Tải bản đầy đủ (.docx) (33 trang)

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THỰC HIỆN QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN KTXH CỦA HUYỆN ĐÔNG TRIỀU TỈNH QUẢNG NINH TRONG THỜI GIAN QUA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (289.08 KB, 33 trang )

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THỰC HIỆN QUY HOẠCH PHÁT
TRIỂN KTXH CỦA HUYỆN ĐÔNG TRIỀU TỈNH QUẢNG
NINH TRONG THỜI GIAN QUA
1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN CỦA HUYỆN ĐÔNG TRIỀU
1.1. Vị trí địa lý.
Huyện Đông Triều nằm ở phía Tây tỉnh Quảng Ninh, có tọa độ địa lý:
- Từ 21
0
29’04’’ đến 21
0
44’55’’ vĩ độ Bắc;
- Từ 106
0
33’ đến 106
0
44’57’’ kinh độ Đông.
Phía Bắc giáp huyện Sơn Động và huyện Lục Nam tỉnh Bắc Giang, phía
Nam giáp huyện Thủy Nguyên - thành phố Hải Phũng và huyện Kinh Mụn tỉnh
Hải Dương, phía Đông giáp thị xã Uông Bí, phía Tây giáp huyện Chí Linh tỉnh
Hải Dương.
Diện tích tự nhiên toàn huyện được xác định theo Chỉ thị 364/CT-TTg của
Thủ tướng Chính phủ là 39.657,01 ha, bằng 6,8% diện tích tự nhiên toàn tỉnh.
Huyện Đông Triều có 21 đơn vị hành chính, bao gồm 19 xã và 2 thị trấn Mạo
Khê và Đông Triều. Dân số trung bình năm 2008 là 152.438 người, mật độ dân
số 397 người/km
2
, cao hơn nhiều so với mức trung bình chung toàn tỉnh là 183
người/km
2
.
Đông Triều là huyện nằm trong tam giác kinh tế trọng điểm Bắc Bộ: Hà


Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, nằm gần các đô thị và thành phố lớn như Hà
Nội, Hải Phòng, Hạ Long, Hải Dương. Có hệ thống giao thông vận tải thuận lợi
cả về đường bộ, đường thủy và đường sắt. Đây là những điều kiện tiền đề cho
tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội của huyện.
1.2. Địa hình.
Đặc trưng địa hình của huyện Đông Triều là đồi núi trung du xen lẫn đồng
bằng. Phía bắc và tây bắc là vùng đồi núi thuộc cánh cung Đông Triều, phía
nam là vùng đồng bằng ven sông và được chia thành 3 vùng chính:
* Vùng đồi núi phía Bắc:
Bao gồm các xã: An Sinh, Bình Khê, Tràng Lương, có độ cao trung bình
300 - 400 m, đỉnh cao nhất là Am Váp cao 1031 m, đoạn giữa đứt gãy tạo thành
thung lũng lớn Bình Khê - Tràng Lương.
Địa hình vùng đồi núi phía bắc thích hợp cho phát triển lâm nghiệp, nông
nghiệp (cây ăn quả, cây công nghiệp v.v.)
* Vùng giữa:
Kéo dài từ Dốc Đỏ thuộc xã Hồng Thái Đông qua phía bắc Mạo Khê, Kim
Sơn, Tràng An là vùng đồi thấp xen kẽ, có nguồn gốc là đất phù sa cổ. thích hợp
phát triển nông nghiệp, chăn nuôi.
* Vùng đồng bằng phía Nam:
Vùng này chủ yếu do phù sa sông Kinh Thầy và sông Đá Bạc bồi đắp tạo
thành vùng đất màu mỡ, bao bọc vùng đồng bằng là hệ thống sông ngòi nối liền
với sông Thái Bình rồi tỏa đi các tỉnh Hải Dương, Bắc Ninh, Hải Phòng và
nhiều nơi khác. Địa hình của vùng thích hợp cho phát triển nông nghiệp, đặc
biệt là cây lúa.
1.3. Khí hậu.
Huyện Đông Triều nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa phía bắc vì
vậy khí hậu nơi đây mang những nét đặc trưng của miền Bắc, đó là khí hậu
nóng, ẩm và mưa nhiều vào mùa hè, lạnh, khô vào mùa đông.
Nhiệt độ trung bình hàng năm là 22,2
0

