Tải bản đầy đủ (.pdf) (122 trang)

Pháp luật về đánh giá tác động môi trường và thực tiễn trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.91 MB, 122 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

ĐOÀN HOÀNG LONG

PHÁP LUẬT VỀ ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
VÀ THỰC TIỄN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH THUẬN

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Ninh Thuận, tháng 7 năm 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

ĐOÀN HOÀNG LONG

PHÁP LUẬT VỀ ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
VÀ THỰC TIỄN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH THUẬN

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

CHUYÊN NGÀNH: LUẬT KINH TẾ
MÃ SỐ: 8380107
GVHD: TS. NGUYỄN THỊ ANH

Ninh Thuận, tháng 7 năm 2020


LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của
riêng tôi. Các thông tin, số liệu sử dụng trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng, đã công
bố theo đúng quy định. Các kết quả nghiên cứu trong luận văn do tôi tự tìm hiểu,
nghiên cứu, phân tích và rút ra một cách trung thực, khách quan và có liên hệ với tình
hình thực tiễn của Ninh Thuận. Các kết quả này chưa từng được công bố trong bất kỳ
các luận văn, luận án nào khác.

Ninh Thuận, ngày

tháng

năm 2020

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

ĐOÀN HOÀNG LONG


MỤC LỤC
TRANG PHỤ LỤC BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG PHỤ LỤC
TÓM TẮT – ABSTRACT
LỜI MỞ ĐẦU .................................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG VÀ PHÁP
LUẬT VỀ ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG.................................................6
1.1 Tổng quan về đánh giá tác động môi trường .....................................................6
1.1.1 Khái niệm đánh giá tác động môi trường .........................................................6

1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của đánh giá tác động môi trường ..............11
1.1.3 Mục đích và ý nghĩa của việc đánh giá tác động môi trường ........................14
1.2 Tổng quan về pháp luật đánh giá tác động môi trường .................................18
1.2.1 Đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường ............................... 18
1.2.2 Quy định về nội dung đánh giá tác động môi trường .....................................20
1.2.3 Quy định về thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường....27
1.2.4 Quy định về hoạt động sau thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường
.................................................................................................................................35
1.2.5 Trách nhiệm pháp lý đối với những hành vi vi phạm pháp luật về đánh giá
tác động môi trường ................................................................................................ 36
CHƯƠNG 2: THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG
MÔI TRƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH THUẬN .........................................38


2.1 Đặc điểm tự nhiên và kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận ...........38
2.1.1 Đặc điểm tự nhiên ..........................................................................................38
2.1.2 Khái quát về kinh tế - xã hội ..........................................................................39
2.1.3 Các nguồn gây ô nhiễm môi trường trong thời gian qua ............................... 42
2.1.4 Tình hình thu gom và xử lý chất thải ............................................................. 44
2.2 Thực trạng áp dụng pháp luật về đánh giá tác động môi trường trên địa bàn
tỉnh Ninh Thuận .......................................................................................................45
2.2.1 Những kết quả đạt được trong việc áp dụng pháp luật về đánh giá tác động
môi trường ...............................................................................................................45
2.2.2 Những hạn chế, vướng mắc trong quá trình áp dụng pháp luật về đánh giá tác
động môi trường ......................................................................................................50
2.2.3 Nguyên nhân của những hạn chế, vướng mắc khi áp dụng pháp luật về đánh
giá tác động môi trường ..........................................................................................64
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ NÂNG CAO HIỆU
QUẢ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
QUA THỰC TIỄN THI HÀNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH THUẬN ...............66

3.1 Những quan điểm, căn cứ và phương hướng của sự điều chỉnh pháp luật đối
với hoạt động đánh giá tác động môi trường .........................................................66
3.1.1 Những quan điểm ........................................................................................... 66
3.1.2 Các căn cứ của sự điều chỉnh pháp luật đối với hoạt động đánh giá tác động
môi trường ...............................................................................................................67
3.1.3 Phương hướng hoàn thiện các quy định pháp luật về đánh giá tác động môi
trường ở Việt Nam ..................................................................................................68
3.2 Giải pháp hoàn thiện các quy định pháp luật về đánh giá tác động môi
trường ........................................................................................................................69


3.2.1 Về đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường ..........................69
3.2.2 Về trách nhiệm của chủ dự án trong việc đánh giá tác động môi trường ......70
3.2.3 Về quá trình tổ chức thực hiện đánh giá tác động môi trường .......................71
3.2.4 Về thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường ....................................74
3.2.5 Về phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường .....................................75
3.2.6 Về trách nhiệm cơ quan phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường ...76
3.2.7 Về xây dựng chế tài xử phạt nghiêm khắc đối với các hành vi vi phạm pháp
luật về đánh giá tác động môi trường ......................................................................77
3.3 Các giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về đánh giá tác động
môi trường .................................................................................................................77
3.4 Một số kiến nghị với Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân tỉnh Ninh
Thuận nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về đánh giá tác động môi
trường ........................................................................................................................85
KẾT LUẬN...................................................................................................................87
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT


BVMT

: Bảo vệ môi trường

CRT

: Chất thải rắn

DA

: Dự án

ĐDSH

: Đa dang sinh học

ĐTM

: Đánh giá tác động môi trường

HĐNĐ

: Hội đồng nhân dân

KT-XH

: Kinh tế - xã hội

MT


: Môi trường

PL

: Pháp luật

PLMT

: Pháp luật môi trường

QĐPL

: Quy định pháp luật

QLNN

: Quản lý nhà nước

QPPL

: Quy phạm pháp luật

TN&MT

: Tài nguyên và môi trường

UBMTTQ

: Ủy ban Mặt trận tổ quốc


UBND

: Ủy ban nhân dân


DANH MỤC CÁC BẢNG PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Danh mục báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt
năm 2015 (từ ngày 01/01/2015 đến ngày 31/12/2015).
Phụ lục 2: Danh mục báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt
năm 2016 (từ ngày 01/01/2016 đến ngày 31/12/2016).
Phụ lục 3: Danh mục báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt
năm 2017 (từ ngày 01/01/2017 đến ngày 31/12/2017).
Phụ lục 4: Danh mục báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt
năm 2018 (từ ngày 01/01/2018 đến ngày 31/12/2018).
Phụ lục 5: Danh mục báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt
năm 2019 (từ ngày 01/01/2019 đến ngày 31/12/2019).
Phụ lục 6: Danh mục báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt
năm 2020 (từ ngày 01/01/2015 đến ngày 04/5/2020).
Phụ lục 7: Biểu mức thu phí thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường.
Phụ lục 8: Biểu mức thu phí thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường
trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.


