Tải bản đầy đủ (.docx) (39 trang)

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN Ở BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐƯỜNG SẮT VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (243.52 KB, 39 trang )

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN Ở BAN
QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐƯỜNG SẮT VIỆT NAM
1. Giới thiệu tổng quan về Ban quản lý dự án đường sắt Việt Nam:
1.1. Chức năng:
Ban Quản lý dự án đường sắt (Ban QLDA ĐS) thực hiện các chức
năng, nhiệm vụ của Chủ đầu tư về QLDA bước thực hiện đầu tư từ khi dự án
được phê duyệt đến khi bàn giao đưa vào khai thác sử dụng đối với các dự
án đầu tư thuộc kết cấu hạ tầng giao thông đường sắt do Cục Đường sắt Việt
Nam là Chủ đầu tư.
Đối với các dự án có nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA)
và các dự án có đặc thù riêng, Cục ĐSVN sẽ có quyết định giao cụ thể cho
Ban QLDA ĐS thực hiện một số nhiệm vụ của Chủ đầu tư theo quy định của
pháp luật về Quản lý đầu tư xây dựng, tuân thủ hiệp định ký kết giữa Việt
Nam và nhà tài trợ quốc tế và theo điều ước quốc tế cụ thể về ODA.
Ban QLDA ĐS được sử dụng bộ máy của mình để thực hiện dịch
vụ tư vấn quản lý dự án cho các Chủ đầu tư khác. Việc tư vấn QLDA này
phải thông qua hợp đồng kinh tế và không ảnh hưởng đến việc thực hiện các
nhiệm vụ do Cục ĐSVN giao và phải được Cục ĐSVN chấp thuận bằng văn
bản.
1.2. Nhiệm vụ:
Với các chức năng đã được xác định như trên, Ban QLDA ĐS có
các nhiệm vụ sau:
i. Thay mặt Chủ đầu tư quản lý quá trình đầu tư và xây dựng các dự
án đầu tư thuộc kết cấu hạ tầng giao thông đường sắt do Cục
Đường sắt Việt Nam là Chủ đầu tư theo quy định của pháp luật
về đầu tư xây dựng công trình, bao gồm:
• Lựa chọn nhà thầu và hợp đồng xây dựng;
• Khảo sát, thiết kế xây dựng;
• Thi công xây dựng;
• Giám sát thi công xây dựng công trình.
ii. Thực hiện công tác Giải phóng mặt bằng, công tác nghiệm thu,


hoàn công, quyết định đưa công trình vào khai thác và bảo hành.
iii. Thực hiện công tác thanh tra, kiểm toán, làm việc với các Hội
đồng thẩm định nhà nước.
iv. Thay mặt Chủ đầu tư quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng công
trình và kiểm toán theo quy định.
v. Lập hồ sơ quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành trình Chủ đầu
tư trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
vi. Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ hoặc đột xuất trong công tác
quản lý dự án theo quy định.
vii. Kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền để giải quyết những vướng
mắc vượt quá thẩm quyền giải quyết.
1.3. Cơ cấu tổ chức của Ban:
Cơ cấu tổ chức của Ban QLDA ĐS hiện nay có thể được mô hình
hóa theo sơ đồ như sau:
SƠ ĐỒ 2.1. CƠ CẤU TỔ CHỨC BAN QLDA ĐS
BAN GIÁM ĐỐC
Văn phòng
Phòng Kế hoạch dự án Phòng tài chính kế toán
Phòng QLDA 1
Phòng QLDA 2 Phòng QLDA 3 Phòng QLDA 4
Theo cơ cấu tổ chức trên:
Ban giám đốc có nhiệm vụ điều hành hoạt động của Ban quản lý dự án
đường sắt, chịu trách nhiệm trước Cục đường sắt Việt Nam và pháp luật về
mọi hoạt động của Ban QLDA ĐS. Ban giám đốc cũng có trách nhiệm kịp
thời báo cáo CĐSVN khi các dự án có những phát sinh nghiêm trọng, chịu
trách nhiệm về những hạn chế trong hoạt động của Ban.
Văn phòng có chức năng tuyển dụng, quản lý đào tạo tổ chức cán bộ và thực
hiện chức năng hành chính của khối văn phòng.
Phòng kế hoạch dự án có chức năng:
- Tìm kiếm, cân đối nguồn vốn cho các dự án đầu tư, cân đối nguồn

