ĐẠI HỌC HUẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
LIÊNG HOT HA BA
ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN PHỤC VỤ
PHÁT TRIỂN NÔNG - LÂM NGHIỆP Ở
HUYỆN ĐAM RÔNG, TỈNH LÂM ĐỒNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÝ
THEO ĐỊNH HƢỚNG ỨNG DỤNG
Thừa Thiên Huế, Năm 2019
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
LIÊNG HOT HA BA
ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN PHỤC VỤ
PHÁT TRIỂN NÔNG - LÂM NGHIỆP Ở
HUYỆN ĐAM RÔNG, TỈNH LÂM ĐỒNG
Chuyên ngành: ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN
Mã số: 60 44 02 17
LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÝ
THEO ĐỊNH HƢỚNG ỨNG DỤNG
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. NGUYỄN THÁM
Thừa Thiên Huế, Năm 2019
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và
kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực, đƣợc các đồng tác giả cho
phép sử dụng và chƣa từng đƣợc công bố trong bất kỳ một công trình nào khác.
Tác giả luận văn
Liêng Hot Ha Ba
ii
ời Cảm ơn
luận văn này tôi xin chân thành gửi lời cảm
hoàn thành
học Huế
thực hiện
tới
tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình
tài.
Tôi cũng xin gửi lời cảm
giáo trong khoa
Tôi xin cảm
lí trường
tới những ý kiến
góp của các thầy, cô
học sư phạm Huế.
Sở Tài nguyên và Môi Trường, Sở giáo dục tỉnh
tạo
kiện thuận lợi
tôi hoàn thành luận văn này.
Xin trân trọng cảm
Huế,ngày10 tháng 03 năm2019
Tác giả luận văn
iii
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa ............................................................................................................... i
Lời cam đoan ...............................................................................................................ii
Lời cảm ơn ................................................................................................................ iii
Mục lục ........................................................................................................................ 1
Danh mục các chữ viết tắt ........................................................................................... 5
Danh mục các bảng biểu ............................................................................................. 6
Danh mục các hình ...................................................................................................... 8
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 9
1. Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 9
2. Mục tiêu và nhiệm vụ .......................................................................................... 9
3. Phạm vi nghiên cứu…………………………………………………………...10
4. Cấu trúc của đề tài……………………………………………………...10
NỘI DUNG............................................................................................................... 11
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP ĐIỀU KIỆN TỰ
NHIÊN PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN NÔNG - LÂM NGHIỆP .............................. 11
1.1. CÁC KHÁI NIỆM ĐƢỢC SỬ DỤNG TRONG ĐỀ TÀI .............................. 11
1.1.1. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên ........................................... 11
1.1.2. Đánh giá và đánh giá điều kiện tự nhiên .................................................. 11
1.1.3. Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên ...................................................... 12
1.1.4. Cảnh quan và sinh thái cảnh quan ............................................................ 12
1.1.5. Nông – lâm kết hợp .................................................................................. 15
1.1.6. Mối liên hệ giữa điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên với cấu trúc
cảnh quan .................................................................................................. 15
1.1.7. Mối liên hệ giữa cảnh quan và hoạt động nông – lâm nghiệp ................. 16
1.2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU ............................................................................... 17
1.2.1. Trên thế giới ............................................................................................. 17
1.2.2. Ở Việt Nam .............................................................................................. 19
1.2.3. Các công trình nghiên cứu về điều kiện tự nhiên phục vụ phát triển N –
1
LN có liên quan đến lãnh thổ huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng........................... 20
1.3. QUAN ĐIỂM VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ TỔNG
HỢP ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN NÔNG – LÂM
NGHIỆP Ở HUYỆN ĐAM RÔNG ....................................................................... 20
1.3.1. Quan điểm tiếp cận ................................................................................... 20
1.3.2. Phƣơng pháp nghiên cứu .......................................................................... 21
1.4. QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ .............................................................................. 25
Chƣơng 2: ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN PHỤC VỤ
ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN NÔNG - LÂM NGHIỆP Ở HUYỆN ĐAM
RÔNG, TỈNH LÂM ĐỒNG ................................................................................... 29
2.1. ĐẶC ĐIỂM CÁC NHÂN TỐ TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI .................. 29
2.1.1. Vị trí địa lí ................................................................................................ 29
2.1.2. Địa chất ..................................................................................................... 30
2.1.3. Địa hình .................................................................................................... 31
2.1.4. Khí hậu ..................................................................................................... 32
2.1.5. Thủy văn ................................................................................................... 34
2.1.6. Thổ nhƣỡng .............................................................................................. 36
2.1.7. Thực vật .................................................................................................... 38
2.2. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - XÃ HỘI ................................................................... 40
2.2.1. Dân số, lao động ....................................................................................... 40
2.2.2. Các ngành kinh tế ..................................................................................... 41
2.2.3. Cơ sở vật chất, hạ tầng, kỹ thuật .............................................................. 42
2.2.4. Một số vấn đề xã hội khác ........................................................................ 42
2.3. SỰ PHÂN HÓA CÁC TPTN Ở LÃNH THỔ NGHIÊN CỨU ...................... 44
2.4. XÂY DỰNG BẢN ĐỒ STCQ LÃNH THỔ NGHIÊN CỨU ........................ 47
2.4.1. Lựa chọn đơn vị sinh thái cảnh quan phục vụ đánh giá ........................... 47
2.4.2. Chỉ tiêu phân loại cảnh quan lãnh thổ nghiên cứu ................................... 48
2.4.3. Nguyên tắc, phƣơng pháp xây dựng bản đồ STCQ phục vụ đánh giá ..... 50
2.5. PHÂN VÙNG LÃNH THỔ NGHIÊN CỨU.................................................. 51
2.5.1. Vấn đề ranh giới và tên gọi ...................................................................... 51
