,6
5
9.424,6
2
7.106,7
8
6.519,8
4
5.347,3
7
I. Nợ phải trả 5.231,5
3
7.094,3
6

4.736,1
9
4.113,8
5
2.927,9
5
1. Nợ ngắn hạn 4.623,42 6.125,57 4.272,28 4.021,40 2.927,95
Vay ngắn hạn 482,60 2.490,46 178,22 777,00 529,33
Nợ dài hạn đến hạn
trả
1.069,88 1.958,88 2.299,68 2.474,44 1.830,58
Người mua trả tiền
trước
429,64 867,06 395,90 247,83 180,98
Thuế và các khoản
phải nộp ngân sách
427,04 644,40 1.211,56 348,99 203,75
Phải trả CNV 0 45,60 45,60 45,60 0
Phải trả cho các
đơn vị nội bộ
(31,97) 117,15 138,06 129,28 198,97
Phải trả khác 0 2,02 3,26 (1,74) (15,66)
2. Nợ dài hạn 608,11 968,79 463,91 92,45 0
II. Nguồn vốn CSH 2.224,1
2
2.330,2
6
2.370,5
9
2.405,9

9
2.419,4
2
Nguồn vốn KD 2.028,10 2.273,37 2.273,37 2.472,54 2.334,30
Quỹ đầu tư 23,10 150,47 150,47 101,29 101,29
Lãi chưa phân phối 0,48 (94,38) 78,22 0 0
Quỹ khen thưởng 172,44 0,80 (131,47) (167,84) (16,17)

9

9
Nguồn: Phòng kế hoạch tài vụ Công ty Mỹ thuật và Vật phẩm văn hoá Hà
Nội.
đây là năm thứ hai của đầu tư nên khấu hao để trả nợ ngân hàng rất cao,
vốn lưu động lại thiếu (do hàng tồn kho chiếm tỷ trọng lớn 73.9%) vì vậy
mà lợi nhuận chưa cao. Mặc dù vậy, đây là năm mà lợi nhuận đạt cao nhất
trong 5 năm trở lại đây.
Năm 1998, phục vụ nhu cầu hưởng thụ văn hoá âm nhạc của nhân dân
ngày
Bảng I.2 – Báo cáo kết quả kinh doanh Công ty Mỹ thuật và Vật
phẩm văn hoá Hà Nội
Đơn vị: triệu đồng
Stt Chỉ tiêu
Năm
1997
Năm
1998
Năm
1999
Năm

2000
Năm
2001
1. Doanh thu thuần 21,814.35 28,099.91 19,941.31 20,671.05 16,802.47
2. Giá vốn 18,942.85 23,895.70 17,086.65 16,945.55 12,982.74
3. Lợi nhuận gộp 2,871.50 4,204.21 2,854.66 3,725.50 3,819.73
4. Chi phí bán hàng 1,575.22 2,283.62 2,319.10 3,410.15 3,556.36
5. Chi phí quản lý 789.38 1,672.87 457.27 212.56 142.59
6. Lợi nhuận hđkd 506.90 247.72 78.29 102.79 120.78
7. LN bất thường - (29.59) - - -
8. Tổng TNTT 506.90 218.13 78.29 102.79 120.78
9. Thuế TNDN 228.11 98.16 25.05 32.89 38.13
10 LNST 278.79 119.97 53.24 69.90 82.13
Nguồn: Phòng kế hoạch tài vụ Công ty Mỹ thuật và Vật phẩm văn hoá Hà
Nội.

10

10
càng tăng, Công ty đã liên tục khai trương cửa hàng băng đĩa nhạc, băng
đĩa hình tại thành phố Hải Phòng (liên doanh với Công ty Hoa phượng đỏ)
và mở
đại lý tại Thái Nguyên, tham gia hội chợ ở khắp Bắc, Trung, Nam, mở rộng
được mạng lưới tiêu thụ, giới thiệu sản phẩm với công chúng cả nước.
Công ty đã bổ sung đầu tư vay vốn Đài Loan đợt II: 1.9 tỷ đôla. Đặc biệt là
năm 1998 khủng hoảng tiền tệ khu vực ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động
của Công ty, thực tế Công ty đã phải bù chênh lệch tỷ giá đồng đôla là 440
triệu đồng trong 9 tháng đầu năm.
Tuy nhiên, 3 năm còn lại tăng trưởng kinh tế của Công ty giảm rõ rệt. Mặc
dù tổng sản lượng sản xuất và tiêu thụ có tăng nhưng doanh thu, lợi nhuận,

