Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

Các nhân tố ảnh hưởng đến giá trị xuất khẩu thủy sản của Việt Nam giai đoạn 20092018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.1 MB, 88 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan chuyên đề tốt nghiệp “Xác định các nhân tố ảnh hưởng tới giá
trị xuất khẩu thủy sản của Việt Nam giai đoạn 2009-2018” là công trình độc lập
của tôi; các số liệu sử dụng trong chuyên đề trung thực; các tham khảo có nguồn
gốc trích dẫn rõ ràng; kết quả nghiên cứu của đề tài không sao chép của bất kỳ
công trình nào. Nếu sai, tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.
Hà Nội, ngày 07 tháng 01 năm 2020
Lê Hoàng Anh Tuấn

1


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành chuyên đề thực tập này, ngoài sự nỗ lực của bản thân, em còn
nhận được sự quan tâm giúp đỡ của nhiều tập thể và cá nhân. Trước hết, em xin
gửi lời cảm ơn trân thành đến Viện trưởng Viện Nghiên Cứu Kinh Tế Và Chính
Sách (VEPR) PGS.TS Nguyễn Đức Thành và Ths Hoàng Thị Chinh Thon đã giới
thiệu và tạo điều kiện cho em được thực tập tại viện trong khoảng thời gian 3
tháng. Ngoài ra, trong quá trình thực tập em còn nhận đựơc sự giúp đỡ nhiệt tình
từ các anh, chị đang làm việc tại viện. Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu
sắc tới TS Trần Khánh Hưng - Giáo viên hướng dẫn, người đã tận tâm hướng
dẫn em trong suốt quá trình thực tập và hoàn thiện chuyên đề tốt nghiệp. Ngoài
ra em xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô trong Khoa Kinh tế học đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi và giúp đỡ em trong quá trình em học tập tại khoa và quá trình em
viết chuyên đề tốt nghiệp. Em xin chân thành cảm ơn. Cuối cùng, em kính chúc
quý thầy, cô dồi dào sức khỏe và thành công trong sự nghiệp cao quý.
Hà Nội, ngày 07 tháng 01 năm 2020
Lê Hoàng Anh Tuấn

2



MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG........................................................................................ 6
DANH MỤC HÌNH VẼ .................................................................................. 8
PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 9
1. Tính cấp thiết của đề tài ......................................................................... 9
2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................. 10
2.1 Mục tiêu chung ................................................................................. 10
2.2. Mục tiêu cụ thể................................................................................. 11
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................... 11
3.1 Đối tượng nghiên cứu ....................................................................... 11
3.2 Phạm vi nghiên cứu .......................................................................... 11
4. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................... 11
5. Những đóng góp của chuyên đề ........................................................... 12
6. Kết cấu của chuyên đề .......................................................................... 12
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ............................................. 13
1.1 Tổng quan khung lý thuyết ................................................................ 13
1.1.1 Các trường phái lý thuyết về trao đổi thương mại ......................... 13
1.1.2 Lý thuyết thương mại trong hội nhập kinh tế quốc tế ................... 20
1.2 Tổng quan các phương pháp nghiên cứu được áp dụng để nghiên
cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu .............................................. 22
1.2.1 Những nghiên cứu trên thế giới ..................................................... 22
1.2.2 Các nghiên cứu trong nước ............................................................ 25
1.3 Một số kết luận rút ra từ tài liệu nghiên cứu ................................... 29

3


CHƯƠNG 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH
HƯỞNG ĐẾN XUẤT KHẨU .......................................................................... 33

2.1 Những vấn đề lý luận về xuất khẩu ................................................... 33
2.1.1 Khái niệm về xuất khẩu và các hình thức xuất khẩu trong nền kinh
tế .................................................................................................................. 33
2.1.2 Vai trò của xuất khẩu trong nền kinh tế......................................... 35
2.2 Những vấn đề lý luận về các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu thủy
sản của quốc gia............................................................................................. 36
2.2.1 Nhóm các yếu tố ảnh hưởng đến cung .......................................... 37
2.2.2 Nhóm các yếu tố ảnh hưởng đến cầu ............................................. 38
2.2.3 Nhóm các yếu tố gây cản trở, tạo thuận lợi ................................... 39
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................ 43
3.1 Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................. 43
3.2 Phương pháp tiếp cận ......................................................................... 43
3.3 Mô hình nghiên cứu ............................................................................ 43
3.3.1 Cơ sở lựa chọn mô hình ................................................................. 43
3.3.2 Đề xuất mô hình nghiên cứu .......................................................... 44
3.4 Phương pháp thu thập dữ liệu ........................................................... 50
3.5 Phương pháp phân tích dữ liệu ......................................................... 50
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN XUẤT
KHẨU THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM ............................................................ 52
4.1 Vài nét về tình hình xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam. ...... 52
4.1.1 Tình hình xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam giai đoạn 20092018 ............................................................................................................. 52
4.1.2 Tình hình xuất khẩu thủy sản của Việt Nam ................................. 60
4.2 Đánh giá chung về hoạt động xuất khẩu thủy sản của Việt Nam .. 68
4


4.3 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu mặt hàng thủy sản
của Việt Nam ................................................................................................. 70
4.3.1 Dữ liệu nghiên cứu......................................................................... 70
4.3.2 Kết quả ước lượng ......................................................................... 71

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH ............ 80
5.1 Kết luận chung .................................................................................... 80
5.2 Gợi ý giải pháp và chính sách ............................................................ 82
5.2.1 Đề xuất giải pháp ........................................................................... 82
5.2.2 Khuyến nghị chính sách................................................................. 83
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 86

5


DANH MỤC VIẾT TẮT

ACFTA: Hiệp định tự do thương mại Asean-Trung Quốc
AKFTA: Hiệp Định thương mại tự do Việt Nam-Hàn Quốc
APEC: Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á- Thái Bình Dương
FAO: Tổ chức Lương Thực Và Nông Nghiệp Liên Hiệp Quốc
FEM: Mô hình tác động cố định (Fixed effects model)
GLS: Hồi quy bình phương tối thiểu tổng quát (Generalized least squares)
IMF: Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế
OLS: Hồi quy tuyến tính (Ordinary least squares)
REM: Mô hình tác động ngẫu nhiên (Random effects model)
VJEPA: Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam-Nhật Bản

6


DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1: Tóm tắt các lý thuyết thương mại .................................................. 20
Bảng 1.2: Tổng kết các yếu tố tác động tới xuất khẩu từ các nghiên cứu trước

