Tải bản đầy đủ (.docx) (37 trang)

LUẬN văn THẠC SĨ NĂNG lực LÃNH đạo của cán bộ ủy BAN NHÂN dân cấp xã HUYỆN TỊNH BIÊN, TỈNH AN GIANG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (258.63 KB, 37 trang )

MỤC LỤC
Trang
PHẦN MỞ ĐẦU
NỘI DUNG
ĐỘI NGŨ CÁN BỘ ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP
XÃ VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN NÂNG CAO
Chương 1. NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO CỦA CÁN BỘ ỦY
BAN NHÂN DÂN CẤP XÃ HUYỆN TỊNH
BIÊN, TỈNH AN GIANG
Những vấn đề chung về đội ngũ cán bộ ủy ban nhân dân
cấp xã
1.2.
Các xã huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang
Năng lực lãnh đạo của cán bộ ủy ban nhân dân cấp xã
1.3.
huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang
THỰC TRẠNG NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO CỦA
Chương 2. CÁN BỘ ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP XÃ HUYỆN
TỊNH BIÊN, TỈNH AN GIANG
2.1.
Ưu điểm
1.1.

2.2.
Chương
3.

3.1.
3.2.

1


3

3
3
7
10
16
16

Hạn chế

19

GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC LÃNH
ĐẠO CỦA CÁN BỘ ỦY BAN NHÂN DÂN
CẤP XÃ HUYỆN TỊNH BIÊN, TỈNH AN
GIANG

22

Sự tác động của tình hình nhiệm vụ đến nâng cao năng lực
lãnh đạo của cán bộ ủy ban nhân dân cấp xã huyện Tịnh
Biên, tỉnh An Giang

22

Giải pháp nâng cao năng lực lãnh đạo của cán bộ ủy
ban nhân cấp xã huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang

26


Chương 4. KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ

33

4.1.

Kết luận

33

4.2.

Kiến nghị

34

TÀI LIỆU THAM KHẢO

35



PHẦN MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài tiểu luận
Khi đất nước bước vào thời kỳ đổi mới, trên cơ sở tổng kết xây dựng đội
ngũ cán bộ trong các thời kỳ cách mạng, Đảng ta chỉ rõ, mức chính xác của
đường lối chính sách, đều tùy thuộc cuối cùng ở chất lượng công tác cán bộ. Vì
vậy, công tác cán bộ là khâu then chốt trong toàn bộ hoạt động của Đảng, là
nguyên nhân của mọi nguyên nhân. Để xây dựng và thực hiện thắng lợi Cương

lĩnh, chiến lược và các nhiệm vụ chính trị do Đại hội Đảng đề ra, công tác cán bộ,
đặc biệt là năng lực của đội ngũ cán bộ chủ chốt càng cấp bách, đòi hỏi phải được
đổi mới cả quan điểm, tổ chức, phương pháp, quy chế và chính sách. Theo quan
điểm đó Đảng ta khẳng định, Đổi mới cán bộ lãnh đạo các cấp, là mắt xích quan
trọng nhất mà Đảng phải nắm chắc để thúc đẩy những cuộc cải cách có ý nghĩa
cách mạng. Chủ tịch Hồ Chí Minh dạy rằng, cán bộ là cái gốc của mọi công việc.
Công việc thành công, hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém.
Xã là một đơn vị cấp hành chính cuối cùng trong bốn cấp của hệ thống
quản lý hành chính, là cấp thấp nhất theo sự phân cấp quản lý nhưng thấp nhất
không đồng nghĩa với ít quan trọng nhất. Do vậy, nâng cao năng lực đội ngũ cán
bộ ủy ban nhân dân xã là nhiệm vụ rất quan trọng. Đó là lý do mà em chọn đề tài
“Năng lực lãnh đạo của cán bộ ủy ban nhân dân cấp xã huyện Tịnh Biên,
tỉnh An Giang” làm đề tài tiểu luận.
1.2. Mục tiêu của tiểu luận
Luận giải làm rõ những vấn đề cơ bản về lý luận, thực tiễn và đề xuất
những giải pháp nâng cao năng lực lãnh đạo của cán bộ ủy ban nhân dân cấp xã ở
huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang hiện nay.
1.3. Phạm vi nghiên cứu
Tiểu luận tập trung nghiên cứu, khảo sát thực tế năng lực lãnh đạo của cán
bộ ủy ban nhân dân cấp xã ở huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang; phạm vi khảo sát ở
tất cả các đảng bộ xã ở huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang; tư liệu, tài liệu điều tra,
khảo sát chủ yếu từ năm 2015 đến nay.
3


1.4. Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lê nin, tiểu luận sử dụng
tổng hợp các phương pháp nghiên cứu khoa học chuyên ngành và liên ngành, chú
trọng các phương pháp: phân tích, tổng hợp, lôgíc-lịch sử, điều tra khảo sát, tổng kết
thực tiễn và phương pháp chuyên gia.

1.5. Kết cấu tiểu luận
Tiểu luận gồm: phần mở đầu, nội dung, giải pháp, kết luận - kiến nghị,
danh mục tài liệu tham khảo.

4


NỘI DUNG
Chương1. ĐỘI NGŨ CÁN BỘ ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP XÃ
VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN NÂNG CAO NĂNG LỰC LÃNH
ĐẠO CỦA CÁN BỘ ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP XÃ HUYỆN TỊNH
BIÊN, TỈNH AN GIANG
1.1. Những vấn đề chung về đội ngũ cán bộ ủy ban nhân dân cấp xã
Xã là một đơn vị cấp hành chính cuối cùng trong bốn cấp của hệ thống
quản lý hành chính, là cấp thấp nhất theo sự phân cấp quản lý nhưng thấp nhất
không đồng nghĩa với ít quan trọng nhất. Do vậy, xây dựng đội ngũ cán bộ xã là
nhiệm vụ rất quan trọng.
Ủy ban nhân dân cấp xã là cấp chính quyền địa phương cấp cơ sở, gần
dân nhất ở Việt Nam. Ủy ban nhân dân cấp xã có từ 3 đến 5 thành viên, gồm
Chủ tịch, 2 Phó Chủ tịch và các ủy viên (thường là chỉ huy trưởng BCH quân sự
và Trưởng công an xã). Thường trực Ủy ban nhân dân cấp xã gồm Chủ tịch, các
Phó Chủ tịch. Người đứng đầu Ủy ban nhân dân cấp xã là Chủ tịch Ủy ban nhân
dân. Về danh nghĩa, người này do Hội đồng nhân dân của xã, thị trấn hay
phường đó bầu ra bằng hình thức bỏ phiếu kín. Thông thường, Chủ tịch Ủy ban
nhân dân xã, phường hay thị trấn sẽ đồng thời là một Phó Bí thư Đảng ủy của
xã, thị trấn hay phường đó. Ủy ban nhân dân xã, phường hay thị trấn hoạt động
theo hình thức chuyên trách.
Bộ máy giúp việc của Ủy ban nhân dân cấp xã gồm có 7 chức danh: Công
an, quân sự, kế toán, văn phòng, tư pháp - hộ tịch, văn hóa - xã hội, địa chính.
Mỗi chức danh tùy vào tình hình thực tế địa phương mà bố trí số lượng biên chế

phù hợp [1, tr.234].
Chủ tịch, Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân. Là cán bộ chuyên trách lãnh đạo
Uỷ ban nhân dân cấp xã, chịu trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành hoạt động

