Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

Đánh giá hiệu quả kinh tế các hộ nuôi lợn đen bản địa trên địa bàn huyện si ma cai, tỉnh lào cai​

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.57 MB, 71 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
---------------------------

GIÀNG THỊ SỦA
Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CÁC HỘ NUÔI LỢN ĐEN
BẢN ĐỊA TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN SI MA CAI, TỈNH LÀO CAI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Định hướng đề tài

: Hướng nghiên cứu

Chuyên ngành

: Kinh tế nông nghiệp

Khoa

: Kinh tế và Phát triển nông thôn

Khóa học

: 2015 - 2019


Thái Nguyên, năm 2019


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
---------------------------

GIÀNG THỊ SỦA
Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CÁC HỘ NUÔI LỢN ĐEN
BẢN ĐỊA TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN SI MA CAI, TỈNH LÀO CAI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo

: Chính quy

Định hướng đề tài

: Hướng nghiên cứu

Chuyên ngành

: Kinh tế nông nghiệp

Lớp

: K47 - KTNN - N01

Khoa


: Kinh tế và Phát triển nông thôn

Khóa học

: 2015 - 2019

Giáo viên hướng dẫn : TS. Dương Hoài An

Thái Nguyên, năm 2019


i

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này, em nhận
được sự quan tâm, giúp đỡ nhiệt tình của nhiều tập thể và cá nhân. Nhân đây
em xin chân thành cảm ơn đến những cá nhân và tập thể đó: Trước hết, em xin
bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến thầy giáo TS. Dương Hoài An, người đã
tận tình giúp đỡ em trong suốt quá trình nghiên cứu hoàn thành luận văn. Em
xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên,
tập thể các thầy cô giáo Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn trường Đại học
Nông lâm Thái Nguyên đã tận tình giúp đỡ em trong quá trình học tập nghiên
cứu và hoàn thành luận văn này. Xin cảm ơn tập thể các cơ quan, ban ngành:
Phòng Thống kê, Phòng Nông nghiệp, UBND và người dân các xã Nàn Sán,
xã Sín Chéng và xã Quan Thần Sán của huyện Si Ma Cai tỉnh Lào Cai đã tạo
điều kiện giúp đỡ em trong quá trình thu thập tài liệu để nghiên cứu hoàn thành
luận văn này. Em xin chân thành cảm ơn tới những người thân, bạn bè và đồng
nghiệp đã cùng chia sẻ những khó khăn, động viên và tạo điều kiện cho tôi
nghiên cứu thực hiện để hoàn thành luận văn. Một lần nữa em xin trân trọng

cảm ơn tất cả sự giúp đỡ của tập thể, người thân và bạn bè đồng nghiệp đã dành
cho em.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày……tháng..….năm 2019
Sinh viên

Giảng Thị Sủa


ii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 4.1: Một số chỉ tiêu cơ bản của huyện Si Ma Cai năm 2015 - 2017 ..... 38
Bảng 4.2: Tình hình dân số và lao động huyện Si Ma Cai ............................. 39
Bảng 4.3: Tổng đàn gia súc, gia cầm huyện Si Ma Cai năm 2016 - 2017...... 40
Bảng 4.4: Một số chỉ tiêu thống kê của các biến được lựa chọn .................... 42
Bảng 4.5: Hiệu quả theo thời gian của các hộ nuôi lợn đen bản địa trên địa bàn
nghiên cứu ....................................................................................... 46
Bảng 4.6: Hiệu quả của các hộ điều tra theo địa bàn nghiên cứu ................... 47
Bảng 4.7: Ma trận SWOT chăn nuôi lợn đen bản địa ..................................... 50


iii

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 3.1: Hiệu quả phân phối và kỹ thuật ...................................................... 25
Hình 3.2: Hiệu quả theo quy mô ..................................................................... 28
Hình 4.1: Bản đồ huyện Si Ma Cai ................................................................. 34



iv

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

CỤM TỪ VIẾT TẮT

NGHĨA CỦA TỪ

BQ

Bình quân

CC

Cơ cấu

DTTS

Dân tộc thiểu số

ĐVT

Đơn vị tính

KHKT

Khoa học kỹ thuật




Lao động

LĐBĐ

Lợn đen bản địa

SL

Số lượng

UBND

Ủy ban nhân dân


v

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i
DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................ ii
DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................. iv
MỤC LỤC ......................................................................................................... v
CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU ................................................................................... 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................. 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài .................................................................. 3
1.2.1. Mục tiêu tổng quát .................................................................................. 3
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ........................................................................................ 3
1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn.................................................................... 3