C, nhiệt độ trung bình cao nhất là 30
- 32
0
C, nhiệt độ tối cao tuyệt đối đạt tới là 38
0
C, nhiệt độ trung bình thấp nhất từ
14,5 - 15,5
0
C, nhiệt độ tối thấp tuyệt đối là 3,2
0
C.
Độ ẩm không khí: Độ ẩm không khí trung bình hàng năm là 83% tương
đương với mức trung bình so với toàn tỉnh. Độ ẩm không khí thường thay đổi
theo mùa và các tháng trong năm. Các tháng có độ ẩm không khí cao nhất là
tháng 3,4 Và tháng 8 với độ ẩm trên 87%, các tháng có độ ẩm không khí thấp
nhất là tháng 2-11-12 với độ ẩm 74 - 77%.
Lượng mưa: Lượng mưa trung bình hàng năm ở Đông Triều tương đối thấp
so với toàn tỉnh, đạt mức 1.442 mm, phân bố không đều trong năm và phân
thành 2 mùa mưa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 9, chiếm 75-80% tổng
lượng mưa, cao nhất là tháng 7 đạt 294 mm; Mùa khô từ tháng 10 đến tháng 3
năm sau, lượng mưa chỉ chiếm từ 20-25% lượng mưa cả năm, tháng có lượng
mưa ít nhất là tháng 12 và tháng 1 chỉ có 4-30mm.
Chế độ gió - Bão: Cũng giống như các tỉnh miền Bắc khác, trên địa bàn
huyện Đông Triều thịnh hành hai loại gió chính là gió đông nam và gió mùa
đông bắc. Gió đông nam xuất hiện vào mùa mưa, thổi từ biển vào mang theo
hơi nước và gây ra mưa lớn. Mỗi năm huyện chịu ảnh hưởng trực tiếp của 3 - 5
cơn bão với sức giật từ cấp 8 đến cấp 10, giật trên cấp 10. Gió mùa đông bắc
xuất hiện vào mùa khô từ tháng 10 năm trước đến tháng 4 hoặc tháng 5 năm
sau, tốc độ gió từ 3-4 m/s, gió đông bắc tràn về thường lạnh và mang theo giá
rét