............................................................................................................................. 32
Bảng 3.1: Bảng tống hợp các biến sử dụng trong mô hình ............................ 49
Bảng 4.1: Các thị trường xuất nhập khẩu chính của Việt Nam ...................... 56
Bảng 4.2: Mô tả các biến được sử dụng trong mô hình ước lượng ................ 70
Bảng 4.3: Kết quả ước lượng mô hình bằng phương pháp OLS .................... 71
Bảng 4.4: Kết quả ước lượng mô hình bằng phương pháp REM ................... 72
Bảng 4.5: Kết quả ước lượng mô hình bằng phương pháp FEM ................... 73
Bảng 4.6: Kết quả kiểm định lựa chọn mô hình 1 .......................................... 74
Bảng 4.7: Kết quả kiểm định lựa chọn mô hình 2 .......................................... 74
Bảng 4.8: Kết quả ước lượng mô hình bằng phương pháp GLS .................... 76

7


DANH MỤC HÌNH VẼ

Hình 1.1: Mô hình kim cương ........................................................................ 17
Hình 1.1: Các yếu tố ảnh hưởng tới xuất khẩu thủy sản của Việt Nam ......... 42
Hình 4.1: Kim nghạch xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong giai đoạn
2009-2018 ........................................................................................................... 52
Hình 4.2: Tỷ trọng kim nghạch xuất nhập khẩu theo thị trường lớn .............. 58
Hình 4.3: Kim nghạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam .............................. 60
Hình 4.4: Kim nghạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Hoa Kỳ ........ 62
Hình 4.5: Kim nghạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang EU ............... 63
Hình 4.6: Kim nghạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Nhật Bản ..... 64
Hình 4.7: Kim nghạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Hàn Quốc .... 66
Hình 4.8: Kim nghạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Trung Quốc . 67
Hình 4.9: Kim nghạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Úc ................ 68

8



PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Sau hơn ba mươi năm đổi mới, nước ta đã và đang phát triển để dần trở thành
những nền kinh tế hàng đầu trong khu vực và trên thế giới. Từ một nước có nền
kinh tế nông nghiệp lạc hậu với GDP bình quân đầu người vào hàng thấp nhất
trên thế giới, giờ đây nước ta đã chuyển mình vượt bậc, vươn lên mức trung bình
khá. Tốc độ tăng trung bình tổng sản phẩm quốc nội từ năm 2009 đến 2018 đạt
trung bình 6,15%/năm. Đây là mức khá so với các nước đang phát triển trên thế
giới.
Tăng trưởng kinh tế ở mức cao – đóng góp không nhỏ vào sự thành công này
đó là đẩy mạnh xuất nhập khẩu hàng hóa trao đổi thương mại với các nước trên
thế giới. Cụ thể trong trong những năm gần đây nền kinh tế có mức tăng trưởng
cao: xuất siêu năm 2017 đạt 2,91 tỷ USD cùng với mức tăng trưởng GDP là
6,81%, năm 2018 với mức tăng trưởng GDP 7,08% và xuất siêu đạt 6,8 tỷ USD,
gần đây nhất năm 2019 với mức xuất siêu kỉ lục hơn 10 tỷ USD góp phần đưa
mức tăng trưởng GDP cả nước chạm mức 7,02%. Từ đó có thể thấy rằng tăng
trưởng về xuất khẩu trong những năm gần đây có tác động tích cực tới tăng trưởng
kinh tế. Trong đó thủy sản là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của
nước ta có giá trị xuất khẩu cao và nằm trong nhóm mười mặt hàng có giá trị trao
đổi thương mại lớn với các nước trên thế giới. Cụ thể xuất khẩu mặt hàng này của
nước ta đã có những bước tiến vượt bậc. Năm 2000 kim nghạch xuất khẩu thủy
sản đạt 1,5 tỷ USD, năm 2014 đạt mức 7,8 tỷ USD. Năm 2016 tăng 7,3% so với
năm 2015 đạt 7,05 tỷ USD. Năm 2017 chứng kiến khó khăn lớn do tác động từ
chương trình chính sách áp với cá da trơn và việc EU cảnh cáo đối với thủy sản
Việt Nam tuy nhiên xuất khẩu vẫn đạt 8,3 tỷ usd, tới năm 2018 đạt trên 8,8 tỷ usd
so sánh với năm 2017 là 6%. Năm 2017 nước ta đã xuất hàng thủy sản sang 167
nước và vùng lãnh thổ. Những thị trường chính chiếm tỷ trọng cao như Hoa Kỳ

(17%), EU(18%), Nhật Bản(16%) và Trung Quốc (15%). Đây đều là những thị
trường khó tình và có quy mô lớn thu hút các doanh nghiệp xuất khẩu, qua đó


9


đưa Việt Nam trở thành một trong 5 nước xuất khẩu thủy sản lớn nhất thế giới,
giữ vai trò chủ đạo cung cấp nguồn thủy sản toàn cầu.


Tuy nhiên xuất khẩu thủy sản của nước ta vẫn chỉ tăng về lượng mà chưa có
sự biến chuyển về chất. Cụ thể giá thủy sản nước ta trên thị trường thế giới còn
thấp, chưa có thương hiệu như các đối thủ điều này ảnh hưởng rất lớn tới việc
tiêu thụ hàng thủy sản tại nước nhập khẩu. Trong tương lai dân số ngày càng gia
tăng sẽ dẫn tới nhu cầu về mặt hàng thủy hải sản ngày càng lớn. Điều này hàm ý
rằng cần có những nghiên cứu cụ thể nhằm tìm ra những yếu tố ảnh hưởng tới
lượng xuất khẩu thủy sản từ đó có những chính sách phù hợp nhằm gia tăng giá
trị xuất khẩu thủy sản.




Trên thế giới đã có nhiều bài nghiên cứu về vấn đề này đã chỉ ra một số các
yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động xuất nhập khẩu nói chung và thủy sản nói riêng.
Tuy nhiên ở Việt Nam thì số bài nghiên cứu còn chưa nhiều, đặc biệt trong thời
gian qua nước ta đang đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng chủ lực trong đó có mặt
hàng thủy sản. Vậy câu hỏi đặt ra là xuất khẩu thủy sản bị ảnh hưởng bởi những
yếu tố nào, làm sao để gia tăng giá trị thủy sản xuất khẩu.