TÓM TẮT
Đánh giá tác động môi trường là công cụ để thực hiện bảo vệ môi trường và
phát triển bền vững. Đánh giá tác động môi trường nhằm xác định, dự báo, ngăn ngừa
những ảnh hưởng tiềm năng đến môi trường, xã hội và sức khoẻ con người, và cũng là
một trong những công cụ hữu hiệu để thực hiện giải pháp phòng ngừa; đảm bảo gắn sự

phát triển kinh tế - xã hội với việc bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy,
việc áp dụng pháp luật còn nhiều vướng mắc, hạn chế; hiện tượng vi phạm pháp luật
vẫn diễn ra phổ biến với tính chất và mức độ khác nhau. Bằng phương pháp nghiên
cứu luật học, phương pháp nghiên cứu phân tích tác giả đã nêu lên được các quy định
của pháp luật về đánh giá tác động môi trường tại Việt Nam. Tại tỉnh Ninh Thuận, tác
giả nhận thấy vẫn còn nhiều bất cập trong quá trình thực hiện pháp luật về đánh giá tác
động môi trường của các chủ đầu tư, các cấp chính quyền và người dân, như thực hiện
đánh giá tác động mang tính hình thức, chất lượng và hiệu quả chưa cao. Qua đó, tác
giả đã nêu lên một số kiến nghị và giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao
hiệu quả việc thực hiện pháp luật về đánh giá tác động môi trường.

Từ khoá: Đánh giá tác động môi trường; bảo vệ môi trường; Luật Bảo vệ môi
trường 2014; Nghị định số 40/2019/NĐ-CP; Ninh Thuận


ABSTRACT
Environmental Impact Assessment (EIA) is a tool for environmental protection
and sustainable development. EIA aims to identify, predict and prevent potential
impacts on the environment, society and human health; and also is one of the effective
tools for preventive measures, ensuring to associate the socio-economic development
with the environmental protection. However, the practice shows that the application of
EIA prosions still has many problems and limitations; violations is still popular with
various kinds and degrees. By using the method of jurisprudence research and the
method of analytical research, I introduced the provisions of the law on EIA in
Vietnam. In Ninh Thuan province, the author realized that there have been still many
shortcomings in the process of implementing laws on EIA regarding to investors,
authorities and citizens, such as the formality, less quality and efficiency of EIA.
Thereby, the author gave some recommendations and solutions to improve the law and
improve the effectiveness of the implementation of the law on EIA.


Keywords: Environmental impact assessment; environmental protection; Law
on environmental protection 2014; Decree 40/2019/ND-CP; Ninh Thuan.


1

LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hiện nay, môi trường tự nhiên mà chúng ta đang sống đã và đang có xu hướng
bị ô nhiễm hết sức nghiêm trọng. Môi trường đô thị và các khu công nghiệp, nhất là
các vùng kinh tế trọng điểm đã bị ô nhiễm do chất thải các loại không được thu gom
và xử lý kịp thời. Ở Việt Nam, từ những năm đầu của thế kỷ XXI, đặc biệt là sau khi
nước ta gia nhập Tổ chức thương mại thế giới - WTO, nền kinh tế nước ta đã phát
triển nhanh chóng, các nhà đầu tư cả trong và ngoài nước đã không ngừng đầu tư vào
Việt Nam. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, cùng với sự phát triển của
kinh tế - xã hội thì vấn đề bảo vệ môi trường cũng như công tác quản lý môi trường đã
nảy sinh nhiều vấn đề bất cập. Hậu quả là tình trạng ô nhiễm và suy thoái nguồn nước
(nước mặt và nước ngầm) đã và đang xảy ra phổ biến ở nhiều nơi; tình trạng ô nhiễm
đất, ô nhiễm không khí cũng đã xảy ra, có nơi bị ô nhiễm nặng, đặc biệt là ở các khu
đô thị và các thành phố công nghiệp.
Thời gian vừa qua thực tế vẫn xảy ra nhiều vụ việc gây ô nhiễm môi trường do
các hoạt động đầu tư gây ra được dư luận đặc biệt quan tâm. Bảo vệ môi trường hiện
nay là vấn đề cấp bách, là một vấn đề đang được quan tâm hàng đầu của toàn thể nhân
loại. Để bảo vệ môi trường, pháp luật của các nước đã quy định nhiều công cụ pháp lý
cũng như kỹ thuật, trong đó đánh giá tác động môi trường là một công cụ pháp lý, kỹ
thuật rất hữu hiệu. Đánh giá tác động môi trường là việc phân tích, dự báo, nhận diện,
lượng hóa các tác động đến môi trường của dự án đầu tư phát triển, đề ra các biện
pháp kiểm soát, giảm thiểu các tác động xấu đến chất lượng môi trường sống, cảnh
quan thiên nhiên, các hệ sinh thái tự nhiên và các loài sinh vật. Quy trình đánh giá tác
động môi trường có thể là cơ sở cho việc đàm phán, thương lượng giữa các chuyên gia

phát triển với các tổ chức dân sự hữu quan và các nhà quản lý quy hoạch. Điều này
giúp cân bằng giữa lợi ích môi trường và lợi ích phát triển. Tuy nhiên, thực tiễn cho
thấy, việc áp dụng pháp luật về đánh giá tác động môi trường còn nhiều vướng mắc,
hạn chế; hiện tượng vi phạm pháp luật về đánh giá tác động môi trường và bảo vệ môi