Thủy văn: Huyện Đông Triều có hệ thống sông suối khá lớn với 10 con
sông bao bọc toàn bộ phía tây bắc, tây nam và phân bố dày đều trên toàn huyện.
Sông lớn nhất là Kinh Thầy chảy qua địa phận Bắc Ninh, Hải Dương, qua Đông
Triều ra Hải Phòng. Các sông nội huyện như sông cầu Vàng, sông Đạm và các
suối nhỏ phía đông bắt nguồn từ các dãy núi phía Bắc thuộc cánh cung Đông
Triều ở độ cao 600-700 m, chảy theo hướng bắc nam. Các sông nhánh này đều
ngắn và dốc, trắc diện hẹp, bồi tụ ít, quanh co, uốn khúc, cửa sông hẹp, diện tích
lưu vực nhỏ, lũ lên nhanh nhưng rút chậm nên dễ bị úng lụt kéo dài.
1.4. Tài nguyên thiên nhiên.
1.4.1. Tài nguyên đất.
Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện Đông Triều là 39.657,01 ha, bao
gồm ba loại đất chủ yếu :
* Đất mặn: Diện tích 1.708 ha, chiếm 4,8% tổng diện tích đất tự nhiên.
Phân bố ở các xã ven sông Kinh Thầy, Đá Bạc, do tác động của con người và sự
xâm nhập của nước biển nên hình thành 2 loại đất mặn như sau:
- Đất mặn chua: Diện tích 168 ha ở khu vực ven sông Đá Bạc thuộc các xã
Hồng Thái Đông, Hồng Thái Tây, Yên Đức. Đây là loại đất do phù sa bồi tụ bị
nước mặn xâm nhập, nghèo bazơ, trữ lượng axit hữu cơ nhiều do quá trình phân
hủy của sú vẹt tạo nên đất mặn và chua.
- Đất chua mặn: Diện tích 1.540 ha, bằng 3,8% diện tích đất tự nhiên. Tập
trung nhiều ở các xã phía nam của huyện, thành phần cơ giới thịt nhẹ, thịt trung
bình.
* Đất phù sa: Có diện tích 4.575 ha, chiếm 11,52% diện tích đất tự nhiên,
bao gồm các dải đất chạy dọc ven theo các sông chính tronh huyện và chia làm
2 loại:
- Đất phù sa không được bồi, diện tích 3.375 ha, bằng 8,5% diện tích tự
nhiên, phân phố ở các xã Bình Dương, Nguyễn Huệ, Thủy An, Việt Dân, Tân
Việt, Hồng Phong, Hưng Đạo, Đức Chính, Tràng An, Xuân Sơn, Kim Sơn, Yên
Thọ, Yên Đức, Hoàng Quế. Loại đất này thường nằm sâu trong đồng có đê ngăn
cách hoặc ở địa hình cao, hàng năm không được bồi, thành phần cơ giới thịt nhẹ

đến thịt trung bình, thích hợp gieo trồng nhiều loại cây lúa, rau mầu.
- Đất phù sa cũ bạc màu: là lọai đất phù sa cũ, qua quá trình bị rửa trụi, bào
mòn dẫn đến đất xấu. Thành phần cơ giới cát pha đến thịt nhẹ, dễ lắng đọng,
diện tích 1.200 ha, chiếm 3,02% diện tích tự nhiên, tập trung nhiều ở các xã vên
quốc lộ 18A.
* Đất đồi núi: là loại đất chủ yếu ở huyện Đông Triều với diện tích
30.919,6 ha, chiếm 77,84% diện tích đất tự nhiên, bao gồm 4 loại đất chính là:
đất lúa nước vùng đồi núi, đất feralit điển hình nhiệt đới ẩm, đất feralit trên núi
và đất feralit màu vàng nhạt.
1.4.2. Tài nguyên nước.
Huyện Đông Triều có nguồn tài nguyên nước rất phong phú, bao gồm cả
nguồn nước mặt và nứơc ngầm.
Nước mặt: do có hệ thống sông suối khá lớn bao bọc toàn bộ phía tây bắc,
tây nam và phía nam của huyện với mật độ phân bố đều trên bề mặt đất đai
toàn huyện nên nguồn nước mặt khá dồi dào. Huyện có 44 hồ đập lớn nhỏ với
tổng trữ lượng và dòng chảy vào khoảng 500 tỷ m
3
, đảm bảo cung cấp nước tưới
sản xuất nông nghiệp phục vụ công nghiệp và đời sống dân sinh.
Nước ngầm: Nguồn nước ngầm có trữ lượng lớn ở các xã Bình khê, Đức
Chính, Tràng An, Tân Việt có khả năng khai thác phục vụ đời sống nhân dân
theo chương trình Nước sạch nông thôn, phục vụ sản xuất nông nghiệp, kinh tế
trang trại, vườn đồi và phát triển công nghiệp.
Chất lượng nguồn nước ngầm khá tốt, theo báo cáo khảo sát địa chất thì
hàm lượng nước tại các xã Tân Việt, Đức Chính, Tràng An, Bình Khê đảm bảo
tiêu chuẩn nước sinh hoạt, riêng khu vực Mạo Khê có hàm lượng sắt trong nước
nhiều, cần phải có biện pháp khử sắt trước khi đưa vào sử dụng.
1.4.3. Tài nguyên rừng
Diện tích đất lâm nghiệp của huyện Đông Triều là 15296,91 ha, chiếm 38%
diện tích đất tự nhiên, trong đó rừng sản xuất 5.369,33 ha; đất rừng phòng hộ