nộp ngân sách và lương bình quân đều giảm. Nguyên nhân chủ yếu là thị
trường ngày càng cạnh tranh gay gắt trong khi các sản phẩm của Công ty
còn chưa nhiều, thị trường chiếm lĩnh còn hạn chế đặc biệt là thị trường
rộng lớn phía Nam, tốc độ tiêu thụ hàng còn chậm…
II. Phân tích tình hình tài chính Công ty Mỹ thuật và Vật phẩm văn
hoá Hà Nội:
Đứng trên giác độ là “người của Công ty”, em tiến hành phân tích tình hình
tài chính Công ty Mỹ thuật và Vật phẩm văn hoá Hà Nội nhằm xác định
được điểm mạnh (hay kết quả),điểm yếu (hay hạn chế) trong hoạt động sản
xuất kinh doanh của Công ty và đánh giá tình hình tài chính, khả năng và
tiềm lực của Công ty. Đồng thời tìm ra nhờ đâu có được kết quả đó và do

11

11
đâu mà có hạn chế này? Từ đó đưa ra các giải pháp để khắc phục và có
những kiến nghị lên cấp trên để góp phần cải thiện tình hình tài chính của
Công ty.
1. Phân tích khái quát tình hình tài chính Công ty Mỹ thuật và Vật
phẩm văn hoá Hà Nội:
1.1. Phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn:
Từ số liệu của bảng cân đối kế toán, ta lập bảng phân tích diễn biến nguồn
vốn và sử dụng vốn.
Qua bảng trên ta thấy: Năm 1998, nguồn vốn và sử dụng vốn tăng 2,034.65
triệu đồng (tăng 27.29% so với năm 1997), xét về mục tiêu tăng trưởng và
phát triển thì kết quả này là khả quan (bởi vì năm này là năm Công ty phải
gánh chịu nợ nần và lỗ của Công ty Mỹ thuật cũ). Trong đó, sử dụng vốn
chủ yếu là để đầu tư vào TSCĐ (chiếm 64.21%) đổi mới trang thiết bị công
nghệ để làm ra những sản phẩm có chất lượng cạnh tranh thay thế hàng
nhập khẩu. Để đầu tư cho dây chuyền công nghệ mới này, Công ty đã phải

khai thác nguồn vốn bằng cách vay ngắn hạn (73.83%) và vay dài hạn (vốn
của Đài Loan đợt II) 17.73%. Đầu tư tăng TSCĐ đó là phương hướng đúng
cho mục tiêu phát triển, nhưng sử dụng vốn đầu tư vào TSCĐ lại lấy chủ
yếu từ nguồn vốn Nợ ngắn hạn là không hợp lý bởi vì đầu tư cho TSCĐ là
đầu tư dài hạn mà lại vay ngắn hạn tài trợ là không thích hợp, không có sự
tương thích về mặt thời gian và lãi suất.Trong năm này, 91.56% tổng
nguồn vốn của Công ty được hình thành bằng vay ngắn hạn và vay dài hạn
và bằng cách chiếm dụng (tức tăng các khoản phải trả, phải nộp). Giải
pháp là trong các năm tiếp theo Công ty phải tiến hành khấu hao nhanh để
trả nợ vốn vay Đài Loan (24 tháng) và phải tăng được nguồn vốn chủ sở

12

12
hữu, giảm các khoản phải thu thì Công ty mới có khả năng thanh toán các
khoản nợ khi đến hạn.

13

13
Bảng II.1.1 – Bảng kê nguồn vốn và sử dụng vốn
Đơnvị: triệuđồng
Stt Chỉ tiêu
Năm 1998 Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001
Sử dụng vốn Nguồn vốn Sử dụng vốn Nguồn vốn Sử dụng vốn Nguồn vốn Sử dụng vốn Nguồn vốn
Lượng TT
(%)
Lượng TT
(%)
Lượng TT