5


của Uỷ ban nhân dân và hoạt động quản lý Nhà nước đối với các lĩnh vực kinh tế
- xã hội, an ninh, quốc phòng đã được phân công trên địa bàn xã.
Nhiệm vụ của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân. Lãnh đạo phân công công tác
của Uỷ ban nhân dân, các thành viên Uỷ ban nhân dân, công tác chuyên môn
thuộc Uỷ ban nhân dân cấp xã, gồm: Tổ chức chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra đối với
công tác chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân trong việc thực hiện chính sách,
pháp luật của cơ quan Nhà nước cấp trên, nghị quyết của Hội đồng nhân dân và
các quyết định của Uỷ ban nhân dân xã.
Nhiệm vụ của Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân. Tổ chức quản lý, chỉ đạo
thực hiện nhiệm vụ theo khối công việc (khối kinh tế - tài chính, khối văn hoá xã hội...) của Uỷ ban nhân dân do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân phân công và những
công việc do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân ủy nhiệm khi Chủ tịch Uỷ ban nhân dân
đi vắng.
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, “Cán bộ là những người đem chủ trương,
chính sách của Đảng, của Chính phủ giải thích cho dân chúng hiểu rõ và thi hành.
Đồng thời đem tình hình của dân chúng báo cáo cho Đảng, cho Chính phủ hiểu rõ
để đặt chính sách cho đúng”[10. tr.300]. Luật cán bộ, công chức được Quốc hội
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 4 thông qua
ngày 13 tháng 11 năm 2008, định nghĩa cán bộ: Cán bộ là công dân Việt Nam,
được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong
cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở
Trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, ở huyện, quận, thị xã, thành
phố thuộc tỉnh, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách Nhà nước.
Cán bộ xã ,là công dân Việt Nam, được bố trí các chức vụ: Bí thư, Phó Bí

thư Đảng uỷ, Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch, Phó Chủ tịch
Uỷ ban nhân dân, Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc, Bí thư Đoàn Thanh niên

6


Cộng sản Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ, Chủ tịch Hội Nông dân,
Chủ tịch Hội Cựu chiến binh.
Luật Cán bộ, công chức quy định cán bộ có các nghĩa vụ và quyền lợi:
Trung thành với Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam, bảo vệ danh dự Tổ quốc và lợi ích quốc gia. Tôn trọng nhân dân, tận tụy
phục vụ nhân dân. Liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám
sát của nhân dân. Chấp hành nghiêm chỉnh đường lối, chủ trương, chính sách của
Đảng và pháp luật của Nhà nước. Thực hiện đúng, đầy đủ và chịu trách nhiệm về
kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao. Có ý thức tổ chức kỷ luật,
nghiêm chỉnh chấp hành nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị, báo cáo
người có thẩm quyền khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật trong cơ quan, tổ
chức, đơn vị, bảo vệ bí mật nhà nước. Chủ động và phối hợp chặt chẽ trong thi
hành công vụ. Bảo vệ, quản lý và sử dụng hiệu quả, tiết kiệm tài sản Nhà nước
được giao. Chấp hành quyết định của cấp trên.
Ngoài việc thực hiện quy định trên, cán bộ là người đứng đầu bộ máy
Đảng, chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội, còn phải thực hiện các nghĩa
vụ: Chỉ đạo tổ chức thực hiện nhiệm vụ được giao và chịu trách nhiệm về kết quả
hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị. Kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn việc thi
hành công vụ của cán bộ, công chức. Tổ chức thực hiện các biện pháp phòng,
chống quan liêu, tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và chịu trách
nhiệm về việc để xảy ra quan liêu, tham nhũng, lãng phí trong cơ quan, tổ chức,
đơn vị. Tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về dân chủ cơ sở, xử lý kịp
thời, nghiêm minh cán bộ, công chức thuộc quyền quản lý có hành vi vi phạm kỷ
luật, pháp luật, có thái độ quan liêu, hách dịch, cửa quyền, gây phiền hà cho công

dân. Giải quyết kịp thời, đúng pháp luật, theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan
có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của cá nhân, tổ chức,
nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Cán bộ được bảo đảm các điều kiện thi hành công vụ. Được giao quyền
tương xứng với nhiệm vụ. Được bảo đảm trang thiết bị và các điều kiện làm việc
7


khác theo quy định của pháp luật. Được cung cấp thông tin liên quan đến nhiệm
vụ, quyền hạn được giao. Được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị,
chuyên môn, nghiệp vụ. Được pháp luật bảo vệ khi thi hành công vụ.
Cán bộ được Nhà nước bảo đảm tiền lương tương xứng với nhiệm vụ,
quyền hạn được giao, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của Đất nước, được
hưởng phụ cấp và chính sách ưu đãi theo quy định của pháp luật. Được hưởng
tiền làm thêm giờ, tiền làm đêm, công tác phí và các chế độ khác theo quy định
của pháp luật. Cán bộ được bảo đảm quyền học tập, nghiên cứu khoa học, tham
gia các hoạt động kinh tế, xã hội, được hưởng chính sách ưu đãi, chế độ bảo hiểm
xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật, nếu bị thương hoặc hy sinh
trong khi thi hành công vụ thì được xem xét hưởng chế độ, chính sách như
thương binh hoặc được xem xét để công nhận là liệt sĩ và các quyền khác theo
quy định của pháp luật.
Cán bộ thực hiện các nghĩa vụ, quyền hạn quy định của Luật cán bộ, công
chức các quy định khác của pháp luật có liên quan, điều lệ của tổ chức mà mình
là thành viên. Cán bộ khi giữ chức vụ được hưởng lương và chế độ bảo hiểm.
Cán bộ phải thực hiện cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư trong hoạt động
công vụ. Trong giao tiếp phải có thái độ lịch sự, tôn trọng đồng nghiệp, ngôn ngữ
giao tiếp phải chuẩn mực, rõ ràng, mạch lạc. Cán bộ phải lắng nghe ý kiến của
đồng nghiệp, công bằng, vô tư, khách quan khi nhận xét, đánh giá, thực hiện dân
chủ và đoàn kết nội bộ. Khi thi hành công vụ, cán bộ phải mang phù hiệu, có tác
phong lịch sự, giữ gìn uy tín, danh dự cho cơ quan, tổ chức, đơn vị và đồng

nghiệp. Cán bộ phải gần gũi với nhân dân, có tác phong, thái độ lịch sự, nghiêm
túc, khiêm tốn. Cán bộ không được hách dịch, cửa quyền, gây khó khăn, phiền hà
cho nhân dân khi thi hành công vụ.
Những việc cán bộ không được làm: Trốn tránh trách nhiệm, thoái thác
nhiệm vụ được giao, gây bè phái, mất đoàn kết, tự ý bỏ việc hoặc tham gia đình
công. Sử dụng tài sản của Nhà nước và của nhân dân trái pháp luật. Lợi dụng,
lạm dụng nhiệm vụ, quyền hạn, sử dụng thông tin liên quan đến công vụ để vụ
8


lợi. Phân biệt đối xử dân tộc, nam, nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo
dưới mọi hình thức. Cán bộ không được tiết lộ thông tin liên quan đến bí mật nhà
nước dưới mọi hình thức. Cán bộ làm việc ở ngành, nghề có liên quan đến bí mật
Nhà nước thì trong thời hạn ít nhất là 05 năm, kể từ khi có quyết định nghỉ hưu,
thôi việc, không được làm công việc có liên quan đến ngành, nghề mà trước đây
mình đã đảm nhiệm cho tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước
ngoài hoặc liên doanh với nước ngoài. Chính phủ quy định cụ thể danh mục
ngành, nghề, công việc, thời hạn mà cán bộ không được làm và chính sách đối
với những người phải áp dụng quy định này. Ngoài những việc không được làm
trên đây, cán bộ còn không được làm những việc liên quan đến sản xuất, kinh
doanh, công tác nhân sự quy định tại Luật phòng, chống tham nhũng, Luật thực
hành tiết kiệm, chống lãng phí và những việc khác theo quy định của pháp luật và
của cơ quan có thẩm quyền.
1.2. Các xã huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang
Vị trí địa lý. Huyện Tịnh Biên là một trong hai huyện miền núi của tỉnh
An Giang, nằm về phía tây bắc của tỉnh và kéo dài từ 10 026’15”B đến
10040’30”B, 104054’Đ đến 10507’, cách thành phố Long Xuyên 70km, cách
thành phố Châu Đốc 8km, cáchthành phố Hồ Chí Minh 255km và cách thành
phố Cần Thơ 130km. Huyện Tịnh Biên có vị trí địa lý:
Phía bắc và tây bắc giáp huyện Kiri Vong, tỉnh Takeo, CamPuchia.