2
2.5.2. Phân vùng lãnh thổ nghiên cứu ................................................................ 52
2.6. ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN PHỤC VỤ PHÁT
TRIỂN NÔNG – LÂM NGHIỆP HUYỆN ĐAM RÔNG, TỈNH LÂM ĐỒNG 54
2.6.1. Lựa chọn các loại hình nông - lâm nghiệp phục vụ mục tiêu đánh giá .... 54
2.6.2. Lựa chọn đơn vị và xây dựng hệ thống các chỉ tiêu đánh giá .................. 56
2.6.3. Xác định nhu cầu cho việc phát triển một số loại hình sản xuất nông –
lâm nghiệp chủ yếu ở huyện Đam Rông ............................................................ 60
2.6.4. Kết quả đánh giá ....................................................................................... 61
Chƣơng 3: ĐỀ XUẤT ĐỊNH HƢỚNG QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NÔNG
- LÂM NGHIỆP Ở HUYỆN ĐAM RÔNG, TỈNH LÂM ĐỒNG ....................... 67
3.1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC ĐỀ XUẤT ................................................ 67
3.1.1. Hiện trạng sử dụng đất ............................................................................. 67
3.1.2. Hiện trạng phát triển nông - lâm nghiệp ở huyện Đam Rông .................. 69
3.1.3. Định hƣớng phát triển kinh tế - xã hội của huyện Đam Rông.................. 73
3.1.4. Kết quả đánh giá, phân hạng thích hợp của các loại sinh thái cảnh quan ....77
3.1.5. Đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội và môi trƣờng một số loại hình sản
xuất nông - lâm nghiệp chủ yếu ......................................................................... 78
3.2. ĐỀ XUẤT SỬ DỤNG HỢP LÍ LÃNH THỔ HUYỆN ĐAM RÔNG ......... 86
3.2.1. Đề xuất hƣớng sử dụng hợp lí theo các loại sinh thái cảnh quan ............. 86
3.2.2. Đề xuất hƣớng sử dụng hợp lí theo các tiểu vùng sinh thái cảnh quan .... 88
3.3. CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN N - L N HUYỆN ĐAM RÔNG............................ 90
3.3.1. Giải pháp về khoa học kỹ thuật ................................................................ 90
3.3.2. Giải pháp về vốn ...................................................................................... 91
3.3.3. Giải pháp về chính sách............................................................................ 92
3.3.4. Giải pháp “liên kết 4 nhà” ........................................................................ 93
3.3.5. Giải pháp về bảo vệ môi trƣờng .............................................................. 93
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................ 94
1. Kết luận .............................................................................................................. 94
1.1. Kết quả đạt đƣợc của đề tài......................................................................... 94
1.2. Những tồn tại ............................................................................................... 95
2. Kiến nghị............................................................................................................ 95
3
2.1. Đối với đề tài .............................................................................................. 96
2.2. Đối với địa phƣơng ...................................................................................... 96
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 97
PHỤ LỤC ............................................................................................................... P.1
4
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CQ
Cảnh quan
ĐKTN
Điều kiện tự nhiên
KT – XH
Kinh tế - xã hội
N – LN
Nông - lâm nghiệp
STCQ
Sinh thái cảnh quan
TNTN
TPCG
TPTN
Tài nguyên thiên nhiên
Thành phần cơ giới
Thành phần tự nhiên
5
MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Trang
Bảng 1.1. Các yếu tố tự nhiên và cấu trúc cảnh quan ............................................... 16
Bảng 1.2. Quan hệ giữa cảnh quan và hoạt động sản xuất nông - lâm nghiệp ......... 17
Bảng 2.1. Các đặc trƣng khí hậu chủ yếu của huyện Đam
Rông………………………33
Bảng 2. 2. Diện tích các loại đất ở huyện Đam Rông......................................................... 36
Bảng 2.3. Tổng hợp độ che phủ rừng huyện Đam Rông năm 2018…….................. 39
Bảng 2.4. Hệ thống và chỉ tiêu phân loại cảnh quan lãnh thổ huyện Đam Rông ............ 49
Bảng 2.5. Tổng hợp phân cấp chỉ tiêu đánh giá cảnh quan huyện Đam Rông ......... 59
Bảng 2.6. Nhu cầu sinh thái của một số loại hình sử dụng nông - lâm nghiệp
chủ yếu ở huyện Đam Rông ...................................................................................... 60
Bảng 2.7. Tổng hợp diện tích các hạng thích hợp theo loại hình sử dụng ................ 64
Bảng 3.1. Diện tích và cơ cấu hiện trạng sử dụng đất huyện Đam Rông năm .................. 66
Bảng 3.2. Diện tích, sản lƣợng một số loại cây trồng tại huyện Đam Rông ............. 69
Bảng 3.3. Số lƣợng một số vật nuôi ở huyện Đam Rông.......................................... 70
Bảng 3.4. Một số đặc điểm ngành thủy sản huyện Đam Rông ................................. 71
Bảng 3.5. Kết quả phân hạng tiềm năng tự nhiên huyện Đam Rông ........................ 77
Bảng 3.6. Phân cấp một số chỉ tiêu đánh giá về kinh tế ........................................... 79
Bảng 3.7. Hiệu quả kinh tế của một số loại cây trồng chủ yếu ................................. 79
Bảng 3.8. Đơn giá một số vật tƣ và nông sản tháng 3/2019 ..................................... 80
Bảng 3.9. Phân cấp chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xã hội của các loại hình nông lâm nghiệp huyện Đam Rông .................................................................................... 80
Bảng 3.10. Kết quả đánh giá định lƣợng hiệu quả xã hội của các loại hình sản
xuất nông - lâm nghiệp huyện Đam Rông ................................................................ 81
6
Bảng 3.11. Phân cấp chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của các loại
hình nông – lâm nghiệp huyện Đam Rông ................................................................ 81
Bảng 3.12. Kết quả đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của các loại hình sử dụng nông - lâm
nghiệp huyện Đam Rông ........................................................................................... 82
Bảng 3.13. Phân cấp chỉ tiêu đánh giá hiệu quả môi trƣờng của các loại hình nông - lâm nghiệp
................................................................................................................................... 84
Bảng 3.14. Kết quả đánh giá định lƣợng hiệu quả môi trƣờng của các loại hình
sản xuất nông - lâm nghiệp huyện Đam Rông .......................................................... 84
7
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Mô hình địa - hệ sinh thái
Hình 1.2. Mô hình đánh giá tự nhiên đối với hoạt động kinh tế
Hình 1.3. Sơ đồ các bƣớc đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên của một đơn vị lãnh
thổ
Hình 2.1. Bản đồ hành chính huyện Đam Rông
Hình 2.2. Bản đồ địa hình huyện Đam Rông
Hình 2.3. Bản đồ độ dốc huyện Đam Rông
Hình 2.4. Bản đồ nhiệt độ trung bình năm huyện Đam Rông
Hình 2.5. Bản đồ lƣợng mƣa trung bình năm huyện Đam Rông
Hình 2.6. Bản đồ thổ nhƣỡng huyện Đam Rông
Hình 2.7. Bản đồ tầng dày đất huyện Đam Rông
Hình 2.8. Bản đồ thành phần cơ giới huyện Đam Rông
Hình 2.9. Bản đồ thảm thực vật huyện Đam Rông
Hình 2.10. Bản đồ sinh thái cảnh quan huyện Đam Rông
Hình 2.11. Bản đồ phân hạng thích hợp cho cây trồng cặn ngắn ngày huyện Đam Rông.