1.3.1 Ý nghĩa khoa học ..................................................................................... 4
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn ..................................................................................... 4
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN...................................... 5
2.1. Cơ sở lí luận của đề tài ............................................................................... 5
2.1.1. Một số vấn đề về hiệu quả kinh tế .......................................................... 5
2.1.2. Cơ sở lý luận về chăn nuôi lợn đen ....................................................... 11
2.2. Cơ sở thực tiễn ......................................................................................... 18
2.2.1. Các nghiên cứu trên thế giới về việc dùng DEA để đánh giá hiệu quả
kinh tế chăn nuôi lợn ....................................................................................... 18
2.2.2. Các nghiên cứu trong nước về việc dùng DEA để đánh giá hiệu quả kinh
tế ...................................................................................................................... 18
CHƯƠNG 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU ................................................................................................................ 21
3.1. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu ............................................ 21
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 21
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 21


vi

3.1.3. Nội dung nghiên cứu ............................................................................. 21
3.2. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 21
3.2.1. Phương pháp chọn mẫu điều tra ............................................................ 21
3.2.2. Phương pháp thu thập thông tin ............................................................ 22
3.2.3. Phương pháp so sánh............................................................................. 23
3.2.4. Đánh giá hiệu quả kinh tế từ chăn nuôi lợn .......................................... 23
3.2.5. Phương pháp xử lý số liệu..................................................................... 24
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .................... 34
4.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ................................................................... 34
4.1.1. Đặc điểm địa hình ................................................................................. 34

4.1.2. Tình hình kinh tế, xã hội ....................................................................... 37
4.1.3. Tình hình đàn lợn đen bản địa huyện Si Ma Cai .................................. 40
4.2. Phân tích hiệu quả các hộ nuôi lợn đen bản địa trên địa bàn nghiên cứu 41
4.2.1. Đặc điểm các hộ điều tra và các yếu tố đầu ra, đầu vào cho quá trình nuôi
lợn đen bản địa ................................................................................................ 41
4.2.2. Hiệu quả các hộ nuôi lợn đen bản địa trên địa bàn nghiên cứu ............ 46
4.3. Phân tích SWOT chăn nuôi LĐBĐ của các hộ điều tra ........................... 48
4.3.1. Thuận lợi - cơ hội .................................................................................. 48
4.3.2. Khó khăn - thách thức ........................................................................... 49
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................... 52
5.1. Kết luận .................................................................................................... 52
5.2. Kiến nghị .................................................................................................. 52
5.2.1. Đối với nhà nước ................................................................................... 52
5.2.2. Đối với địa phương ............................................................................... 52
5.2.3. Đối với hộ chăn nuôi ............................................................................. 53
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 54
PHỤ LỤC


1

CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm qua cùng với sự phát triển của ngành trồng trọt, ngành
chăn nuôi của nước ta đã có nhiều chuyển biến mạnh mẽ và tích cực, dần đáp
ứng được mục tiêu ngành trồng trọt, tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi. Với nhiệm
vụ cung cấp nguồn thực phẩm không thể thiếu hang ngày như thịt, trứng,
sữa…cho con người, cung cấp sức kéo và phân bón cho trồng trọt, nguồn
nguyên liệu cho chế biến, cung cấp hang hóa cho xuất khẩu. Ngành chăn nuôi