kinh phí hoạt động của BQLDA;
- Chủ trì ký kết các hợp đồng kỹ thuật, quản lý các hợp đồng kinh tế với
các đơn vị tư vấn để thực hiện việc lập các Báo cáo nghiên cứu;
- Tập hợp các số liệu xây dựng kế hoạch vốn hàng năm cho các dự án;
- Theo dõi việc thực hiện kế hoạch xây dựng cơ bản, tình hình giải ngân
theo kế hoạch;
- Giải quyết các vấn đề liên quan đến chính sách thuế;
- Tham gia vào hội đồng nghiệm thu cơ sở, bàn giao công trình, tổ
thanh quyết toán dự án.
Phòng tài chính – kế toán thực hiện chức năng cân đối các nguồn vốn,
lập kế hoạch thu chi theo kỳ của Ban; tổ chức thực hiện công tác giải
ngân, thanh toán, cấp phát vốn cho các đơn vị có liên quan và thực hiện
công tác quyết toán dự án hoàn thành, làm việc với đơn vị kiểm toán và
thanh tra.
Các phòng Quản lý dự án có chức năng:
- Tuyển chọn tư vấn khảo sát thiết kế lập Báo cáo nghiên cứu tiền
khả thi và Báo cáo nghiên cứu khả thi;
- Cung cấp nội dung, số liệu để lập và trình duyệt kế hoạch đấu thầu,
chủ trì trình duyệt hồ sơ mời thầu, phương pháp đánh giá thầu chi
tiết, chủ trì thực hiện công tác đấu thầu;
- Tổ chức triển khai thực hiện công tác giải phóng mặt bằng các dự
án;
- Tổ chức theo dõi, thực hiện về tiến độ, chất lượng các hợp đồng
xây lắp, tư vấn giám sát thi công,…
Trong đó:
Phòng QLDA 1 được giao nhiệm vụ quản lý thực hiện tiểu dự án
Hạ Long – Cảng Cái Lân và vầu vượt Bàn Cờ (tiểu dự án 1) và sắp tới sẽ
thực hiện quản lý tiểu dự án Yên Viên – Lim (tiểu dự án 4).
Phòng QLDA 2 được giao nhiệm vụ quản lý thực hiện tiểu dự án
Lim – Phả Lại (tiểu dự án 2).

