Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

THỰC TRẠNG TIẾN TRÌNH ĐÀM PHÁN GIA NHẬP WTO CỦA VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (86.32 KB, 13 trang )

THỰC TRẠNG TIẾN TRÌNH ĐÀM PHÁN GIA NHẬP
WTO CỦA VIỆT NAM
I. Sự cần thiết gia nhập WTO của Việt Nam.
1. Quá trình quốc tế hoá phát triển.
Toàn cầu hoá đang trở thành xu thế tất yếu của thời đại. Trước xu
thế như vũ bão của toàn cầu hoá, một quốc gia muốn phát triển được phải
tham gia vào quá trình đó. Bởi vì toàn cầu hoá mang lại nhiều lợi ích to lớn
cho các quốc gia. Nó tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại quốc tế, đầu
tư quốc tế, hợp tác các lĩnh vực khác giữa các quốc gia. Đại diện tiêu biểu
nhất và đầy đủ nhất cho xu thế toàn cầu hoá hiện nay chính là Tổ chức
thương mại thế giới. Việt Nam cũng là một quốc gia đang đứng trước thử
thách toàn cầu hoá và một điều tất yếu là Việt Nam sẽ tham gia vào Tổ
chức thương mại thế giới để tận dụng những thuận lợi cho phát triển kinh
tế đất nước. Thực tế đã chứng minh rằng kể từ khi hoà nhập vào quá trình
toàn cầu hoá, Việt Nam đã có nhiều thành công to lớn về kinh tế xã hội.
2. Thành công của Việt Nam trong cải cách kinh tế.
Quá trình phát triển kinh tế của Việt Nam trong 10 năm gần đây chỉ
ra rằng, sự thành công kinh tế của Việt Nam phụ thuộc rất nhiều ở mức độ
tham gia của đất nước vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Chính phủ Việt
Nam cũng nhận thấy sự cần thiết và lợi ích khi tham gia vào hệ thống
thương mại thế giới mà WTO là tổ chức lớn nhất hiện nay. Đặc biệt sau khi
đã nghiên cứu các kết quả của vòng đàm phán Uruguay tháng 1/1995,
Chỉnh phủ Việt Nam đã quyết định nộp đơn gia nhập WTO. Quyết định này
sẽ giúp đất nước đổi mới kinh tế có hiệu quả hơn, đồng thời góp phần mở
rộng hơn nữa các quan hệ kinh tế với các nước khác.
Sự ổn định chính trị và tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong
những năm qua chính là cơ sở cho việc tham gia của Việt Nam vào hệ
thống thương mại thế giới. Việt Nam đang được xem là một nước có nền
kinh tế tăng trưởng nhanh, mức tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn
1991 - 2000 là 7,4%, theo đó tổng giá trị GDP đạt gấp đôi năm 1990, GDP
theo đầu người tăng 1,8 lần. Cũng trong thời kỳ này xuất khẩu của Việt


Nam tăng bình quân hàng năm 18,2%, tăng gấp 5,3 lần so với năm 1990.
Tốc độ tăng trưởng giá trị nhập khẩu bình quân hàng năm trong 10 năm
qua là 17,5%. Tổng giá xuất nhập khẩu năm 2000 đã tương đương tổng
GDP. Với đường lối phát triển kinh tế hướng ngoại đúng đắn, Việt Nam đã
tranh thủ được sự ủng hộ và hợp tác của nhiều nước trên thế giới. Tính
đến quý I năm 1999 tổng số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đăng ký
là 35,8 tỷ USD nếu tính cả vốn bổ sung là 40,3 tỷ USD.
Thành công kinh tế của Việt Nam gần đây là kết quả của quá trình
chuyển đổi từ cơ chế kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị
trường. Quá trình này đã kéo theo một loạt những cải cách, làm thay đổi
nền kinh tế Việt Nam. Lĩnh vực nông nghiệp đã được giải phóng, giá cả
được tự do, trợ cấp từ ngân sách đã bị cắt giảm nhiều. Đại hội Đảng toàn
quốc lần thứ IX tháng 4 năm 2001 đã đưa ra các quyết định tiếp tục đổi
mới nền kinh tế và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.
Một sự kiện có ý nghĩa lớn trong việc tham gia WTO của Việt Nam là
ngày 28 - 7 - 1995, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 7 của
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam á (ASEAN) và đã ký hiệp định để gia nhập
Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA). Theo Hiệp định này, Việt Nam sẽ
cắt giảm thuế quan đối với các nước thành viên ASEAN xuống còn 0 - 5%
trong vòng 10 năm, bắt đầu từ này 1 - 1 - 1996. Việc gia nhập ASEAN của
Việt Nam đã củng cố thêm vị trí của Việt Nam trong việc tham gia WTO.
Hơn nữa vừa qua Việt Nam đã ký được Hiệp định thương mại với Mỹ
là một bước đệm quan trọng nhất cho quá trình đàm phán gia nhập WTO
sau này. Bởi vì mối quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ trong quá khứ là rất căng
thẳng. Trong khi đó Mỹ lại là lãnh đạo WTO cho nên việc bình thường hoá
quan hệ với Mỹ đặc biệt là ký được một hiệp định thương mại song
phương với Mỹ là một cơ hội lịch sử cho Việt Nam trong quá trình tham
gia WTO và hội nhập kinh tế quốc tế.
Cuối cùng, việc gia nhập WTO sẽ giúp Việt Nam phát triển thương
mại một cách toàn diện hơn. So với trước đây những vấn đề thương mại