có một vai trò đặc biệt quan trọng không thể thiếu trong đời sống kinh tế xã
hội.
Huyện Si Ma Cai là một trong những huyện nghèo của tỉnh Lào Cai hiện
nay trong cơ cấu kinh tế nông thôn ngành nông nghiệp vẫn chiếm một tỷ lệ khá
cao.Trong chăn nuôi giữ một vai trò khá quan trọng đối các hộ trên địa bàn
Huyện đặc biệt là nuôi lợn. Chăn nuôi lợn phù hợp với điều kiện của đa số các
hộ gia đình như có diện tích rộng, nguồn thức ăn dồi dào tiết kiệm thời gian lúc
nông nhàn.
Đối với lợn đen Si Ma Cai có đặc điểm là chịu đựng kham khổ, dễ nuôi,
phàm ăn, chống chịu tốt. Đặc biệt giống lợn này có giá trị kinh tế cao vì chúng
là nguồn thực phẩm đặc sản. Chính vì vậy chủ trương những năm tới của huyện
phải tang quy mô chăn nuôi nhất là chăn nuôi lợn theo hướng sản xuất hàng
hóa, chăn nuôi theo hướng trang trại. Trong chăn nuôi hiện nay thì chăn nuôi
các giống lợn đen chiếm tỷ lệ cao hơn nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao
của con người, cũng như các hộ dân trong trong địa bàn Huyện Si Ma Cai, tỉnh
Lào Cai.


2

Trong chăn nuôi lợn nói chung và chăn nuôi lợn đen nói riêng ngoài yếu
tố về chất lượng sản phẩm thì hiệu quả kinh tế luôn là mối quan tâm hàng đầu.
Và để đánh giá hiệu quả kinh tế chăn nuôi thì các yếu tố về giống, chuồng trại,
thú y, công chăm sóc, thức ăn là các chỉ tiêu quan trọng. Trong khi thị trường
tiêu thụ sản phẩm có nhiều biến động, quy mô sản xuất còn nhỏ lẻ, manh mún,
năng suất chất lượng sản phẩm thấp, sức cạnh tranh trên thị trường còn hạn chế,
chưa đáp ứng được nhu cầu người tiêu dùng, cơ sở vật chất phục vụ sản xuất
còn nghèo nàn dẫn tới việc chăn nuôi không ổn định, hiệu quả kinh tế chưa cao.
Nền kinh tế nước ta cần phát triển kèm theo cuộc sống của người dân được
cải thiện, nhu cầu của người dân ngày càng đa dạng hơn. Người dân có xu

hướng tiêu dùng những thực phẩm có chất lượng cao, đảm bảo vệ sinh an toàn
thực phẩm. Riêng đối với thịt lợn, hiện nay người tiêu dùng ưa chuộng các loại
sản phẩm tươi sạch, chất lượng thì đảm bảo. Lợn đen là loài vật từ lâu đã quen
thuộc với người dân vùng núi, lợn đen dễ nuôi, khả năng sống khỏe, chống chịu
với khí hậu khắc nghiệt và địa hình của miền núi. Bằng việc đưa các mô hình
chăn nuôi lợn đen tại các địa phương vùng núi nông thôn đã đạt những hiệu
quả đáng kể. Nhằm khai thác tiềm năng thế mạnh địa phương để giúp người
dân vươn lên thoát nghèo, tiến tới làm giàu huyện Si Ma Cai đã triển khai một
số mô hình chăn nuôi lợn đen tại một số hộ và bước đầu đem lại hiệu quả kinh
tế cao. Tuy nhiên để phát triển chăn nuôi lợn đen theo phương pháp bền vững,
ngành chức năng cần có những giải pháp hữu hiệu hơn nữa đẻ hô trợ người
chăn nuôi .
Hiện nay trong cơ cấu kinh tế nông thôn huyện ngành nông nghiệp vẫn
chiếm tỷ lệ cao. Trong đó chăn nuôi giữ một vai trò khá quan trọng với các hộ
trê địa bàn xã đặc biệt là chăn nuôi lợn đen.Chăn nuôi lợn đen phù hợp với điều
kiện của đa số các hộ gia đình như có diện tích đất rộng, nguồn thức ăn dồi dào,
nguồn lao động sẵn có.Chính vì vậy chủ trương những năm tới của huyện làm