Hình 2.12. Bản đồ phân hạng thích hợp cho cây công nghiệp lâu năm và cây ăn quả
huyện Đam Rông
Hình 2.13. Bản đồ phân hạng thích hợp cho rừng trồng huyện Đam Rông
Hình 2.14. Bản đồ phân hạng thích hợp cho nông – lâm kết hợp huyện Đam Rông
Hình 3.1. Bản đồ quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 huyện Đam Rông, tỉnh Lâm
Đồng
8
MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Nghiên cứu và đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên nhằm xác định tiềm năng
sinh thái làm tiền đề cho việc sử dụng hợp lí lãnh thổ, giúp cho các nhà quản lí và
hoạch định chính sách đƣa ra những định hƣớng khai thác tài nguyên theo hƣớng
bền vững là một vấn đề đang đƣợc quan tâm hiện nay.
Đam Rông là một huyện của tỉnh Lâm Đồng, có tổng diện tích 87 210 ha, trong
đó đất cho sản xuất nông - lâm nghiệp là 66 210 ha, chiếm 75,9% diện tích tự nhiên.
Đây là vùng có nhiều tiềm năng cho phát triển nông – lâm nghiệp, tuy nhiên điều
kiện tự nhiên của lãnh thổ có sự phân hóa đa dạng và phức tạp, việc đánh giá tiềm
năng sinh thái tự nhiên theo lãnh thổ phục vụ định hƣớng phát triển nông nghiệp –
lâm nghiệp hợp lí là vấn đề mang tính cấp thiết. Bên cạnh đó, Đam Rông là một
huyện nghèo, đời sống của ngƣời dân còn gặp nhiều khó khăn, phụ thuộc chủ yếu
vào hoạt động trong lĩnh vực sản xuất nông – lâm nghiệp với đất đai là tƣ liệu sản
xuất chủ yếu. Nhƣng hiệu quả kinh tế của hoạt động này chƣa tƣơng xứng với tiềm
năng của lãnh thổ, việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế còn nhiều khó khăn. Công tác
giao đất, giao rừng còn nhiều bất cập vì thiếu địa chỉ cụ thể cho các nhà quản lí
trong việc hoạch định chiến lƣợc đầu tƣ vào các dự án trong việc bảo vệ và phát
triển vốn rừng. Vì vậy, cần có hình thức tổ chức lãnh thổ sản xuất nông – lâm
nghiệp phù hợp nhằm tạo việc làm ổn định, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội,
nâng cao chất lƣợng sống của ngƣời dân. Do đó, việc đánh giá tổng hợp điều kiện tự
nhiên phục vụ phát triển nông – lâm nghiệp là vấn đề mang tính cấp thiết.
Xuất phát từ thực tế trên, việc: “Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ
phát triển nông – lâm nghiệp ở huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng” có ý nghĩa khoa
học và thực tiễn.
2. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Xác định cơ sở khoa học và thực tiễn phục vụ phát triển nông – lâm nghiệp ở
9
huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng theo hƣớng bền vững trên cơ sở đánh giá tổng
hợp điều kiện tự nhiên.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tổng quan cơ sở lý luận liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
- Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và sự hình thành các đơn vị
cảnh quan lãnh thổ nghiên cứu.
- Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên làm cơ sở phục vụ phát triển nông –
lâm nghiệp.
- Đề xuất sử dụng hợp lí lãnh thổ cho phát triển nông – lâm nghiệp ở huyện
Đam Rông.
3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.1. Phạm vi lãnh thổ nghiên cứu
Nghiên cứu toàn bộ lãnh thổ huyện Đam Rông.
3.2. Phạm vi nội dung nghiên cứu
Đề tài chỉ đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ phát triển nông –
lâm nghiệp đƣợc xét trên quan điểm địa lí ứng dụng. Trong đánh giá, đề tài đề xuất
sử dụng hợp lí lãnh thổ, không đi sâu đề cập đến kĩ thuật canh tác trong sản xuất
nông – lâm nghiệp và các vấn đề khác.
4. CẤU TRÚC CỦA ĐỀ TÀI
Cấu trúc của đề tài gồm 3 phần: Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung đề
tài gồm 3 chƣơng:
Chương 1: Cơ sở lí luận về đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ
phát triển nông – lâm nghiệp.
Chương 2: Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ phát triển nông –
lâm nghiệp ở huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng.
Chương 3: Đề xuất định hƣớng phát triển nông – lâm nghiệp ở huyện Đam
Rông, tỉnh Lâm Đồng.