Phía nam và tây nam giáp huyện Tri Tôn.
Phía đông giáp thành phố Châu Đốc và huyện Châu phú.
Huyện Tịnh Biên có diện tích tự nhiên 354,73 km 2, chiếm 10,03% so với
tổng diện tích toàn tỉnh. Huyện Tịnh Biên có 29.978 hộ dân với 121.399 người,
trong đó dân tộc Kinh 85.328 người, dân tộc Khmer 35.696 người và dân tộc
Hoa 375 người[1]. Huyện Tịnh Biên có dân số người Khmer tương đối lớn, tập
trung nhiều ở những xã An Cư, Tân Lợi, An Hảo, Văn Giáo, Vĩnh Trung...

9


Điều kiện tự nhiên. Huyện Tịnh Biên có đường biên giới chung với
Vương quốc Campuchia dài gần 20 km, nên có lợi thế và tiềm năng rất lớn để
phát triển kinh tế cửa khẩu, du lịch thông qua cửa khẩu Quốc tế Tịnh Biên và
tuyến quốc lộ 91, quốc lộ N1 chạy ngang địa bàn. Đây là cầu nối giao thương
quan trọng nối huyện Tịnh Biên nói riêng và tỉnh An Giang nói chung với các
tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long và các nước trong khu vực Đông Nam Á.
Địa hình. Với đặc điểm địa hình bán sơn địa khá phức tạp, vừa có đồi núi
vừa có đồng bằng, mang sắc thái đặc biệt. Phân theo hình thái, địa hình của
huyện Tịnh Biên có 3 dạng sau:
Địa hình đồng bằng phù sa: Vùng này có tổng diện tích khoảng 20.260 ha
chiếm tỷ lệ 57% diện tích, phân bố khu vực phía Đông tỉnh lộ 948 và phía Bắc
kênh Vĩnh Tế. Địa hình mang nét đặt trưng chung của vùng đồng bằng Tây
Nam Bộ với cao trình từ 4 m trở xuống (trung bình từ 2 – 3 m), nền thổ nhưỡng
phù sa sông được bồi đắp từ sông Hậu. Vùng này thuận lợi trồng lúa, nuôi trồng
thủy sản và rừng ngập nước (trồng tràm).
Địa hình đồi núi thấp: Vùng này có tổng diện tích khoảng 6.330 ha,
chiếm 17,81% diện tích tự nhiên của toàn huyện,phân bố ở các xã, thị trấn: An
Phú, Nhơn Hưng, Thới Sơn, thị trấn Nhà Bàng, An Cư, An Hảo, Tân Lợi, Núi
Voi. Độ cao địa hình >+30 m so với mực nước biển, trong đó, ngọn núi cao nhất

là núi Cấm với đỉnh cao khoảng 710 m. Các ngọn núi khác phân bố rãi rác
giống như dạng đồi độc lập với độ cao trung bình khoảng 100 m. Thành phần
của các ngọn núi này chủ yếu là đá có lẫn cát. Vùng này có tiềm năng khoáng
sản, vật liệu xây dựng, phù hợp cho việc phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng
với nhiều đồi núi, danh thắng đẹp.
Địa hình đồng bằng nghiêng ven chân núi: Tổng diện tích vùng này
khoảng 8.953 ha, chiếm khoảng 25,19% diện tích tự nhiên, phân bố ở các xã, thị
10


trấn: Văn Giáo, Vĩnh Trung, An Cư, thị trấn Chi Lăng. Được hình thành từ quá
trình rửa trôi đất cát trên núi, có cao trình từ 5 – 30 m so với mực nước biển và
nghiêng dần ra xung quanh (từ vài trăm mét đến vài cây số). Trừ một số nơi ven
chân núi có dạng đồi lượn sóng, độ dốc bình quân từ 30 - 80, còn phần lớn đã
được san bằng để canh tác lúa nương. Vùng này có khả năng trồng cây ăn trái,
trồng lúa đặc sản và phát triển trang trại chăn nuôi đàn gia súc.
Khí hậu. Huyện Tịnh Biên nằm trong vùng có đặc trưng khí hậu nhiệt đới
gió mùa với hai mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô, có nền nhiệt cao và ổn định,
lượng mưa nhiều và phân bổ theo mùa. Nhiệt độ trung bình hàng năm khá cao
và ổn định khoảng 27,5°C. Biên độ nhiệt giữa các tháng nóng nhất và lạnh nhất
từ 2 – 30C. Nhìn chung không có sự khác biệt lớn so với những nơi khác trong
tỉnh và khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Đây là một điều kiện khá thuận lợi
để huyện phát triển nông nghiệp. Nhiệt độ trung bình cao nhất trong năm
(khoảng tháng 4) là 28,3°C. Nhiệt độ trung bình thấp nhất trong năm (khoảng
tháng 1) là 25,5°C.
Tổng số ngày mưa nhiều trung bình trong năm khoảng 128 ngày với
lượng mưa bình quân 1.478 mm nhưng phân bố không đều, chia thành hai mùa
rõ rệt: mùa mưa và mùa khô Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11 với
lượng mưa chiếm khoảng 90% so với tổng lượng mưa của năm. Các tháng có
lượng mưa cao nhất là tháng 7 – 8 – 9 (lượng mưa chiếm hơn 1/3 tổng lượng

mưa cả năm). Mùa mưa thường trùng với mùa nước nổi hàng năm nên khu vực
đồng bằng của huyện thường bị ngập lụt. Mùa khô bắt đầu từ tháng 12 và kéo
dài đến tháng 4 năm sau với lượng mưa chiếm khoảng 10% so với tổng lượng
mưa của năm. Các tháng có lượng mưa thấp nhất là tháng 1 – 2 – 3 với lượng
mưa chiếm khoảng 1% (hầu như không có mưa). Đây là đặc điểm điển hình cho
tính khô hạn của vùng đồng bằng sông Cửu Long.

