BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG
ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
LÊ THÀNH ĐẠT
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÍNH HỮU HIỆU
CỦA HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI
CÁC DOANH NGHIỆP BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ
TRÊN ĐỊA BÀN TP. HỒ CHÍ MINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
TP. Hồ Chí Minh, tháng 03 năm 2020
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI
HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
LÊ THÀNH ĐẠT
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÍNH HỮU HIỆU
CỦA HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI
CÁC DOANH NGHIỆP BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ
TRÊN ĐỊA BÀN TP. HỒ CHÍ MINH
Chuyên ngành: Kế Toán (Hướng nghiên cứu)
Mã số ngành: 8340301
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS NGUYỄN VIỆT
TP. Hồ Chí Minh, tháng 03 năm 2020
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, luận văn thạc sĩ với đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến
tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp bảo hiểm phi
nhân thọ trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh” là do tôi thực hiện nghiên cứu riêng dưới
sự hướng dẫn của Thầy PGS.TS Nguyễn Việt.
Những kết quả nêu ra trong luận văn này là trung thực và chưa từng được
công bố dưới bất kỳ hình thức nào. Các vấn đề được tham khảo và tổng hợp từ
những nghiên cứu khác đều được trích dẫn và tham chiếu đầy đủ.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về những lời cam đoan của mình.
TP. Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 03 năm 2020
Tác giả
Lê Thành Đạt
MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
DANH MỤC CÁC HÌNH
TÓM TẮT
ABSTRACT
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1
1. Lý do chọn đề tài. ...................................................................................... 1
2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu. ................................................................ 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. ............................................................ 3
4. Phương pháp nghiên cứu. .......................................................................... 3
5. Ý nghĩa thực tiễn đề tài. ............................................................................. 3
6. Kết cấu của đề tài. ...................................................................................... 4
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ................................. 5
1.1 Các nghiên cứu công bố nước ngoài. ........................................................ 5
1.2 Các nghiên cứu công bố trong nước. ......................................................... 8
1.3 Nhận xét các công trình nghiên cứu. ....................................................... 13
1.3.1 Nhận xét các công trình nghiên cứu nước ngoài. ........................... 13
1.3.2 Nhận xét các công trình nghiên cứu trong nước. ............................ 13
1.4 Khe hổng nghiên cứu và định hướng nghiên cứu. ................................... 13
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ............................................................................ 14
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT ....................................................................... 16
2.1 Tổng quan về hệ thống kiểm soát nội bộ. ................................................ 16
2.1.1 Khái niệm về hệ thống kiểm soát nội bộ. ....................................... 16
2.1.2
Lịch sử hình thành và phát triển lý thuyết về hệ thống kiểm soát nội
bộ. .................................................................................................... 18
2.1.3
Báo cáo COSO (2013). ................................................................... 20
2.1.4
Lợi ích và hạn chế của hệ thống kiểm soát nội bộ. ......................... 22
2.2 Tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ. ......................................... 24
2.2.1
Khái niệm tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ. ............... 24
2.2.2
Các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát
nội bộ. ............................................................................................. 25
2.3 Các lý thuyết nền có liên quan. ................................................................ 30
2.3.1
Lý thuyết ủy nhiệm. ........................................................................ 30
2.3.2
Lý thuyết thông tin hữu ích. ............................................................ 31
2.4
Đặc điểm kinh doanh của ngành bảo hiểm phi nhân thọ tác động đến các
nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ. .... 32
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ............................................................................ 34
CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................... 36
3.1 Phương pháp nghiên cứu. ........................................................................ 36
3.2 Quy trình nghiên cứu. .............................................................................. 37
3.3 Thiết kế nghiên cứu. ................................................................................ 39
3.3.1
Thiết lập mô hình và xây dựng giả thuyết nghiên cứu. .................. 39
3.3.2
Xây dựng thang đo. ......................................................................... 40
3.3.3
Kích thước mẫu và tiến trình thu thập dữ liệu. ............................... 43
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ............................................................................ 45
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.............................................................. 46
4.1 Giới thiệu tổng quan về các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ trên địa
bàn Tp. Hồ Chí Minh............................................................................. 46
4.2 Kết quả nghiên cứu................................................................................ 47
4.2.1
Thống kê mô tả.............................................................................. 47
4.2.2
Đánh giá độ tin cậy của thang đo thông qua hệ số Cronbach’s
Alpha............................................................................................. 49
4.2.3
Phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis). . 52
4.2.4
Phân tích mô hình hồi quy tuyến tính bội......................................57
4.2.5
Kiểm định các giả định hồi quy..................................................... 61
4.2.6
Bàn luận kết quả nghiên cứu.......................................................... 64
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4........................................................................... 66
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................... 67
5.1 Kết luận.................................................................................................. 67
5.1.1
Các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của HTKSNB trong các
DN BHPNT trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh................................... 67
5.1.2
Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tính hữu hiệu của HTKSNB
trong các DN BHPNT trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh....................68
5.2 Kiến nghị................................................................................................ 69
5.2.1
Kiến nghị đối với hoạt động đánh giá rủi ro.................................. 70
5.2.2
Kiến nghị đối với hoạt động kiểm soát.......................................... 71
5.2.3
Kiến nghị đối với thông tin và truyền thông.................................. 72
5.2.4
Kiến nghị đối với môi trường kiểm soát........................................ 73
5.2.5
Kiến nghị đối với hoạt động giám sát............................................ 74
5.3 Hạn chế của nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo........................75
KẾT LUẬN CHƯƠNG 5........................................................................... 75
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
AAA
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
: Hiệp hội kết toán Hoa Kỳ
AICPA
: Hiệp hội kế toán viên công chứng Hoa Kỳ
BCTC
: Báo cáo tài chính
BH
: Bảo hiểm
BHPNT
: Bảo hiểm phi nhân thọ
CAP
: Ủy ban thủ tục kiểm toán
CoBit
: Các mục tiêu kiểm soát trong cộng nghệ thông tin và các
lĩnh vực có liên quan.