10
NỘI DUNG
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP ĐIỀU KIỆN
TỰ NHIÊN PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN NÔNG - LÂM NGHIỆP
1.1. CÁC KHÁI NIỆM ĐƢỢC SỬ DỤNG TRONG ĐỀ TÀI
1.1.1. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
- ĐKTN là nhân tố của môi trƣờng tự nhiên không sử dụng trực tiếp làm các
nguồn năng lƣợng để tạo ra lƣơng thực, thực phẩm, các nguyên liệu cho công
nghiệp, nhƣng nếu không có sự tham gia của chúng thì không thể tiến hành tham
gia sản xuất đƣợc, ví dụ nhƣ địa hình, đất đai, nguồn nƣớc, độ ẩm…[dẫn theo 30].
- Tài nguyên thiên nhiên
Theo D.L. Armand: “Tài nguyên thiên nhiên là các nhân tố tự nhiên đƣợc sử
dụng vào phát triển kinh tế làm phƣơng tiện tồn tại của xã hội loại ngƣời” [1].
Theo Từ điển bách khoa Việt Nam: “Tài nguyên thiên nhiên là toàn bộ giá trị
vật chất có trong tự nhiên mà ở một trình độ nhất định của sự phát triển lực lƣợng
sản xuất chúng đƣợc sử dụng hoặc có thể đƣợc sử dụng làm phƣơng tiện sản xuất và
đối tƣợng tiêu dùng” (Nguồn Từ điển Bách khoa Việt Nam, tập 4, Hà Nội, 2005)
1.1.2. Đánh giá và đánh giá điều kiện tự nhiên
Đánh giá thực chất là ƣớc lƣợng vai trò, ý nghĩa hay giá trị của đối tƣợng
nghiên cứu. Hay nói cách khác đánh giá là xem xét một đối tƣợng nào đó dƣới hình
thức so sánh đối chiếu với những tiêu chuẩn hay yêu cầu nhất định.
Tùy thuộc vào mức độ chính xác của việc đánh giá mà có thể chia đánh giá
thành các loại: Đánh giá định tính, đánh giá định lƣợng, đánh giá bán định lƣợng…
Nếu dựa trên cơ sở cấu trúc tự nhiên có thể chia ra hai loại: Đánh giá thành phần và
đánh giá tổng hợp.
Đánh giá tổng hợp ĐKTN là tìm ra những quy luật, những mối liên hệ tƣơng
hỗ giữa các yếu tố hợp phần và đƣa ra những chỉ tiêu, những thang bậc đánh giá
nhằm xác định tiềm năng tự nhiên của từng đơn vị lãnh thổ để làm cơ sở cho việc
đƣa ra những quyết định về sử dụng hợp lí tài nguyên và bảo vệ môi trƣờng. Đánh
11
giá tổng hợp thực chất là đánh giá sự tác động của toàn bộ tổng thể tự nhiên đến
hoạt động sản xuất của con ngƣời.
1.1.3. Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên
Đánh giá tổng hợp ĐKTN là tìm ra những quy luật, những mối liên hệ tƣơng
hỗ giữa các yếu tố hợp phần và đƣa ra những chỉ tiêu, những thang bậc đánh giá
nhằm xác định tiềm năng tự nhiên của từng đơn vị lãnh thổ để làm cơ sở cho việc
đƣa ra những quyết định về sử dụng hợp lí tài nguyên và bảo vệ môi trƣờng. Đánh
giá tổng hợp thực chất là đánh giá sự tác động của toàn bộ tổng thể tự nhiên đến hoạt
động sản xuất của con ngƣời.
1.1.4. Cảnh quan và sinh thái cảnh quan
1.1.4.1. Cảnh quan
“Cảnh quan” (CQ) là thuật ngữ đƣợc dùng nhiều trong khoa học địa lí. Nền
móng của cảnh quan học đƣợc xây dựng từ cuối thế kỷ XIX trong các công trình
nghiên cứu, sự phân chia địa lí tự nhiên bề mặt trái đất của các nhà địa lí tiêu biểu
Nga: V.V.Docutraiep; L.C. berge; G.F.Morozov; Z.Passarge…; A.Hettner (ngƣời
Đức); E.J Gerbertson (ngƣời Anh) cùng các nhà địa lí Mỹ, Pháp…Song việc nghiên
cứu sự phân chia bề mặt trái đất dẫn đến sự hình thành học thuyết về quy luật phân
hóa lãnh thổ lớp vỏ địa lí chỉ đƣợc phát triển mạnh mẽ sau chiến tranh thế giới lần
thứ II, khi đó cảnh quan học đƣợc xác định nhƣ một “đơn vị cơ sở dựa trên sự thống
nhất các quy luật phân hóa địa đới và phi địa đới” (A.G.Ixatxenko,1953).
Quá trình phát triển của khoa học CQ thể hiện trong việc xác định khái niệm
CQ của các tác giả theo thời gian.
“Cảnh quan địa lí là một tập hợp hay một nhóm các sự vật, hiện tượng, trong
đó đặc biệt là địa hình, khí hậu, nước, đất, lớp phủ thực vật và động vật cũng như
hoạt động của con người hòa trộn với nhau vào một thể thống nhất hòa hợp, lặp lại
một cách điển hình trên một đới nhất định nào đó của trái đất” (L.C. Berge, 1931)
Năm 1948, N.A.Xolsev đƣa ra định nghĩa sau: “Cảnh quan địa lí được gọi là
một lãnh thổ đồng nhất về mặt phát sinh, trong đó có sự lặp lại một cách điển hình
và có quy luật của một và chỉ một tập hợp liên kết tương hỗ gồm: Cấu trúc địa chất,
dạng địa hình, nước mặt và nước ngầm, vi khí hậu, các biến chứng đất, các quần xã
thực – động vật”.