Từ câu hỏi trên, em quyết định chọn đề tài “Xác định các nhân tố ảnh hưởng
tới giá trị xuất khẩu thủy hải sản của Việt Nam giai đoạn 2009-2018” và từ đó
đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao lượng hàng thủy hải sản xuất khẩu của
nước ta trong thời gian tới.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1 Mục tiêu chung
Phân tích đánh giá thực trạng và chỉ rõ các nhân tố có ảnh hưởng tới xuất khẩu
thủy sản của Việt Nam. Từ đó chuyên đề đề xuất một số giải pháp và kiến nghị
nhằm tăng cường các yếu tố có lợi và hạn chế các yếu tố bất lợi có ảnh hưởng tới
hoạt động xuất khẩu thủy sản của Việt Nam nhằm gia tăng giá trị xuất khẩu mặt
hàng này trong thời gian tới.




10


2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa các vấn đề lý luận về những yếu tố ảnh hưởng tới xuất khẩu
một mặt hàng của một quốc gia.
- Phân tích thực trạng và các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu thủy hải sản
của Việt Nam giai đoạn 2009-2018. Qua đó xác định các nhân tố chính và mức
độ tác động của từng nhân tố đó tới hoạt động xuất khẩu thủy sản của Việt Nam.
- Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao gia trị xuất khẩu thủy hải sản của Việt Nam
trong thời gian tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu
Các nhân tố ảnh hưởng tới giá trị xuất khẩu thủy sản của Việt Nam giai đoạn
2009-2018.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Chuyên đề giới hạn phạm vi nghiên cứu về xuất khẩu thủy
sản của Việt Nam sang một số quốc gia có giá trị trao đổi thương mại lớn bao
gồm: Ca-na-đa, Hàn Quốc, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc, Vương quốc Anh và
EU (lấy các nước có sử dụng đồng Euro: Bỉ, Bồ Đào Nha, Đức, Hà Lan, Pháp,
Tây Ban Nha, Ý), Úc.
- Về thời gian: Do độ trễ của số liệu được cung cấp bởi các quốc gia, đến thời
điểm hiện tại bộ số liệu mới nhất được cập nhật vào năm 2018 và đầy đủ nhất là
từ giai đoạn 2009-2018.




4. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện các mục tiêu nghiên cứu, chuyên đề sử dụng cả phương pháp
nghiên cứu định tính và định lượng. Phương pháp nghiên cứu định tính dùng để
phân tích và xác định các yếu tố ảnh hưởng có ảnh hưởng đến xuất khẩu thủy sản.
Phương pháp phân tích định lượng nhằm lượng hóa mức độ ảnh hưởng của các
yếu tố có tác động tới hoạt động xuất khẩu thủy sản của Việt Nam thông qua việc
xây dựng mô hình trọng lực.
11


Phương pháp thống kê mô tả: được sử dụng để mô tả các đặc tính của các
chuỗi dữ liệu khai thác trong quá trình nghiên cứu. Qua đó ta có thể thấy được
thực trạng của xuất khẩu thủy sản cũng như các yếu tố có tác động tới hoạt động
xuất khẩu thủy sản của Việt Nam giai đoạn 2009-2018.





Phương pháp phân tích hồi quy: được sử dụng nhằm tìm ra mối quan hệ tương
tác giữa các biến độc lập với biến phụ thuộc. Phương pháp sử dụng phần mềm
Stata để ước lượng đưa ra kết quả.
5. Những đóng góp của chuyên đề
-Hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về các yếu tố có tác động đến hoạt động xuất
khẩu một mặt hàng của một quốc gia.
- Cập nhật tình hình về xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đến năm 2018.
- Xác định và phân tích các nhân tố có ảnh hưởng đến giá trị thủy hải sản xuất
khẩu của Việt Nam sang một số thị trường lựa chọn.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm gia tăng giá trị xuất khẩu thủy sản của Việt
Nam trong thời gian tới.
6. Kết cấu của chuyên đề
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu.
Chương 2: Những vấn đề lý luận về xuất khẩu và các yếu tố ảnh hưởng.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu.
Chương 4: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu thủy sản Việt Nam.
Chương 5: Kết luận và khuyến nghị chính sách.

12


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

1.1 Tổng quan khung lý thuyết
1.1.1 Các trường phái lý thuyết về trao đổi thương mại


Thương mại quốc tế là hoạt động mua bán, hoặc trao đổi hàng hóa và dịch vụ
vượt qua biên giới của quốc gia. Mặc dù đã ra đời cách đây hàng nghìn năm,
những phải đến thế kỷ 15 mới xuất hiện những nỗ lực đầu tiên nhằm lý giải một
cách có căn cứ khoa học cho lĩnh vực hoạt động quan trọng này. Khởi đầu là quan
điểm trọng thương về thương mại quốc tế. Quan điểm này cho rằng, một quốc gia
được cho là giàu có và hùng mạnh nếu như tích lũy được nhiều kim loại quý. Do
nguồn cung của các kim loại này là hạn chế, cho nên việc một quốc gia trở nên
giàu có hơn có nghĩa là có ít nhất một quốc gia khác bị nghèo đi. “Các tác giả
trọng thương lập luận rằng xuất khẩu làm giàu cho quốc gia, vì nó kích thích sản
xuất trong nước, đồng thời dẫn đến dòng kim loại quý đổ vào bổ sung cho kho
của cải của quốc gia đó. Ngược lại, nhập khẩu là gánh nặng cho quốc gia vì làm
giảm nhu cầu đối với hàng sản xuất trong nước, đồng thời dẫn tới sự thất thoát
của cải của quốc gia do phải dùng vàng bạc chi trả cho nước ngoài. Như vậy, sức
mạnh và sự giàu có của một quốc gia sẽ tăng lên nếu quốc gia đó xuất khẩu nhiều
hơn nhập khẩu.” (Đỗ Đức Bình và Ngô Thị Tuyết Mai, 2012, tr.119)


Tuy nhiên lý thuyết thương mại quốc tế có tính hệ thống về nguồn gốc thương
mại quốc tế đầu tiên là Adam Smith. Trong tác phẩm nổi tiếng “Của cải của các
quốc gia” của ông xuất bản năm 1776, Adam Smith đã đưa ra khái niệm lợi thế
tuyệt đối để giải thích nguồn gốc và lợi ích của thương mại quốc tế. Một quốc gia
được coi là có lợi thế tuyệt đối về một sản phẩm nếu có thể sản xuất và bán sản
phẩm đó với chi phí thấp hơn so với bất kỳ quốc gia nào khác, hoặc là quốc gia
duy nhất có thể sản xuất được sản phẩm đó. Ông còn lập luận rằng một quốc gia
không nhất thiết phải sản xuất tất cả các mặt hàng tiêu dùng trong nước, mà mỗi
quốc gia có thể tập trung sản xuất những mặt hàng có lợi thế tuyệt đối, và sau đó
trao đổi buôn bán với các quốc gia khác để đổi lấy những mặt hàng mà quốc gia
đó thiếu. Tuy nhiên trái với quan điểm của các tác giả của trường phái trọng
13