11


Chế độ thủy văn của huyện Tịnh Biên chịu ảnh hưởng chủ yếu từ chế độ
bán nhật triều của sông Hậu. Nguồn nước mặt được đưa từ sông Hậu vào địa
bàn huyện thông qua các tuyến kênh Cấp I chạy ngang địa bàn như kênh Vĩnh
Tế, kênh Trà Sư, … và phân phối lại cho các tuyến kênh cấp II, cấp III, kênh
mương nội đồng, phục nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của nhân dân ở các xã
thuộc khu vực đồng bằng.
Hàng năm vào mùa mưa, lượng nước từ trên núi chảy xuống, kết hợp với
lượng nước từ thượng nguồn sông Mê Kông đổ về gây ngập tràn phần lớn diện
tích đồng bằng của huyện từ tháng 8 đến tháng 10, ảnh hưởng đến đời sống sinh
hoạt và sản xuất của nhân dân. Tuy nhiên, mùa nước nổi cũng có mặt tích cực,
mùa nước đã mang lại nguồn phù sa và vệ sinh đồng ruộng, cải thiện chất lượng
đất, mang lại nguồn lợi thủy sản và tạo công ăn việc làm cho một bộ phận nông
dân trong mùa nước nổi.
Tài nguyên thiên nhiên. Tài nguyên đất, trên địa bàn huyện có nhiều loại
đất, chủ yếu gồm đất cát núi và đất phù sa.
Tài nguyên sinh vật. Trên địa bàn huyện có rừng tràm Trà Sư với nhiều
loài động vật và thực vật phong phú.
Hành chính. Huyện Tịnh Biên có 14 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc,
bao gồm 3 thị trấn: Tịnh Biên (huyện lỵ), Chi Lăng, Nhà Bàng và 11 xã: An Cư,
An Lão, An Nông, An Phú, Nhươn Hưng, Núi Voi, Tân lập, Tân Lơi, Thới Sơn,

Văn Giáo, Vĩnh Trung.
Kinh tế. Tịnh Biên nằm ở phía tây của Núi Cấm. Từ Tịnh Biên đi Phnôm
Pênh theo quốc lộ 2(CPC) khoảng 125 km. Đây là điểm đến thông dụng của
khách du lịch nước ngoài du lịch tuyến Campuchia - Việt Nam hay ngược lại. Ở
đây có khu du lịch Núi Cấm đã được nhiều người biết đến. Tại đây có đặc sản là
món Bọ Cạp núi nướng giòn, đường thốt nốt. Tịnh Biên đang năng động phát
12


triển, tuy nhiên đang dần dần bị đô thị hóa tương đối nhanh bởi các khu công
nghiệp.
1.3. Năng lực lãnh đạo của cán bộ ủy ban nhân dân cấp xã huyện Tịnh
Biên, tỉnh An Giang
* Chất lượng đội ngũ cán bộ ủy ban nhân dân cấp xã huyện Tịnh Biên,
tỉnh An Giang
Để tạo thành đội ngũ cán bộ ủy ban nhân dân cấp xã huyện Tịnh Biên, tỉnh
An Giang trước hết phải có một số lượng cán bộ nhất định. Việc xác định số
lượng cán bộ cần thiết không phải tuỳ tiện mà phải xuất phát từ chức năng, nhiệm
vụ của các tổ chức và các quy định của cấp trên về tổ chức biên chế đội ngũ cán
bộ ủy ban nhân dân cấp xã huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang.
Cơ cấu, đội ngũ cán bộ ủy ban nhân dân cấp xã huyện Tịnh Biên, tỉnh An
Giang bao gồm cơ cấu về độ tuổi, thâm niên công tác, trình độ học vấn. Nếu
trong đội ngũ cán bộ ủy ban nhân dân cấp xã huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang mà
không bảo đảm sự kế thừa chuyển tiếp giữa các thế hệ thì sẽ dẫn đến sự hẫng hụt.
Bởi lẽ, do nhiều nguyên nhân khác nhau mà trong đội ngũ cán bộ ủy ban nhân
dân cấp xã huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang luôn có sự biến đổi. Do đó cần phải
bảo đảm cơ cấu về độ tuổi và thâm niên công tác, sự phát triển liên tục, vững
chắc của đội ngũ.
Phẩm chất nhân cách của từng người và cả đội ngũ, đó phẩm chất chính
trị của người cán bộ thể hiện ở bản lĩnh chính trị, lý tưởng chính trị, nghề nghiệp,

phẩm chất đạo đức, lối sống, năng lực và phong cách công tác [2, tr.78].
Giữa các yếu tố tạo thành đội ngũ cán bộ ủy ban nhân dân cấp xã huyện
Tịnh Biên, tỉnh An Giang có mối quan hệ biện chứng với nhau tạo điều kiện làm
tiền đề hỗ trợ cho nhau, tạo nên sức mạnh tổng hợp của đội ngũ. Vì vậy phải đặc
biệt quan tâm xây dựng các yếu tố đó, không coi nhẹ bất cứ yếu tố nào, trong đó
đặc biệt coi trọng phẩm chất, năng lực, phong cách cán bộ ủy ban nhân dân cấp
xã huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang.
* Chức trách, nhiệm vụ của đội ngũ cán bộ ủy ban nhân dân cấp xã
13


huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, cán bộ là những người đem chủ trương, chính
sách của Đảng, của Chính phủ giải thích cho dân chúng hiểu rõ và thi hành. Đồng
thời đem tình hình của dân chúng báo cáo cho Đảng, cho Chính phủ hiểu rõ để
đặt chính sách cho đúng. Từ tư tưởng của Người có thể khái quát chức trách,
nhiệm vụ chủ yếu của đội ngũ cán bộ ủy ban nhân dân cấp xã huyện Tịnh Biên,
tỉnh An Giang. Đội ngũ cán bộ ủy ban nhân dân cấp xã huyện Tịnh Biên, tỉnh An
Giang là người được giao nhiệm vụ, quyền hạn đứng đầu, chủ trì, chịu trách
nhiệm trước Đảng, Nhà nước, đảng ủy, cán bộ cấp trên và cấp ủy cấp mình về
toàn bộ hoạt động của tổ chức trong hệ thống chính trị xã.
Đội ngũ cán bộ ủy ban nhân dân cấp xã huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang
trực tiếp đề xuất chủ trương, biện pháp, xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện
các mặt công tác của cơ quan, tổ chức và chịu trách nhiệm trước cấp trên, cấp ủy
cấp mình về toàn bộ hoạt động của cơ quan, tổ chức mà mình phụ trách, xây
dựng cơ quan, tổ chức vững mạnh, hoàn thành thắng lợi mọi nhiệm vụ được giao.
Vai trò của cán bộ ủy ban nhân dân cấp xã huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang
là luôn giữ vai trò nòng cốt trong việc nghiên cứu, quán triệt tổ chức thực hiện
đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước ở mỗi xã, chăm
lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của nhân dân.

Chủ tịch Hồ Chí Minh dạy rằng, cán bộ là cái gốc của mọi công việc, muôn
việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém. Sự nghiệp đổi mới đất
nước do Đảng lãnh đạo đòi hỏi phải phát huy sức mạnh và trí tuệ sáng tạo của
nhân dân, trong đó đội ngũ cán bộ là lực lượng nòng cốt. Thực tiễn cách mạng ở
nước ta cho thấy, ở địa phương nào có đội ngũ cán bộ tốt, thì ở đó phong trào
quần chúng phát triển mạnh mẽ, kinh tế - xã hội phát triển, đời sống vật chất và
tinh thần của nhân dân được cải thiện, mối quan hệ giữa Đảng và quần chúng
được củng cố, tăng cường. Vì thế, bước vào thời kỳ đổi mới, Đảng ta khẳng định:
Đổi mới cán bộ lãnh đạo các cấp là mắt xích quan trọng nhất mà Đảng phải nắm
chắc để thúc đẩy những cuộc cải cách có ý nghĩa cách mạng. Họ là lực lượng
14


nòng cốt, là hạt nhân bảo đảm sự đoàn kết thống nhất trong hệ thống chính trị,
trong nhân dân.
Thông qua hoạt động của đội ngũ cán bộ, vai trò lãnh đạo và uy tín của
Đảng được củng cố, mối quan hệ giữ Đảng và quần chúng được củng cố, tăng
cường. Đội ngũ cán bộ ủy ban nhân dân cấp xã giữ vai trò nòng cốt trong việc chỉ
đạo cơ quan, tổ chức nghiên cứu, đề xuất và chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức thực hiện
đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước. Đội ngũ cán bộ
xã là người trực tiếp đưa đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật
Nhà nước vào nhân dân và tổ chức thực hiện, làm cho đường lối, chủ trương
chính sách thành hiện thực. Hoạt động của đội ngũ cán bộ ủy ban nhân dân cấp
xã dưới sự lãnh đạo của cấp ủy và tuân theo Hiến pháp, pháp luật Nhà nước,
tham gia vào những quyết định quan trọng của tập thể, góp ý bổ sung, phát triển,
hoàn thiện đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước về xây dựng, bảo
vệ Tổ quốc. Với ý nghĩa ấy, đội ngũ cán bộ ủy ban nhân dân cấp xã là lực lượng
nòng cốt trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, thực hiện
đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước.
Theo báo cáo và văn kiện Đảng bộ huyện Tịnh Biên nhiệm kỳ 2015 –

