Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THANH KHOẢN TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (102.78 KB, 9 trang )

TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THANH KHOẢN TẠI
NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG
VIỆT NAM
3.1. Định hướng phát triển kinh doanh
Tiếp tục cơ cấu lại toàn diện hoạt động, thực hiện 4 hoá: Hiện đại
hoá; Cổ phần hoá; Chuẩn hoá các nghiệp vụ, quản trị ngân hàng, nhân
sự cán bộ; Công khai minh bạch hoá, lành mạnh tài chính.
Tăng trưởng mạnh về vốn, đầu tư cho vay, tổng tài sản nợ, tổng tài
sản có, thị phần trên nguyên tắc an toàn, hiệu quả, bền vững. Hoàn
thiện và phát triển bộ máy, hệ thống mạng lưới kinh doanh, phát triển thị
trường, phát triển khách hàng. Đảm bảo an ninh tài chính, an toàn tuyệt
đối trong mọi hoạt động của NHCTVN. Thực hiện cải cách hành chính,
phong cách giao dịch, xây dựng văn hoá doanh nghiệp, thương hiệu
của NHCTVN, tạo ra một môi trường kinh doanh tốt, đem đến lợi ích
chung cho toàn hệ thống cũng như lợi ích cho khách hàng của
NHCTVN.
3.2 Giải pháp tăng cường công tác quản lý thanh khoản
3.2.1. Xây dựng chiến lược quản lý thanh khoản
Muốn quản lý thanh khoản tốt, Ngân hàng Công thương cần có một
chiến lược thanh khoản phù hợp và được cụ thể hóa. Chiến lược thanh
khoản được dựa trên việc phân tích và dự báo, bởi ngân hàng không thể
lường hết trước được diễn biến của thị trường và của khách hàng, điều
ngân hàng cần phải làm là dự tính cho cả những trường hợp xấu nhất có
thể xảy ra. Nhà quản lý phải nắm rõ nguồn cung cầu tiền gửi tại ngân hàng
không chỉ trong thời điểm hiện tại mà phải phân tích cả quá khứ và dự tính
cho tương lai. Muốn thế, nhà quản lý cần dựa vào các nhân tố có thể làm
thay đổi trạng thái thanh khoản trong tương lai và chuẩn bị cho các tình
huống giả định. Một chiến lược tốt đảm bảo cho ngân hàng luôn chủ động,
kế hoạch hóa được các hoạt động của mình. Vì rủi ro thanh khoản có thể
xảy ra bất ngờ, và ngân hàng có rất ít thời gian để lập kế hoạch khi khủng
hoảng bắt đầu khiến cho chi phí để đối phó với khủng hoảng trở nên tốn


kém hơn rất nhiều và có thể ngân hàng không được chủ động chọn lựa
nguồn hợp lí để bổ sung thanh khoản nữa. Điều này cũng cho ta thấy
được khả năng chống đỡ với những biến động bất ngờ và lâu dài của
ngân hàng, và nếu được dự báo trước, có chiến lược đảm bảo thanh
khoản trong các trường hợp, thì ngân hàng sẽ tăng được khả năng chống
đỡ này. Ngân hàng cần vận dụng kết hợp cả 2 phương pháp quản lý thanh
khoản tĩnh và động, phương pháp tĩnh để xác định mức thanh khoản dựa
trên các số liệu trên bảng cân đối tài sản, phương pháp động để phân tích
trạng thái thanh khoản và đưa ra dự báo.
Ngoài các khả năng thông thường về chỉ số trên bảng tổng kết tài
sản thay đổi dẫn tới sự thay đổi của trạng thái thanh khoản, thì nhà quản
lý rủi ro thanh khoản cũng phải chú ý đến những khả năng chung của thị
trường. Một ngân hàng nào đó khủng hoảng thanh khoản có thể dẫn tới
rủi ro cho cả hệ thống, và lảm ảnh hưởng tới thanh khoản của ngân
hàng không khủng hoảng. Tương tự, điều kiện kinh tế vĩ mô, xu hướng
phát triển của thị trường tài chính…cũng là những vấn đề mà một chiến
lược thanh khoản tốt phải tính đến.
3.2.2 Áp dụng và tuân thủ chặt chẽ mô hình quản lý thanh khoản
Thời gian qua NHCTVN đã có nhiều chuyển biến lớn trong công tác
quản trị rủi ro nói chung và quản lý thanh khoản nói riêng để ngày càng
phù hợp với mô hình quản lý và thông lệ quốc tế. Mô hình quản lý thanh
khoản hiện nay mới được triển khai và áp dụng với sự hỗ trợ và tư vấn
của các công ty tư vấn tài chính nước ngoài. Tuy nhiên việc áp dụng
chưa triệt để, chưa nắm bắt hết các quy trình quản lý do nhiều hạn chế
về kinh nghiệm và kiến thức. Các dự báo thanh khoản lập ra không kịp
thời với diễn biến thị trường dẫn tới hiệu quả của việc quản lý. Vì vậy,
trong thời gian tới NHCTVN cần tiếp tục tăng cường tập huấn và trau
dồi kinh nghiệm cho cán bộ quản lý rủi ro, tuân thủ chặt chẽ mô hình
quản lý thanh khoản, tăng cường giám sát việc thực hiện để mô hình
quản lý thanh khoản đáp ứng được nhiệm vụ của nó và tăng hiệu quả