9.413 ha; đất rừng đặc chủng 514,4 ha.
Diện tích đất rừng của huyện tập trung nhiều ở các xã: Tràng Lương (4.821
ha), An Sinh (4.322 ha), Bình Khê (2.651 ha), Hồng Thái Đông (687 ha), Hoàng
Quế (622 ha), Hồng Thái Tây (504 ha), thị trấn Mạo Khê (425 ha), Thủy An
(356 ha), Nguyễn Huệ (169 ha), các xã còn lại có từ 3 đến dưới 100 ha.
- Rừng tự nhiên có tổng trữ lượng gỗ là 140.400 m
3
, trong đó:
+ Rừng cấp trữ lượng V: 103.268 m
3
+ Rừng non có trữ lượng: 37.132 m
3
- Rừng non chưa có trữ lượng, chủ yếu là rừng tự nhiên đang được phục
hồi sau khi khai thác kiệt và sau nương rẫy, được đầu tư khoanh nuôi tái sinh,
chăm sóc bảo vệ, trở thành loài cây chủ yếu ưa sáng, mọc nhanh, diện tích
4.466,35 ha.
* Rừng trồng:
Tổng diện tích rừng trồng hiện có là 7.132,8 ha, chủ yếu là các loại gỗ:
thông, keo, bạch đàn, sa mộc.
* Hệ thực vật rừng:
Hệ thực vật tại huyện Đông Triều nói riêng, tỉnh Quảng Ninh nói chung
chịu ảnh hưởng của hệ thực vật Hoa Nam (Trung Quốc), có nhiều đặc điểm
giống với hệ thực vật Hải Nam và nằm trong luồng di cư thực vật Đông Nam
Trung Quốc.
- Thực vật ôn đới gồm có họ: giẻ, thích du, đỗ quyên…
- Thực vật nhiệt đới có họ: cà phê, xoan, dâu tằm, cam, trám…
* Hệ động vật rừng:
Huyện Đông Triều có khoảng 250 loài động vật hoang dã, trong đó:
- Thú gồm 8 bộ, 22 họ, 59 loài.
- Chim có 18 bộ, 44 họ, 154 loài.

- Bò sát, lưỡng thê có 37 loài.
Hiện nay các loài động vật vẫn tồn tại nhưng số lượng còn rất ít do quá
trình săn bắt của con người, vì vậy huyện cần có biện pháp bảo vệ nguồn động
vật quý hiếm này.
1.4.4. Tài nguyên khoáng sản.
Tài nguyên khoáng sản trên địa bàn huyện gồm có 2 nhóm: nhóm khoáng
sản nhiên liệu và nhóm khoáng sản vật liệu xây dựng.
- Nhóm khoáng sản nhiên liệu: chủ yếu là than đá, trữ lượng khoảng 60
triệu tấn, cho phép khai thác 1,5 - 2 triệu tấn/năm. Hiện tại mỗi năm khai thác
trên 1 triệu tấn than sạch. Đây là nguồn tài nguyên tạo ra các ngành công nghiệp
chủ đạo như nhiệt điện, cơ khí, sản xuất xi măng…
- Nhóm khoáng sản vật liệu xây dựng bao gồm:
+ Đất sét: nằm theo dải vòng cung Đông Triều từ Bình Dương đến Hồng
Thái Đông, tập trung nhiều nhất ở Bắc Mã (Bình Dương), Việt Dân, Yên Thọ là
những khu vực có vùng đất sét dùng để sản xuất gốm, sành sứ. Còn lại là sét
thường có thể dùng để sản xuất gạch nung với trữ lượng trên 50 triệu m
3
, nếu
khai thác tốt hàng năm có thể sản xuất từ 150 – 200 triệu viên gạch, ngói.
+ Cao lanh: tập trung ở xã Yên Đức đảm bảo cung cấp để sản xuất gốm sứ
cổ truyền với sản lượng trên 10 triệu sản phẩm/năm.
+ Đá vôi: Phân bố ở xã Hồng Thái Tây và Yên Đức, mỗi năm có thể khai
thác hàng chục vạn m
3
để sản xuất xi măng, vôi và xây dựng cơ sở hạ tầng.
+ Cát, sỏi: trữ lượng nhiều ở các xã Hồng Thái Đông, Kim Sơn, Xuân
Sơn… và các suối trên địa bàn huyện.
1.4.5. Tài nguyên cảnh quan văn hóa du lịch.
Huyện Đông Triều có nhiều địa danh nổi tiếng như chùa Quỳnh Lâm, đền
An Sinh, chùa Ngọa Vân, am Long Động, chùa Hồ Thiên thuộc quần thể di tích