Phòng QLDA 3 được giao nhiệm vụ quản lý thực hiện tiểu dự án
Phả Lại – Hạ Long (tiểu dự án 3).
Phòng QLDA 4 được giao nhiệm vụ quản lý thực hiện dự án
Đường sắt đô thị Hà Nội: Tuyến Cát Linh – Hà Đông.
1.4. Cơ chế và thể chế thực hiện quản lý dự án:
1.4.1. Về mặt cơ chế:
Hiện nay công tác QLDA ở Ban QLDA ĐS được tổ chức theo dự
án, tức là quản lý theo chiều dọc, các dự án được tổ chức quản lý một cách
riêng rẽ, mỗi phòng QLDA được giao nhiệm vụ quản lý một dự án khác
nhau. Lãnh đạo và nhân viên các phòng QLDA được tự ý tiến hành các công
tác cần thiết để thực hiện quản lý dự án được cấp trên giao, nhưng phải phù
hợp với các yêu cầu, quy định của Nhà nước và chịu sự chỉ đạo, kiểm tra,
giám sát của cấp trên. Tuy tiến hành quản lý độc lập nhưng giữa các phòng
QLDA vẫn có sự gắn kết, phối hợp thực hiện mục tiêu chung của Ban.
Ưu điểm của mô hình tổ chức quản lý này là đảm bảo được tính
độc lập của dự án, mở rộng quyền hạn của nhà quản lý và tạo điều kiện phối
hợp hài hòa hoạt động của các thành viên trong dự án.
Nhược điểm của mô hình này là: Việc huy động nguồn lực trong
trường hợp có nhiều dự án cùng triển khai trong công ty có thể dẫn đến
khuynh hướng không đồng đều; có nguy cơ dẫn đến sự cạnh tranhh về sử
dụng nguồn lực giữa các dự án khác nhau; đòi hỏi phải bố trí lại nhân lực
trong công ty khi dự án đã kết thúc; gây ra sự căng thẳng về chức năng,
nhiệm vụ đối với chính đơn vị đề xuất ra dự án.
1.4.2. Về mặt thể chế:
Quá trình quản lý các dự án xây dựng chịu sự điều chỉnh chặt chẽ
của các văn bản pháp luật có liên quan đến quá trình QLDA do Nhà nước
ban hành sau đây :
1) Luật số 16/2003/QH11 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam khóa XI kỳ họp thứ 4 quy định về hoạt động xây dựng.
2) Nghị định số 23/2009/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong

hoạt động xây dựng. Theo đó, các hành vi xây dựng sai thiết kế, sai
quy hoạch sẽ bị phạt tới 500 triệu đồng và bị tước giấy phép xây dựng.
3) Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 10/02/2009 của Chính phủ về
Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình. Nghị định này thay thế cho
Nghị định số 16/2005/NĐ-CP và Nghị định số 112/2006/NĐ-CP về
quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.
4) Nghị định số 49/2008/NĐ-CP ngày 18/4/2008 sửa đổi, bổ sung một số
điều của Nghị định 209/2004/NĐ-CP. Một số nội dung trong
209/2004/NĐ-CP đã được chỉnh sửa theo hướng phân định rõ trách
nhiệm của các bên tham gia dự án, nâng cao quản lý chất lượng công
trình,…
5) Nghị định số 112/2006/NĐ-CP ngày 29/9/2006 về quản lý dự án đầu
tư xây dựng công trình. Nghị định này sửa đổi, bổ sung một số điều
của Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 của Chính phủ về
quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.
6) Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 của Chính phủ về
quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình. Nghị định này hướng dẫn
thi hành Luật Xây dựng về lập, thực hiện dự án đầu tư xây dựng công
trình, thay thế Nghị định số 52 và số 12 NĐ-CP trước đây.
7) Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về
quản lý chất lượng công trình xây dựng. Nghị định này hướng dẫn thi
hành Luật Xây dựng về: khảo sát, thiết kế, thi công xây dựng, bảo
hành và bảo trì, quản lý và sử dụng công trình xây dựng trên lãnh thổ
Việt Nam.
8) Nghị định số 131/2006/NĐ-CP ngày 09/11/2006 Ban hành Quy chế và
sử dụng nguồn vốn ODA. Quy chế này điều chỉnh công tác quản lý và
sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức.
9) Nghị định số 99/2007/NĐ-CP ngày 13 tháng 6 năm 2007 quy định về
Quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình.
10) Thông tư số 03/2007/TT-BKH của Bộ Kế hoạch và đầu tư ngày