2

trường của các dự án đầu tư vẫn diễn ra phổ biến với tính chất và mức độ khác nhau;
văn bản pháp luật về môi trường, trong đó bao gồm cả các quy định về đánh giá tác
động môi trường được ban hành với số lượng lớn song ít được thực thi hoặc thực thi
không đầy đủ làm cho môi trường ở nhiều nơi đã và đang bị ô nhiễm nghiêm trọng.
Ở tỉnh Ninh Thuận việc thực hiện các quy định của pháp luật về đánh giá tác
động của môi trường trong thời gian qua đã thu được những thành quả đáng kể trong
việc bảo vệ môi trường, nhưng bên cạnh đó vẫn còn nhiều bất cập trong quá trình thực
hiện, quá trình thực hiện pháp luật về đánh giá tác động môi trường của các chủ đầu
tư, các cấp chính quyền và Nhân dân vẫn còn mang tính hình thức, chất lượng, hiệu
quả không cao. Tình trạng vi phạm pháp luật về môi trường gia tăng đã làm cho môi
trường ở nhiều khu vực bị ô nhiễm nghiêm trọng. Thực tiễn áp dụng pháp luật về đánh
giá tác động môi trường trên địa bàn tỉnh đã bộc lộ nhiều nội dung pháp luật chưa phù
hợp, còn những “lỗ hổng” nhất định, làm hạn chế tính khả thi của pháp luật. Vì vậy,
đòi hỏi cần phải có những quy định mang tính khoa học và khả thi nhằm giúp cho việc
thực hiện được triệt để và hiệu quả hơn. Để hiểu rõ hơn về các quy định pháp luật về
đánh giá tác động môi trường cũng như tình hình thực tế áp dụng các quy định này, từ
đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật về đánh giá tác động môi trường, góp
phần tăng cường công tác quản lý nhà nước về môi trường là việc làm cấp thiết tác giả
tập trung đi sâu nghiên cứu luận văn có đề tài: “Pháp luật về đánh giá tác động môi
trường và thực tiễn trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận”.
2. Tình hình nghiên cứu
Đánh giá môi trường ở nước ta đã được nghiên cứu và đề cập từ nhiều năm nay.

Tuy nhiên, những nghiên cứu sâu về pháp luật về đánh giá tác động môi trường trong
hoạt động đầu tư ở nước ta thì vẫn còn hạn chế. Liên quan đến đề tài này có cuốn sách
“Đánh giá tác động môi trường - phương pháp luận” của GS. Lê Thạc Cán (Nhà xuất
bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, 1994); Bài viết “Đánh giá tác động môi trường
trong giai đoạn xây dựng Cảng Cái Lân” của đồng tác giả Nguyễn Thị Trà Vinh và
Đặng Phương Nga trên tạp chí Hoạt động khoa học số 11/2011. Luận án tiến sĩ


3

“Những vấn đề pháp lư của việc đánh giá tác động môi trường của các dự án đầu tư”
của Lê Sơn Hải - Viện Nghiên cứu Nhà nước và pháp luật, hoàn thiện năm 2000 là cụ
thể hơn cả; luận văn thạc sỹ luật học “Hoàn thiện pháp luật về đánh giá tác động môi
trường ở Việt Nam” của tác giả Lê Thị Hồng, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí
Minh, thực hiện năm 2010; luận văn “Pháp luật về đánh giá tác động môi trường trong
hoạt động đầu tư ở Việt Nam” của tác giả Lê Thanh Tùng, Khoa Luật, Đại học Quốc
gia Hà Nội, thực hiện năm 2013. Tuy vậy, xuất phát từ thực tiễn hiện nay nhiều hoạt
động đầu tư đã gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, kèm theo đó là hàng loạt các
văn bản của các cơ quan nhà nước điều chỉnh về các vấn đề liên quan đến đánh giá tác
động môi trường và các hoạt động đầu tư cũng được ban hành trong thời gian qua. Vì
vậy, cần phải có một đề tài khoa học nghiên cứu một cách có hệ thống và đầy đủ thực
trạng của pháp luật về đánh giá tác động môi trường của các dự án đầu tư. Từ đó đưa
ra những giải pháp hoàn thiện hơn nữa pháp luật về đánh giá tác động môi trường
trong quy hoạch các dự án ở tỉnh Ninh Thuận.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là pháp luật về đánh giá tác động môi
trường và thực tế áp dụng trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Không gian: Luận văn chủ yếu tập trung nghiên cứu các quy định của Luật Bảo

vệ môi trường năm 2014, các Nghị định, Thông tư và một số văn bản có liên quan về
đánh giá môi trường áp dụng thực tiễn ở tỉnh Ninh Thuận. Ngoài ra, tác giả cũng tham
khảo nội dung các quy định pháp luật khác trong hệ thống pháp luật Việt Nam và
quốc tế có liên quan đến đánh giá tác động môi trường.
Thời gian: Từ năm 2014 đến nay.