Yên Tử cùng với di tích lịch sử đền An Biên, chùa Bắc Mã Nơi Bác Hồ dừng
chân ở Hồng Thái Tây. Đặc biệt là cụm di tích lịch sử và khu danh thắng Yên
Đức.
Ngoài ra trong huyện cũng có nhiều thắng cảnh đẹp khác như đèo Voi, hồ
Bến Châu, Trại Lốc, khe Chè, khe Ươn với gần 3000 ha cây ăn quả tập trung tạo
ra vùng khí hậu mát mẻ, môi trường sinh thái trong lành, có thể sử dụng làm các
khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng.
* Đánh giá chung việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên.
Với những đặc điểm về tài nguyên thiên nhiên trên địa bàn huyện cho thấy
trong những năm gần đây, huyện đã tận dụng những lợi thế về đất đai để phát
triển nông lâm nghiệp đa dạng nhằm thu hút nguồn lao động trên địa bàn huyện
vào phát triển nông lâm nghiệp, đồng thời đã huy động nguồn tài nguyên vào
sản xuất công nghiệp như sản xuất đồ gốm sứ, sản xuất vật liệu xây dựng, khai
thác than v.v.
Quá trình huy động tài nguyên thiên nhiên trên địa bàn huyện còn tập trung
nhiều vào khai thác các lợi thế tự nhiên, đặc biệt trong sản xuất nông nghiệp,
các sản phẩm chế biến từ các nguồn tài nguyên còn hạn chế, sản phẩm thô là
chủ yếu.
Quy mô khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên còn nhỏ bé, khai thác
theo dạng thủ công là chính. Vì vậy, môi trường thiên nhiên chưa bị ảnh hưởng
nghiêm trọng đến môi trường sống của dân cư và môi trường cảnh quan thiên
nhiên.
Quá trình sử dụng tài nguyên đất chưa khai thác triệt để, tỷ lệ đất chưa sử
dụng còn cao, toàn huyện còn 8541,26 ha chưa sử dụng, chiếm 21% diện tích
đất tự nhiên.
Sự kết hợp giữa nội lực với ngoại lực chưa chặt chẽ, nội lực còn tiềm tàng
chưa khai thác, nguồn nội lực chưa có sức hút mạnh mẽ nguồn ngoại lực.
* Khả năng huy động nguồn tài nguyên trong tương lai.
Từ thực trạng nguồn tài nguyên thiên nhiên trên địa bàn huyện và thực
trạng khai thác các nguồn tài nguyên đã cho thấy những mặt mạnh, mặt hạn chế