3

tăng quy mô chăn nuôi nhất là theo hướng ẩn xuất hang hóa, tập trung đáp ứng
nhu cầu ngày càng cao của con người cũng như các hộ nông dân trên địa bàn
huyện Si Ma Cai. Đây là nhằm tạo điều kiện thuận lợi để cho các hộ nông dân
phát triển và ở rộng diện tích chăn nuôi. Vậy làm sao để nghề chăn nuôi lợn ngày
càng một được nhân ra rộng nhiều địa phương, làm sao để nghề là một hướng đi
mới nhằm tăng thêm thu nhập cho người dân không chỉ có trong huyện Si Ma
Cai mà còn mở rộng ra nhiều địa phương khác, làm thế nào để ngành trở thành
một giải pháp thực hiện công cuộc xóa đói giảm nghèo mà Đảng và Nhà nước
đã đặt ra. Nhận thấy vai trò và tầm quan trọng trong chăn nuôi, là một huyện

miền núi của tỉnh Lào Cai, Si Ma Cai là huyện vùng cao biên giới, địa hình phức
tạp, nhiều núi đá vôi đồi trọc, với khí hậu phù hợp giao thông tương đối thuận
lợi.Trước tình hình đó, để khắc phục những khó khăn, thực trạng trên tôi đi tới
nghiên cứu đề tài: “Đánh giá hiệu quả kinh tế các hộ nuôi lợn đen bản địa tại
địa bàn huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
1.2.1. Mục tiêu tổng quát
Đánh giá hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn đen bản địa của các nông hộ trên
địa bàn huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Tìm hiểu thực trạng nuôi lợn đen trên địa bàn huyện.
- Tiến hành đánh giá hiệu quả kinh tế của các hộ nuôi lợn đen trên địa bàn
huyện.
- Đánh giá những điểm mạnh/yếu, cơ hội/thách thức trong việc chăn nuôi
LĐBĐ tại các hộ điều tra.
- Đề xuất một số giải pháp để nâng cao HQKT chăn nuôi LĐBĐ tại các
hộ điều tra.
1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn


4

1.3.1 Ý nghĩa khoa học
Cung cấp thêm các thông tin khoa học cho sản xuất lợn đen bản địa tại
tỉnh Lào Cai cũng như các địa phương khác ở các tỉnh Miền núi phía Bắc có
điều kiện tương tự.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp một phần nhỏ vào việc đánh giá sát
thực hơn về chăn nuôi giống lợn đen bản địa tại địa phương. Đề tài còn cho
người dân thấy được hiệu quả kinh tế của chăn nuôi lợn đen bản địa Si Ma Cai.

Đồng thời giúp cho các nhà lãnh đạo địa phương có căn cứ để xây dựng những
chính sách phát triển mô hình này tại địa phương nói riêng và nông sản phẩm
hàng hóa trên địa bàn huyện nói chung. Đề tài còn giúp cho cán bộ khuyến
nông có căn cứ để khuyến cáo các cho hộ nông dân thấy được hiệu quả trong
chăn nuôi lợn đen bản địa tại địa phương


5

CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1. Cơ sở lí luận của đề tài
2.1.1. Một số vấn đề về hiệu quả kinh tế
2.1.1.1. Quan điểm về hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế là một phạm trù phản ánh mặt chất lượng của các hoạt
động kinh tế. Quá trình tăng cường tận dụng các nguồn kinh tế sẵn có phục vụ
cho lợi ích của con người, có nghĩa là nâng cao chất lượng của các hoạt động
kinh tế. Nâng cao hiệu quả kinh tế là một đòi hỏi khách quan của mọi nền sản
xuất xã hội xuất phát từ những nhu cầu vật chất của con người ngày càng tăng,
xuất phát từ giác độ nghiên cứu khác nhau các nhà kinh tế đưa ra nhiều quan
điểm khác nhau về hiệu quả kinh tế. Theo GS.TS Ngô Đình Giao: “HQKT là
tiêu chuẩn cao nhất cho mọi sự lựa chọn kinh tế của các doanh nghiệp trong
nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước” (Ngô Đình Giao, 1997)
[13].
Các Mác (1962) Hiệu quả kinh tế theo quan điểm của Mác,đó là việc “tiết
kiệm và phân phối một cách hợp lý thời gian lao động sống và lao động vật hóa
giữa các ngành” và đó cũng chính là quy luật “tiết kiệm và tăng năng suất lao
động hay tăng hiệu quả” Mác cũng cho rằng “nâng cao năng suất lao động vượt
quá nhu cầu cá nhân của người lao động là cơ sở hết thải mọi xã hội” [4].
Khi bàn về khái niệm hiệu quả, cần phải phân biệt rõ ba khái niệm cơ bản

về hiệu quả: Hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân bố các nguồn lực và hiệu quả kinh
tế (M.J.Farrell, 1957) [12].
Hiệu quả kỹ thuật: Là số lượng sản phẩm có thể đạt được trên chi phí đầu
vào. Hiệu quả kỹ thuật được áp dụng phổ biến trong kinh tế vĩ mô để xét tình
hình sử dụng các nguồn nhân lực cụ nó chỉ ra rằng một đơn vị nguồn lực dùng