(%)
Lượng TT
(%)
Lượng TT
(%)
Lượng TT
(%)
Lượng TT
(%)
Lượng TT
(%)
1. Tiền 45.92 2.26 230.39 9.14 36.23 4.21 292.7 19.79
2. Phải thu 255.75 12.57 160.97 6.39 238.97 27.74 417.61 28.24
3. Dự trữ 65.68 3.23 1,718.1 68.2 386.83 44.91 277.41 18.76
4. TSLĐ khác 426.56 20.96 56.09 2.26 176.72 20.52 357.9 24.2
5. TSCĐHH 1,306.42 64.21 474.23 18.82 165.17 19.18 412.25 27.88
6. Chi phí XDCB 0 0 0 0 0 60.96 7.08 0 0
7. Nợ ngắn hạn 1,502.15 73.83 1,853.29 73.57 250.88 29.13 1.093.45 73.95
8. Nợ dài hạn 360.68 17.73 504.88 20.04 371.46 43.13 92.45 6.26
9. Vốn CSH 106.14 5.21 35.4 4.1 13.43 0.92
10 Cộng 2,034.6
5
100 2,034.6
5
100 2,519.1
4
100 2,519.1
4
100 861.3
1

100 861.3
1
100 1,478.6 100 1,478.
6
100
Nguồn: Bảng cân đối kế toán Công ty Mỹ thuật và Vật phẩm văn hoá Hà Nội.

14

14
Năm 1999, nguồn vốn và sử dụng vốn tăng 2,519.14 trđ hay tăng 26.73% so
với năm 1998 và tăng 33.79% so với năm 1997, như vậy mặc dù mức tăng
trưởng của năm 1999 có giảm chút ít so với năm 1998 nhưng nhìn tổng thể
thì năm này Công ty vẫn duy trì được mục tiêu tăng trưởng và phát triển
trong thời kỳ tình hình kinh tế đầy biến động như khủng hoảng tài chính
tiền tệ khu vực ít nhiều cũng ảnh hưởng và giá nhập nguyên vật liệu tăng,
giá đôla tăng. Trong đó có tới 93.61% sử dụng vốn được dùng để cân đối
phần giảm vay ngắn hạn, một phần nhỏ tài trợ cho việc gia tăng các khoản
phải thu. Năm 1999, Công ty đã tăng mạnh khấu hao TSCĐ và để trả nợ.
Ngoài ra, Công ty còn dùng tiền (chủ yếu là tiền gửi ngân hàng), TSLĐ khác
để trang trải cho việc trả nợ cùng với phần tăng của nguồn vốn chủ sở hữu
vừa đủ cho phần khách hàng trả nợ. Điều này sẽ làm cho Công ty được tự
chủ về tài chính, hệ số nợ giảm đi, tuy nhiên Công ty cần phải tăng cường
thu hồi các khoản phải thu từ khách hàng.
Năm 2000, Công ty vẫn duy trì cố gắng trong việc giảm dự trữ 44.91% để
tạo ra nguồn vốn của Công ty. Nhưng năm này, các khoản phải thu của
Công ty đã tăng lên đáng kể (48.46% so với năm 1999) chiếm tới gần 1/3
sử dụng vốn. Cũng như năm ngoái, tiền, dự trữ, TSLĐ khác, khấu hao TSCĐ
và nguồn vốn CSH được dùng để trang trải nợ nần và đầu tư cho các khoản
phải thu của Công ty. Quản lý các khoản phải thu là một trong những nhiệm

vụ quan trọng của quản lý tài sản lưu động. Khi Công ty sử dụng phương
thức bán chịu tức cấp tín dụng thương mại cho người mua thì Công ty có
điều kiện tăng khả năng mở rộng các quan hệ hợp tác kinh doanh một cách
lâu bền. Mặt khác nó còn tạo cho Công ty có thể tăng doanh thu, tăng lượng
hàng hoá bán ra thậm chí tăng được được giá bán từ đó tăng lợi nhuận.
Tuy nhiên, khi các khoản phải thu tăng quá giới hạn an toàn thì sẽ có rủi ro
như khách hàng không trả tiền. Do vậy, khi Công ty cấp tín dụng thương
mại cho người mua thì Công ty cần phải sắp xếp những hoạt động tài chính
có liên quan đến các khoản phải thu. Chi phí vay mượn ngắn hạn sẽ là một