4

4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1 Mục đích nghiên cứu
Làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn về pháp luật trong công tác đánh
giá tác động môi trường trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận, từ đó đề xuất các giải pháp
hoàn thiện pháp luật về đánh giá tác động môi trường nhằm mục tiêu phát triển bền
vững.
4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn như sau:
- Tổng quan về đánh giá tác động môi trường: Khái niệm đánh giá tác động môi
trường; Lịch sử hình thành và phát triển của đánh giá tác động môi trường; Mục đích
và ý nghĩa của việc đánh giá tác động môi trường;
- Tổng quan về pháp luật đánh giá tác động môi trường;
- Thực tiễn áp dụng pháp luật về đánh giá tác động môi trường trên địa bàn tỉnh
Ninh Thuận: Những kết quả đạt được trong việc áp dụng pháp luật về đánh giá tác
động môi trường; những hạn chế, vướng mắc trong quá trình áp dụng pháp luật về
đánh giá tác động môi trường và nguyên nhân của những hạn chế, vướng mắc khi áp
dụng pháp luật về đánh giá tác động môi trường;
- Giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về
đánh giá tác động môi trường qua thực tiễn thi hành trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1 Phương pháp luận nghiên cứu

Luận văn dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh về pháp luật, các quan điểm của Đảng, Nhà nước về bảo vệ môi trường, về
pháp luật đánh giá môi trường.


5

5.2 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp phân tích, so sánh và bình luận để phân tích, đánh giá những điểm
hợp lý, chưa hợp lý của các quy định pháp luật hiện hành về đánh giá tác động môi
trường để đưa ra kiến nghị nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật.
6. Bố cục chi tiết
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung
luận văn được trình bày trong 3 Chương, bao gồm:
Chương 1: Tổng quan đánh giá tác động môi trường và pháp luật về đánh giá
tác động môi trường
Chương 2: Thực tiễn áp dụng pháp luật về đánh giá tác động môi trường trên
địa bàn tỉnh Ninh Thuận
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp
luật về đánh giá tác động môi trường qua thực tiễn thi hành trên địa bàn tỉnh Ninh
Thuận


6

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG VÀ PHÁP LUẬT VỀ
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
1.1 Tổng quan về đánh giá tác động môi trường
1.1.1 Khái niệm đánh giá tác động môi trường

Đánh giá tác động môi trường (Environmental Impact Assessment - EIA) là
một thuật ngữ được sử dụng khá rộng rãi và có thể được xem xét dưới nhiều góc độ
khác nhau. Xét dưới góc độ quản lý, nó được coi là một biện pháp quản lý nhà nước
(QLNN) về môi trường (MT), xét dưới góc độ khoa học, nó là những nghiên cứu về
mối liên hệ, những tác động biện chứng giữa các hoạt động phát triển và các khía cạnh
MT. Với tư cách là một khái niệm pháp lý, đánh giá tác động môi trường (ĐTM) là hệ
thống các quan hệ pháp luật (PL) hình thành giữa cơ quan QLNN với các tổ chức, cá
nhân thực hiện các hoạt động phát triển trong việc khảo sát và đánh giá các tác động
của các hoạt động phát triển đó đối với các yếu tố MT1.
ĐTM thực ra là một công việc rất mới, nhưng đã thu được những kết quả to lớn.
Nhiều người trong chúng ta tưởng đã hiểu rõ bản chất của công việc này, song có lẽ
mỗi người chỉ nắm bắt được một vài khía cạnh cơ bản của ĐTM. Một số điểm có thể
thống nhất được về công việc này đó là:2
“- ĐTM là quá trình xác định khả năng ảnh hưởng đến MT xã hội và cụ thể là
đến sức khoẻ của con người. Từ đó đánh giá tác động đến các thành phần MT vật lý,
sinh học, kinh tế - xã hội nhằm giúp cho việc đưa ra quyết định một cách hợp lý và
logic.
- ĐTM còn cố gắng đưa ra biện pháp nhằm giảm thiểu những tác động có hại,
kể cả việc áp dụng các biện pháp thay thế.”

Đại học Luật Hà Nội (2004), Giáo trình Luật Môi trường, NXB Công an nhân dân, Hà Nội, tr. 103.
Vũ Thị Duyên Thủy (2003), Bàn về hội đồng thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, Tạp chí Luật
học, tr.23.
1
2


7

Cho đến nay, vẫn chưa có một định nghĩa đầy đủ, bao quát về ĐTM. Có thể nêu

ra một số định nghĩa để chứng tỏ tính đa dạng của thuật ngữ này.
- ĐTM là một đánh giá cho tất cả những ảnh hưởng MT cũng như những ảnh
hưởng xã hội liên quan, có thể phát sinh từ một dự án (DA)3.
Định nghĩa này cho thấy ĐTM không chỉ xem xét những ảnh hưởng về mặt MT
tự nhiên (đất, nước, không khí,…) mà nó còn xem xét những tác động đến mặt xã hội
(kinh tế, văn hoá, giáo dục,…). Như vậy, phạm vi yêu cầu ĐTM phải làm là rất rộng,
điều này là cần thiết nhưng nó rất phức tạp, không dễ thực hiện. Trong khi đó, đối
tượng có thể gây ra những ảnh hưởng cần xem xét, đánh giá thì định nghĩa chỉ nêu một
cách chung chung “một dự án” như vậy là quá hẹp. Định nghĩa lại không đề cập đến
các đối tượng có thể gây ra tác động lớn hơn, như một kế hoạch, quy hoạch, một
chương trình phát triển,…
- ĐTM là một sự kiểm tra có hệ thống những hậu quả về MT của các DA, các
chính sách, các kế hoạch và chương trình4. So với định nghĩa trên, định nghĩa vừa nêu
thu hẹp phạm vi và mở rộng đối tượng cần xem xét. Nó đặt ra yêu cầu là việc đánh giá
các hậu quả về MT phải có tính hệ thống, tức là các yếu tố bị ảnh hưởng phải được
xem xét trong một thể thống nhất, từng loại tác động cần phải được cân nhắc về mức
độ, tầm quan trọng, các khía cạnh không gian, thời gian và cả mối tương tác qua lại
giữa chúng đối với MT. Tuy nhiên, định nghĩa chỉ xem ĐTM như là một “sự kiểm tra”
nên cũng không thể hiện đúng bản chất, vai trò của ĐTM đó là xem xét, phân tích,
đánh giá các tác động để dự báo các hậu quả về MT có thể xảy ra nhằm hạn chế, ngăn
ngừa chúng.
- ĐTM là một quy trình để xác định, dự báo và mô tả cái lợi và những hậu quả
của một sự phát triển được dự kiến bằng những thuật ngữ thích hợp. Để trở nên có ích,
việc đánh giá cần phải được truyền đạt bằng những thuật ngữ mà cộng đồng và những

3

United Nations development Programme, Incorporating Environmental Considerations (Chapter 3:
Environmental Impact Assessment in Viet Nam). />4
John Glasson, Riki Therivel, Andrew Chadwick (2004), Giới thiệu về đánh giá tác động môi trường, Tài liệu

Hội thảo.