2020, kinh tế duy trì ở mức tăng trưởng khá, tổng giá trị sản xuất bình quân giai
đoạn 2010 – 2015 (theo giá so sánh 2010) ước đạt 9.714 tỷ đồng/ năm. Tích cực
chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng trưởng tỷ trọng công nghiệp và phát
triển nông nghiệp chất lượng hiệu quả, bền vững. Năm 2019, cơ cấu kinh tế ước
đạt: công nghiệp và xây dựng 53,03%(chỉ tiêu 46%); thương mại và dịch vụ
29,6%(chỉ tiêu 35%); nông nghiệp, thủy sản 17,35%(chỉ tiêu 19%). Thu nhập
bình quân đầu người năm 2019 ước đạt 26 triệu đồng/người/năm(chỉ tiêu 25 triệu
đồng/người/năm). Kết quả củng cố, kiện toàn tổ chức cơ sở Đảng và nâng cao
chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên, thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Trung
ương 4 (khóa XI). Tổ chức 35 lớp bồi dưỡng lý luận chính trị cho đảng viên mới,
05 lớp sơ cấp và 04 lớp trung cấp lý luận chính trị. Kết nạp 1.340 đảng viên trong
đó 90% trình độ THPT, 65% trình độ Cao đẳng, Đại học, tỷ lệ trẻ chiếm 65% và
15


tỷ lệ nữ chiếm 70%. Từ năm 2015- 2020 Huyện đã luân chuyển 28 cán bộ, là
trưởng phó các phòng, ban về công tác tại xã 08 đồng chí, cán bộ xã luân chuyển
nên huyện là 05 đồng chí, 15 đồng chí giữa các phòng ban, Mặt trận tổ quốc và
các đoàn thể. Chất lượng đảng viên được nâng lên, năm 2019, đảng viên đủ tư
cách hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên chiếm 86,5%. Công tác xây dựng nông thôn
mới là nhiệm vụ trọng tâm và khâu đột phá huyện đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo
với những giải pháp quyết liệt, huy động sự tham gia của cả hệ thống chính trị,
đẩy mạnh phong trào “Toàn dân chung sức xây dựng nông thôn mới”.
Đội ngũ cán bộ ủy ban nhân dân cấp xã huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang
giữ vai trò nòng cốt trong việc xây dựng hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh và
giữ gìn sự đoàn kết thống nhất trong hệ thống chính trị, trong đội ngũ cán bộ,
công chức và nhân dân trong xã. Đội ngũ cán bộ ủy ban nhân dân cấp xã huyện
Tịnh Biên, tỉnh An Giang quản lý trực tiếp chỉ đạo xây dựng các tổ chức vững
mạnh về mọi mặt, đặc biệt là về chính trị. Đội ngũ cán bộ ủy ban nhân dân cấp xã
là lực lượng trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo, phối hợp giữa các tổ chức trong hệ thống

chính trị, xây dựng cấp uỷ, chính quyền địa phương, đoàn thể chính trị - xã hội,
tuyên truyền vận động nhân dân vừa thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách
của Đảng, Nhà nước, đấu tranh chống mọi âm mưu thủ đoạn và hành động phá
hoại của các thế lực thù địch chống phá Đảng, chính quyền, phá vỡ khối đại đoàn
kết giữa các dân tộc, gây mất an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, đồng thời,
tham gia các hoạt động chính trị - xã hội ở địa phương, giải quyết các vấn đề phát
sinh ở địa phương theo chức năng, nhiệm vụ. Với ý nghĩa ấy đội ngũ cán bộ ủy
ban nhân dân cấp xã là nhân tố chủ yếu xây dựng bộ máy đảng, chính quyền và
đoàn thể chính trị - xã hội, cơ quan vững mạnh.
Đội ngũ cán bộ ủy ban nhân dân cấp xã huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang là
lực lượng chủ yếu cung cấp nguồn cán bộ cho cấp huyện. Đội ngũ cán bộ thuộc
diện Huyện ủy Tịnh Biên, tỉnh An Giang quản lý là lực lượng nòng cốt góp phần
quyết định việc củng cố, tăng cường mối quan hệ của Đảng, Nhà nước với nhân
dân ở địa phương, cơ sở. Đội ngũ cán bộ ủy ban nhân dân cấp xã huyện Tịnh
16


Biên, tỉnh An Giang là người tiếp nhận và trực tiếp truyền đạt, hướng dẫn, triển
khai tổ chức thực hiện các nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước.
Hoạt động của đội ngũ cán bộ ủy ban nhân dân cấp xã huyện Tịnh Biên, tỉnh An
Giang bao hàm tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội ở địa phương, hội tụ đầy
đủ mọi nội dung lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước. Hoạt động của đội ngũ
cán bộ ủy ban nhân dân cấp xã huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang hàng ngày họ
phải đối mặt với những diễn biến phức tạp của cuộc sống, là nơi hàng ngày cảm
nhận trực tiếp thái độ của các tầng lớp nhân dân đối với từng nghị quyết của
Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước và tâm trạng của nhân dân, nắm và xử lý
những vấn đề nảy sinh. Hoạt động của đội ngũ cán bộ ủy ban nhân dân cấp xã
huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang thường xuyên phải đối mặt với sự chống phá của
các thế lực thù địch bên ngoài và các phần tử xấu trong nước, địa phương cơ sở,
cùng những vấn đề tôn giáo, tín ngưỡng, dân chủ, nhân quyền đang bị các thế

lực thù địch lợi dụng chống phá ở cơ sở. Chính thông qua những hoạt động ấy
mà đội ngũ cán bộ ủy ban nhân dân cấp xã huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang
trưởng thành về phẩm chất, năng lực, phong cách, là cơ sở để bổ sung nguồn
cán bộ cho cấp trên.
* Tiêu chí đánh giá năng lực cán bộ ủy ban nhân dân cấp xã huyện
Tịnh Biên, tỉnh An Giang
Đánh giá về phẩm chất, năng lực, phong cách của đội ngũ cán bộ ủy ban
nhân dân cấp xã huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang. Phẩm chất chính trị được thể
hiện ở lập trường chính trị vững vàng. Tinh thần yêu nước và tự cường dân tộc,
quyết tâm phấn đấu vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Kiên định và quyết tâm
thực hiện đường lối xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ xã
hội chủ nghĩa, bảo vệ nhân dân, có quyết tâm cao hoàn thành tốt nhiệm vụ, coi đó
là vinh dự, trách nhiệm của mỗi người.
Phẩm chất chính trị được đánh giá thông qua việc kiên quyết bảo vệ đường
lối của Đảng, biết phân tích đúng, sai trước các sự kiện, hiện tượng xảy ra trong
đời sống chính trị, xã hội, dám đấu tranh bảo vệ đường lối quan điểm của Đảng,
17