15

15
trong những yếu tố quyết định xem Công ty có nên cấp tín dụng thương mại
cho người mua hay không.
Năm 2001, Công ty có tiến bộ hơn trong việc sử dụng vốn bằng tiền (chủ
yếu Công ty đã có lượng tiền mặt gửi ngân hàng để trang trải những khoản
khác khi cần thiết). Lượng tiền mặt và tiền gửi ngân hàng đã tăng lên bằng
với mức của năm 1998 sau hai năm liên tiếp 1999 và 2000 lượng tiền này
luôn giảm. Mặc dù đây là lượng tiền không sinh lời hoặc sinh lợi rất ít
nhưng nó lại là lá chắn an toàn cho Công ty thoát khỏi nguy cơ phá sản do
không trả được nợ. Từ năm 1996 đến năm 1998 Công ty liên tục vay vốn cả
ngắn hạn, trung hạn và dài hạn để đầu tư mở rộng dây chuyền sản xuất do
đó trong ba năm liền (từ năm 1999 đến năm 2001) Công ty đã phải dùng
một lượng vốn không nhỏ để trang trải nợ nần. Tuy nhiên, cho đến thời
điểm này, nợ dài hạn đã được Công ty trả gần hết chứng tỏ Công ty rất cố
gắng trong việc giảm nhẹ nợ nần, nhất là trong thời buổi khi mà cạnh
tranh đang diễn ra khốc liệt và mặt hàng của Công ty bị nạn ăn cắp bản
quyền, sao in băng lậu đang diễn ra tràn lan, không kiểm soát nổi.
1.2. Phân tích tình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh

doanh:
Để đánh giá tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh Công
ty Mỹ thuật và Vật phẩm văn hoá Hà Nội ta phải tính chỉ tiêu vốn lưu động
thường xuyên (vốn lưu động ròng), nhu cầu vốn lưu động và vốn bằng tiền
thông qua các bảng sau:
Qua các bảng trên ta thấy, chỉ có năm 1997 là cả VLĐ thường xuyên và nhu
cầu VLĐ thường xuyên đều dương còn lại bốn năm sau tất cả đều âm. Điều
này chứng tỏ:

16

16
Duy nhất năm 1997 toàn bộ TSCĐ của Công ty được tài trợ một cách vững
chắc bằng nguồn vốn dài hạn. Đồng thời Công ty có đủ khả năng thanh
toán các khoản nợ ngắn hạn. Tình hình tài chính như vậy là tốt. Nhu cầu
vốn lưu động thường xuyên năm 1997 >0 tức là các khoản phải thu, tồn
kho và TSLĐ khác lớn hơn Nợ ngắn hạn. Điều này cho thấy các nguồn vốn
ngắn hạn mà
Bảng II.1.2 – Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên
Đơn vị: triệu đồng
Stt Chỉ tiêu
Năm
1997
Năm
1998
Năm
1999
Năm
2000
Năm

2001
1. Phải thu 449.7 705.45 866.42 1,105.39 687.78
2. Hàng tồn kho 3,796.79 3,731.11 2,013.01 1,626.18 1,348.77
3. TSLĐ khác 579.12 1,005.68 949.59 772.87 414.97
4. Nợ ngắn hạn 4,623.42 6,125.57 4,272.28 4,021.4 2,927.95
Nhu cầu VLĐ
thường xuyên
202.19
(683.33
)
(443.26
)
(516.96
)
(476.43
)
Nguồn: Bảng cân đối kế toán Công ty Mỹ thuật và Vật phẩm văn hoá Hà Nội
Bảng II.1.3 – Vốn lưu động thường xuyên
Đơn vị: triệu đồng
Stt Chỉ tiêu
Năm
1997
Năm
1998
Năm
1999
Năm
2000
Năm
2001

1. TSCĐ 2,235.29 3,541.71 3,067.48 2,841.35 2,429.1
2. Vốn CSH 2,224.12 2,330.26 2,370.59 2,405.99 2,419.42
3. Nợ dài hạn 608.11 968.79 463.91 92.45 0
Vốn lưu động
thường xuyên
596.94
(242.66
)
(232.98
)
(342.91
)
(9.68)
Nguồn: Bảng cân đối kế toán Công ty Mỹ thuật và Vật phẩm văn hoá Hà
Nội.