thương, Adam Smith lại khẳng định rằng tự do hóa thương mại chính là điều quan
trọng quyết định quy mô, cơ cấu và các luồng thương mại mà không phải là chính
phủ. Điều này hàm ý rằng, ông ủng hộ việc chính phủ không can thiệp vào hoạt
động kinh tế nói chung, và hoạt động thương mại quốc tế nói riêng. Tuy nhiên,
mô hình này chưa giải thích được tại sao trong một số trường hợp một quốc gia
có lợi thế tuyệt đối hoặc bất lợi tuyệt đối về tất cả các mặt hàng nhưng vẫn diễn
ra hoạt động thương mại quốc tế.
Nhà kinh tế học người anh D.Ricardo đã phát triển lý thuyết lợi thế tuyệt đối
nhằm trả lời cho câu hỏi trên. Kế thừa từ quan điểm của Adam Smith, lợi thế so
sánh của D.Ricardo được xây dựng dựa trên lý thuyết lợi thế tuyệt đối, hay có thể
nói lý thuyết tuyệt đối thực ra chỉ là một trường hợp riêng của lợi thế so sánh.
Theo đó, D.Ricardo nhấn mạnh: những quốc gia có lợi thế tuyệt đối hoàn toàn
hơn hẳn quốc gia khác trong việc sản xuất mọi sản phẩm hoặc không có lợi thế
tuyệt đối so với các quốc gia khác, thì vẫn có thể có lợi khi tham gia vào thương
mại quốc tế. D.Ricardo lý giải rằng do mỗi nước có một lợi thế so sánh nhất định
về sản xuất một số sản phẩm và kém lợi thế so sánh nhất định về sản xuất các sản
phẩm khác. Do đó với việc chuyên môn hóa sản xuất những mặt hàng có lợi thế
và xuất khẩu mặt hàng đó, mức sản lượng và tiêu dùng trên thế giới tăng lên, dẫn
tới kết quả mỗi nước đều có lợi ích từ thương mại. Như vậy lý thuyết về lợi thế
so sánh của D.Ricardo là cơ sở để có thương mại quốc tế và thực hiện phân công
lao động quốc tế. Theo Đỗ Đức Bình (2012) đã nêu, lý thuyết lợi thế so sánh của
D.Ricardo được xây dựng trên một số giả thiết: Mọi nước có lợi thế về một loại
tài nguyên và tất cả các tài nguyên đã được xác định; Các yếu tố sản xuất dịch
chuyển trong phạm vi của một quốc gia; Công nghệ của hai quốc gia là như nhau;
Các yếu tố sản xuất không được dịch chuyển ra bên ngoài; Chi phí sản xuất là cố
định; Mô hình dựa trên học thuyết về giá trị lao động; Sử dụng hết lao động (toàn
bộ lao động được thuê mướn); Chính phủ không can thiệp vào nền kinh tế; Nền
kinh tế cạnh tranh hoàn hảo; Chi phí vận chuyển bằng không; Phân tích mô hình
thương mại có hai quốc gia và hai hàng hóa. Qua phần giả định trên khiến cho

việc phân tích trở nên đơn giản hơn nhưng vẫn giúp giải thích được nguồn gốc
của thương mại quốc tế. Tuy nhiên mô hình lý thuyết này vẫn còn những hạn chế.


14


Trong đó hạn chế cơ bản nhất của lý thuyết cổ điển đó là nó được xây dựng trên
cơ sở học thuyết giá trị lao động. Trong đó nội dung cơ bản của học thuyết đó là
lao động là yếu tố sản xuất duy nhất và đồng nhất trong tất cả các ngành sản xuất.



Tổng quan từ hai học thuyết thương mại cổ điển trên ta có thể thấy rằng cả hai
đều coi quá trình sản xuất của mỗi nước là yếu tố quyết định trong hoạt động
thương mại quốc tế. Lý thuyết cổ điển đều cho rằng sự can thiệp của nhà nước
đều làm giảm lợi ích thu được từ thương mại và kìm hãm sự phát triển.




Sang tới thế kỷ 20, lý thuyết cổ điển về thương mại quốc tế bắt đầu bộc lộ
những hạn chế đó là: chưa giải thích được tại sao các nước lại có chi phí cơ hội
khác nhau, nguồn gốc của lợi thế so sánh từ đâu… để khắc phục những hạn chế
trên, hai nhà kinh tế học E.Heckscher và B.Ohlin đã đề xuất quan điểm cho rằng
mức độ sẵn có của các yếu tố sản xuất ở các nước khác nhau (lao động, vốn, đất
đai) và hàm lượng các yếu tố sản xuất được sử dụng để làm ra các sản phẩm khác
nhau, đây mới là những nhân tố quan trọng quy định thương mại quốc tế. Tức là
một quốc gia sẽ xuất khẩu những sản phẩm có sử dụng nhiều yếu tố sản xuất dồi
dào tương đối, và ngược lại sẽ nhập khẩu những sản phẩm có sử dụng nhiều các

yếu tố sản xuất khan hiếm tương đối của quốc gia đó. “So với lý thuyết cổ điển,
lý thuyết H-O giải thích được bản chất của lợi thế so sánh, cho thấy tác động của
thương mại quốc tế đến giá cả các yếu tố sản xuất và quá trình phân phối thu nhập
giữa các quốc gia. Tuy nhiên lý thuyết H-O cũng được xây dựng dựa trên một số
giả thuyết sau: Thế giới bao gồm hai quốc gia; hai yếu tố sản xuất (lao động và
vốn); hai mặt hàng; Mức độ trang bị các yếu tố ở mỗi quốc gia là cố định và khác
nhau; Hai quốc gia có công nghệ sản xuất là giống nhau; Các sản phẩm khác nhau
thì sẽ có hàm lượng các yếu tố sản xuất khác nhau; Chuyên môn hóa là không
hoàn toàn; Tồn tại cạnh tranh hoàn hảo trên cả thị trường hàng hóa và thị trường
yếu tố sản xuất; Tự do thương mại và chi phí vận chuyển bằng không; Sở thích
là giống nhau giữa 2 quốc gia; Các yếu tố sản xuất di chuyển tự do trong 1 nước
những không được di chuyển giữa các quốc gia. Tuy nhiên, thương mại quốc tế
đang ngày càng phát triển và phức tạp, điều đó dẫn tới lý thuyết H-O không còn
phù hợp nữa và dần tỏ rõ những hạn chế của mình” (Đỗ Đức Bình và Ngô Thị
Tuyết Mai, 2012)