trong huy động các nguồn lực trên địa bàn huyện. Trong tương lai, sẽ có nhiều
yếu tố tác động đến khai thác tài nguyên thiên nhiên trên địa bàn huyện, có thể
dự báo một số yếu tố cơ bản sau:
- Việt Nam chính thức trở thành thành viên của tổ chức thương mại thế giới
vào cuối năm 2006 đã mở ra cơ hội tốt để Việt Nam thu hút nguồn vốn đầu tư
nước ngoài vào Việt Nam, đây là yếu tố thuận lợi để Quảng Ninh nói chung và
Đông Triều nói riêng tham gia vào các hoạt động kinh tế của cả nước. Thị
trường xuất nhập khẩu sẽ được mở rộng, thị trường đầu tư sẽ ngày càng lan toả
rộng khắp, không chỉ tập trung vào các vùng trọng điểm như trước đây.
- Sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế của cả nước nói chung và Quảng Ninh nói
riêng sẽ tác động mạnh đế quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế của Đông Triều,
đòi hỏi các nguồn tài nguyên của Đông Triều cần được sử dụng tương xứng với
xu hướng chuyển đổi cơ cấu kinh tế, điều đó đòi hỏi các tài nguyên thiên nhiên,
tài nguyên nhân văn trên địa bàn huyện sẽ được sử dụng phục vụ công nghiệp
khai thác, công nghiệp chế biến và phát triển các ngành dịch vụ.
- Đất đai là nguồn tài nguyên vô giá và đặc biệt có ý nghĩa lớn đối với thời
kỳ kinh tế phát triển. Huyện Đông Triều có tiềm năng lớn về đất đai, cơ cấu đất
vừa thích hợp cho phát triển nông lâm nghiệp lại vừa thích hợp cho phát triển
công nghiệp là cơ hội để Đông Triều thu hút các nhà đầu tư vào khai thác tài
nguyên trên địa bàn huyện.
Bên cạnh những thuận lợi nêu trên, Đông Triều cũng sẽ gặp phải những
thách thức đặt ra trong tương lai, đó là:
- Quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại
hoá đòi hỏi quá trình đô thị hoá phát triển nhanh chóng, do vậy một lực lượng
lao động của khu vực nông thôn sẽ chuyển hướng sang hoạt động sản xuất công
nghiệp và dịch vụ ở khu vực đô thị, điều đó gây sức ép lớn không chỉ trong lĩnh
vực đào tạo ngành nghề để nâng cao chất lượng nguồn lao động mà còn gây sực
ép lớn đến phát triển đô thị , đặc biệt là kết cấu hạ tầng.
- Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới, có nghĩa là gia nhập nền
kinh tế thị trường với sức cạnh tranh cao, đòi hỏi nền kinh tế Đông Triều phải

có sức vươn mạnh mẽ, có đủ năng lực cạnh tranh với nền kinh tế bên ngoài mới
có thể tồn tại và phát triển bền vững.
- Quá trình chuyển đổi kinh tế diễn ra nhanh chóng là quá trình khai thác
các nguồn tài nguyên ngày càng tăng càng làm cho tài nguyên thiên nhiên ngày
càng cạn kiệt đòi hỏi cần có chiến lược khai thác tài nguyên để đảm bảo quá
trình phát triển ổn định và bền vững.
2. HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH KT-XH CỦA HUYỆN
ĐÔNG TRIỀU GIAI ĐOẠN 2000 – 2008
2.1. Ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp
Huyện Đông Triều có nguồn tài nguyên thiên nhiên đa dạng: đá vôi, đất
sét, than, cát, sỏi thuận lợi cho phát triển công nghiệp, xây dựng cơ bản. Sản
xuất công nghiệp thời gian qua có nhiều khởi sắc. Giá trị sản xuất công nghiệp
năm 2000 đạt 244 tỷ đồng (giá so sánh), năm 2005 đạt 558 tỷ đồng, đạt tốc độ
tăng bình quân 19,5%/năm, vượt mục tiêu Nghị quyết Đại hội lần thứ XXI.
Trong những năm 2006 – 2007 giá trị sản xuất công nghiệp và xây dựng luôn
tăng trưởng cao, với mức 17% - 18%. Năm 2008 tổng giá trị sản xuất công
nghiệp ước đạt 947 tăng trưởng đạt 18,5% so với năm 2007
Tại thời điểm tháng 12 năm 2006, trên địa bàn huyện đã có 58 dự án sản
xuất công nghiệp, trong đó có 16 dự án đã đi vào sản xuất, 16 dự án đang đầu tư
và 21 dự án đang làm thủ tục đầu tư, với tổng số vốn đã thực hiện và đăng ký là
1250 tỷ đồng. Trong năm 2007 có bổ sung một số dự án, trong đó có dự án xây
dựng nhà máy nhiệt điện tại Mạo Khê công xuất đợt đầu 220 MW, vốn đầu tư
3000 tỷ đồng, đưa vào hoạt động năm 2010, sau năm 2010 tiếp tục mở rộng với
tổng công suất là 440 MW. Như vậy, tổng vốn đầu tư cho các dự án công nghiệp
đã được đăng ký lên tới trên 4000 tỷ đồng .
Huyện đã chú trọng hiếm tỷ trọng nhỏ so với công nghiệp khai thác. Năm
2005, công nghiệp khai thác hơn đến công nghiệp chế biến, tuy nhiên ngành
công nghiệp chế biến hiện vẫn cchiếm tới 62,71%, công nghiệp chế biến chiếm
37,29% tổng giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn huyện. Xu hướng công
nghiệp khai thác trong các năm tiếp theo cũng giảm , năm 2006 còn 61,5%, năm