12/3/2007 hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của
Ban quản lý chương trình, dự án ODA.
11) Thông tư số 02/2007/TT-BXD của Bộ Xây dựng ngày 14/2/2007
hướng dẫn một số nội dung về lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư
xây dựng công trình; giấy phép xây dựng và tổ chức quản lý dự án đầu
tư xây dựng công trình quy định tại Nghị định số 16/2005/NĐ-CP
ngày 7/2/2005 và Nghị định số 112/2006/NĐ-CP ngày 29/9/2006 của
Chính phủ.
12) Văn bản số 352/TTg-CN ngày 10/3/2008 của Thủ tướng về hình thức
hoạt động của các Ban quản lý dự án. Thủ tướng cho phép một
BQLDA đồng thời quản lý một số dự án của cùng một chủ đầu tư;
Chủ đầu tư quyết định cho phép các BQLDA do mình thành lập được
quản lý dự án cho các chủ đầu tư khác.
13) …
Công tác QLDA đòi hỏi cán bộ làm công tác quản lý phải nắm rõ
nội dung các văn bản pháp lý có liên quan, từ đó áp dụng linh hoạt vào thực
tiễn quản lý từng dự án đảm bảo các hoạt động của dự án được thực hiện
theo đúng quy định của pháp luật.
2. Thực trạng công tác QLDA ở BQLDA ĐS:
2.1. Khái quát về các dự án do BQLDA ĐS quản lý:
Hiện nay, Ban QLDA ĐS đang tiến hành quản lý hai dự án, đó là
dự án Đường sắt Yên Viên – Phả Lại – Hạ Long – Cái Lân và dự án Đường
sắt đô thị Hà Nội: Tuyến Cát Linh – Hà Đông. Trong đó, dự án Đường sắt
Yên Viên – Phả Lại – Hạ Long – Cái Lân đã được thực hiện từ năm 2004,
trước đây được quản lý bởi hai đơn vị tư vấn là Ban quản lý các dự án đường
sắt và Ban quản lý dự án đường sắt Khu vực I trực thuộc Tổng Công Ty
Đường sắt Việt Nam. Nhưng từ năm 2008, khi Cục ĐSVN thành lập Ban
QLDA ĐS thì dự án này đã được giao cho Ban QLDA ĐS tiếp tục thực hiện
công tác QLDA.
2.1.1. Dự án đường sắt Yên Viên – Phả lại – Hạ Long - Cái Lân:

Dự án xây dựng tuyến đường sắt Yên Viên – Phả Lại – Hạ Long –
Cái Lân đã được Thủ tướng Chính phủ cho phép đầu tư tại Văn bản số
75/CP – CN ngày 09/01/2004. Đây là dự án thành phần của “Hành lang giao
thông Đông – Tây” trong Chương trình Hợp tác Tiểu vùng lưu vực sông Mê
Kông mở rộng cũng như “Một vành đai, hai hành lang kinh tế” trong chương
trình hợp tác của Việt Nam với Trung Quốc.
Đây là tuyến đường sắt quan trọng, khi hoàn thành sẽ góp phần
hoàn thiện mạng lưới GTVT khu vực phía Bắc nhất là khu tam giác trọng
điểm kinh tế Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh, thúc đẩy các ngành kinh tế
phát triển nhanh, thúc đẩy giao lưu hợp tác quốc tế, tạo cơ hội việc làm cho
nhiều người lao động và tạo đà phát triển cho du lịch trong khu vực.
Tuyến đường sắt Yên Viên - Phả Lại - Hạ Long - Cái Lân được
tính từ ga Yên Viên (Hà Nội) đến cảng Cái Lân (Quảng Ninh) với tổng chiều
dài hơn 130 km. Dự án thực hiện trên địa bàn của 4 tỉnh, thành: Hà Nội, Bắc
Ninh, Hải Dương và Hạ Long. Trong số 130 km có 40 km đường sắt được
xây dựng mới, 90 km còn lại được nâng cấp cải tạo.
Tuyến đường sắt này được thiết kế với tiêu chuẩn kỹ thuật cao, tốc
độ lớn 120 km/h cho tàu khách và 80 km/h cho tàu hàng. Khi hoàn thành đây
sẽ là tuyến đường sắt hiện đại nhất ở thời điểm hiện nay của nước ta, ứng
dụng nhiều công nghệ kỹ thuật hiện đại của nước ngoài.
Dự án hoàn thành sẽ nâng cao chất lượng tuyến đường, chất lượng
vận tải hành khách và hàng hóa trên tuyến, nâng cao tốc độ đoàn tàu và rút
ngắn hành trình chạy tàu, đáp ứng nhu cầu đi lại và nhu cầu vận chuyển hàng
hóa của xã hội.
Dự án được xây dựng phù hợp với Quy hoạch phát triển GTVT
đường sắt Việt Nam đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính Phủ phê duyệt
tại Quyết định số 06/2002/QĐ-TTg ngày 07/01/2002.
Dự án được đầu tư bằng nguồn vốn từ Trái phiếu chính phủ, dự
kiến sẽ hoàn thành vào cuối năm 2010. Chủ đầu tư là Cục ĐSVN.
Dự án được chia thành 4 tiểu dự án sau:

1- Hạ Long – Cảng Cái Lân và cầu vượt Bàn Cờ
2- Lim – Phả Lại
3- Phả Lại – Hạ Long
4- Yên Viên – Lim
2.1.1.1. Tiểu dự án Hạ Long – Cảng Cái Lân và Cầu vượt Bàn Cờ:
Địa điểm đầu tư: Tỉnh Quảng Ninh
Nguồn vốn: Trái phiếu Chính phủ
Hình thức QLDA: Chủ nhiệm điều hành dự án
Tổng mức đầu tư của tiểu dự án là: 1.002.395 triệu đồng
Trong đó:
Xây lắp: 674.638 triệu đồng
Thiết bị: 15.482 triệu đồng
Chi phí khác: 221.148 triệu đồng
Dự phòng: 91.127 triệu đồng
Thời gian thực hiện theo kế hoạch:
- Khởi công: năm 2004
- Hoàn thành: năm 2006
Theo kế hoạch đấu thầu đã được Bộ trưởng Bộ GTVT phê duyệt
tại Quyết định số 3237/QĐ-BGTVT ngày 28/10/2004, toàn bộ công việc
của tiểu dự án được chia thành 3 phần:
1- Các phần việc không phải đấu thầu: tổng giá trị ước tính khoảng
277.963 triệu VNĐ.
2- Các phần việc đấu thầu:
Gồm 20 gói thầu:
10 gói thầu xây lắp:
Tổng giá trị ước khoảng 694.827 triệu VNĐ
Hình thức lựa chọn nhà thầu: Đấu thầu rộng rãi trong nước
Phương thức đấu thầu: Một túi hồ sơ
Nguồn vốn: Trái phiếu Chính phủ
10 gói thầu các phần công việc còn lại (thuộc chi phí khác):

Tổng giá trị ước tính là 13.937 triệu VNĐ.
Hình thức lựa chọn nhà thầu:
Các gói thầu từ 1 – 10: Đấu thầu rộng rãi trong nước
Phương thức đấu thầu: Một túi hồ sơ
Các gói thầu từ 11 – 19: Chỉ định thầu
Gói thầu 20: Chào hàng cạnh tranh
3- Phần công việc sử dụng vốn địa phương: đầu tư vào các hạng mục
nền vỉa hè, cây xanh, chiếu sáng,…tổng giá trị ước khoảng 6.114 tỷ
đồng, do địa phương tự duyệt kế hoạch đấu thầu.
2.1.1.2. Tiểu dự án Lim – Phả Lại:
Địa điểm đầu tư: Các huyện Tiên Du, thành phố Bắc Ninh, huyện
Quế Võ thuộc tỉnh Bắc Ninh và huyện Chí Linh thuộc tỉnh Hải Dương.
Nguồn vốn đầu tư: Trái phiếu Chính phủ
Hình thức QLDA: Chủ nhiệm điều hành dự án
Tổng mức đầu tư của tiểu dự án: 2.012.736 triệu đồng
Trong đó:
- Xây lắp: 1.559.868 triệu đồng
- Thiết bị: 12.516 triệu đồng
- Chi phí khác: 257.376 triệu đồng
- Dự phòng: 182.976 triệu đồng
Thời gian thực hiện:
- Khởi công: năm 2005
- Hoàn thành: năm 2009
Theo kế hoạch đấu thầu đã được Bộ GTVT phê duyệt tại Quyết định
số 4759/QĐ-BGTVT ngày 12/12/2005, tiểu dự án được chia thành 27 gói
thầu, bao gồm:
- 10 gói thầu xây lắp (1, 2, 3, 4, 5, 6, 8, 9 10, 11);
- 04 gói thầu mua sắm hàng hóa thiết bị (7, 14, 15, 16);
- 02 gói thầu thông tin tín hiệu (12, 13);
- 11 gói thầu chi phí khác (bảo hiểm, tư vấn giám sát, khảo sát thiết