17

17
Công ty đi vay và chiếm dụng được không đủ để bù vào các khoản phải thu,
hàng tông kho và TSLĐ khác. Vì vậy, Công ty cần nhanh chóng giải phóng
hàng tồn kho và giảm các khoản phải thu ở khách hàng.
Nhưng bốn năm sau đó, nguồn vốn dài hạn không đủ để tài trợ cho TSCĐ.
Công ty phải đầu tư vào TSCĐ một phần nguồn vốn ngắn hạn. Trong 4 năm
liền đó, mặc dù cả TSCĐ và nguồn vốn dài hạn đều giảm nhưng tốc độ giảm
Bảng II.1.4 – Vốn bằng tiền
Đơn vị: triệu đồng
Stt Chỉ tiêu
Năm
1997

Năm
1998
Năm
1999
Năm
2000
Năm
2001
1.
Vốn lưu động
thường xuyên
596.94 (242.66) (232.98) (342.91) (9.68)
2.
Nhu cầu VLĐ
thường xuyên
202.19 (683.33) (443.26) (516.96) (476.43)
Vốn bằng tiền 394.75 440.67 210.28 174.05 466.75
Nguồn: Bảng cân đối kế toán Công ty Mỹ thuật và Vật phẩm văn hoá Hà
Nội.
của vốn dài hạn nhanh hơn tốc độ giảm của tài sản, cụ thể: TSCĐ giảm
68.58%, nguồn vốn dài hạn giảm 14.58%, do vậy mà TSCĐ vẫn cần được tài
trợ của nguồn vốn ngắn hạn vì vốn dài không đủ. Điều này làm cho tình
hình tài chính của Công ty trở nên rất bấp bênh. Đồng thời, qua bảng cân
đối kế toán ta thấy được TSLĐ của 4 năm này luôn nhỏ hơn Nợ ngắn hạn
chứng tỏ Công ty không đủ khả năng thanh toán các khoản Nợ ngắn hạn.
Cũng trong 4 năm liên tục này, các nguồn vốn ngắn hạn chiếm dụng được
từ bên ngoài đã dư thừa để tài trợ cho các sử dụng ngắn hạn của Công ty.
Công ty không cần nhận vốn ngắn hạn để tài trợ cho chu kỳ kinh doanh.

18


18
Tuy vốn lưu động thường xuyên và nhu cầu vốn lưu động thường xuyên đều
<0 qua các năm (trừ năm 1997) nhưng ta thấy rằng nhu cầu vốn lưu động
thường xuyên đều nhỏ hơn vốn lưu động thường xuyên do đó vốn bằng tiền
của Công ty trong suốt 5 năm đều >0. Điều này chứng tỏ vốn lưu động
thường xuyên luôn đáp ứng đủ nhu cầu vốn lưu động thường xuyên.
Tóm lại, theo cách phân tích này thì tình hình tài chính của Công ty trong 5
năm qua là lành mạnh, mặc dù Công ty có khó khăn vì phải gánh nợ và lỗ
của Công ty Mỹ thuật cũ chuyển sang song với sự cố gắng hết mình Công ty
đã đứng vững được trong thời buổi cạnh tranh này, Công ty vẫn có đủ khả
năng đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
1.3. Phân tích kết cấu tài sản và nguồn vốn kinh doanh:
Qua phân tích bảng ta thấy:
Về tài sản: Tỷ trọng TSLĐ luôn chiếm trên 55% đặc biệt năm 1997 TSLĐ
chiếm tới 70.02% giá trị tổng tài sản và tỷ trọng này giảm dần qua các
năm. Tuy nhiên, đối với Công ty đây là một kết cấu hợp lý giữa TSLĐ và
TSCĐ vì Công ty vừa thực hiện chức năng sản xuất kinh doanh vừa dịch vụ
và thương mại cho nên với kết cấu 1:1 là tương đối phù hợp. Công ty đã
duy trì được tỷ trọng này qua các năm chứng tỏ Công ty đã xác định được
mức độ hợp lý về cơ cấu tài sản cho mình. Nhưng Công ty cũng cần phải
xem xét lại tỷ trọng các khoản phải thu, hàng tồn kho và TSLĐ khác vì các

19

19
loại này chiếm khá nhiều khiến cho vốn Công ty chiếm dụng được do vay nợ
ngắn hạn đều bù vào các khoản trên hết, ít dư thừa để đầu tư mở rộng sản
xuất kinh doanh.
Về nguồn vốn: Trung bình các năm, vốn chủ sở hữu chỉ chiếm khoảng 30%

nguồn vốn, còn lại là các khoản nợ. Công ty sử dụng nhiều nợ, trong điều
kiện bình thường thì sẽ tốt bởi vì chi phí sử dụng nợ (lãi vay) được tính vào
chi phí hợp lý hợp lệ và được trừ đi khi tính thu nhâp chịu thuế nên Công ty
có được khoản tiết kiệm nhờ thuế so với sử dụng vốn chủ sở hữu. Điều này