15


Thực tiễn đã cho thấy trao đổi thương mại giữa hai quốc gia không chỉ đơn
thuần như lý thuyết H-O (là một quốc gia sẽ xuất khẩu mặt hàng mà có sử dụng
nguồn lực sẵn có dồi dào và nhập khẩu những mặt hàng có sử dụng nguồn lực
khan hiếm) mà vẫn có thể diễn ra trao đổi hàng hóa ở các quốc gia có đặc điểm
tương tự nhau. Lấy ví dụ, ngày nay hơn một nửa giá trị thương mại quốc được
trao đổi bởi các quốc gia có nền công nghiệp phát triển (được coi rằng có mức độ

trang bị các yếu tố sản xuất gần như là giống nhau). Điều này hàm ý rằng các
quốc gia này có sự giống nhau về mức độ trang bị các yếu tố sản xuất và do đó
mâu thuẫn với lý thuyết H-O. Điều này dẫn tới sự phát triển của lý thuyết thương
mại nội ngành. Thương mại nội ngành đang chiếm một tỷ trọng lớn và ngày càng
tăng trong thương mại quốc tế. Chẳng hạn Nhật Bản xuất khẩu otô sang Hàn
Quốc, đồng thời cũng nhập khẩu otô từ Hàn Quốc. Mô hình H-O không thể giải
thích được hiện tượng trên.




Sự hạn chế của lý thuyết H-O đã dẫn tới sự ra đời của nhiều lý thuyết thương
mại quốc tế mới. Có thể kể đến như là lý thuyết gắn với kinh tế quy mô. Lý thuyết
H-O được xây dựng dựa trên giả thiết quan trọng đó là hiệu suất không đổi theo
quy mô. Tuy nhiên khi hiệu suất tăng theo quy mô thì vẫn có thể diễn ra hoạt
động trao đổi thương mại quốc tế. Theo đó, tính kinh tế theo quy mô giải thích
rằng khi một hãng có quy mô sản xuất lớn có chi phí biên thấp cho phép hãng này
hạ giá thành sản phẩm đến mức thấp hơn các hãng khác trên thị trường. Điều này
giúp hãng tạo được sức mạnh cạnh tranh trên thị trường, có khả năng thôn tính
các hãng khác và dần trở nên độc quyền. Kinh tế nội sinh gắn liền với sự giảm
xuống của chi phí sản xuất biên khi hãng gia tăng quy mô, còn kinh tế ngoại sinh
diễn ra khi chi phí trung bình với mỗi đơn vị sản phẩm giảm xuống trong khi quy
mô của cả ngành tăng. Kinh tế nội sinh và kinh tế ngoại sinh có những tác động
khác nhau đến cơ cấu các ngành công nghiệp. Nếu một ngành nào đó gắn với
kinh tế ngoại sinh thì điều đó đồng nghĩa với việc ngành này sẽ bao gồm nhiều
công ty nhỏ, và thị trường là cạnh tranh hoàn hảo. Ngược lại, kinh tế nội sinh
mang lại cho các công ty lớn về ưu thế chi phí, dẫn tới hình thành cơ cấu thị
trường cạnh tranh không hoàn hảo (độc quyền).

16



Trong bối cảnh diễn ra như hiện nay, giữa các quốc gia cạnh tranh trở nên
mạnh mẽ. Các thị trường được mở cửa ra bên ngoài và các hàng rào thương mại
dần được bãi bỏ. Lợi thế so sánh của các quốc gia trong lý thuyết cổ điển như lao
động, vốn tư bản, tài nguyên thiên nhiên không còn đúng trong thời đại ngày nay.
Thực tế cho thấy một số quốc gia gặp nhiều bất lợi về tài nguyên thiên nhiên
nhưng vẫn có thể phát triển thịnh vượng giống như Nhật Bản, Singapore… ta có
thể thấy các lý thuyết thương mại cổ điển càng bộc lộ những hạn chế và không
giải thích được nguyên nhân của hiện tượng này. Thương mại quốc tế ngày càng
phát triển, ngày càng có nhiều ngành công nghiệp khác biệt so với lý thuyết cổ
điển. Sự thay đổi về công nghệ diễn ra nhanh và liên tục trên toàn cầu. Công nghệ
là chìa khóa mang sức mạnh tới cho quốc gia hoặc doanh nghiệp để bù đắp những
yếu tố khan hiếm như trong lý thuyết cổ điển. Đây cũng chính là cơ sở để M.Porter
đưa ra lý thuyết về khả năng cạnh tranh quốc gia. Mục đích của lý thuyết là giải
thích tại sao lại có một số quốc gia lại có khả năng cạnh tranh cao ở một số sản
phẩm. Lý thuyết được xây dựng trên cơ sở lập luận đó là khả năng cạnh tranh của
một ngành được thể hiện ở khả năng sáng tạo và đổi mới của ngành đó.




Chiến lược, cơ cấu và
cạnh tranh nội bộ ngành

Điều kiện về các
yếu tố sản xuất

Điều kiện về cầu


Các ngành công nghiệp
hỗ trợ và liên quan

Hình 1.1: Mô hình kim cương về yếu tố xác định lợi thế cạnh tranh quốc gia
Theo lý thuyết này, khả năng cạnh tranh quốc gia được thể hiện ở sự liên kết
của 4 nhóm yếu tố thông qua mô hình kim cương Porter. Đỗ Đức Bình và Ngô
17


Thị Tuyết Mai (2012) đã nhận xét “Có thể thấy cả 4 yếu tố này tác động qua lại
lẫn nhau. Ngoài 4 yếu tố trên, còn có một yếu tố cực kỳ quan trọng nữa đó là sự
tác động của chính phủ và cơ hội kinh doanh. Đây là yếu tố có thể chi phối cả 4
yếu tố cơ bản của mô hình này. Các cơ hội thường tạo ra những thay đổi đột ngột
và làm thay đổi vị thế cạnh tranh. Đồng thời có thể làm vô hiệu hóa các lợi thế
của các đối thủ cạnh tranh được hình thành trước đó. Bên cạnh đó, chính phủ còn
có thể thông qua những chính sách để tác động đến các ngành công nghiệp. Có
thể thấy lý thuyết này đã đưa ra một cách giải thích mới về các yếu tố quyết định
đến khả năng cạnh tranh quốc gia. Đây là mô hình xem xét khả năng cạnh tranh
của một quốc gia dưới trạng thái động. Lý thuyết có giá trị trong việc xây dựng
chính sách và hoạch định chiến lược của các chính phủ và các doanh nghiệp. Tuy
nhiên lý thuyết này cũng bị phê phán do chưa đề cập một cách toàn diện”
So với lý thuyết truyền thống (lý thuyết H-O), các lý thuyết mới về thương
mại quốc tế lại nhấn mạnh về: kinh tế quy mô, sự phân hóa sản phẩm, và quá
trình biến đổi liên tục của công nghệ như là những yếu tố quan trọng giải thích
thực tiễn thương mại quốc tế. Một trong những đóng góp quan trọng nữa của các
lý thuyết mới đó là lý thuyết này giải thích nguồn gốc dẫn tới thương mại quốc tế
từ góc độ vi mô chứ không phải là sự khác biệt giữa các quốc gia như các lý
thuyết đi trước. Lý thuyết mới của M.Porter mang tính hệ thống, có tính tổng hợp
cao, bao hàm các lý thuyết thương mại khác.