12
Trong cơ sở cảnh quan học và phân vùng địa lí tự nhiên, A.G. Ixatxenko
(1965): “Cảnh quan là một phần riêng biệt về mặt phát sinh của một phần cảnh
quan, một đới cảnh quan hay nói chung của một phần đơn vị lớn bất kỳ, đặc trưng
bằng sự đồng nhất cả tương quan địa đới lẫn phi địa đới, có một cấu trúc riêng và
một cấu trúc hình thái riêng”.
Theo N.A. Xolsev, các điều kiện chủ yếu cho cảnh quan độc lập (cá thể):
- Lãnh thổ mà các cảnh quan hình thành phải chỉ nền địa chất thống nhất.
- Sau khi cải tạo nền, lịch sử phát triển tiếp theo của cảnh quan phải đồng
nhất về không gian.
Phải có một khí hậu đồng nhất trong phạm vi của cảnh quan, trong đó mọi biến
đổi của các điều kiện khí hậu đều đồng dạng. Cảnh quan là một hệ thống cấu tạo có
quy luật của các tổng thể tự nhiên bậc thấp.
Trong công trình “Cảnh quan địa lí miền Bắc Việt Nam”, Vũ Tự Lập đã đƣa
ra định nghĩa: “Cảnh quan địa lí là một địa tổng thể được phân hóa trong phạm vi
một đới ngang ở đồng bằng và một đai cao ở miền núi, có một cấu trúc thẳng đứng
đồng nhất về nền địa chất, về kiểu địa hình, kiểu khí hậu, kiểu thủy văn, về đại tổ
hợp thổ nhưỡng và đại tổ hợp thực vật và bao gồm một tập hợp có quy luật của
những dạng địa lí và những đơn vị cấu tạo nhỏ khác theo cấu trúc ngang đồng
nhất” [16].
Theo Từ điển Bách khoa địa lí (1988):
- CQ biểu thị tổng hợp thể tự nhiên lãnh thổ của một cấp bất kỳ, đồng nghĩa
với tổng thể tự nhiên - lãnh thổ, địa tổng thể tự nhiên hay địa hệ tự nhiên (quan
niệm chung)
- CQ là một đơn vị phân loại trong hệ phân vị tổng thể tự nhiên. Trong đó
CQ là đơn vị chủ yếu đƣợc xem xét đến những biến đổi do tác động của con ngƣời
(quan niệm kiểu loại).
- CQ để chỉ một phần lãnh thổ nào đó riêng biệt của lớp vỏ địa lí, trong đó có
những đặc tính chung nhất (quan niệm cá thể).
Gần đây, A.G. Ixatxenko (1991) đã định nghĩa “Cảnh quan là một địa hệ
13
thống nhất về mặt phát sinh, đồng nhất về các dấu hiệu địa đới và phi địa đới, bao
gồm một tập hợp đặc trưng của các địa hệ liên kết bậc thấp”
Quan niệm CQ là một đơn vị phân hóa chung nhƣ một địa hệ tự nhiên bất
kỳ nào đó đƣợc sử dụng nhiều không chỉ trong lĩnh vực cảnh quan học thuần túy
mà còn ở trong các lĩnh vực khác nhau, các ngành khác khi liên quan đến sự phân
hóa lãnh thổ.
Trong giai đoạn phát triển hiện nay của địa lí học, một số ý kiến cho rằng khi
hiểu khái niệm về CQ không đƣợc chỉ hạn chế ở việc phân tích các dấu hiệu thuần
túy của tự nhiên, một tự nhiên chƣa bị đụng chạm bởi con ngƣời mà cần phân tích
cả các mối quan hệ tồn tại giữa các hợp phần tự nhiên của CQ với các hợp phần
“dân cƣ và nền văn hóa của con ngƣời” (L.C.Berge), chính sự hợp nhất giữa hai loại
hợp phần đó mới tạo thành một thể thống nhất hoàn chỉnh.
1.1.4.2. Sinh thái cảnh quan
“ Sinh thái cảnh quan là một hệ thống tự nhiên được cấu thành từ hai khối
hữu sinh tương quan trao đổi vật chất, năng lượng, thông tin và những đặc trưng
biến đổi trạng thái (động lực) theo thời gian” [36].
STCQ vừa có cấu trúc của CQ, vừa có chức năng sinh thái của hệ sinh thái
đang tồn tại và phát triển trên CQ, nó chứa đựng hai khía cạnh cơ bản: CQ và hệ
sinh thái. Hai khía cạnh này độc lập nhƣng thống nhất với nhau trong một hệ địa
sinh thái.
KH
TN
TV
ĐH
Đ
SV
Hình 1.1. Mô hình địa - hệ sinh thái [dẫn theo 30]
14
Chú thích: Hƣớng tác động qua lại các thành phần cảnh quan
Hƣớng tác động qua lại của hệ sinh thái trong hệ địa sinh thái
SV: Sinh vật
ĐH: Địa hình
TV: Thuỷ văn
KH: Khí hậu
TN: Thổ nhƣỡng
Đ: Đá
1.1.5. Nông - lâm kết hợp
Định nghĩa về nông - lâm kết hợp đã đƣợc thừa nhận rộng rãi hiện nay trên
thế giới: Nông lâm kết hợp đƣợc bao gồm các hệ canh tác sử dụng đất khác nhau;
trong đó các loại cây thân gỗ sống lâu năm (bao gồm cả cây bụi thân gỗ, các loại
cây trong họ dừa và họ tre nứa) đƣợc trồng kết hợp với các loại cây nông nghiệp,
hoặc vật nuôi trên cùng một đơn vị diện tích đất đai canh tác, đã đƣợc quy hoạch sử
dụng trong sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, chăn nuôi, hoặc thủy sản. Chúng
đƣợc kết hợp với nhau một cách hợp lí trong không gian hoặc theo trình tự về thời
gian. Giữa chúng luôn có tác động qua lại lẫn nhau cả về phƣơng diện sinh thái,
kinh tế theo hƣớng có lợi [17].