8

người làm quyết định có thể hiểu được. Những cái lợi và hậu quả phải được xác định
trên cơ sở những tiêu chuẩn thích hợp với quốc gia có DA5.
Khác với hai quan điểm trên, định nghĩa này đã thể hiện được vai trò của ĐTM
cũng như những yêu cầu khi thực hiện ĐTM. Nó không phải là một công việc độc lập
mà là cả một quy trình với nhiều giai đoạn, nhiều bước thực hiện; mỗi giai đoạn, mỗi
bước lại được tiến hành khác nhau. Hơn nữa, quy trình này không những dự báo hậu
quả của tác động mà còn xác định cái lợi của các tác động đó nhằm cân nhắc về mọi
mặt để có quyết định hợp lý hơn. Đồng thời, quy trình này còn phải phù hợp với điều
kiện của từng quốc gia và đảm bảo cho sự tham gia của cộng đồng. Nhưng hạn chế của
định nghĩa là không nêu rõ sẽ dự báo, đánh giá những mặt lợi, hại trong lĩnh vực nào
(mà ở đây cần quy định là những ảnh hưởng về MT). Đó là chưa nói đến việc định
nghĩa quá dài, khó nhớ.
- Luật Bảo vệ môi trường (BVMT) 1993 (Điều 2) đã đưa ra định nghĩa về ĐTM
như sau: “ĐTM là quá trình phân tích, đánh giá, dự báo ảnh hưởng đến MT của các
DA, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH), của các cơ sở sản xuất kinh doanh,
công trình kinh tế, khoa học, kỹ thuật, y tế, xã hội, văn hoá, an ninh, quốc phòng và
các công trình khác, đề xuất các biện pháp thích hợp để BVMT”.
Theo định nghĩa này thì ĐTM được thực hiện thông qua việc phân tích, đánh
giá các tác động có ảnh hưởng đến MT nhằm mục đích dự báo những hậu quả có thể
xảy ra cho MT. So với các định nghĩa khác thì xét về bản chất, định nghĩa này đã cân
nhắc đến những đặc tính pháp lý cơ bản của những khái niệm tương ứng trên thế giới.
Tuy nhiên, định nghĩa này còn tương đối dài; cách hiểu về yếu tố tác động chưa
phù hợp. Theo định nghĩa này, ta thấy có 2 loại đối tượng phải thực hiện việc ĐTM, đó
là các DA và các cơ sở đang hoạt động. Đến nay, vẫn còn có ý kiến cho rằng Luật
BVMT 1993 đã hiểu sai về thuật ngữ này với lý giải rằng PL các nước chỉ quy định

ĐTM đối với các DA mà không quy định ĐTM đối với các cơ sở đang hoạt động. Ý
kiến ngược lại được số đông chấp nhận cho rằng cách hiểu trong Luật BVMT 1993 là
Lê Thị Thu Hường (2001), Pháp luật Việt Nam về đánh giá tác động môi trường, Luận văn Cử nhân luật, Đại
học Luật thành phố Hồ Chí Minh, tr. 10.
5


9

hoàn toàn chính xác và lý giải rằng các nội dung quan trọng nhất của công việc ĐTM
là xác định ảnh hưởng lên MT của các yếu tố tác động nhằm tìm ra giải pháp giảm
thiểu tác động tiêu cực. Vấn đề khác nhau chỉ là ở chỗ các nước coi yếu tố “tác động”
nói trên chỉ là các DA sắp xảy ra, sắp được thực hiện còn Luật BVMT 1993 ngoài các
DA còn có “yếu tố tác động” là cả các cơ sở hiện đang hoạt động.
Cách hiểu như thế này hoàn toàn trái với mục đích của hoạt động ĐTM là ngăn
ngừa, dự báo; tức là yếu tố tác động ở đây “sẽ xảy ra” và có nguy cơ tác động. Do đó,
định nghĩa trong Luật BVMT 1993 xem các cơ sở đang hoạt động cũng là đối tượng
phải ĐTM thực ra chỉ là cách để giải quyết những tồn động trong thực tế áp dụng PL
mà thôi. Quy định này là cách áp dụng cho phù hợp với thực tiễn của Việt Nam vào
thời điểm có nhiều cơ sở đã đi vào hoạt động nhưng khi còn là DA chưa được ĐTM.
Vì thế, cần phải xác định đúng bản chất của hoạt động ĐTM.
Khắc phục được hạn chế về mặt định nghĩa của Luật BVMT 1993 thì Luật
BVMT 2005 (Điều 3) và Luật BVMT 2014 (Điều 3) đã đưa ra định nghĩa về ĐTM
như sau: “ĐTM là việc phân tích, dự báo các tác động đến MT của DA đầu tư cụ thể
để đưa ra các biện pháp BVMT khi triển khai DA đó”.
Từ sự phân tích trên, cần xác định các đặc điểm khi phân tích khái niệm ĐTM
như sau:
- ĐTM là một quá trình và là một khâu trong hoạt động kiểm soát ô nhiễm MT
Nói đến kiểm soát ô nhiễm MT là nói đến “quá trình phân tích, dự báo, kiểm
tra, xử lý nhằm ngăn chặn việc gây ô nhiễm MT từ các nguồn gây ô nhiễm”. Quá trình

này bao gồm nhiều hoạt động từ phân tích, dự báo, đánh giá hiện trạng MT, dự báo ô
nhiễm MT trong tương lai đến hoạt động kiểm tra để chúng ta xử lý các chất thải, xử
lý các hành vi vi phạm PL trong việc kiểm soát ô nhiễm MT; nhằm mục đích chung là
ngăn chặn việc gây ô nhiễm MT từ các nguồn gây ô nhiễm. Và MT ở đây chỉ nên hiểu
bao gồm yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo như đã đề cập ở trên.
- Quá trình ĐTM phải gắn liền với việc dự liệu, phòng ngừa