18


Thời
gian
Adam
Smith

Ưu điểm

Nội dung

Cuối -Thương mại quốc tế có - Lý giải một
thế kỷ vai trò quan trọng đối
phần nguồn gốc
XVIII với sự phát triển kinh tế. của thương mại
-Lý thuyết lợi thế tuyệt quốc tế
đối của một quốc gia.

D.Ricardo

Đầu - Thương mại quốc tế
thế kỷ mang lại lợi ích cho các
XIX bên tham gia, đề cao sự
tự do thương mại
- Lý thuyết lợi thế so
sánh


Heckscher- Đầu - Khai thác các lợi thế
Ohlin
thế kỷ so sánh dựa trên các
XX nguồn lực sẵn có của
một quốc gia như: lao
động, đất đai, vốn.

- Giải thích
được tại sao lại
có sự chuyên
môn hóa
- Giải thích
được nguyên
nhân của
thương mại
quốc tế tổng
quát hơn so với
Adam Smith

-Lý giải được
bản chất của
trao đổi thương
mại quốc tế là
sự trao đổi các
- Đề cao sự tự do trong yếu tố dư thừa
thương mại, thương mại của quốc gia
quốc tế mang lại lợi ích này lấy yếu tố
mà quốc gia này
cho các quốc gia

khan hiếm.

19

Nhược điểm

- Chưa lý giải
được tại sao vẫn
có trao đổi
thương mại với
những nước
không có lợi thế
tuyệt đối.

- Chỉ giải thích
dừng lại được
lợi thế so sánh
có được do sự
khác biệt về
năng suất lao
động giữa 2
quốc gia
- Chưa giải
thích được tại
sao lại có
thương mại nội
ngành giữa 2
quốc gia có
cùng điểm
chung.



Lý thuyết
thương
mại mới

Cuối - Nhìn nhận thương mại - Lý giải được
thế kỷ quốc tế dưới quan điểm thương mại nội
XX vi mô
ngành
- Hiệu quả tăng theo
quy mô và sự khác biệt
tương đối của nguồn lực
có sẵn.

M.Porter

Cuối - Khái quát hóa lợi thế
thế kỷ của một quốc gia bằng
XX 4 nhân tố.
- Đề cao vai trò của
chính phủ

- Xác định 4
yếu tố then chốt
tạo nên lợi thế
cạnh tranh quốc
gia

- Chưa đề cập

đến năng lực
cạnh tranh trong
quá trình toàn
cầu hóa.

- Cho rằng 1
quốc gia chỉ nên
xuất khẩu
những mặt hàng
khi có thuận lợi
ở cả 4 yếu tố.

Bảng 1.1: Tóm tắt các lý thuyết thương mại
Từ bảng tóm tắt trên, ta có thể thấy các lý thuyết về thương mại quốc tế đều
thừa nhận vai trò quan trọng của thương mại quốc tế đối với sự phát triển của mỗi
quốc gia và nền kinh tế toàn cầu.
1.1.2 Lý thuyết thương mại trong hội nhập kinh tế quốc tế
Hội nhập kinh tế quốc tế là một trong những xu thế tất yếu trong quá trình phát
triển của mỗi quốc gia và của toàn thế giới. Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế
được hình thành và phát triển cùng với sự phát triển của quá trình tự do hóa
thương mại và xu hướng mở cửa nền kinh tế của các quốc gia. Hội nhập có thể
thông qua việc mở rộng các hoạt động thương mại, đầu tư quốc tế, và phát triển
các dịch vụ quốc tế hoặc hội nhập cũng có thể thực hiện thông qua việc tham gia
các liên kết kinh tế và tổ chức quốc tế.




Hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình các quốc gia tăng cường giao lưu hợp tác
một cách có hiệu quả và phụ thuộc, chi phối lẫn nhau. Thực chất hội nhập kinh

tế quốc tế là việc các quốc gia thực hiện mô hình kinh tế mở, tự nguyện tham gia
các định chế kinh tế quốc tế, tự do hóa thương mại và đầu tư, tự do di chuyển tài




20


chính, tiền tệ quốc tế… để tiến tới hình thành thị trường thế giới thống nhất, một
hệ thống tài chính, tiền tệ, tín dụng toàn cầu. Là việc giải quyết các vấn đề kinh
tế xã hội, khoa học công nghệ có tính chất toàn cầu.
Hội nhập kinh tế khu vực là quá trình các quốc gia trong cùng khu vực tăng
cường hợp tác thông qua việc hình thành các thể chế nhằm phối hợp và điều chỉnh
các chương trình, mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội của các thành viên và lợi ích
giữa các bên tham gia, giảm bớt sự khác biệt về điều kiện và trình độ phát triển
của mỗi bên và thúc đẩy quan hệ kinh tế quốc tế phát triển cả về bề rộng và bề
sâu.




Căn cứ vào đối tượng và mục đích của liên kết có thể chia các liên kết thành
các dạng: khu mậu dịch tự do, liên minh thuế quan, thị trường chung, liên minh
tiền tệ và liên minh kinh tế.
Khu vực mậu dịch tự do (Free trade area): đây là một hình tức liên kết kinh tế
mà các thành viên cùng nhau thỏa thuận thống nhất một số vấn đề nhằm mục đích
tự do hóa trong buôn bán về một hoặc một số mặt hàng, nhóm mặt hàng nào đó.
“Các thỏa thuận là: Giảm hoặc xóa bỏ hàng rào thuế quan và các biện pháp hạn
chế số lượng đối với một phần các loại sản phẩm và dịch vụ khi trao đổi thương

mại; Tiến tới tạo lập một thị trường thống nhất về hàng hóa và dịch vụ; Mỗi thành
viên trong khối vẫn có quyền độc lập tự chủ trong quan hệ buôn bán với các quốc
gia ngoài khối, tức là mỗi thành viên có thể có chính sách ngoại thương riêng đối
với các quốc gia không nằm trong khối”. (Đỗ Đức Bình và Ngô Thị Tuyết Mai,
2012).