: Committee of Sponsoring Organizations of the Treadway
COSO
Commission (Ủy ban các tổ chức tài trợ cho Ủy ban
Treadway)
DN
: Doanh nghiệp
EFA
: Phân tích nhân tố khám phá
HCM
: Hồ Chí Minh
HTKSNB
: Hệ thống kiểm soát nội bộ
IFAC
: Liên đoàn kế toán quốc tế
IIA
: Hiệp hội kiểm toán viên nội bộ
IMA
: Hiệp hội kế toán viên quản trị
ISA
: Chuẩn mực kiểm toán quốc tế
KSNB
: Kiểm soát nội bộ
SEC
: Ủy ban chứng khoán Hoa Kỳ
SAS
: Chuẩn mực kiểm toán
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1: Số lượng khảo sát định tính........................................................... 44
Bảng 3.2: Số lượng phiếu khảo sát được phát ra............................................ 45
Bảng 4.1: Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha của các biến độc lập............49
Bảng 4.2: Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha biến phụ thuộc.....................52
Bảng 4.3: Kết quả kiểm định về tính thích hợp của phương pháp và dữ liệu
thu thập.......................................................................................... 53
Bảng 4.4: Kết quả kiểm định mức độ giải thích của các biến quan sát đối với
nhân tố........................................................................................... 54
a
Bảng 4.5: Ma trận nhân tố xoay (Rotated Component Matrix ).....................55
Bảng 4.6: Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA đối với các biến phụ
thuộc.............................................................................................. 56
Bảng 4.7: Bảng trọng số hồi quy.................................................................... 58
Bảng 4.8: Kết quả phân tích mức độ giải thích của các biến phụ thuộc của các
biến độc lập................................................................................... 59
Bảng 4.9: Bảng kết quả kiểm định độ phù hợp của mô hình..........................59
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1: Khung nghiên cứu (Olof Arwinge (2014))....................................... 6
Hình 1.2: Mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của
HTKSNB trong các DN BHPNT tại Việt Nam..............................12
Hình 2.1: Các bước của quy trình đánh giá rủi ro.......................................... 27
Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu chi tiết......................................................... 38
Hình 4.1: Phần trăm phản hồi theo vị trí công tác.......................................... 47
Hình 4.2: Phần trăm phản hồi theo trình độ................................................... 47
Hình 4.3: Phần trăm phản hồi theo loại hình doanh nghiệp...........................48
Hình 4.4: Phần trăm phản hồi theo vốn điều lệ của doanh nghiệp.................48
TÓM TẮT
Tiêu đề: “Các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát
nội bộ trong các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ trên địa bàn Tp. Hồ Chí
Minh”.
Tóm tắt:
Qua hơn 50 mươi năm phát triển ở Việt Nam, bảo hiểm phi nhân thọ đã và
đang phát triển mạnh mẽ, góp phần phát triển kinh tế, xã hội. Lĩnh vực bảo hiểm phi
nhân thọ đang trở nên cạnh tranh khốc liệt, tiềm ẩn nhiều rủi ro trong hoạt động
nhưng hệ thống kiểm soát nội bộ đang bộc lộ nhiều điểm yếu kèm, chưa có sự hữu
hiệu, hiệu quả trong hoạt động. Vì vậy, tác giả nghiên cứu đề tài “Các nhân tố ảnh
hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ trong các doanh nghiệp bảo
hiểm phi nhân thọ trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh” để xác định các nhân tố và đo
lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát
nội bộ trong các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh.
Để giải quyết vấn đề nghiên cứu thì tác giả đã sử dụng phương pháp nghiên cứu hỗn
hợp (nghiên cứu định tính và định lượng). Kết quả nghiên cứu cho thấy các nhân tố
và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống
kiểm soát nội bộ trong các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ trên địa bàn Tp. Hồ
Chí Minh được sắp xếp giảm dần mức độ ảnh hưởng là: đánh giá rủi ro, hoạt động
kiểm soát, thông tin và truyền thông, môi trường kiểm soát, giám sát. Thông qua đó
tác giả đưa ra các kiến nghị theo từng nhân tố tác động để cải thiện hiệu quả hoạt
động của hệ thống kiểm soát nội bộ trong các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ
trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh.