không mơ hồ trước âm mưu thủ đoạn của kẻ thù, không bi quan dao động trước
khó khăn, thách thức, tích cực, tự giác tham gia mọi hoạt động xây dựng công tác
ở địa phương. Bản lĩnh chính trị vững vàng, có ý thức tổ chức kỷ luật và tính
đảng, tính nguyên tắc cao, luôn tiếp cận mọi vấn đề của cuộc sống trên quan điểm
của Đảng, tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với Đảng, với mục tiêu độc lập dân
tộc và chủ nghĩa xã hội, hết lòng phấn đấu vì lợi ích của nhân dân, dân tộc, kiên
định mục tiêu lý tưởng cách mạng, có tinh thần đấu tranh kiên quyết, không điều
hoà với những quan điểm, tư tưởng sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng
của Đảng là chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối
của Đảng, sẵn sàng nhận và hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao [3, tr.74].
Về phẩm chất đạo đức là việc giáo dục, bồi dưỡng rèn luyện nâng cao đạo

đức cách mạng, đảm bảo cán bộ là tấm gương sáng về phẩm chất đạo đức cách
mạng và lối sống, thực sự cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, không quan
liêu, tham nhũng, lãng phí, không lợi dụng việc công để mưu cầu lợi riêng; say
mê nghề nghiệp, có ý thức trách nhiệm cao, gần gũi, yêu thương con người,
không vô cảm, lãnh đạm, thờ ơ trước những khó khăn, bức xúc của quần chúng,
chín chắn trong lời nói và hành động.
Về năng lực là sự hiểu biết toàn diện về các lĩnh vực của đời sống xã hội,
nhất là kiến thức toàn diện và chuyên sâu, kinh nghiệm, sự thành thạo kỹ năng
công tác, năng lực làm chủ chức trách, nhiệm vụ của mình và có khả năng tự
hoàn thiện, phát triển. Những vấn đề đó được đánh giá thông qua khả năng vận
dụng của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chính sách
của Đảng, Nhà nước, nhiệm vụ cách mạng, nhiệm vụ của địa phương vào thực
hiện nhiệm vụ, chức trách. Khả năng nắm vững và sử dụng thành thạo phương
tiện, biết vận dụng trí tuệ của mình để sử trí mọi tình huống khó khăn phức tạp,
kiên quyết vượt qua mọi thử thách khó khăn trong cuộc sống, có khả năng hoàn
thành nhiệm vụ trong những hoàn cảnh khó khăn phức tạp, gặp vấp váp, thất bại
không sờn lòng, nản chí. Khả năng vận dụng đường lối, chính sách của Đảng và
Nhà nước vào thực hiện nhiệm vụ công tác ở địa phương, cơ sở, khả năng tham
18


gia và tổ chức thực hiện có hiệu quả các quyết định của tập thể, của tổ chức mà
họ là thành viên, ở trình độ hiểu biết, năng lực phát huy sáng kiến đề xuất về
chính sách, chủ trương, kỹ thuật, nghiệp vụ chuyên môn theo ngành, lĩnh vực
hoạt động của mỗi người.
Về phong cách làm việc thể hiện ở việc quán triệt vận dụng đường lối quan
điểm của Đảng, những kiến thức đã được trang bị vào chức trách, nhiệm vụ, bảo
đảm sự thống nhất giữa tính đảng, tính nguyên tắc cao với tính năng động, sáng
tạo, nhạy cảm với cái mới, phương pháp làm việc khoa học, dân chủ, tôn trọng
tập thể và có tính quyết đoán, tinh thần trách nhiệm cá nhân cao, đoàn kết, sâu sát

cơ sở, có tinh thần hợp tác trong mọi việc, gắn bó với nhân dân; luôn thống nhất
giữa nhận thức với hành động, lời nói đi đôi với việc làm, thực sự tiền phong
gương mẫu và là hạt nhân đoàn kết thống nhất trong các tổ chức của hệ thống
chính trị, tích cực học tập, tu dưỡng và rèn luyện để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ
đặt ra.
Chương 2. THỰC TRẠNG NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO CỦA CÁN BỘ
ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP XÃ HUYỆN TỊNH BIÊN, TỈNH AN GIANG
2.1. Ưu điểm
Phần lớn cán bộ ủy ban nhân dân cấp xã huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang
có phương pháp tác phong công tác đáp ứng yêu cầu chức trách, nhiệm vụ. Giữ
vững nguyên tắc trong chỉ đạo, tổ chức hướng dẫn công tác, biết kết hợp sự lãnh
đạo của tập thể cấp ủy địa phương với đề cao trách nhiệm cá nhân, thực hiện
nghiêm nguyên tắc tập trung dân chủ trong lãnh đạo, biết khai thác, phát huy sức
mạnh của các tổ chức trong thực hiện các nhiệm vụ công tác. Gương mẫu trong
chấp hành các chế độ, nguyên tắc, nhạy bén, linh hoạt trong xem xét tình hình,
khiêm tốn, giản dị, tôn trọng lắng nghe ý kiến của nhân dân.
Nhìn chung đội ngũ đội ngũ cán bộ ủy ban nhân dân cấp xã huyện Tịnh
Biên, tỉnh An Giang có tính chủ động, sáng tạo, quyết đoán, dám chịu trách
nhiệm, không né tránh khuyết điểm, thường xuyên nghiên cứu, quán triệt đường
lối, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nghị quyết, chỉ thị,
19


của cấp trên, chủ động đề xuất chủ trương, biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo để cấp ủy,
thảo luận, quyết định. Có tinh thần trách nhiệm trong việc triển khai, phân công
nhiệm vụ, kiểm tra, giám sát việc thực hiện nghị quyết, kịp thời đề xuất với cấp
ủy, tổ chức đảng bổ sung, hoàn thiện chủ trương, biện pháp lãnh đạo đơn vị thực
hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ.
Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống của đội ngũ cán bộ ủy ban nhân dân
cấp xã huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang cơ bản đáp ứng yêu cầu chức trách,

nhiệm vụ. Tuyệt đại đa số đội ngũ cán bộ ủy ban nhân dân cấp xã huyện Tịnh
Biên, tỉnh An Giang xác định tốt trách nhiệm chính trị, chức trách, nhiệm vụ
được giao, không dao động trước những khó khăn, thử thách, những thiệt thòi về
vật chất và tinh thần, có bản lĩnh chính trị vững vàng, lập trường tư tưởng kiên
định có trình độ nhận thức và niềm tin vào chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh, đường lối chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước,
thực sự là tấm gương tiêu biểu cho lòng trung thành với Đảng, với Tổ quốc với
nhân dân. Kiên định với mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
Năng lực, phong cách làm việc đội ngũ cán bộ ủy ban nhân dân cấp xã
huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang về cơ bản đáp ứng yêu cầu chức trách,
nhiệm vụ. Qua nghiên cứu các báo cáo tổng kết của các địa phương cơ bản đội
ngũ đội ngũ cán bộ ủy ban nhân dân cấp xã huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang có
kiến thức, năng lực tương đối toàn diện cả về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội,
khoa học kỹ thuật, nắm được đường lối, quan điểm của Đảng. Có khả năng vận
dụng những quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước
vào thực thi chức trách, nhiệm vụ, có năng lực nắm bắt địa bàn, tuyên truyền vận
động thuyết phục quần chúng, có khả năng phổ biến, quán triệt triển khai các
nhiệm vụ. Có uy tín đối với các ban ngành, đoàn thể và khả năng phối kết hợp
với các tổ chức, các lực lượng liên quan để thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị ở
địa phương. Am tường và có tư duy khá nhạy bén trong nắm bắt tình hình kinh tế,
chính trị, văn hóa - xã hội để kịp thời đề xuất với cấp ủy địa phương, đảng ủy
những chủ trương, biện pháp lãnh đạo sát đúng góp phần thiết thực vào sự nghiệp
20


xây dựng địa phương vững mạnh toàn diện. Kết quá trưng cầu ý kiến cho thấy, có
50% số người được hỏi cho rằng đội ngũ cán bộ ủy ban nhân dân cấp xã huyện
Tịnh Biên, tỉnh An Giang có năng lực tốt, 40% ý kiến đánh giá khá, 10% ý kiến
đánh giá trung bình và yếu.
Đội ngũ đội ngũ cán bộ ủy ban nhân dân cấp xã huyện Tịnh Biên, tỉnh An