10

Vì mục đích của ĐTM bao giờ cũng là lường trước những rủi ro mà yếu tố tác
động có thể gây ra cho MT. Điều này xuất phát từ hậu quả lâu dài và ảnh hưởng sâu
rộng của chất lượng MT đến tính mạng, sức khoẻ của nhiều người nếu công tác ĐTM
không được dự liệu trước hoặc dự liệu không đầy đủ. Ngược lại, mỗi bước, mỗi khâu
trong toàn bộ quá trình ĐTM được gắn liền với việc dự liệu, phòng ngừa thì việc khắc
phục những hậu quả (nếu có) từ sự tác động này sẽ phát huy hiệu quả rất nhiều. Vì thế,
các nhà nghiên cứu MT cho rằng “cách tiếp cận theo phương châm phòng ngừa đang
được ưu tiên và trở thành cách tiếp cận chủ yếu ở hầu hết các nước phát triển”6.
- ĐTM phải đi đôi với việc đưa ra các biện pháp giảm thiểu tác động
Từ chỗ dự liệu được những tác động thì phải có biện pháp giảm thiểu tác động.
Mục đích của công việc này là tìm kiếm những phương thức tiến hành tốt nhất, nhằm
loại bỏ hoặc tối thiểu hoá các tác động có hại và phát huy sử dụng tối đa những tác
động có lợi đồng thời đảm bảo cho cộng đồng (hoặc cá thể) không phải chịu chi phí
vượt quá lợi ích, lợi nhuận do DA mang lại hoặc họ nhận được.
Để đạt được mục đích này, các biện pháp giảm thiểu tác động phải được thực
hiện đúng thời điểm và cách thức như được nêu trong báo cáo ĐTM.
Như vậy, chúng ta có thể hiểu “ĐTM là việc phân tích, dự báo, nhận diện,
lượng hóa các tác động đến MT của DA đầu tư phát triển, đề ra các biện pháp kiểm
soát, giảm thiểu các tác động xấu đến chất lượng MT sống, cảnh quan thiên nhiên, các
hệ sinh thái tự nhiên và các loài sinh vật”. Cách hiểu này cũng gần như cách hiểu theo

Luật BVMT 2014. Định nghĩa như vậy vừa ngắn gọn, lại bao quát được bản chất của
hoạt động ĐTM. Tuy nhiên, đối với các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển thì
trong Luật BVMT 2005, 2014 lại xem đó là “đánh giá MT chiến lược”. Việc phân tích,
dự báo các tác động đến MT của các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển trước
khi phê duyệt nhằm đảm bảo phát triển bền vững là một dạng của ĐTM mà Luật
BVMT 1993 đã từng đề cập.

Vũ Thu Hạnh (2004), Xây dựng và hoàn thiện cơ chế giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực Bảo vệ môi trường
tại Việt Nam, Luận án Tiến sĩ, Đại học Luật Hà Nội, tr. 39.
6


11

1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của đánh giá tác động môi trường
Đầu tiên, tác giả sẽ xem xét lịch sử hình thành và phát triển của ĐTM trên thế
giới. Việc xác định thời điểm ra đời của ĐTM không phải là dễ ràng. Bởi vì, nếu xét
về tính chất công việc thì hình như ĐTM đã có từ rất lâu. Song nếu xét về thời gian mà
công việc này được gọi tên, được thừa nhận thì còn rất mới mẻ. Vào năm 1969, Hoa
Kỳ thông qua Đạo luật chính sách MT (National Environment Protection Act- NEPA),
chính là thời điểm đánh dấu cho sự thừa nhận và ra đời của ĐTM7.
Lý do chấp nhận việc chọn thời điểm ra đời của ĐTM ở trên là vì bản thân “môi
trường” và tầm quan trọng của nó được con người nhận thức từ rất lâu nhưng vấn đề
BVMT cũng mới chỉ được nhắc đến và đặt ra kể từ cuối những năm 60 đầu những
năm 70 của thế kỷ XX. Ở thời điểm này, vấn đề MT sống của con người trở thành một
vấn đề chính trị có tầm quan trọng trong xã hội, đòi hỏi các Nhà nước phải có đường
lối để định rằng tất cả những kiến nghị quan trọng ở cấp Liên Bang về luật pháp, các
DA và các quy định hoạt động kinh tế, kỹ thuật lúc đưa ra xét duyệt để được Nhà nước
chấp thuận phải kèm theo một báo cáo tường tận về tác động đến MT. Bản hướng dẫn
kèm theo luật trình bày một cách chi tiết mục đích, yêu cầu, nội dung, cách thực hiện

báo cáo ĐTM. Tiếp theo Hoa Kỳ, nhiều nước như Nhật Bản (1972), Canada, Australia
(1974), CHLB Đức (1975), Anh (1988) đã lần lượt ban hành những đạo luật hoặc quy
định ở mức độ chặt chẽ khác nhau về ĐTM8.
Trong những năm 1970-1980, một số nước đang phát triển đã ban hành những
quy định về ĐTM. Trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, các nước như
Philippines (1977), Hàn Quốc (1981), Indonesia (1982), Thái Lan (1984),... đều đã có
những quy định chính thức hoặc tạm thời về ĐTM và đã thực sự tiến hành nhiều báo
cáo ĐTM cho các hoạt động phát triển của mình.
Có thể thấy từ khi ĐTM mới bắt đầu được thừa nhận và hình thành, đã được