Từ khóa: hệ thống kiểm soát nội bộ (HTKSNB), doanh nghiệp bảo hiểm phi
nhân thọ (DN BHPNT), địa bàn Tp. Hồ Chí Minh.
ABSTRACT
Title: “The research of Factors affecting the Effectiveness of Internal Control
Systems in Non-life insurance enterprises on Ho Chi Minh City”.
Abstract
After more than 50 years of development in Vietnam, non-life insurance has
been a strong service development sector, contributing to economic and social
development. The non-life insurance sector is becoming fiercely competitive,
potentially risky in operation but the internal control system is showing many
attached weaknesses, which have not worked effectively. Therefore, the author of
the research topic “Factors affecting the effectiveness of the internal control system
in non-life insurance enterprises in the city Ho Chi Minh City” to identify factors
and measure the impact of these factors on the effectiveness of internal control
systems in non-life insurance enterprises in Ho Chi Minh City. To solve the research
problem, the author used qualitative methods combined with quantitative methods.
The research results show that the factors and the influence of the factors affecting
the effectiveness of internal control systems in non-life insurance enterprises in the
Ho Chi Minh City is arranged to gradually reduce the level of influence: risk
assessment, control activities, information and communication, control environment
and monitoring. Through that, the author makes recommendations according to each
impact factor to improve the performance of internal control systems in the non-life
insurance enterprises in the Ho Chi Minh City.
Keywords: internal control system, non-life insurance enterprises, Ho Chi
Minh City.
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1.
Lý do chọn đề tài.
Trong nền kinh tế hiện nay, bảo hiểm phi nhân thọ là một ngành dịch vụ đang
phát triển rất mạnh mẽ, có vai trò cực kỳ quan trọng trong mọi lĩnh vực kinh tế, đời
sống trong xã hội. Nếu bảo hiểm nhân thọ là bảo hiểm gắn liền với tuổi thọ con
người thì bảo hiểm phi nhân thọ là bảo hiểm về tài sản, sức khỏe và trách nhiệm dân
sự. Hoạt động này dựa trên nguyên tắc số đông cho nên có vai trò quan trọng trong
việc huy động một lượng lớn vốn để tài trợ cho sản xuất, kinh doanh. Bảo hiểm phi
nhân thọ là hoạt động “kinh doanh trên rủi ro”. Chia sẻ rủi ro của những cá nhân, tổ
chức tham gia bảo hiểm, góp phần ổn định sản xuất và đời sống. Sản phẩm của bảo
hiểm phi nhân thọ là sản phẩm vô hình. Về bản chất bảo hiểm là một dịch vụ, nhưng
dịch vụ này có đặc điểm riêng đó là lời hứa, một lời cam kết mà công ty bảo hiểm
“bán” ra cho khách hàng của mình. Khách hàng đóng phí để “mua” những cam kết
bồi thường hoặc chi trả trong tương lai của doanh nghiệp bảo hiểm. Do vậy, lòng tin
và chất lượng dịch vụ chính là chìa khóa thành công của ngành bảo hiểm nói chung
và bảo hiểm phi nhân thọ nói riêng.
Lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ đang hấp dẫn các nhà đầu tư mới cả trong và
ngoài nước. Nhu cầu về bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm xe cơ giới ngày càng gia tăng,
trong khi thiếu các sản phẩm có chất lượng, nhất là sản phẩm cá nhân. Sự cạnh
tranh trên thị trường ngày càng khốc liệt. Theo số liệu từ Hiệp Hội Bảo Hiểm Việt
Nam, thị phần của Top 5 công ty dẫn đầu như Bảo Việt, PVI, PJICO, PTI, Bảo
Minh…đang có xu hướng giảm (từ 70% xuống còn 60%) vô hình chung làm tăng
khả năng cạnh tranh thị phần của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ khác. Để
tăng tính cạnh tranh trên thị trường, mở rộng quy mô kinh doanh thì các công ty
BHPNT hiện tại đang tập trung nghiên cứu sản phẩm mới, hoàn thiện bộ máy quản
lý cũng như bộ máy kiểm soát nội bộ.
Thực tế cho thấy, vai trò của HTKSNB trong các DN BHPNT được các nhà
quản trị hết sức quan tâm. Bởi vì hiện nay vẫn còn phát sinh nhiều vụ trục lợi bảo
hiểm, làm giả ấn chỉ để lừa đảo khách hàng, nhân viên kinh doanh chiếm dụng phí
2
bảo hiểm của khách hàng. Theo báo cáo của cục Quản lý – Giám sát bảo hiểm (Bộ
Tài chính), trong giai đoạn 2007-2014, tổng số vụ trục lợi bảo hiểm bị phát hiện và
có bằng chứng cụ thể để từ chối chi trả bảo hiểm là gần 64.000 vụ, tăng trung bình
31,3%/năm; tổng số tiền trục lợi khoảng 850 tỉ đồng, trung bình gần 110 tỉ
đồng/năm. Ngoài ra, bảo hiểm nói chung và bảo hiểm phi nhân thọ nói riêng cũng
đang trong tầm ngắm của tội phạm rửa tiền. Làm tiềm ẩn rất nhiều rủi ro tác động
lên hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ
().