kế, giảm thiểu tác động môi trường, nghiên cứu khoa học, kiểm toán,
…)
2.1.1.3. Tiểu dự án Phả Lại – Hạ Long:
Nội dung đầu tư của tiểu dự án là cải tạo, nâng cấp tuyến đường
hiện tại từ Km 46+110 đến Km 124+483.35, tổng chiều dài chính tuyến là
78,355 km.
Diện tích đất sử dụng vĩnh viễn của dự án là 91,03 ha; trong đó tỉnh
Hải Dương là 32,533 ha; tỉnh Quảng Ninh là 58,57 ha. Phạm vi chiếm dụng
này gây ảnh hưởng tới khoảng 887 nhà dân dọc tuyến.
Nguồn vốn đầu tư: Trái phiếu Chính phủ
Hình thức QLDA: Chủ đầu tư trực tiếp QLDA
Tổng mức đầu tư của tiểu dự án tại thời điểm tháng 4/2008 là
3.851.232 triệu VNĐ.
Trong đó:
Chi phí xây dựng: 2.216.382.152.152
Chi phí thiết bị: 125.945.783.574
Chi phí đền bù GPMB, tái định cư: 338.788.810.567
Chi phí khác: 351.349.190.359
Chi phí dự phòng: 818.765.802.869
(Đơn vị: đồng)
Tiến độ thực hiện:
Năm 2008: Thiết kế kỹ thuật và Chuẩn bị thực hiện dự án
Khởi công năm 2009, hoàn thành năm 2011.
Theo kế hoạch đấu thầu được Bộ GTVT phê duyệt tại quyết định
số 2496/QĐ-BGTVT ngày 15/8/2008, tiểu dự án được chia thành 37 gói
thầu, bao gồm:
- 05 gói thầu mua sắm hàng hóa ước tính giá trị khoảng 1.445.633
triệu đồng,
- 12 gói thầu xây lắp ước tính giá trị khoảng 1.613.296 triệu đồng,
- 20 gói thầu các công việc còn lại ước tính giá trị khoảng 102.677