20

20
Bảng II.1.5 – Kết cấu tài sản và nguồn vốn kinh doanh
Đơn vị: triệu đồng
Stt Chỉ tiêu
Năm 1997 Năm 1998 Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001
Lượng
TT
(%)
Lượng
TT
(%)
Lượng
TT
(%)
Lượng
TT
(%)
Lượng
TT
(%)
A. Tài sản 7,455.53 100 9,424.62 100 7,106.78 100 6,519.84 100 5,347.37 100
I. TSLĐ 5,220.36 70.02 5,882.91 64.42 4,039.3 56.84 3,678.49 56.42 2,918.27 54.57
1. Tiền 394.75 440.67 210.28 174.05 466.75

2. Phải thu 449.7 8.6 705.45 11.99 866.42 21.45 1,105.39 30.05 687.78 23.57
3. Tồn kho 3,796.79 3,731.11 2,013.01 1,626.18 3,148.77
4. TSLĐ khác 579.12 1,005.68 949.59 772.87 414.97
II. TSCĐ 2,235.29 29.98 3,541.71 37.58 3,067.48 43.16 2,841.35 43.58 2,429.1 45.43
1. TSCĐHH 2,170.26 3,476.68 3,002.45 2,837.28 2,425.03
2. Chi phí XDCB 65.03 65.03 65.03 4.07 4.07
B. Nguồn vốn 7,455.53 100 9,424.62 100 7,106.78 100 6,519.84 100 5,347.37 100
I. Nợ phải trả 5,231.53 70.17 7,094.36 75.27 4,736.19 66.64 4,113.85 63.1 2,927.95 54.75
1. Nợ ngắn hạn 4,623.42 88.38 6,125.57 86.34 4,272.28 90.2 4,021.4 97.75 2,927.95 100
2. Nợ dài hạn 608.11 968.79 463.91 92.45 0
II. Vốn CSH 2,224.12 29.83 2,330.26 24.73 2,370.59 33.36 2,405.99 36.9 2,419.42 45.25
Nguồn: Bảng cân đối kế toán Công ty Mỹ thuật và Vật phẩm văn hoá Hà Nội

21

21
cũng nói lên rằng Công ty rất năng động mạo hiểm khi sử dụng nợ vay lớn
gấp hai lần vốn chủ sở hữu. Nhưng cũng phải xét rằng trong số Nợ phải trả
thì Nợ ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn, nợ dài hạn ít, thậm chí không có
(năm 2001). Qua các năm tỷ trọng Nợ ngắn hạn tăng lên, tỷ trọng Nợ dài
hạn giảm đi, điều này ảnh hưởng rất nhiều đến các quyết định đầu tư của
Công ty. Bởi vì khi đã muốn đầu tư vào TSCĐ thì phải có nguồn vốn dài hạn
thì mới có sự phù hợp về thời gian, còn nguồn vốn ngắn hạn chỉ dùng để tài
trợ cho TSLĐ mà thôi. Tuy nhiên, chỉ có năm 1998, Công ty có quyết định
đầu tư mở rộng dây chuyền sản xuất nên Công ty đã vay vốn dài hạn của
Đài Loan, do đó năm này vốn vay dài hạn của Công ty cao hơn các năm
khác nhưng nó vẫn ở mức khiêm tốn. Tóm lại, tỷ trọng nợ ngắn hạn và dài
hạn là phù hợp với tình hình tài sản của Công ty.
1.4. Phân tích khái quát các chỉ tiêu tài chính trung gian:
Phân tích bảng ta có thể đưa ra những đánh giá khái quát sau:

Doanh thu của Công ty tương đối ổn định qua các năm chỉ tăng giảm chút
ít, nhưng Công ty đã đạt được doanh thu rất cao trong năm 1998 chứng tỏ
Công ty kinh doanh rất tốt vào năm này. Sự đồng đều của doanh thu thuần
khẳng định Công ty hoạt động kinh doanh tương đối ổn định, không có biến
động gì lớn mặc dù năm 2001 doanh thu có giảm hơn. Điều này cũng do
nguyên nhân khách quan là tình trạng băng đĩa lậu tràn lan khó kiểm soát
nổi dẫn đến sản phẩm của Công ty khó cạnh tranh được với hàng hoá giá
rẻ.
Giá vốn hàng bán có xu hướng hạ dần, chứng tỏ Công ty đã thực hiện tốt
các giải pháp tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm.