Nông lâm kết hợp là một lĩnh vực khoa học độc lập, nó đƣợc hình thành và
xây dựng trên cơ sở của nhiều lĩnh vực khoa học khác nhau, có liên quan đến các
phƣơng thức sử dụng đất đai nhƣ: Nghề làm ruộng, nghề chăn nuôi, nghề làm rừng,
nghề làm vƣờn, nghề nuôi trồng thủy sản, nghề nuôi ong.
Nhƣ vậy kỹ thuật sản xuất nông - lâm kết hợp không phải là một kỹ thuật
canh tác đơn giản nhƣ thực hiện phép tính cộng các kỹ thuật trồng cây nông nghiệp
với các kỹ thuật trồng cây công nghiệp. Nó cũng không là con số cộng đơn giản các
nội dung khoa học của các ngành có liên quan để hình thành ra nội dung khoa học
của phƣơng thức canh tác nông - lâm kết hợp. Nhƣ vậy phƣơng thức sản xuất nông lâm kết hợp phải xuất phát dựa trên các cơ sở khoa học của chính nó và đƣợc biểu
hiện qua trình độ thiết kế, điều chế các hệ canh tác trên một địa bàn sản xuất cụ thể.
1.1.6. Mối liên hệ giữa điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên với cấu
trúc cảnh quan
Mối quan hệ giữa ĐKTN, TNTN với cấu trúc CQ thể hiện ở sự tƣơng
đồng giữa các yếu tố tự nhiên và con ngƣời thông qua những hoạt động phát triển kinh
tế - xã hội.
15
Bảng 1.1. Các yếu tố tự nhiên và cấu trúc cảnh quan
Các iều kiện tự nhiên
và nhân văn
Địa chất và địa hình
Khí hậu và thủy văn
Thổ nhƣỡng và sinh vật
Con ngƣời
Các loại tài nguyên
Tài nguyên khoáng sản
Tài nguyên khí hậu
Tài nguyên nƣớc
Cấu trúc cảnh quan
Nền tảng vật chất rắn
Nền tảng nhiệt, ẩm
Tài nguyên đất
Dinh dƣỡng đất và hợp
Tài nguyên động thực vật
chất hữu cơ
Tài nguyên lao động
Mức độ nhân tác
Nhìn vào bảng trên ta thấy: Các hợp phần cấu trúc tạo nên các đơn vị CQ vừa
là nơi diễn ra các hoạt động KT - XH, vừa là TNTN - đối tƣợng để khai thác, sử
dụng. TNTN là những nhân tố, chất liệu để tạo nên tiềm năng sản xuất của CQ.
Ở các nhóm tổ hợp những yếu tố tự nhiên: Địa chất, địa hình, khí hậu, thủy
văn, thổ nhƣỡng và sinh vật thì hầu nhƣ những loại tài nguyên và yếu tố tự nhiên
cấu tạo nên các đơn vị CQ có độ tƣơng đồng lớn.
Yếu tố con ngƣời, một hợp phần của cấu trúc CQ thì tài nguyên lao động
là sản phẩm của quá trình vận động, phát triển của dân cƣ. Đồng thời yếu tố nhân
tác trong cấu trúc CQ lại là sản phẩm của chính tài nguyên lao động trên lãnh thổ
[29].
1.1.7. Mối liên hệ giữa cảnh quan và hoạt động nông - lâm nghiệp
Hoạt động sản xuất N - LN đƣợc hình thành và phát triển dựa trên cơ sở các
hợp phần cấu trúc nên CQ. Thông qua hoạt động này con ngƣời đã tác động lên CQ
làm thay đổi cấu trúc và thành phần của nó theo các chiều hƣớng khác nhau: Tích
cực hoặc tiêu cực.
Nếu trong nền sản xuất N - LN, con ngƣời biết khai thác, sử dụng các yếu tố
tự nhiên và TNTN một cách hợp lí thì sẽ tác động tích cực lên CQ, cụ thể là hình
thành nên các CQ nhân sinh với các loại cây trồng trong hệ sinh thái nông nghiệp,
hệ sinh thái N - LN kết hợp và các thảm thực vật trong hệ sinh thái lâm nghiệp làm
16
tăng tính cân bằng, tính ổn định và tính nhịp điệu của CQ. Ngƣợc lại những hoạt
động khai thác tài nguyên một cách bất hợp lí và thiếu quy hoạch sẽ dẫn tới phá vỡ
cân bằng sinh học, tuần hoàn vật chất trong CQ, làm nó biến đổi và cuối cùng làm
thoái hóa CQ hiện có để hình thành CQ mới.
Giữa CQ và hoạt động sản xuất N - LN có mối quan hệ chặt chẽ, tác động
tƣơng hỗ lẫn nhau thể hiện ở bảng 1.2
Bảng 1.2. Quan hệ giữa cảnh quan và hoạt động sản xuất nông - lâm nghiệp
[dẫn theo 30]
Cấu trúc cảnh quan
Các yếu tố đầu vào của sản xuất N - LN
- Cấu trúc địa chất
- Đá tạo đất
- Các dạng địa hình
- Các kiểu khí hậu
- Mặt bằng sản xuất
- Chế độ nhiệt, ẩm và nhịp điệu mùa
- Chế độ thủy văn
- Đại tổ hợp thổ nhƣỡng
- Nguồn nƣớc tƣới
- Đất
- Đại tổ hợp sinh vật
- Các tác động nhân sinh
- Thực vật
- Sức lao động và tri thức khoa học
Nhƣ vậy, cảnh quan là tiền đề hình thành và cũng là nơi diễn ra các hoạt
động sản xuất nông – lâm nghiệp.
1.2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU
1.2.1. Trên thế giới
Việc nghiên cứu, đánh giá các ĐKTN phục vụ cho quy hoạch sản xuất N LN đã trải qua một thời gian khá dài với nội dung phong phú đƣợc thể hiện trong
nhiều công trình từ các hƣớng tiếp cận và sử dụng các phƣơng pháp đánh giá
khác nhau.