Đứng trước thực trạng trên, các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ hiểu rất
rõ hệ thống KSNB có vai trò sống còn trong hoạt động của họ. Tuy nhiên, hệ thống
KSNB có hoạt động tốt hay không thì tùy thuộc vào đặc điểm của mỗi địa bàn kinh
doanh, mỗi doanh nghiệp. Vì vậy, cần thực hiện các nghiên cứu nhằm nhận diện các
nhân tố và đo lường mức độ ảnh hưởng của chúng đến tính hữu hiệu của HTKSNB
trong các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ trên một địa bàn là thực sự cần thiết.
Vì lí do này mà tác giả chọn đề tài: “Các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu
của hệ thống kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ trên
địa bàn TP. HCM”.
2.
Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu.
Mục tiêu tổng quát mà nghiên cứu hướng đến là nghiên cứu các nhân tố ảnh
hưởng đến sự hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp bảo
hiểm phi nhân thọ trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh. Nghiên cứu sẽ tập trung vào hai
mục tiêu cụ thể:
Thứ nhất là xác định các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của HTKSNB
trong lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ trên địa bàn TP. HCM.
Thứ hai là đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến sự hữu hiệu của
HTKSNB trong các DN BHPNT trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh.
Để giải quyết hai mục tiêu trên, nghiên cứu sẽ tập trung giải quyết hai câu
hỏi:
3
- Các nhân tố nào ảnh hưởng đến sự hữu hiệu của hệ thống KSNB tại các
doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ trên địa bàn TP.HCM?
- Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đó đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB
tại các DN BHPNT trên đại bản TP.HCM như thế nào?
3.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu.
Đề tài tập trung nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của
HTKSNB tại các DN BHPNT trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh.
Phạm vi nghiên cứu.
- Về không gian: Khảo sát thực nghiệm trong luận văn được thực hiện tại các
DN BHPNT trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh.
- Về thời gian: Khoảng thời gian để thưc hiện khảo sát là từ tháng 06/2019 đến
tháng 10/2019.
4.
Phương pháp nghiên cứu.
Phương pháp nghiên cứu được sử dụng là phương pháp hỗn hợp bao gồm
phương pháp định tính và phương pháp định lượng, cụ thể:
Phương pháp định tính: dựa trên các nghiên cứu trước đã công bố, cùng các lý
thuyết về HTKSNB của COSO (2013) và tham khảo ý kiến chuyên gia để xây dựng,
hoàn chỉnh mô hình và bảng câu hỏi khảo sát.
Phương pháp định lượng: Thiết kế thang đo của các nhân tố của HTKSNB,
đánh giá giá trị và độ tin cậy thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha và phân tích
khám phá EFA, đánh giá và kiểm định sự phù hợp của mô hình hồi quy, phân tích
hồi quy tuyến tính bội để xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tính hữu
hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại các DN BHPNT trên địa bàn Tp. Hồ Chí
Minh.
5.
Ý nghĩa thực tiễn đề tài.
Kết quả của luận văn nghiên cứu đã xác định được các nhân tố và mức độ ảnh
hưởng của những nhân tố đó tới tính hữu hiệu của HTKSNB trong các DN BHPNT
trên địa bản TP. Hồ Chí Minh. Trên cơ sở đó, các nhà quản lý trong lĩnh vực kinh
4
doanh bảo hiểm phi nhân thọ nói riêng, bảo hiểm nói chung có thể nhận diện những
yếu kém, đồng thời có kế hoạch nâng cao tính hữu hiệu của hệ thống KSNB theo
đặc điểm của doanh nghiệp mình. Giúp phát huy hết vai trò của hệ thống KSNB
trong các DN BHPNT.
6.
Kết cấu của đề tài.
Ngoài Phần mở đầu và kết luận chung, luận văn nghiên cứu gồm 5
chương: Chương 1: Tổng quan các nghiên cứu trước.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị.
5
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC
1.1 Các nghiên cứu công bố nước ngoài.
Tác giả Ozigbo và Orife (2011) với nghiên cứu: “Kiểm soát nội bộ và phòng
chống gian lận trong các tổ chức kinh doanh bảo hiểm ở Nigeria: Một cuộc khảo sát
về một số công ty được lựa chọn trong đô thị Warri” cũng đã thực hiện một nghiên
cứu về KSNB và phòng chống gian lận trong kinh doanh bảo hiểm. Nghiên cứu này
có mục đích chính là kiểm tra hệ thống kiểm soát nội bộ và phòng chống gian lận
trong kinh doanh bảo hiểm. Một cuộc khảo sát đã được thực hiện trong một số công
ty được lựa chọn trong đô thị Warri. Bảng câu hỏi nghiên cứu được thiết kế và khảo
sát 80 nhân viên cao cấp trong các bộ phận kế toán của các công ty. Phương pháp dữ
liệu phân tích là thống kê mô tả, thông qua các bảng và tỷ lệ phần trăm đơn giản.
Phát hiện của nghiên cứu là kiểm soát nội bộ là một công cụ bảo vệ an toàn cần
thiết, đảm bảo chủ sở hữu của doanh nghiệp rằng tiền của họ đang đượcsử dụng
hiệu quả.