22

22
Lãi kinh doanh trước và sau thuế đều giảm so với năm trước đó, chỉ có năm
2000 và năm 2001 là tăng nhưng vẫn ở mức thấp. Điều này chứng tỏ chi
phí của Công ty vẫn cao.

23

23
Bảng II.1.6 – Các chỉ tiêu tài chính trung gian
Đơn vị: triệu đồng
Stt Chỉ tiêu
Năm 1998 / 1997 Năm 1999/ 1998 Năm 2000/ 1999 Năm 2001/ 2000
Lượng TT (%) Lượng TT (%) Lượng TT (%) Lượng TT (%)
1. Doanh thu thuần 6,285.56 28.8 (8,158.6) (29) 729.74 3.36 (3,868.58) (18.7)
2. Giá vốn hàng bán 4,952.85 26.15 (6,809.05) (28.5) (141.1) (0.82) (3,962.81) (23.38)
3. Lãi gộp 1,332.71 46.41 (1,349.55) (32.1) 870.84 30.5 94.23 2.53
4. Chi phí bán hàng 708.4 44.97 35.48 1.55 1,091.05 47.05 146.21 4.29

5. Chi phí quản lý DN 883.49 111.92 (1,215.6) (72.66) (244.71) (53.5) (69.97) (32.92)
6. Lợi nhuận trước thuế (259.18) (51.13) (169.43) (68.39) 24.5 31.29 17.99 17.5
7. Lợi nhuận sau thuế (158.82) (56.96) (66.73) (55.62) 16.66 31.29 12.23 17.5
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh Công ty Mỹ thuật và Vật phẩm văn hoá Hà Nội.

24

24
Chi phí bán hàng tăng nhiều ở năm 2000 và chi phí quản lý tăng nhiều ở
năm 1998, dẫn tới kết quả kinh doanh trước và sau thuế đều giảm mạnh,
mặc dù lãi gộp qua các năm đều tăng. Đó là điều không mong muốn, Công
ty cần phải có ngay những biện pháp hữu hiệu để giảm hai loại chi phí trên.
2. Phân tích tình hình tài chính Công ty Mỹ thuật và Vật phẩm văn
hoá Hà Nội theo các chỉ tiêu và tỷ lệ tài chính đặc trưng:
2.1. Các tỷ lệ về khả năng thanh toán:
Thông qua bảng các tỷ lệ về khả năng thanh toán ta thấy được chất lượng
công tác tài chính của Công ty, khả năng của Công ty ứng phó với các khoản
chi trả ngắn hạn.
2.1.1. Khả năng thanh toán chung:
Qua bảng trên ta thấy khả năng thanh toán chung của Công ty đều tăng
liên tục từ năm 1999 đến năm 2001, chỉ riêng có năm 1998 là giảm 0.1 lần
(giảm 7% so với năm 1997). Kết hợp với bảng phụ ta thấy, mặc dù năm
1998 cả tài sản và nợ phải trả đều tăng nhưng tốc độ tăng của nợ phải trả
nhanh hơn tốc độ tăng của tài sản vì vậy mà khả năng thanh toán chung
giảm. Nguyên nhân là do năm 1998 Công ty đầu tư vào TSCĐ nên phải vay
vốn Đài Loan, vay vốn ngân hàng và vay các nguồn khác.
Từ năm 1999 đến năm 2001 khả năng thanh toán chung của Công ty đều
tăng và tăng nhiều nhất là năm 2001. Mặc dù vậy nhưng trong cả ba năm
liền cả tài sản lẫn nợ phải trả của Công ty đều giảm với tốc độ giảm của tài
sản thấp hơn tốc độ giảm của nợ phải trả làm cho khả năng thanh toán

chung tăng lên. Vì vậy nếu chỉ nhìn ở góc độ khả năng thanh toán chung
tăng mà đánh giá tình hình tài chính thì chưa đủ mà phải xét đến tất cả các

25

25

×