quan trọng của GATT đã được tự do hoá rất nhiều bởi các hiệp định của
WTO (chẳng hạn như ngành dệt và nông nghiệp), mà đối với những vấn đề
đó Việt Nam có nhiều tiềm năng và có các thị trường xuất khẩu lớn.
3. Những lợi ích khi gia nhập WTO của Việt Nam.
Một khi trở thành thành viên WTO, các Hiệp định của vòng Uruguay
có thể đem lại cho Việt Nam các lợi ích sau:
- Hiện tại thương mại giữa các nước thành viên WTO chiếm 90%
khối lượng thương mại thế giới, việc Việt Nam trở thành thành viên WTO
sẽ đẩy mạnh thương mại và các quan hệ của Việt Nam với các thành viên
khác trong WTO và đảm bảo nâng dần vai trò quan trọng của Việt Nam
trong hệ thống kinh tế và chính trị toàn cầu.
- Việc bãi bỏ Hiệp định đa sợi (MFA) sẽ tạo điều kiện cho việc xuất
khẩu hàng dệt và sản phẩm may mặc của Việt Nam. Những nhà xuất khẩu
hàng dệt may Việt Nam sẽ được đảm bảo trong vòng 10 năm sau khi trở
thành thành viên của WTO, các nước nhập khẩu sẽ không có các hạn chế
MFA đối với hàng dệt may và hàng may mặc của Việt Nam.
- Là một nước xuất khẩu gạo đứng thứ hai trên thế giới, Việt Nam sẽ
có nhiều thị trường xuất khẩu hơn vì các hạn chế về số lượng sẽ chuyển
thành thuế.
- Việt Nam sẽ có lợi do việc cắt giảm thuế đối với các sản phẩm cần
nhiều nhân công, mà về mặt này Việt Nam lại có lợi thế hơn.
- Việt Nam sẽ có lợi từ việc cải thiện hệ thống giải quyết tranh chấp
khi có quan hệ với các cường quốc thương mại chính. Việc tham gia WTO
sẽ cho phép Việt Nam cải thiện vị trí của mình trong các cuộc đàm phán
thương mại, có điều kiện tiếp cận tới các nguyên tắc công bằng và hiệu quả
hơn cho việc giải quyết các tranh chấp thương mại.
- Những nguyên tắc của WTO đối với các nước đang phát triển có thu
nhập thấp, trong đó có Việt Nam cũng sẽ có lợi vì nhận được một số ưu đãi
đặc biệt. Ví dụ, đối với các nước đang phát triển, nghèo như Việt Nam (thu
nhập dưới 1.000 USD/người/năm) được miễn trừ khỏi sự ngăn cấm trợ