Tác giả Olof Arwinge (2014) với đề tài: “Kiểm soát nội bộ trong ngành tài
chính – Nghiên cứu công ty bảo hiểm” đã xây dựng một khung nghiên cứu để
nghiên cứu HTKSNB của Công ty bảo hiểm ở Thụy Điển là Folksam. Nghiên cứu
của tác giả là kiểm tra làm thế nào và tại sao môi trường và các yếu tố đặc thù của
Công ty lại ảnh hưởng đến thiết kế, sử dụng và kết quả đầu ra của HTKSNB. Tức là
tác giả tập trung nghiên cứu các nhân tố trong doanh nghiệp tác động như thế nào
đến việc thiết kế, sử dụng HTKSNB.
6
Trường hợp
Tính không chắc
Quy định
Quy mô
Công nghệ
chắn (rủi ro)
Chiến lược
Thiết kế và sử dụng
Thiết kế và sử
dụng
Kết quả đầu ra
Kết quả của
HTKSNB
Hình 1.1: Khung nghiên cứu (Olof Arwinge (2014))
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, khi chiến lược công ty không thành công, công ty
gặp phải khủng hoảng lớn trong năm 1990. Công ty đã thay đổi các nhà quản lý đã
góp phần thay đổi thái độ trong quản trị rủi ro. Việc xây dựng HTKSNB giảm rủi ro
nội bộ, đề phòng rủi ro bên ngoài càng được nhìn nhận đúng đắn vai trò của nó từ
những nhà quản trị mới. Qua đó cho thấy việc thay đổi nhận thức của nhà quản trị
về quản trị rủi ro là hết sức cần thiết để hướng công ty đi theo đúng chiến lược đề
ra. Từ đó, tác giả kết luận rằng có hai nhân tố ảnh hưởng tới việc thiết kế và sử dụng
HTKSNB trong doanh nghiệp đó là đánh giá rủi ro và bộ máy lãnh đạo. Việc thiết
kế, sử dụng HTKSNB không được rập khuôn như lý thuyết mà phải tích hợp với
đánh giá rủi ro, chiến lược công ty, bối cảnh bên ngoài…
Stephen Amponsah, Kofi Osei Adu và Anthony Amissah (2015) với đề tài:
“Đánh giá HTKSNB một số doanh nghiệp bảo hiểm ở Ghana” đã sử dụng phương
pháp phân tích phương sai (ANOVA) để đánh giá HTKSNB một số Công ty bảo
hiểm ở Ghana. Dữ liệu được thu thập từ các kiểm toán viên nội bộ trong ngành bảo
7
hiểm ở Ghana, có 91 câu hỏi được khảo sát thành công. Tác giả đã thống kê sự khác
biệt của HTKSNB giữa các công ty bảo hiểm thông qua các biến phụ thuộc: hoạt
động kiểm soát, giám sát, thông tin và truyền thông, môi trường kiểm soát và đánh
giá rủi ro. Dựa trên kết quả của nghiên cứu, tác giả đã kết luận rằng các công ty bảo
hiểm phi nhân thọ có HTKSNB hiệu quả hơn các công ty bảo hiểm nhân thọ và các
công ty khác (môi giới bảo hiểm, tái bảo hiểm). Nghiên cứu cũng tiết lộ rằng các
công ty bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ cũng như các công ty môi giới thực hiện
các biện pháp giám sát đầy đủ hơn các công ty môi giới, tái bảo hiểm. Do đó, Ủy
ban bảo hiểm quốc gia cần quan tâm nhiều đến môi giới tái bảo hiểm, tái bảo hiểm
trong việc đảm bảo thực hiện các biện pháp kiểm soát nội bộ.
Nghiên cứu của các tác giả Siyanbola Trimisiu Tunji, Oyebamiji Taofeek
Adewale, Ibrahim John (2016) với đề tài: “Vai trò của HTKSNB hiệu quả với kinh
doanh bảo hiểm” đã chọn ngẫu nhiên năm công ty bảo hiểm trong sáu mươi công ty
bảo hiểm đang hoạt động ở bang Adamawa tại nước Nigeria để nghiên cứu xem tác
động của HTKSNB đến hiệu quả hoạt động của các Công ty bảo hiểm. Tác giả đã
thiết kế bảng khảo sát với thang đo liker 5 cấp độ từ không đồng ý tới hoàn toàn
đồng ý. Khảo sát 50 nhân viên cũng như 50 khách hàng của mỗi công ty trong năm
công ty được chọn. Nghiên cứu đưa ra một số kết luận về HTKSNB như sau:
HTKSNB có tác động trực tiếp tới hiệu suất của Công ty bảo hiểm, sự tồn tại của
HTKSNB đã làm giảm sự xuất hiện của các hành vi gian lận trong Công ty bảo
hiểm ở bang Adamawa, nhân viên KSNB không được chi trả thù lao đúng với năng
lực, làm giảm hiệu quả trong công việc, bộ máy quản lý không cam kết đảm bảo
giám sát hiệu quả HTKSNB trong ngành.