Nền móng của cảnh quan học đã đƣợc xây dựng từ cuối thế kỷ XIX và đầu
thế kỷ XX trong các công trình nghiên cứu và phân chia địa lí tự nhiên bề mặt trái
đất của các nhà địa lí Nga nhƣ V.V.Đocutraiep, L.X.Berge, G.N.Vƣtxotski,
G.F.Morozov…[10]. Từ giữa thế kỷ XX trƣờng phái này phát triển mạnh ở Liên
Xô cũ và các nƣớc Đông Âu. Các công trình thuộc hƣớng này tiến hành đo vẽ CQ
cho việc đánh giá, quy hoạch sử dụng đất N - LN và cải tạo đất, điển hình một số
17
tác giả nhƣ K.V.Pascan, G.Iu.Pritula (1980), B.A.Macximov (1978), K.B.Zvorƣkin
(1984), cùng trƣờng phái này còn có các công trình nghiên cứu của các tác giả
Hungari nhƣ Marosi, Szilard (1964); ở Rumani nhƣ Grumazescu (1966), ở Ba Lan
nhƣ Rozycka (1965)…[22].
Quan điểm nghiên cứu, đánh giá: Lấy học thuyết về CQ làm cơ sở cho việc
đánh giá đất đai N - LN và quy hoạch lãnh thổ nhằm sử dụng tối ƣu các đặc điểm
STCQ và thiết lập mối quan hệ hài hòa giữa sử dụng lãnh thổ, con ngƣời và môi
trƣờng. Đơn vị đánh giá là các đại tổng thể theo hệ thống phân vị CQ tƣơng ứng
trong phạm vi và mục đích đánh giá, có thể là các đơn vị phân vùng cá thể hoặc
phân loại CQ. Ví dụ K.V.Pascan chọn “cảnh khu” (dạng địa lí). Phƣơng pháp đánh
giá tổng hợp bao gồm: Phƣơng pháp mô hình chuẩn (mô hình hóa tối ƣu), phƣơng
pháp bản đồ, phân tích tổng hợp, so sánh địa tính và phƣơng pháp thang điểm tổng
hợp có trọng số…
Nhìn chung trong các công trình nghiên cứu đánh giá tổng hợp thƣờng dựa
trên mức độ thuận lợi của các yếu tố tự nhiên cho các đối tƣợng kinh tế trong sử
dụng đất đai. Mô hình đánh giá chung có tính điển hình thể hiện ở hình 1.2 [10].
Đặc trƣng các đơn vị tổng hợp
tự nhiên lãnh thổ
Đặc điểm sinh thái công trình đặc
trƣng kỹ thuật - công nghiệp của
các ngành sản xuất
Đánh giá tổng hợp
Xác định mức độ thích hợp của các thể
tổng hợp tự nhiên đối với các mục tiêu
thực tiễn cụ thể
Đề xuất các kiến nghị sử dụng hợp lí tài
nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trƣờng
Hình 1.2. Mô hình đánh giá tự nhiên đối với hoạt động kinh tế
18
1.2.2. Ở Việt Nam
Ở nƣớc ta việc nghiên cứu đánh giá các ĐKTN theo hƣớng CQ ứng dụng cho
mục đích N – LN bắt đầu từ thập niên 1960 - 1970 nhƣ: “Sơ đồ phân vùng địa lí tự
nhiên Miền Bắc Việt Nam” của Tổ phân vùng địa lí tự nhiên tổng hợp - Ủy ban
khoa học nhà nƣớc, “Cảnh quan địa lí Miền Bắc Việt Nam” của tác giả Vũ Tự Lập
[16].
Từ những năm 1980 các công trình đánh giá ĐKTN theo hƣớng cảnh quan
phát triển mạnh nhƣ tác giả Nguyễn Thành Long và những ngƣời khác (1984),
Nguyễn Văn Sơn (1987), Nguyễn Đình Giang (1996), Nguyễn Cao Huần (1985),
Nguyễn Thế Thôn (1994);(2001), Nguyễn Trọng Tiến (1996), Nguyễn Văn Vinh
(1996). Điển hình gần đây công trình của Nguyễn Ngọc Khánh “Nghiên cứu cảnh
quan thượng nguồn sông Cầu phục vụ phân vùng môi trường”, Phạm Hồng Sơn
“Đánh giá cảnh quan phục vụ cho phát triển nông - lâm nghiệp ở huyện Đại Lộc,
tỉnh Quảng Nam” [20]. Trong các công trình này trên cơ sở hệ thống các nguyên tắc
đánh giá tiềm năng tự nhiên thông qua các bƣớc đánh giá riêng từng hợp phần tự
nhiên đến đánh giá tổng hợp dựa trên đặc điểm của các đơn vị lãnh thổ CQ. Các chỉ
tiêu đƣợc chọn là các đặc điểm đặc thù của vùng có liên quan đến ngành sản xuất N
- LN. Phƣơng pháp đánh giá bằng thang điểm tổng hợp đƣợc áp dụng để phân cấp
các vùng thuận lợi hoặc ít thuận lợi cho hai nghành sản xuất nông và lâm nghiệp.
Theo hƣớng STCQ, các công trình nhƣ “Nghiên cứu cải tạo, sử dụng hợp lí
hệ sinh thái vùng gò đồi Bình - Trị - Thiên” (1990), “Đánh giá phân hạng điều kiện
sinh thái tự nhiên lãnh thổ trung du Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế cho nhóm cây
công nghiệp dài ngày” (1995)… là những đại diện. Trong đó các chỉ tiêu sinh thái
nhƣ nhiệt độ, độ ẩm, độ dốc, đất… cho một số loại cây trồng đƣợc lựa chọn để đánh
giá các mức độ thích hợp.