Giang đã biết vận dụng đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước vào quá trình tổ
chức thực hiện một cách đúng đắn, sáng tạo, không rập khuôn, máy móc, không
qua loa, chiếu lệ. Phần lớn đội ngũ đội ngũ cán bộ ủy ban nhân dân cấp xã huyện
Tịnh Biên, tỉnh An Giang có phương pháp xem xét khoa học, bảo đảm khách
quan, toàn diện, không chủ quan một chiều trong đánh giá, xem xét các vấn đề về
chính trị, xã hội trên địa bàn địa phương. Có phong cách dân chủ và đoàn kết thống
nhất cao, luôn dựa vào cấp ủy, tổ chức đảng, phát huy vai trò lãnh đạo của tập thể
cấp ủy để hoàn thành nhiệm vụ, học hỏi quần chúng, phát huy mọi tài lực, trí tuệ,
kinh nghiệm của quần chúng thành sức mạnh tổng hợp để thực hiện nhiệm vụ,
không độc đoán, chuyên quyền, quan liêu, đứng trên tập thể, tổ chức.
Chất lượng đội ngũ đội ngũ cán bộ ủy ban nhân dân cấp xã huyện Tịnh
Biên, tỉnh An Giang đã góp phần xây dựng hệ thống chính trị các cấp vững mạnh,
hoạt động có hiệu lực, hiệu quả. Chất lượng đội ngũ cán bộ ủy ban nhân dân cấp
xã huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang đã góp phần xây dựng hệ thống chính trị cơ
sở. Điều này thể hiện ở kết quả xây dựng tổ chức đảng, ở kết quả đánh giá chất
lượng tổ chức đảng và đảng viên hàng năm. Trong thực hiện chức trách, nhiệm
vụ, đội ngũ đội ngũ cán bộ ủy ban nhân dân cấp xã huyện Tịnh Biên, tỉnh An
Giang thực hiện tốt các chế độ, nền nếp, kết hợp chặt chẽ quản lý cán bộ gắn với
quản lý đảng viên, quản lý con người gắn với quản lý công việc và nhiệm vụ
chính trị. Đội ngũ đội ngũ cán bộ ủy ban nhân dân cấp xã huyện Tịnh Biên, tỉnh
An Giang hiểu biết đầy đủ các nguyên tắc tổ chức, cơ chế hoạt động của các tổ
chức trong hệ thống chính trị địa phương, có năng lực nắm địa bàn, tuyên truyền
vận động thuyết phục quần chúng, giải quyết tốt mối quan hệ trong công tác, có
khả năng phổ biến, quán triệt, triển khai các nhiệm vụ của công tác. Quá trình
21


tuyên truyền, triển khai đã tạo ra sự phối hợp chặt chẽ trên dưới, kết hợp chặt chẽ
công tác tư tưởng với công tác tổ chức và chính sách. Là người chủ trì trực tiếp
chỉ đạo và tiến hành công tác ở các tổ chức trong hệ thống chính trị, đội ngũ đội

ngũ cán bộ ủy ban nhân dân cấp xã huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang đã đề xuất
đúng, trúng với cấp ủy quyết định các chủ trương, biện pháp công tác. Qua đó, đã
khẳng định vị thế và năng lực công tác của mình.
Đánh giá một cách tổng quát, tuyệt đại bộ phận đội ngũ đội ngũ cán bộ ủy
ban nhân dân cấp xã huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang đã đảm nhiệm tốt cương vị,
trực tiếp chỉ đạo, tổ chức tiến hành các nội dung công tác theo quy định về chức
trách, nhiệm vụ, mối quan hệ công tác, góp phần quan trọng vào việc chỉ đạo và
tổ chức thực hiện thắng lợi hoạt động công tác, tổ chức thực hiện các kế hoạch,
đảm bảo cho các tổ chức trong hệ thống chính trị xã vững mạnh về chính trị, tư
tưởng và tổ chức, hoàn thành thắng lợi mọi nhiệm vụ được giao.
2.2. Hạn chế
Qua báo cáo công tác tổ chức cán bộ cho thấy, tỷ lệ đội ngũ cán bộ ủy ban
nhân dân cấp xã huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ
còn khiêm tốn. Qua trao đổi với một số cán bộ lãnh đạo, quản lý thấy rằng, cái
thiếu hụt của đội ngũ đội ngũ cán bộ ủy ban nhân dân cấp xã huyện Tịnh Biên,
tỉnh An Giang hiện nay là năng lực trí tuệ, tư duy lý luận chưa thật đúng tầm. Cá
biệt, có một số đội ngũ cán bộ ủy ban nhân dân cấp xã huyện Tịnh Biên, tỉnh An
Giang, nhất là những đồng chí chưa được đào tạo cơ bản, ít được thử thách, rèn
luyện thường có những hạn chế nhất định về tư duy lý luận, việc phân tích, luận
giải thông tin mới có những khó khăn. Không ít người giữ thái độ thụ động, giản
đơn khi tiếp thu, lĩnh hội nội dung chính trị - xã hội. Trong đội ngũ đội ngũ cán
bộ ủy ban nhân dân cấp xã huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang hiện nay, còn có đồng
chí chưa thực sự say mê, tích cực, sáng tạo trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ.
Năng lực thực hiện chức trách, nhiệm vụ của một số đồng chí còn hạn chế, còn
biểu hiện nể nang, né tránh, thừa hành, bị động. Còn một bộ phận thiếu ý chí
phấn đấu vươn lên, chưa tích cực học tập lý luận, chính trị; thiếu sự nhạy cảm
22