Lê Thạc Cán và tập thể tác giả (1993), Đánh giá tác động môi trường: Phương pháp luận và kinh nghiệm
thực tiễn, NXB. Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, tr. 7.
8
Phạm Ngọc Hồ- Hoàng Xuân Cơ (2009), Đánh giá tác động môi trường, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà
Nội, tr. 10.
7


12

được rất nhiều quốc gia xem xét, áp dụng. Tuy nhiên, yêu cầu đối với ĐTM, thủ tục
thực hiện có sự khác nhau giữa các quốc gia và thường thể hiện ở những điểm sau:
Loại DA phải ĐTM; vai trò của cộng đồng trong ĐTM; thủ tục hành chính; các đặc
trưng lược duyệt.
Tiếp theo, tác giả sẽ trình bày sơ lược về lịch sử hình thành và phát triển của
ĐTM ở Việt Nam9. Từ năm 1983, Chương trình nghiên cứu về tài nguyên thiên nhiên
và MT bắt đầu đi vào nghiên cứu phương pháp luận ĐTM. Năm 1985, trong Nghị
quyết về công tác điều tra cơ bản, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và BVMT,
Hội đồng Bộ trưởng đã quy định trong xét duyệt luận chứng kinh tế - kỹ thuật của các
công trình xây dựng lớn hoặc các chương trình phát triển KT-XH quan trọng cần tiến

hành ĐTM. Cơ quan phụ trách vấn đề này ở cấp Trung ương là Uỷ ban Khoa học và
Kỹ thuật Nhà nước (năm 1990 đổi tên thành ủy ban Khoa học Nhà nước và ngày
12/10/1992 được đổi tên thành Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường). Cục MT là
cơ quan thường trực quản lý các vấn đề MT ở cấp quốc gia bao gồm cả ĐTM. Ở cấp
địa phýőng lần lýợt đýợc thŕnh lập Sở Khoa học Công nghệ vŕ Môi trýờng vŕ trong bộ
máy có Phòng MT.
Đến đầu năm 1993, trong Chỉ thị số 73-TTg của thủ tướng Chính phủ về một số
công tác cần làm ngay về BVMT đã nêu “Các ngành, các địa phương khi xây dựng
các DA phát triển, kể cả DA hợp tác với nước ngoài, đều phải thực hiện nội dung
ĐTM trong các luận chứng kinh tế - kỹ thuật”. Cho đến ngày 10/9/1993, Bộ trưởng Bộ
Khoa học Công nghệ và MT đã ban hành bản “Hướng dẫn tạm thời về ĐTM”10.
Đóng góp quan trọng nhất của giai đoạn này là đã hình thành được cơ sở khoa
học, phương pháp luận về ĐTM làm cơ sở cho việc hình thành hệ thống PL về ĐTM
cho các giai đoạn tiếp theo.
Giai đoạn tiếp theo là Luật BVMT 1993 được Quốc hội thông qua và Chủ tịch
nước ký Lệnh công bố ngày 10/01/1994. Đây là thời điểm rất quan trọng đối với công
Mai Thế Toản (2015), Đánh giá môi trường chiến lược, Đánh giá tác động môi trường ở Việt Nam, Kỷ yếu
Hội nghị Môi trường toàn quốc lần thứ IV, Bộ tài nguyên và Môi trường, Hà Nội.
10
/>9


13

tác quản lý và BVMT của Việt Nam. Chính phủ đã ban hành Nghị định số 175/CP
ngày 18/10/1994 về hướng dẫn thi hành Luật BVMT.
Tiếp đến là Luật BVMT 2005 có hiệu lực, thay thế Luật BVMT 1993. Có 04
điểm nổi bật trong giai đoạn này là: (1) Công cụ đánh giá MT chiến lược được hình
thành chính thức trong Luật BVMT 2005; (2) CBM ra đời thay thế cho Bản Đăng ký
đạt tiêu chuẩn MT; (3) Hoạt động kiểm tra, giám sát công tác BVMT được quy định

cụ thể trong hệ thống văn bản pháp luật; (4) Hình thành công cụ ĐTM áp dụng cho
các đối tượng đã đi vào hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ nhưng chưa có báo
cáo ĐTM hoặc Bản ĐTM hoặc CBM.
Và hiện nay là Luật BVMT 2014 được ra đời thay thế cho Luật BVMT 2005.
Sau đó, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 quy
định về quy hoạch bảo vệ MT, đánh giá MT chiến lược, ĐTM và kế hoạch bảo vệ MT
để thay thế Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18/4/2011. Bộ Tài nguyên và Môi
trường (TN&MT) đã ban hành Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT ngày 29/5/2015 để
thay thế Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT ngày 18/7/2011. Hiện nay, để phù hợp hơn
với tình hình thực tế và cũng để khắc phục những thiếu sót của Nghị định số
18/2015/NĐ-CP thì Chính phủ đã ban hành Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày
13/5/2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định
chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật BVMT (trong đó có Nghị định số 18/2015/NĐ-CP)
và Bộ TN&MT cũng đã ban hành Thông tư số 25/2019/TT-BTNMT quy định chi tiết
thi hành một số điều của Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13/5/2019 của Chính phủ
sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành
Luật BVMT và quy định quản lý hoạt động dịch vụ quan trắc MT.
Với chiều dài hơn 20 năm lập pháp và lập quy về ĐTM thì hiện nay Việt Nam
đã có hệ thống PL khá thống nhất và ổn định về vấn đề này. Tuy nhiên, để tiến xa hơn
trên con đường hội nhập quốc tế và phát triển bền vững, chúng ta vẫn cần phải học tập
nhiều hơn kinh nghiệm của các quốc gia khác, hoàn thiện hơn nữa các quy định pháp
luật (QĐPL) và có cơ chế chặt chẽ hơn để đảm bảo thi hành đúng những quy định ấy