triệu đồng.
Ngoài các gói thầu số 18, 32, 33, 34 thuộc gói thầu dịch vụ tư vấn
là áp dụng hình thức Chỉ định thầu do các gói thầu này có giá trị nhỏ hơn
500 triệu đồng phù hợp với quy định tại điểm đ, khoản 1, Điều 20 của luật
Đấu thầu. Tất cả các gói thầu còn lại đều tổ chức đấu thầu rộng rãi trong
nước với hình thức 1 hoặc 2 gói hồ sơ tùy đặc điểm từng gói thầu cụ thể.
2.1.1.4. Tiểu dự án Yên Viên – Lim:
Cục ĐSVN đang trình Bộ GTVT phê duyệt Quyết định đầu tư của
tiểu dự án.
2.1.2. Dự án Đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến Cát Linh – Hà Đông:
Theo Quy hoạch phát triển giao thông vận tải Thủ đô Hà Nội đến
năm 2020: “Đến năm 2020, đường sắt đô thị Hà Nội sẽ đóng vai trò chính
trong hệ thống vận tải hành khách công cộng tốc độ cao, khối lượng lớn, có
chức năng gắn kết các khu đô thị, khu công nghiệp, các trung tâm thương
mại – dịch vụ - du lịch – trường học.” Theo Quy hoạch, mạng lưới Đường
sắt đô thị Hà Nội đến năm 2020 sẽ gồm 5 tuyến, trong đó tuyến Cát Linh –
Hà Đông là tuyến có vị trí quan trọng, kết nối với tuyến số 2.
Dự án “Đường sắt đô thị Hà Nội: Tuyến Cát Linh – Hà Đông” có
chủ đầu tư là Cục Đường sắt Việt Nam, đã được triển khai từ năm 2004, Báo
cáo nghiên cứu khả thi xây dựng tuyến đường sắt này đã được Viện thiết kế
đường sắt Bắc Kinh và Tổng Công Ty Tư vấn thiết kế GTVT (TEDI) hoàn
thành từ năm 2005. Dự án được chính thức phê duyệt theo quyết định số
3136/QĐ-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải Việt Nam, ngày 15 tháng 10
năm 2008. Tiêu chuẩn áp dụng cho dự án dựa trên Quy phạm thiết kế Metro
GB 50157 – 2003.
Tuyến Cát Linh – Hà Đông có lộ trình chạy dọc theo các nút giao
thông và các đoạn đường có lưu lượng giao thông lớn, tình trạng ùn tắc giao
thông nghiêm trọng. Khi tuyến hoàn thành xây dựng và đi vào khai thác sẽ
phát huy hiệu quả trong việc giảm bớt độ đông đúc, chật chội của giao thông
trên mặt đất, nâng cao khả năng phục vụ của giao thông công cộng, thúc đẩy

hệ thống giao thông của toàn thành phố phát triển theo hướng bền vững.
Tổng vốn đầu tư cho dự án là 552,86 triệu USD, trong đó:
- Vốn vay tín dụng xuất khẩu của Ngân hàng xuất nhập khẩu Trung
Quốc China Exim Bank là 1,2 tỷ NDT (tương đương 169 triệu
USD), lãi suất 3%/năm, các khoản phí và bảo hiểm, thời hạn vay
15 năm (5 năm ân hạn);
- Vốn vay ưu đãi bên mua: 250 triệu USD, lãi suất 4%/năm, các
khoản phí và bảo hiểm, thời hạn vay 15 năm (5 năm ân hạn);
- Vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam: 133,86 triệu USD (chiếm
24% tổng nguồn vốn).
Trong tổng số 552,86 triệu USD (ước tính 8.770 tỷ VNĐ theo tỷ
giá 1 USD = 15.863 VNĐ) được chia làm hai phần, gồm có:
Phần công trình - Điện: 7.866 tỷ đồng
- Chi phí xây dựng: 3.548 tỷ đồng
- Chi phí thiết bị: 869 tỷ đồng
- Chi phí đền bù GPMB: 596 tỷ đồng
- Chi phí QLDA, chi phí khác: 508 tỷ đồng
- Các khoản phí và thuế: 926 tỷ đồng
- Dự phòng: 1.418 tỷ đồng
Phần toa xe – Đầu máy: 904 tỷ đồng
- Chi phí mua sắm toa xe: 746 tỷ đồng
- Các khoản chi phí và thuế: 76 tỷ đồng
- Dự phòng: 82 tỷ đồng
Phương án sử dụng nguồn vốn và công nghệ của Trung Quốc được
đánh giá là phù hợp với điều kiện hiện nay của nước ta, vì giá thành và công
nghệ của Trung Quốc rẻ hơn so với các nước phát triển khác.
Tổng chiều dài toàn dự án là hơn 13 km, với 12 ga toàn tuyến và
chỉ có phương án đi trên cao. Lộ trình của tuyến bắt đầu tại khu vực Cát
Linh, đi theo hành trình: Cát Linh – Hào Nam – La Thành – Thái Hà –
đường Láng – Ngã Tư Sở - quốc lộ 6 – Thượng Đình – Hà Đông – Ba La,