Từ kết quả của nghiên cứu thì tác giả đã đưa ra một số kiến nghị như sau:
-
Một hệ thống kiểm soát nội bộ được thiết lập tốt là bắt buộc đối với tất cả
các công ty trong ngành bảo hiểm.
-
Tất cả các luật và quy định phải được thực thi nghiêm ngặt và có hình phạt
tương xứng với mức độ nghiêm trọng của vi phạm.
8
-
Nâng cao năng lực trình độ của nhân viên đơn vị kiểm soát nội bộ, luân
chuyển công việc giữa các nhân viên.
-
Nâng cao nhận thức của nhà quản trị về vai trò của HTKSNB, khuyến
khích họ trao đổi kinh nghiệm với những nhà lãnh đạo khác trong ngành.
Đồng thời trao quyền cho các nhà quản lý, nhân viên của đơn vị kiểm soát
nội bộ thực thi trách nhiệm của mình.
Nghiên cứu của tác giả Ritah Ndunge Kilemi (2018) với đề tài: “Các nhân tố
tác động đến gian lận bồi thường ở các công ty bảo hiểm tại Nairobi, Kenya” đã
nghiên cứu ba nhân tố tác động tới gian lận bồi thường là động lực nhân viên, dịch
vụ bồi thường và kiểm soát nội bộ. Tác giả đã khảo sát bằng bảng câu hỏi đối với
136 mẫu là các nhân viên làm việc tại 35 công ty bảo hiểm tại Nairobi, Kenya. Sau
đó dùng thống kê mô tả để xem xét mức độ ảnh hưởng của ba nhân tố đó tới gian
lận bồi thường. Kết quả cho thấy, kiểm soát nội bộ trong các công ty bảo hiểm ở
Nairobi có nhiều sơ hở để nhân viên dễ dàng gian lận trong quá trình bồi thường. Từ
đó tác giả đã đưa ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội
bộ như phát triển một số cơ sở dữ liệu để hỗ trợ phát hiện thông tin bất thường ở
giai đoạn yêu cầu bồi thường như xác minh thông tin được cung cấp bởi người yêu
cầu bồi thường; nâng cao năng lực của nhân viên phòng IT; cải tiến hệ thống thông
tin để hỗ trợ phát hiện gian lận.
1.2 Các nghiên cứu công bố trong nước.
Nghiên cứu của tác giả Vũ Phan Bảo Uyên (2011) về: “Hoàn thiện hệ thống
kiểm soát nội bộ tại Tổng Công ty cổ phần bảo hiểm dầu khí Việt Nam”. Tác giả
nghiên cứu phản ánh và đánh giá thực trạng hoạt động KSNB của Tổng Công ty cổ
phần bảo hiểm dầu khí Việt Nam (PVI) nhằm kiểm soát rủi ro, nhận biết những hạn
chế và nghiên cứu những hạn chế của HTKSNB tại PVI. Tác giả đã sử dụng phương
pháp luận duy vật biện chứng để hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn nghiên cứu
tại Tổng Công ty CP bảo hiểm dầu khí Việt Nam. Từ đó, nghiên cứu đã tìm ra được
những hạn chế trong HTKSNB tại PVI như: chưa có các quy trình cụ thể mô tả
HTKSNB, các công ty thành viên hầu như không tổ chức đào tạo nhân
9
viên về HTKSNB, thiếu sự giám sát của chặt chẽ lẫn nhau của các nhân viên cùng
phòng ban, tạo điều kiện gian lận trong chính nhân viên của Công ty…Có nhiều
nguyên nhân dẫn đến những yếu kém trên như chính sách nhân sự và đào tạo nhân
viên của PVI vẫn còn nhiều khiếm khuyết; Ban giám sát vẫn còn lơ là trong nhiệm
vụ, thiếu sự sát sao; ban lãnh đạo cao cấp tại Tổng Công ty CP bảo hiểm dầu khí và
các công ty thành viên vẫn còn chưa được đào tạo chuyên sâu về KSNB. Từ đó, tác
giả đưa ra một số các kiến nghị nhằm mục đích hoàn thiện HTKSNB như: sử dụng
phần mềm PAIS để thực hiện các hoạt động kinh doanh bảo hiểm, tái bảo hiểm cũng
như kế toán, bồi thường…, đào tạo nhân viên về KSNB, tuyển dụng thêm IT phụ
trách mỗi đơn vị thành viên để đảm bảo hệ thống phần mềm PAIS hoạt động liên
tục, thành lập phòng kiểm tra hợp đồng. Bên cạnh đó vẫn còn tồn tại những điểm
hạn chế của đề tài: dữ liệu khảo sát nhỏ, những đánh giá về HTKSNB của tác giả
vẫn còn nhiều ý kiến chủ quan, chưa lượng hóa để đánh giá mức độ tác động của
các nhân tố tới tính hữu hiệu của HTKSNB tại đơn vị PVI.