hoạt động của ngân hàng.
3.2.3. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực quản lý thanh khoản
Phát triển nguồn nhân lực là nội dung trọng tâm trong kế hoạch
nâng cao sức cạnh tranh của ngân hàng. Muốn đáp ứng các yêu cầu
của ngân hàng hiện đại thì con người trong đó cũng phải có khả năng
làm việc và sức sáng tạo cao. Đặc biệt là công tác quản trị ngân hàng
nói chung và quản lý thanh khoản nói riêng. Việc theo kịp trình độ quản
lý và công nghệ của thế giới theo xu hướng hội nhập phụ thuộc trình độ
quản lý và khả năng phân tích của cán bộ quản lý rất nhiều. Công việc
đó đòi hỏi cán bộ quản lý phát hiện được các xu hướng, biến động của
thị trường và đưa ra chiến lược tốt nhất, hiệu quả nhất.
Ngân hàng Công thương Việt Nam cần không ngừng nâng cao
công tác tuyển chọn và đào tạo nguồn nhân lực theo chiều sâu. Tuyển
con người phù hợp với từng công việc và được đào tạo cơ bản về công
việc đó chứ không đào tạo chung chung. Bên cạnh đó, NHCTVN cần
chú trọng học tập kinh nghiệm của nước ngoài bằng việc thường xuyên
cử cán bộ đi học, tác nghiệp và thuê chuyên gia nước ngoài tư vấn để
nâng cao năng lực thực tiễn về quản lý thanh khoản theo chuẩn mực
quốc tế.
Ngoài ra để giữ chân những cán bộ giỏi, thu hút nhân tài, NHCTVN
bằng việc khen thưởng, khuyến khích người lao động còn phải xây
dựng hệ thống đánh giá công việc một cách khoa học để họ hưởng
công tương xứng năng lực, phát huy tính sáng tạo.
3.2.4. Phát triển nền tảng công nghệ và làm chủ hệ thống thông tin
Như đã nghiên cứu ở trên, việc quản lý rủi ro muốn chính xác và kịp
thời đòi hỏi phải có nền tảng công nghệ, hệ thống công nghệ thông tin
phát triển ở mức cao. Việc đầu tư nhằm hiện đại hóa hệ thống công
nghệ thông tin là vấn đề tất yếu trong thời kỳ hội nhập hiện nay.
NHCTVN luôn cố gắng là đơn vị tiên phong trong việc ứng dụng công
nghệ hiện đại và thương mại điện tử tại Việt Nam, đơn vị hướng tới xây

dựng một hệ thống công nghệ thông tin kết nối tiên tiến tạo điều kiện
thuận lợi và nhanh chóng cho các nghiệp vụ nhằm tăng hiệu quả, hơn
nữa đảm bảo thông tin cập nhật và chính xác để hỗ trợ việc quản lý rủi
ro. Nền tảng công nghệ thông tin giúp việc quản lý thanh khoản có thể
đo lường, giám sát, tính toán được trạng thái thanh khoản từ các dòng
tiền vào và ra của ngân hàng.
Thời gian tới NHCTVN cần giải quyết một số mặt sau để tăng
cường quản lý thanh khoản :
- Xác định đầu tư phần mềm là quan trọng và quyết định, vì kết quả
do máy tính tạo ra phụ thuộc vào quy chuẩn của báo cáo và phần mềm
của hệ thống sử dụng. Phần mềm hiện đại giúp con người giảm bớt
gánh nặng về thời gian và chi phí trong các nghiệp vụ, từ đó tăng năng
suất, hiệu quả cho hoạt động của ngân hàng.
- Hiện đại hóa toàn diện và đồng bộ, không đầu tư dàn trải mà thiếu
tính đồng bộ. Mục tiêu là hóa hoạt đồng kinh doanh và tổ chức quản lý
ngân hàng theo tiêu chuẩn quốc tế, cải cách hoạt động nghiệp vụ trên
nền tảng CNTT hiện đại, nâng cao chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm
dịch vụ
3.2.5. Tăng cường quản lý rủi ro và kiểm soát nội bộ

×