Liên minh thuế quan (Customs Union): cho rằng đây là liên minh quốc tế nhằm
tăng cường hơn nữa mức độ hợp tác giữa các nước thành viên. Theo Đỗ Đức Bình
(2012) cho rằng với thỏa thuận hợp tác này, các quốc gia trong liên minh bên
cạnh việc xóa bỏ thuế quan và những hạn chế về mậu dịch khác giữa các quốc
gia thành viên, họ còn thiết lập một biểu thuế quan chung của khối đối với các
quốc gia không nằm trong liên minh.
Thị trường chung (Common Market): “đây là liên kết quốc tế ở mức độ cao
hơn liên minh thuế quan. Ở mức độ này các thành viên ngoài việc áp dụng các
21


biện pháp tương tự như trên các thành viên còn thỏa thuận và cho phép: tư bản
và lực lượng lao động được tự do di chuyển giữa các nước thành viên thông qua
từng bước hình thành thị trường thống nhất”. (Đỗ Đức Bình và Ngô Thị Tuyết
Mai, 2012)
Liên minh tiền tệ (Monetary Union): đây là một hình thức liên kết kinh tế tiến
tới phải thành lập một liên minh kinh tế có nhiều nước tham gia với các đặc trưng
như: “Xây dựng chính sách thương mại chung; Hình thành đồng tiền chung thống
nhất thay cho các đồng tiền riêng lẻ của các nước thành viên; Thống nhất chính
sách lưu thông tiền tệ; Xây dựng hệ thống ngân hàng chung thay cho ngân hàng
trung ương của các nước thành viên; Xây dựng chính sách tài chính, tiền tệ, tín

dụng chung đối với các nước ngoài liên minh và các tổ chức tài chính tiền tệ quốc
tế”. (Đỗ Đức Bình và Ngô Thị Tuyết Mai, 2012).
Liên minh kinh tế (Economic Union): đây là hình thức liên kết cao nhất, đòi
hỏi các quốc gia thành viên không những áp dụng chung các chính sách về thương
mại, di chuyển các yếu tố sản xuất, chính sách tiền tệ mà còn phối hợp cả trong
các chính sách kinh tế một cách toàn diện. “Liên minh tiền tệ là bước đầu của liên
minh kinh tế. Khi các chính sách kinh tế khác cũng được áp dụng thống nhất trong
tất cả các nước thành viên thì liên minh tiền tệ sẽ trở thành một liên minh kinh tế.
Trong thực tế, các quốc gia có thể quyết định liên kết với nhau theo bất kỳ hình
thức liên kết nào trong các hình thức liên kết nêu trên”. (Đỗ Đức Bình và Ngô
Thị Tuyết Mai, 2012)
1.2 Tổng quan các phương pháp nghiên cứu được áp dụng để nghiên cứu
về các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu
1.2.1 Những nghiên cứu trên thế giới
Nghiên cứu định lượng là phương pháp phổ biến hiện nay được các nhà nghiên
cứu sử dụng. Phương pháp này lượng hóa, đo lường và giải thích các mối quan
hệ giữa các biến với nhau. Trong phân tích thương mại quốc tế, rất nhiều nghiên
cứu đã sử dụng những mô hình khác nhau nhằm phân tích giải thích tác động của
các nhân tố lên thương mại quốc tế. Ta có thể kể đến những mô hình như: mô
hình lực hấp dẫn, mô hình cân bằng tổng thể, mô hình GTAP. Nhưng phổ biến
22


nhất, được nhiều nhà nghiên cứu sử dụng trong các bài viết của mình thì có thể
kể đến là mô hình lực hấp dẫn. Ưu điểm của mô hình là có thể xem xét đồng thời
tác động của các nhóm nhân tố ảnh hưởng đến cung của nước xuất khẩu, nhóm
nhân tố ảnh hưởng đến cầu của nước nhập khẩu và nhóm nhân tố gây cản trở hoặc
thuận lợi đến thương mại của 2 nước. Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về
xuất khẩu thủy sản. Sau đây tóm tắt lại một số nghiên cứu điển hình xác định và
đánh giá các nhân tố tác động đễn xuất khẩu thủy sản của một số nước.





Norbert L.W.Wilson và cộng sự (2009) xem xét tác động của tiêu chuẩn quy
định an toàn thực phẩm tới hoạt động xuất nhập khẩu. Cụ thể bài viết lấy đối
tượng xuất khẩu thủy sản là các nước có tỷ trọng thương mại thủy sản cao trên
thế giới và các nước nhập khẩu có tiêu chuẩn an toàn thực phẩm cao như: Hoa
Kỳ (HACCP), Eu (MRPLs), Nhật Bản (Luật cơ bản về an toàn thực phẩm tại
Nhật Bản) trong giai đoạn 1992-2005. Bài viết sử dụng mô hình trọng lực với các
biến độc lập quen thuộc như: GDP nước xuất khẩu, GDP nước nhập khẩu, khoảng
cách địa lý giữa 2 nước, các biến này đều có ý nghĩa thống kê. Ngoài ra tác giả
còn xem xét tác động của các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm tại 3 thị trường lớn
trên thế giới và đưa ra nhận xét: tiêu chuẩn an toàn thực phẩm có tác động tiêu
cực tới thương mại thủy hải sản. Trong đó tiêu chuẩn của Nhật Bản có ảnh hưởng
lớn nhất trong 3 tiêu chuẩn, tiêu chuẩn HACCP của Hoa Kỳ có tác động lớn và
đang tăng dần trong suốt giai đoạn nghiên cứu. Bên cạnh đó tác giả còn đưa ra
kết luận với những sản phẩm hàng thủy sản có giá trị thấp hơn thì cũng ít bị ảnh
hưởng bởi 3 tiêu chuẩn này hơn và ngược lại. Có thể thấy nó trở thành một rào
cản quan trọng cản trở lượng xuất khẩu thủy sản tới 3 thị trường lớn này.