Tác giả Dương Thị Nhi (2013) với bài báo: “Kiểm soát nội bộ bảo hiểm,
những vấn đề gốc rễ” được đăng trong báo Đầu tư chứng khoán số ra ngày
07/02/2013. Theo kết quả khảo sát của Ernt & Young Việt Nam thì hoạt động kiểm
soát nội bộ tại các doanh nghiệp bảo hiểm rất yếu kém (theo Đầu tư chứng khoán số
ra ngày 01/02/2013). Tác giả đã khảo sát thực tế về kiểm soát nội bộ tại các doanh
nghiệp bảo hiểm ở Việt Nam. Từ đó, tác giả nêu ra các nhược điểm và đề xuất giải
pháp để giải quyết các vấn đề còn tồn đọng. Năm 2007, nhà nước ban hành nghị
định 45/2007/NĐ-CP để quy định chi tiết về kiểm tra, KSNB tại các doanh nghiệp
bảo hiểm. Năm 2012 ban hành thông tư 124/2012/TT-BTC “hướng dẫn chi tiết về
hoạt động kiểm tra, KSNB trong DNBH”. Theo đó thì doanh nghiệp bảo hiểm phải
xây dựng và ban hành các quy trình nghiệp vụ và tổ chức kiểm tra, KSNB. Các quy
định đưa ra nhìn chung là rất chi tiết, chụ thể nhưng khi thực hiện thực tế lại chưa
được đáp ứng. Các DNBH hiện nay đang triển khai HTKSNB chưa đồng bộ và quy
chuẩn. Việc cập nhật rủi ro và hoàn thiện HTKSNB chưa được thực hiện thường
xuyên. Các hướng cải thiện được tác giả đưa ra để giải quyết các vấn đề còn tồn
10
đọng. Nhìn chung, tác giải dựa trên năm nhân tố cơ bản của HTKSNB để nêu ra các
giải pháp nhằm nâng cao tính hữu hiệu của HTKSNB. Các giải pháp đựa nếu ra là:
xây dựng môi trường kiểm soát hiệu quả, nâng cao tư duy các cấp lãnh đạo về chính
HTKSNB, mỗi cá nhân trong doanh nghiệp phải có ý thức tự kiểm soát mình, đồng
thời kiểm soát những người/bộ phận khác; truyền thông của doanh nghiệp phải làm
tốt nhiệm vụ để đánh bật những phản ứng tiêu cực, e ngại trong việc thay đổi của
nhân viên trong doanh nghiệp; xây dựng các hoạt động kiểm soát dựa trên nguyên
tắc ba tầng kiểm soát; tại mỗi bộ phận của doanh nghiệp cần cần nâng cao vai trò
của hoạt động đánh giá rủi ro, xác định cơ chế kiểm soát cho từng phần hành, phòng
ban, nhân viên từ những rủi ro tiềm tàng.
Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Thu Hà (2016) với đề tài: “Hệ thống kiểm
soát nội bộ trong các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ ở Việt Nam” đã nêu bật
lên đặc điểm của HTKSNB trong các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ Việt
Nam. Tác giả sử dụng nghiên cứu định tính để khảo sát thực trạng các nghiên cứu
về kiểm soát nội bộ trong các doanh nghiệp bảo hiểm trong và ngoài nước. Bên
cạnh đó tác giả còn khảo sát 15/30 DN BH phi nhân thọ trong đó có 11 DNBH trong
nước, 4 DNBH có vốn nước ngoài. Tác giả đã nêu bật được thực trạng đặc điểm
HTKSNB trong các DN BHPNT ở Việt Nam. Từ đó, tác giả đã nếu ra những kiến
nghị, giải pháp để hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ trong các DN BHPNT
ở Việt Nam. Ưu điểm của nghiên cứu này là tác giả đã tìm hiểu kinh nghiệm xây
dựng HTKSNB trong các DN BHPNT ở các nước như Trung Quốc, Nhật Bản, Châu
Âu từ đó rút ra bài học cho việc xây dựng HTKSNB cho các DN BHPNT tại Việt
Nam. Tuy nhiên, nhược điểm của nghiên cứu này là chưa lượng hóa bằng nghiên
cứu định lượng để phân tích mức độ tác động của các nhân tố tác động tới tính hữu
hiệu của HTKSNB trong các DN BHPNT tại Việt Nam.
Tác giả TS. Nguyễn Quang Hiện, ThS. Phạm Huyền Trang (2017) trong
“Hoàn thiện chính sách quản trị rủi ro tại các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ”
được đăng trên Tạp chí tài chính. Nghiên cứu đã nêu được thực trạng phát triển của
bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2017. Nhưng đó cũng tạo
11
nên nhiều áp lực cạnh tranh, yêu cầu các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ Việt
Nam phát triển bền vững, cải tiến hệ thống quản trị và công nghê tiên tiến. Bài báo
cũng tóm tắt được thực trạng quản trị rủi ro trong DN bảo hiểm phi nhân thọ. Từ đó,
tác giả đưa ra các giải pháp hoàn thiện quản trị rủi ro tại doanh nghiệp bảo hiểm phi
nhân thọ như chủ động xây dựng; triển khai quản trị rủi ro, xây dựng các mục tiêu,
chiến lược rủi ro; phát huy tốt vai trò công tác định phí; đào tạo và phát triển nhân
sự đáp ứng được yêu cầu quản trị rủi ro; xây dựng hệ thống công nghệ thông tin đáp
ứng yêu cầu quản trị DNBH và phát triển kinh doanh.