Dƣới góc độ phân vùng địa lí tự nhiên, các nhà địa lí tiến hành phân vùng
lãnh thổ nghiên cứu, từ đó xác định một cách khái quát nhất phƣơng hƣớng sử dụng
lãnh thổ. Trong các công trình này, các đơn vị lãnh thổ tƣơng đối đồng nhất về một
số chỉ tiêu nào đó, với những đặc điểm nhất định về tài nguyên đƣợc sử dụng làm
đơn vị cơ sở cho quy hoạch vùng và sử dụng tổng hợp lãnh thổ. Kiểu đánh giá phổ
biến hiện nay là đánh giá mức độ thuận lợi của các ĐKTN, TNTN cho các loại hình
19
khai thác khác nhau.
Nhìn chung, cho đến nay vẫn chƣa có mô hình thống nhất tối ƣu về phƣơng
pháp, chỉ tiêu cũng nhƣ lựa chọn đơn vị cơ sở đánh giá. Tuy nhiên những công
trình này đã đóng góp vào việc hình thành các quan điểm nghiên cứu, xác định
cách tiếp cận của đề tài trên nguyên tắc và quan điểm địa lí ứng dụng trong đánh
giá tổng hợp ĐKTN.
1.2.3. Các công trình nghiên cứu về iều kiện tự nhiên phục vụ phát triển nông –
lâm nghiệp có liên quan đến lãnh thổ huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng
Mặc dù, trên thế giới cũng nhƣ ở nƣớc ta có rất nhiêu công trình nghiên cứu
đánh giá tổng hợp ĐKTN. Nhƣng đối với huyện Đam Rông với đặc thù là một
huyện miền núi cao, kinh tế mới phát triển sau này, đời sống ngƣời dân còn nhiêu
khó khăn nên chƣa có công trình nào đề cập đến đánh giá tổng hợp ĐKTN cho mục
đích quy hoạch phát triển N - LN. Với lãnh thổ huyện Đam Rông, một số đề tài
nghiên cứu các lĩnh vực kinh tế khác nhƣ quy hoạch đất đai… mới chỉ dừng lại nêu
khái quát ĐKTN, KT - XH hoặc nghiên cứu đánh giá một thành phần tự nhiên.
Qua đó tác giả thấy hƣớng nghiên cứu của mình đối với lãnh thổ này là không trùng
lặp với những công trình đi trƣớc.
1.3. QUAN ĐIỂM VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ TỔNG
HỢP ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN NÔNG – LÂM
NGHIỆP Ở HUYỆN ĐAM RÔNG
1.3.1. Quan điểm tiếp cận
1.3.1.1. Quan điểm tổng hợp
Quan điểm tổng hợp đòi hỏi nghiên cứu các thành phần tự nhiên trong mối
quan hệ tƣơng hỗ, tác động lẫn nhau, gắn bó với nhau chặt chẽ nhƣ một tổng thể.
Theo quan điểm này lại không yêu cầu nhất thiết phải đánh giá tất cả các chỉ tiêu
thuộc thành phần mà tùy thuộc vào mục tiêu đánh giá để lựa chọn chỉ tiêu phù hợp.
Trong đề tài quan điểm này thể hiện qua việc lựa chọn và xử lí chỉ tiêu đại diện cho
các thành phần: Địa hình (độ dốc), khí hậu (nhiệt độ trung bình năm), thủy văn
(điều kiện tƣới), nham thạch và thổ nhƣỡng (loại đất, độ dày tầng đất, thành phần cơ
giới).
20
Việc đề xuất loại hình sử dụng trên từng loại STCQ huyện Đam Rông, tỉnh
Lâm Đồng đƣợc dựa trên quan điểm tổng hợp, kết quả đánh giá mức độ thích nghi
sinh thái của các loại cây trồng, hiện trạng, định hƣớng phát triển N - LN và hiệu
quả và tác động đến môi trƣờng của từng loại hình cụ thể.
1.3.1.2. Quan điểm lãnh thổ
Do lãnh thổ huyện Đam Rông có sự phân hóa đa dạng về độ cao, kiểu khí
hậu, độ dốc, độ dày tầng đất, loại đất… nên việc phân cấp lãnh thổ thành những đơn
vị có sự đồng nhất tƣơng đối về các yếu tố tự nhiên phục vụ cho mục tiêu đánh giá
là cần thiết.
Dựa trên cơ sở chỉ tiêu đánh giá, đề tài phân cấp lãnh thổ về độ dốc, độ dày
tầng đất, loại đất, điều kiện tƣới, thành phần cơ giới, nhiệt độ trung bình năm, vị trí
và tổng hợp lại theo các đơn vị lãnh thổ cơ sở. Trong đề tài đơn vị cơ sở loại CQ.
Mỗi loại CQ có sự đồng nhất tƣơng đối về các ĐKTN và việc đánh giá đƣợc dựa
trên cơ sở so sánh chỉ tiêu sinh thái N - LN với đặc điểm của các đơn vị CQ để xác
định loại hình N - LN thích hợp.
1.3.1.3. Quan điểm phát triển bền vững
Dựa vào ĐKTN và hiện trạng phát triển N - LN của huyện Đam Rông,
nhiệm vụ của đánh giá: Xác định tiềm năng của từng đơn vị cảnh quan để bố trí sản
xuất N - LN, những nơi trồng rừng, tái sinh phục hồi rừng phù hợp với yêu cầu sinh
thái, yêu cầu kinh tế, quản lý và bảo tồn, góp phần định hƣớng quy hoạch N - LN
theo hƣớng bền vững.
Ngoài ra quan điểm này còn đƣợc đề tài vận dụng trong việc phân tích các
loại hình N - LN trên địa bàn và đề xuất các mô hình kinh tế nông hộ dựa trên hiện
trạng sử dụng đất, hiện trạng rừng, phân bố dân cƣ và các đặc điểm đặc thù khác
của lãnh thổ nghiên cứu.
1.3.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
1.3.2.1. Phƣơng pháp khảo sát thực địa
Là phƣơng pháp truyền thống nhƣng hiện nay vẫn đƣợc xem là phƣơng pháp
không thể thiếu trong nghiên cứu địa lí. Phƣơng pháp này bao gồm khảo sát những
21