chính trị và sắc sảo trong đấu tranh bảo vệ quan điểm tư tưởng của Đảng và trong

thực tiễn hoạt động. Về phong cách làm việc của một số đội ngũ cán bộ ủy ban
nhân dân cấp xã huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang chưa đổi mới, chưa chú ý đến
các vấn đề cụ thể, tỉ mỉ, đi sâu đi sát mà còn có biểu hiện chạy theo hình thức, ít
chú ý đến hiệu quả trên thực tế cả trước mắt và lâu dài.
Tuy có đủ số lượng, đội ngũ cán bộ ủy ban nhân dân cấp xã huyện Tịnh
Biên, tỉnh An Giang nhưng vẫn thiếu những cán bộ chủ chốt giỏi, có nhiều kinh
nghiệm. Về số lượng, tuy đã đáp ứng đù so với nhu cầu biên chế nhưng chất
lượng không đồng đều, thiếu những cán bộ chủ chốt giỏi. Nguồn kế cận, kế tiếp
đội ngũ cán bộ đứng đầu các tổ chức trong hệ thống chính trị cơ sở còn mỏng,
chưa bảo đảm tính kế tục vững chắc cho hiện tại và lâu dài. Cơ cấu đội ngũ đội
ngũ cán bộ ủy ban nhân dân cấp xã huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang có nội dung
chưa thật hợp lý. Có tình hình là đội ngũ cán bộ ủy ban nhân dân cấp xã huyện
Tịnh Biên, tỉnh An Giang thường là già hơn cán bộ ban, ngành, cơ quan huyện
ủy, chính quyền huyện. Chính những sự chênh lệch này đã làm ảnh hưởng không
nhỏ đến nâng cao chất lượng công tác tạo nguồn, quy hoạch đội ngũ đội ngũ cán
bộ ủy ban nhân dân cấp xã huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang.
Phẩm chất, năng lực, phong cách làm việc của đội ngũ đội ngũ cán bộ ủy
ban nhân dân cấp xã huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang có mặt chưa đáp ứng yêu
cầu cương vị công tác, chức trách, nhiệm vụ. Một bộ phận đội ngũ cán bộ ủy ban
nhân dân cấp xã huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang, còn lúng túng trong xem xét và
giải quyết các vấn đề về chính trị, xã hội nảy sinh. Việc quán triệt các quan điểm,
đường lối của Đảng chưa đầy đủ, sâu sắc, vận dụng vào tình hình cụ thể còn kém
hiệu quả. Chưa linh hoạt và chủ động trong giải quyết các mối quan hệ nội bộ và
các ban ngành, đoàn thể, chính quyền và nhân dân địa phương. Tinh thần tìm tòi
và ủng hộ cái mới, dám làm, dám chịu trách nhiệm của một số đồng chí chưa
được khẳng định vững chắc, có đồng chí còn thiếu nhạy bén và chưa kiên quyết
trong phát hiện và đấu tranh với những tư tưởng lệch lạc và dư luận không tốt.
23



Việc tổ chức hoạt động thực tiễn chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu cương vị trước sự
phát triển của tình hình, nhiệm vụ cách mạng. Một số đội ngũ cán bộ ủy ban nhân
dân cấp xã huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang chưa nắm bắt kịp thời những vấn đề
lý luận, thực tiễn mới, dẫn đến lạc hậu về nhận thức, không lý giải được khúc
triết những vấn đề nảy sinh trong xã hội. Việc nắm kiến thức lý luận chủ nghĩa
Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương, chính sách của
Đảng, pháp luật của nhà nước chưa đầy đủ và thiếu vững chắc. Một số đồng chí
không đủ trình độ và kinh nghiệm thực tiễn để xem xét, giải quyết đúng đắn các
vấn đề phức tạp trong thực tiễn.
Một trong những hạn chế khá phổ biến hiện nay ở đội ngũ đội ngũ cán bộ
ủy ban nhân dân cấp xã huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang là sự chỉ đạo, điều hành,
phối hợp để thực hiện các nhiệm vụ công tác còn thụ động trong việc nắm bắt và
giải quyết các vấn đề thực tiễn đạt ra. Việc tham mưu cho đảng ủy về công tác
quản lý, điều hành còn nhiều hạn chế nhất định. Kiến thức về kinh tế, văn hóa xã
hội hạn chế. Nề nếp sinh hoạt chưa thật sự phát huy đầy đủ tinh thần dân chủ, đấu
tranh tự phê bình và phê bình còn hạn chế. Kỹ năng phân tích, tổng hợp tình hình
của một số đội ngũ cán bộ ủy ban nhân dân cấp xã huyện Tịnh Biên, tỉnh An
Giang còn có hạn chế nhất định, có những vụ việc xảy ra giải quyết còn thụ động,
cứng nhắc không sát thực tiễn. Một số đội ngũ cán bộ ủy ban nhân dân cấp xã
huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang còn biểu hiện thiếu tự tin, trông chờ, ỉ lại vào tập
thể trong quá trình thực hiện chức trách nhiệm vụ. Việc giải quyết mối quan hệ
công tác ở một số nơi, có lúc, có nơi, có việc chưa tốt, chưa phân định rõ chức
trách, nhiệm vụ, thiếu chủ động phối hợp chặt chẽ trong công tác, chưa thực sự
thống nhất cao, tôn trọng, tin cậy lẫn nhau để giải quyết hài hòa các mối quan hệ
công tác.
Chương 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO
CỦA CÁN BỘ ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP XÃ HUYỆN TỊNH BIÊN,
TỈNH AN GIANG
24



3.1. Sự tác động của tình hình nhiệm vụ đến nâng cao năng lực lãnh
đạo của cán bộ ủy ban nhân dân cấp xã huyện Tịnh Biên, tỉnh An
Giang
Tình hình thế giới, khu vực diễn biến phức tạp tác động sâu sắc đến phẩm
chất chính trị, tư tưởng, đạo đức lối sống của đội ngũ cán bộ ủy ban nhân dân cấp
xã huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang. Chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động
không ngừng chống phá Việt Nam. Chúng dùng mọi thủ đoạn phủ nhận chủ
nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, xoá bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng, xoá
bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta, đưa nước ta theo quỹ đạo của chúng. Đối
với cán bộ chúng thực hiện làm cho cán bộ suy thoái về phẩm chất chính trị, đạo
đức, lối sống, mất phương hướng chính trị, xa rời mục tiêu lý tưởng của Đảng.
Tại Đại hội toàn quốc lần thứ XII của Đảng, Đảng ta đã chỉ rõ: “Hoà bình,
hợp tác và phát triển vẫn là xu thế lớn, nhưng sẽ có những diễn biến phức tạp
mới, tiềm ẩn nhiều bất trắc khó lường. Những căng thẳng, xung đột tôn giáo, sắc
tộc, ly khai, chiến tranh cục bộ, bạo loạn chính trị, can thiệp, lật đổ, khủng bố vẫn
sẽ diễn ra gay gắt; các yếu tố đe dọa an ninh phi truyền thống, tội phạm công
nghệ cao trong các lĩnh vực tài chính - tiền tệ, điện tử - viễn thông, sinh học, môi
trường còn tiếp tục gia tăng. Cục diện thế giới đa cực ngày càng rõ hơn, xu thế
dân chủ hoá trong quan hệ quốc tế tiếp tục phát triển nhưng các nước lớn vẫn sẽ
chi phối các quan hệ quốc tế. Toàn cầu hoá và cách mạng khoa học - công nghệ
phát triển mạnh mẽ. Cuộc đấu tranh của nhân dân các nước trên thế giới vì hoà
bình, độc lập dân tộc, dân sinh, dân chủ và tiến bộ xã hội tiếp tục phát triển. Cuộc
đấu tranh giai cấp và dân tộc vẫn diễn biến phức tạp” [8, tr.182]. Tình hình đó đã tác
động mạnh mẽ theo cả hai chiều đến mọi người dân Việt Nam. Trên thực tế đã làm
cho không ít người, kể cả cán bộ, đảng viên hoang mang dao động, hoài nghi về lý
tưởng xã hội chủ nghĩa, về chủ nghĩa Mác - Lênin, giảm sút niềm tin vào con đường
đi lên chủ nghĩa xã hội và sự lãnh đạo của Đảng, giảm sút ý chí chiến đấu, một số ít
thoái hoá biến chất, vi phạm phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, nhân cách người
cán bộ, đảng viên. Tình hình đó cũng đặt ra yêu cầu cao đối với đội ngũ cán bộ về

25


×