cấp xuất khẩu. Tuy nhiên nếu là hàng hoá cạnh tranh sự miễn trừ này sẽ bị
loại bỏ trong thời gian 8 năm.
- Việt Nam sẽ có lợi không trực tiếp từ yêu cầu của WTO về việc cải
cách hệ thống ngoại thương, bảo đảm tính thống nhất của các chính sách
thương mại và các bộ luật của Việt Nam cho phù hợp với hệ thống thương
mại quốc tế. Các quy định của WTO sẽ loại bỏ dần dần những bất hợp lý
trong thương mại, thúc đẩy cải thiện hệ thống kinh tế, và đẩy nhanh quá
trình chuyển đổi từ hệ thống kế hoạch hoá tập trung sang kinh tế thị
trường.
- Cuối cùng, so với các nước đang phát triển khác, Việt Nam sẽ có lợi
hơn từ các Hiệp định của vòng Uruguay, vì theo quy định của WTO hàng
xuất khẩu dưới dạng sơ chế của các nước đang phát triển sang các nước
phát triển thường không phải chịu thuế hoặc thuế thấp. Việt Nam là một
nước xuất khẩu nhiều hàng sơ chế sẽ rất có lợi từ quy định này.
Như vậy, xét một cách tổng thể thì Việt Nam vẫn phải nhất định gia
nhập WTO. Bởi vì vấn đề không phải là e sợ những thách thức mà không
gia nhập mà cốt lõi là phải biết tìm cách vượt qua những thách thức đó.
Trước xu thế thời đại là quá trình toàn cầu hoá thì một quốc gia muốn
phát triển cần phải hoà mình vào xu thế đó. Việt Nam gia nhập WTO cũng
không nằm ngoài mục đích đó. Việt Nam vẫn còn đang là một nước nghèo
nên vấn đền phát triển kinh tế là vấn đề sống còn, vấn đề liên quan đến lợi
ích quốc gia, dân tộc. Chính vì vậy, việc tham gia WTO cần phải là một điều
tất yếu phải được thực hiện. Việt Nam cần phải tận dụng tối đa những cơ
hội, những lợi ích do việc gia nhập WTO đem lại để phát triển đất nước.
4. Những thách thức khi Việt Nam gia nhập WTO.
Trước hết, để thực hiện nguyên tắc không phân biệt đối xử và áp
dụng quy chế tối huệ quốc đối với nhau, Việt Nam phải cam kết cắt giảm
thuế quan và phi thuế quan đối với các sản phẩm công nghiệp, thực hiện
đối xử bình đẳng đối với các doanh nghiệp trong nước và ngoài nước. Điều
này đòi hỏi phải loại bỏ những ưu đãi cho doanh nghiệp Nhà nước về

quyền kinh doanh trong một số lĩnh vực, đất đai, tín dụng về xuất nhập
khẩu và đối xử bình đẳng đối với các loại hình doanh nghiệp. Đây chính là
một khó khăn cho ngành công nghiệp non trẻ của Việt Nam trước sự đối
đầu với các doanh nghiệp của các nước phát triển và các nước có lợi thế so
sánh cao hơn. Việc đóng cửa các doanh nghiệp không có năng lực cạnh
tranh và một số ngành vốn được bảo hộ trước đây sẽ dẫn đến sự phá sản
của nhiều doanh nghiệp, gây ra những biến động trên thị trường tài chính,
thất nghiệp gia tăng... Những hệ quả về xã hội và tâm lý có thể dẫn tới
những hiệu quả về chính trị không thể xem nhẹ.
Thứ hai là tác động của việc tự do hoá thương mại. Việc tự do hoá
thương mại và cắt giảm thuế quan không chỉ tác động đến công cụ truyền
thống nhằm bảo hộ thị trường trong nước của Việt Nam mà còn giảm thu
ngân sách quốc gia. Nếu không chủ động phân tích tình hình và chuyển
dịch cơ cấu kinh tế trong nước theo hướng giảm tỷ trọng những ngành đáp
ứng nhu cầu thị trường nội phẩm thì chúng ta sẽ mất dần thị trường nội
địa và giảm sút kim ngạch xuất khẩu dẫn tới hậu quả thâm hụt cán cân
thương mại, thâm hụt cán cân thanh toán quốc tế và mất ổn định trên tầm
vĩ mô.
Thứ ba là nguyên tắc công khai minh bạch đòi hỏi phải thực hiện mọi
biện pháp bảo hộ thông qua thuế quan, từ bỏ rào cản phi thuế quan và các
hạn chế định lượng, công bố công khai và đơn giản thủ tục nhập khẩu, hải
quan, vệ sinh kiểm dịch, các chuẩn mực phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế.
Đặc biệt trong lĩnh vực chuyên môn có hàm lượng trí tuệ cao như: bưu
chính viễn thông, vận tải, du lịch, bảo hiểm, ngân hàng, kiểm toán, tư vấn,

×