Tác giả Trương Khánh Phương, (2019) dựa vào 5 yếu tố cơ bản cấu thành của
HTKSNB theo COSO (2013). Ngoài ra, tác giả còn tìm tòi, phỏng vấn các chuyên
gia trong ngành bảo hiểm phi nhân thọ bằng bảng câu hỏi định tính để phát hiện
thêm nhân tố mới tác động tới tính hữu hiệu của HTKSNB trong các Doanh nghiệp
bảo hiểm phi nhân thọ tại Việt Nam. Điểm mới mà tác giả đã tìm ra đó là công nghệ
thông tin trong đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm
soát nội tại các Doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm tại Việt Nam”. Như vậy nội
dung nghiên cứu của đề tài là các nhân tố: môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro,
hoạt động kiểm soát, thông tin truyền thông, giám sát. Bên cạnh đó, tác giả thực
hiện nghiên cứu định tính để tìm ra nhân tố mới đó là công nghệ thông tin.
12
Hình 1.2: Mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu
của HTKSNB trong các DN BHPNT tại Việt Nam.
(Nguồn: Tác giả Trương Khánh Phương (2019))
Tác giả dựa vào mô hình nghiên cứu trên, kết hợp nghiên cứu định lượng, thu
thập số liệu thông qua khảo sát các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ trên địa bàn
Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh và Bình Dương. Tác giả đã đo lường được mức độ ảnh
hưởng của các nhân tố đến tính hữu hiệu của HTKSNB trong các doanh nghiệp bảo
hiểm PNT tại Việt Nam. Có thể sắp xếp mức độ ảnh hưởng từ cao đến thấp của các
nhân tố tác động đến tính hữu hiệu của HTKSNB trong các DNBH PNT tại Việt
Nam như sau: đánh giá rủi ro, hoạt động kiểm soát, thông tin và truyền thông, công
nghệ thông tin, môi trường kiểm soát và giám sát.
Thông qua đó, tác giả cũng đã đề xuất nhiều chính sách cũng như định hướng
nhằm tăng tính hữu hiệu cho HTKSNB trong các DN BHPNT như xem trọng quy
tắc đạo đức trong kinh doanh để tạo dựng môi trường kiểm soát trong sách, xây
13
dụng các tiêu chuẩn đánh giá rủi ro, rà soát lại các quy trình một cách thường xuyên
và định kỳ, đầu tư vào công nghệ thông tin. Bên cạnh những kết quả đạt được thì
vẫn còn hạn chế đó là nghiên cứu của tác giả lấy mẫu tập trung ở Hà Nội, Tp. Hồ
Chí Minh, Bình Dương, khảo sát cũng thực hiện năm 2018. Điều đó làm mất đi tính
tổng quát và tính cấp thiết của đề tài.
1.3 Nhận xét các công trình nghiên cứu.
1.3.1
Nhận xét các công trình nghiên cứu nước ngoài.
Các công trình nghiên cứu nước ngoài đã nêu bật được vai trò của HTKSNB
trong các công ty cũng như các công ty bảo hiểm. Nhưng ít các nghiên cứu đi sâu
vào nghiên cứu các nhân tố cũng như mức độ ảnh hưởng của chúng tới tính hữu
hiệu của HTKSNB trong các công ty bảo hiểm cũng như bảo hiểm phi nhân thọ.
Ngoài ra, môi trường hoạt động của các nước khác nhau nên ảnh hưởng đến
HTKSNB cũng khác nhau. Do đó, khi phân tích tính hữu hiệu của HTKSNB trong
các nước đang phát triển như Việt Nam cụ thể là Tp. Hồ Chí Minh thì vẫn có thể
thay đổi, cần kiểm định lại cho phù hợp với môi trường phân tích.
1.3.2
Nhận xét các công trình nghiên cứu trong nước.
Các nghiên cứu trong nước đã nêu được thực trạng hệ thống kiểm soát nội bộ
trong các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ tại Việt Nam từ đó đề ra giải pháp
hoàn thiện. Tuy nhiên đa số các nghiên cứu sử dụng phương pháp thống kê mô tả để
nêu lên thực trạng của HTKSNB trong các DN BHPNT. Rất ít các nghiên cứu sử
dụng mô hình và khảo sát số liệu để đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tới
tính hữu hiệu của HTKSNB trong các DN BHPNT.
1.4 Khe hổng nghiên cứu và định hướng nghiên cứu.
Từ những nghiên cứu đã công bố trong và ngoài nước, tác giả nhận thấy yêu
cầu cấp thiết phải nâng cao tính hữu hiệu của HTKSNB trong các doanh nghiệp bảo
hiểm phi nhân thọ Việt Nam nói chung cũng như các doanh nghiệp bảo hiểm phi
nhân thọ trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh nói riêng. Ở Việt Nam thì đã có các nghiên
cứu hệ thống kiểm soát nội bộ nhưng có rất ít các nghiên cứu về hệ thống kiểm soát
nội bộ trong ngành bảo hiểm cũng như bảo hiểm phi nhân thọ. Mà đặc biệt Tp. Hồ