Hatab và các cộng sự (2010) chỉ ra tác động các yếu tố: GDP nước xuất nhập
khẩu, GDP bình quân đầu người nước xuất nhập khẩu, độ mở nền kinh tế, tỷ giá
hối đoái, khoảng cách địa lý, biên giới, ngôn ngữ chung, biến giả đại diện cho các
hiệp định thương mại. Bài nghiên cứu có khác biệt so với các nghiên cứu trước
đó khi chỉ ra rằng GDP bình quân đầu người nước xuất khẩu có tác động tiêu cực
tới lượng hàng nông sản xuất khẩu. Tỷ giá cũng có tác động tích cực, khi đồng

tiền của Ai Cập mất giá so với các đồng tiền của nước đối tác cũng có tác động
làm tăng kim nghạch xuất khẩu nông sản sang các nước này. Khoảng cách có ảnh


23


hưởng lớn tới chi phí vận chuyển cũng là nguyên nhân dẫn tới suy giảm kim
nghạch xuất khẩu nông sản.


Fabrizio Natale và cộng sự (2015) đã xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến xuất
khẩu thủy hải sản của nhóm nước xuất khẩu như: Trung Quốc, Việt Nam, Nauy,
Thái Lan, Hoa Kỳ, Ca-na-đa, Chi lê tới nhóm nước nhập khẩu thủy sản lớn như:
Hoa Kỳ, Nhật Bản, Pháp, Hàn Quốc, Hồng Kông, Đức trong giai đoạn 19902010. Bài nghiên cứu được tác giả sử dụng mô hình trọng lực với phương pháp
hồi quy mô hình tác động cố định. Tác giả đưa ra kết luận cho thấy rằng: khoảng
cách địa lý giữa các nước có tác động tiêu cực tới thương mại giữa các nước. Bên
cạnh đó các yếu tố như: GDP, thu nhập bình quân đầu người, lượng thủy sản sản
xuất của nước xuất khẩu, lượng tiêu thụ thủy sản bình quân đầu người và hiệp
định thương mại có ảnh hưởng tích cực tới hoạt động xuất nhập khẩu thủy hải sản
giữa các nước.




Michael Henry và Tien Viet Nguyen (2016) đánh giá các nhân tố tác động tới
xuất khẩu của Việt Nam tới 11 nước trong hiệp định TPP trong giai đoạn 20012013. Vẫn sử dụng mô hình trọng lực với các biến quen thuộc. Một số kết luận
của bài viết: Việt Nam có xu hướng xuất khẩu vào các nền kinh tế có quy mô
tương tự với nước ta và với cứ 1% gdp gộp cả 2 nước tăng lên sẽ làm xuất khẩu
của Việt Nam vào nước đối tác tăng 3,15%. Khoảng cách địa lý vẫn là một rào

cản lớn giữa trao đổi thương mại của Việt Nam, điều này hàm ý rằng chi phí vận
chuyển, kho bãi làm giảm sức xuất khẩu của hàng hóa Việt. Khoảng cách tăng
1% làm giảm xuất khẩu của Việt Nam sang nước đối tác đi 0,66%. Bên cạnh đó,
bài viết còn phát hiện ra điểm đáng thú vị đó là các nước cùng là thành viên WTO
lại không có lượng nhập khẩu hàng hóa cao như kỳ vọng thậm chí gây cản trở
cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam, cụ thể với việc gia nhập WTO gây ra tác
động tiêu cực (-62%). Điều này được tác giả nhận định là do các doanh nghiệp
trong nước năng lực cạnh tranh còn kém, không hiệu quả dẫn tới thua khi cạnh
tranh với các doanh nghiệp nước ngoài. Phần lớn còn quá thụ động, chưa có sự
chuẩn bị tốt hay ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu cũng là một lý
do để giải thích cho kết quả trên. Thêm nữa kết quả từ mô hình cho thấy Việt
Nam còn có tiềm năng thương mại với các nước mà chưa khai thác hết như: Hoa


24


kỳ, Mê-hi-cô, Peru, Nhật Bản, Brunei, New Zealand. Trong khi đó tỷ giá hối đoái
cho thấy có tác động nhưng không đáng kể.


Ricardo Bustillo (2017) sử dụng mô hình lực hấp dẫn xem xét thương mại giữa
Tây Ban Nha và các đối tác thương mại lớn trong EU giai đoạn 2000-2014.
Nghiên cứu đưa vào các biến độc lập: GDP nước xuất khẩu, GDP nước nhập
khẩu, thu nhập bình quân đầu người của nước nhập khẩu, tổng lượng thủy sản
sản xuất trong nước, mức tiêu thụ thực phẩm bình quân đầu người, khoảng cách
địa lý giữa 2 quốc gia và hiệp định thương mại khu vực. Tác giả đi đến kết luận
rằng quy mô nền kinh tế nước nhập khẩu ảnh hưởng lớn và tích cực tới xuất khẩu
thủy sản của nước này, GDP bình quân đầu người cũng cho kết quả tác động
tương tự. Khoảng cách có ảnh hưởng tiêu cực tới thương mại giữa 2 quốc gia.

Kết quả còn cho thấy các hiệp định thương mại đều có tác động tích cực. Theo
đó các quốc gia cùng là thành viên liên minh Châu Âu có kim nghạch nhập khẩu
từ Tây Ban Nha cao hơn 15% so với các nước ngoài khối. Từ mô hình tác giả gợi
ý rằng Tây Ban Nha nên khai thác thêm những tiềm năng với những quốc gia
hàng đầu trong liên minh Châu Âu như Đức, Pháp, Ý.




Bonface Nankwenya và các cộng sự (2018) đánh giá các yếu tố quyết định tới
dòng chảy thương mại thủy sản của 54 quốc gia châu Phi bằng cách áp dụng mô
hình trọng lực. Số liệu được lấy từ năm 2001-2014 và mô hình được ước lượng
theo mô hình tobit. Kết quả cho thấy khi GDP nước xuất khẩu và nhập khẩu lần
lượt tăng 1% thì tổng thương mại thủy hải sản lần lượt tăng 7,6%, 13,7%. Khi
dân số tăng 1% thương mại thủy hải sản tăng 4%, lượng sản xuất thủy hải sản của
nước xuất khẩu tăng 1% thì thương mại thủy sản tăng 36,11%. Và biến giả với
các nước có chung biên giới thì tác động này lên thương mại tăng tới 60%. Kết
quả còn cho thấy các hiệp định thương mại còn có tác động rất lớn tới trao đổi
thủy sản giữa các quốc gia. Có thể thấy các biến độc lập được đưa vào mô hình
phân tích đều có tác động như các nghiên cứu đi trước đã đưa ra.








1.2.2 Các nghiên cứu trong nước
Trần Trung Hiếu và Phạm Thị Thanh Thủy (2010) xem xét tác động của các

nhân tố đến xuất khẩu của Việt Nam bao gồm: GDP Việt Nam và nước nhập
25


×