14

trên thực tiễn.
1.1.3 Mục đích và ý nghĩa của việc đánh giá tác động môi trường
Mặc dù ra đời chính thức chưa lâu, nhưng thuật ngữ ĐTM đã được sử dụng
rộng rãi trên thế giới. Điều đó chứng tỏ khả năng áp dụng công cụ này vào công tác

BVMT ở mỗi quốc gia và trên toàn thế giới. Để thấy rõ hơn điều này, ta xét kỹ hơn tới
mục đích và ý nghĩa của ĐTM.
1.1.3.1 Mục đích của đánh giá tác động môi trường
Với định nghĩa đã nêu, ta có thể thấy rõ mục tiêu cuối cùng của ĐTM là ngăn
chặn những tác động có thể gây ô nhiễm MT, suy thoái MT nhằm BVMT, bảo vệ
nguồn tài nguyên thiên nhiên, các giá trị đời sống xã hội bằng việc sử dụng chúng một
cách hợp lý. Có thể nói, hoạt động ĐTM có những mục đích cơ bản sau:
Thứ nhất, ĐTM nhằm xác định, dự báo, ngăn ngừa những ảnh hưởng tiềm năng
đến MT, xã hội và sức khoẻ con người. Nói cách khác, ĐTM là một trong những công
cụ hữu hiệu để thực hiện giải pháp phòng ngừa.
Tiến hành ĐTM là xem xét các ảnh hưởng tới MT nói chung của một hoạt
động. Nội dung đầu tiên mà ĐTM phải thực hiện là mô tả, đánh giá hiện trạng của MT
nơi dự kiến đặt DA. Sau đó, lựa chọn những hoạt động có khả năng ảnh hưởng đến
MT để xem xét, phân tích về tác động trực tiếp, gián tiếp, tác động lâu dài,… và sự
tương tác qua lại của các tác động đó. Đây chính là cơ sở để các nhà đầu tư, các nhà
quản lý thấy trước được hậu quả sẽ xảy ra cho MT, dự báo được mức độ và quy mô
ảnh hưởng của hoạt động đó. Chẳng hạn như việc thực hiện DA “Đầu tư khai thác, chế
biến đá xây dựng mỏ Tây Nam núi Mavieck 1, xã Phước Ninh, huyện Thuận Nam,
tỉnh Ninh Thuận (công suất khai thác: 250.000m3/năm)” thì sẽ phát sinh bụi, khí thải
hoặc chất thải nguy hại gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt về lâu về dài cho các
hộ dân sinh sống gần đó11.

Sở TN&MT Ninh Thuận (2016), Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án Đầu tư khai thác, chế biến
đá xây dựng mỏ Tây Nam núi Mavieck 1, xã Phước Ninh, huyện Thuận Nam.
11


15

Dự báo là cơ sở cho phòng ngừa. Do đó, ĐTM đã giúp con người tiên liệu trước

các tác động xấu đến MT thì con người phải đưa ra các biện pháp khắc phục hoặc ngăn
ngừa các tình huống xấu có thể xảy ra một cách phù hợp. Trước tiên, đây chính là
trách nhiệm của chủ cơ sở, chủ DA. Họ phải xây dựng các thiệt bị xử lý chất thải hay
đầu tư sử dụng các công nghệ tiên tiến gần gũi với MT,… tùy thuộc vào khả năng,
điều kiện của mình để lựa chọn các giải pháp thích hợp. Chính vì vậy mà trong nội
dung của báo cáo ĐTM, ở phần cuối luôn phải có kiến nghị và đề xuất để giảm thiểu
tác động MT.
- Thứ hai, ĐTM đảm bảo gắn sự phát triển KT-XH với việc BVMT, hay nói
cách khác là tạo ra sự phát triển bền vững.
ĐTM phải được đặt trong một thể thống nhất của yêu cầu phát triển và không
được đối lập với sự phát triển. Chỉ khi đặt việc ĐTM trong sự thống nhất với các hoạt
động phát triển KT-XH thì mới có thể tạo ra được sự quan tâm thực sự của Nhà nước,
của tổ chức, cá nhân tới việc BVMT. Các biện pháp giảm thiểu tác động của MT trong
trường hợp này sẽ trở thành một bộ phận của kế hoạch phát triển.
ĐTM phải thật sự là công cụ giúp cho việc lựa chọn quyết định. Như đã đề cập,
thực chất của ĐTM là cung cấp tư liệu đã được cân nhắc, phân tích một cách khoa học
về những lợi ích và tổn hại tiềm tàng về tài nguyên MT để các cơ quan có thẩm quyền
ra quyết định có điều kiện lựa chọn phương án phát triển một cách hợp lý hơn, chính
xác hơn.
Trong bối cảnh hiện nay, con người đã có nhận thức cao hơn về MT nên khi
tiến hành bất kì một hoạt động phát triển nào, luật pháp các nước đều đòi hỏi phải
đánh giá toàn diện về những hậu quả sẽ xảy ra cho MT từ những hoạt động đó, kết quả
đánh giá phải được ghi nhận lại trong báo cáo ĐTM. Để kết luận được hoạt động đó có
được phép tiến hành hay không, đòi hỏi báo cáo ĐTM phải được các cơ quan có thẩm
quyền về MT thẩm định, phê duyệt. Quá trình thẩm định là việc các cơ quan này phải
xem xét, cân nhắc giữa lợi ích kinh tế từ một DA phát triển với mức độ nguy hại cho
MT của nó. Nếu việc lựa chọn phương án giảm thiểu là của các chủ DA và các nhà tư



×