2007 còn 59%
Bảng 01: Cơ cấu giá trị sản xuất ngành công nghiệp (GSS).
Đơn vị: %
Năm
Chỉ tiêu
2004 2005 2006 2007 2008
GTSX ngành CN/ tổng số 47 49,4 54,8 56 56,8
Cơ cấu nội ngành: 100 100 100 100 100
- Công nghiệp khai thác 86,9 62,7 61,5 59 57
- Công nghiệp chế biến 13,1 37,3 38,5 41 43
Nguồn: Phòng thống kê huyện Đông Triều và phân tích số liệu thống kê
kế hoạc thực hiện các chỉ tiêu năm 2007.
Khu vực kinh tế ngoài quốc doanh đã có sự đầu tư mạnh mẽ vào ngành
công nghiệp của địa phương, trong số 933 cơ sở sản xuất công nghiệp đa có
925 cơ sở ngoài quốc doanh. Huyện đã tạo điều kiện thuận lợi cho các thành
phần kinh tế đầu tư sản xuất, góp phần đáng kể vào việc phát triển kinh tế xã hội
của huyện. Tuy nhiên, khu vực kinh tế Nhà nước vẫn chiếm tỷ trọng cao trong
cơ cấu công nghiệp huyện, chiếm tới 83% tổng giá trị sản xuất công nghiệp trên
địa bàn.
Bảng 02: Tình hình sản xuất công nghiệp trên địa bàn huyện
Chỉ tiêu Đơn vị 2003 2004 2005 2006 2007 2008
1. GTSX CN theo GSS Tỷ.đồng 372 461 558 692 818,9 947
2. GTSX CN theo GHH Tỷ.đồng 550 751
1267
1592 1816 2083,4
3. Số cơ sở SX CN Cơ sở 948 933 933 949 965 970
4. Lao động sản xuất CN Người 12511 12953 13788 14138 14986 15780
5. Sản phẩm CN chủ yếu
- Than sạch Ng.tấn 696 1011 1215 1500 1200 2800
- Gạch nung Tr.Viên 45,5 65,1 140,8 150 250 414