sau 2020 sẽ phát triển tuyến này tới Xuân Mai.
Theo dự kiến, giai đoạn triển khai thiết kế kỹ thuật của dự án sẽ
mất khoảng 1 năm, giai đoạn lựa chọn tư vấn mất 6 tháng và giai đoạn thi
công mất 3 năm. Do đó, nhanh nhất đến năm 2014 tuyến đường sắt Cát Linh
– Hà Đông mới hoàn thành và đi vào khai thác.
2.2. Thực trạng công tác quản lý ở BQLDA ĐS:
Hoạt động QLDA của BQLDA đường sắt hiện nay tuân thủ
nghiêm ngặt các quy định của Nhà nước về QLDA, đặc biệt là Nghị định số
12/2009/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 10 tháng 2 năm
2009 Về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình và Văn bản số 352/TTg-
CN của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 10 tháng 3 năm 2008 Về hình
thức hoạt động của các BQLDA.
Theo đó, xét trên các lĩnh vực: quản lý thời gian và tiến độ, quản lý
chi phí, quản lý chất lượng, thực tế hoạt động QLDA ở Ban QLDA ĐS có
thể được phân tích như sau:
2.2.1. Về công tác quản lý thời gian và tiến độ dự án:
2.2.1.1. Phương thức quản lý thời gian và tiến độ:
Công trình xây dựng trước khi triển khai phải được lập tiến độ thi
công xây dựng phù hợp với tổng tiến độ của dự án đã được phê duyệt. Nhà
thầu thi công xây dựng công trình có nghĩa vụ lập tiến độ thi công xây dựng
chi tiết, bố trí xen kẽ kết hợp các công việc cần thực hiện nhưng phải bảo
đảm phù hợp với tổng tiến độ của dự án.
Công tác quản lý thời gian và tiến độ được thực hiện trên cơ sở kế
hoạch tiến độ do nhà thầu lập. Trên thực tế, thời gian và tiến độ dự án do
nhiều đơn vị có liên quan cùng tham gia thực hiện quản lý. Trong đó, đơn vị
chịu trách nhiệm trực tiếp và cao nhất là nhà thầu (có thể là nhà thầu thi
công, nhà thầu mua sắm, nhà thầu tư vấn,…).
Trong quá trình đó, Ban QLDA ĐS có trách nhiệm căn cứ vào kế
hoạch đấu thầu đã được phê duyệt phối hợp với các bên có liên quan như nhà
thầu thi công, tư vấn giám sát,…tiến hành theo dõi, giám sát tiến độ thi công

xây dựng công trình và ra quyết định điều chỉnh trong trường hợp tiến độ thi
công xây dựng ở một số giai đoạn bị kéo dài nhưng không được làm ảnh
hưởng đến tổng tiến độ của dự án.
Việc theo dõi giám sát tiến độ dự án được thực hiện thường xuyên,
định kỳ hàng tháng. Ban QLDA ĐS phối hợp với tư vấn giám sát tiến hành
thanh tra, kiểm tra Báo cáo tiến độ của nhà thầu và so sánh tiến độ thực tế
với tiến độ theo kế hoạch. Trường hợp xét thấy tổng tiến độ của dự án bị kéo
dài thì chủ đầu tư phải báo cáo Cục ĐSVN để đưa ra quyết định việc điều
chỉnh tổng tiến độ của dự án.
2.2.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến tiến độ dự án:
Công tác quản lý thời gian và tiến độ dự án chịu ảnh hưởng mạnh
mẽ của tiến độ giải phóng mặt bằng và tiến độ thi công:
Với công tác quản lý tiến độ giải phóng mặt bằng:

×