- Sành sứ 1000chiếc 618 1330 2453 3250 3520 1040
- Vôi 1000Tấn 9,6 15,1 11 15 17 24
Nguồn: Niên giám thống kê huyện năm 2005và tình hình thực hiện kế
hoạch 2006-2007.
2.2. Thương mại - dịch vụ.
Năm 2000 tổng giá trị sản xuất ngành thương mại, dịch vụ trên địa bàn
huyện là 80 tỷ đồng (giá 1994) - chiếm 13,9% tổng giá trị sản xuất toàn huyện.
Năm 2005 tăng lên 230 tỷ đồng, đạt nhịp độ tăng bình quân 23,5%, chiếm
19,6% tổng GTSX toàn huyện. Năm 2007 tăng lên 346 tỷ đồng, đạt nhịp độ
tăng trưởng gần 20%. Năm 2008 đạt 398 tỷ đồng, tăng trưởng đạt 18,5% so với
năm 2007.
Thị trường giao lưu hàng hoá và các loại hình dịch vụ được mở rộng,
khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển, đảm bảo cung ứng hàng hoá cho
mọi nhu cầu xã hội.
Tổng số lao động hoạt động trong lĩnh vực này năm 2005 là 3812 người,
tăng 5,4% so với năm 2004, Năm 2006 số lao động trong lĩnh vực dịch vụ trên
địa bàn huyện đạt 4.284 người, chiếm khoảng 6,3% lao động kinh doanh trong
lĩnh vực dịch vụ của tỉnh Quảng Ninh. Số cơ sở kinh doanh thương mại, du lịch
và khách sạn nhà hàng trên địa bàn năm 2005 là 1.167 cơ sở, trong đó có 951 cơ
sở (81,5%) hoạt động thương mại, còn lại là các cơ sở kinh doanh khách sạn,
nhà hàng. Cơ sở vật chất phục vụ du lịch của huyện vẫn còn thiếu thốn và yếu
kém, nhìn chung huyện vẫn chưa khai thác hết được tiềm năng, lợi thế du lịch
của mình, vốn đầu tư cho các khu du lịch, vui chơi giải trí còn thấp.
Dịch vụ vận tải phát triển nhanh, tốc độ tăng trưởng bình quân năm đạt
12%, cơ bản đáp ứng nhu cầu vận tải hàng hoá và đi lại của nhân dân. Dịch vụ
bưu chính viễn thông phát triển.
Dịch vụ bưu chính, viễn thông. Huyện đã chú trọng đầu tư nâng cấp mở
rộng và phát triển mạng lưới bưu chính viễn thông đến trung tâm các xã. Hoàn
thành việc xây dựng điểm bưu điện văn hoá và 2 bưu cục loại 3. Chất lượng
dịch vụ được nâng cao, phục vụ kịp thời nhu cầu thông tin liên lạc của nhân

dân. Năm 2007, mật độ điện thoại đạt 14 máy/100 dân, tăng gần gấp 10 lần so
với năm 2000.
Dịch vụ tài chính ngân hàng. Hoạt động tài chính đạt kết quả khả quan
trong 5 năm qua. Ngân hàng tiếp tục đổi mới phương thức kinh doanh, đa dạng
hoá việc huy động vốn nhàn rỗi trong dân cư và trong các doanh nghiệp, mở
rộng một số điểm dịch vụ tín dụng thanh toán, cho vay, chuyển tiền nhanh
chóng, an toàn. Số dư nợ cho vay và nguồn vốn huy động kinh doanh qua các
năm đều tăng, đáp ứng nhu cầu vay của các tổ chức, cá nhân để phát triển sản
xuất, kinh doanh. Ngân hàng chính sách duy trì vốn vay, thực hiện các dự án về
giải quyết việc làm có hiệu quả.
Tuy nhiên, hoạt động kinh doanh thương mại, dịch vụ của huyện vẫn còn
tồn tại một số yếu kém như quy mô hoạt động nhỏ bé, chất lượng dịch vụ còn
hạn chế, chưa tạo được sự chuyển biến đáng kể và chưa phát huy được hết tiềm
năng của huyện. Chưa có đội ngũ cán bộ, nhân viên có đủ năng lực, trình độ để
phục vụ và phát triển ngành thương mại, du lịch của huyện.
2.3. Nông, Lâm nghiệp và Thuỷ sản
Giá trị sản xuất ngành Nông, Lâm, Ngư nghiệp năm 2000 là 250 tỷ đồng
đồng (giá so sánh), năm 2005 tăng lên 384 tỷ đồng, đạt tốc độ tăng bình quân

×