6

vào sản xuất đem lại bao nhiêu đơn vị sản phẩm.
Hiệu quả phân bổ các nguồn nhân lực: Là chỉ tiêu hiệu quả trong các yếu
tố sản phẩm và giá đầu vào được tính để phản ánh giá trị sản phẩm thu them trên
một đồng chi phí thêm và đầu vào hay nguồn lực.
Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế mà trong đó sản xuất đạt cả hiệu
quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ. Điều đó có nghĩa là cả hai yếu tố hiện vật và
giá trị đều tính đến khi xem xét việc sử dụng các nguồn lực trong nông nghiệp.
Một số quan điểm khác lại cho rằng, hiệu quả kinh tế là mối quan hệ tương
quan so sánh giữa kết quả đặt được và chi phí bỏ ra để đặt được kết quả đó. Kết
quả sản xuất ở đây được hiểu là giá trị sản phẩm đầu ra, còn lượng chi phí bỏ ra
là giá trị của các đầu vào. Mối quan hệ so sánh nay được xem xét về cả hai mặt
(so sánh tuyệt đối và so sánh tương đối). Như vậy, một hoạt động sản xuất nào
đó đặt được hiệu quả cao chính là đã đặt được mối quan hệ tương quan tối ưu
giữa kết quả thu được và chi phí bỏ ra để đặt được kết quả đó.
Có quan điểm lại xem xét, hiêu quả kinh tế là sự so sánh giữa mức độ biến
động của kết quả sản xuất và mức độ biến động của phí bỏ ra để đạt được kết quả
đó. Việc so sánh này có thể tinhd cho số tuyệt đối và tương đối. Ưu điểm này có ưu
việt trong đánh giá hiệu quả của đầu tư theo chiều sâu hoặc hiệu quả của việc ứng
dụng các tiến bộ kỹ thuật, tức là hiệu quả kinh tế của phần đầu tư thêm.
Như vậy: Hiệu quả kinh tế trong sản xuất kinh doanh là một phạm trù kinh
tế biểu hiện tập trung của sự phát triển kinh tế theo chiều sâu, phản ánh trình độ

khai thác các nguồn lực và tiết kiệm chi phí các nguồn lực đó trong quá trình
sản xuất nhằm thực hiện
2.1.1.2. Phân loại hiệu quả kinh tế
HQKT được phân chia ra nhiều cách khác nhau tùy theo khía cạnh cần
phản ánh.
Căn cứ vào yếu tố cấu thành, chia ra hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân phối


7

và hiệu quả kinh tế.
+ Hiệu quả kỹ thuật là số lượng sản phẩm đạt được trên một đơn vị hi phí
đầu vào hay nguồn lực sử dụng vào sản xuất trong những điều kiện cụ thể về
kỹ thuật hay công nghệ áp dụng vào sản xuất.
+ Hiệu quả phân bổ là chỉ tiêu hiệu quả trong các yếu tố giá thành sản
phẩm và giá đầu vào được tính để phản ánh giá trị sản phẩm thu thêm được trên
một đồng chi phí thêm về đầu vào hay nguồn lực. Như vậy, hiệu quả phân bổ
là hiệu quả kỹ thuật có tính đến yếu tố giá cả đầu vào và đầu ra.
+ Hiệu quả kinh tế là phạm trù kinh tế mà trong đó sản xuất đạt cả hiệu
quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ. Chúng có mối quan hệ như sau:
Hiệu quả kinh tế = Hiệu quả kỹ thuật x Hiệu quả phân phối.
Theo mức độ khái quát, hiệu quả kinh tế chia ra:
+ Hiệu quả kinh tế: Là so sánh giữa kết quả kinh tế với chi phí phân bổ để
đạt được kết quả đó.
+ Hiệu quả xã hội: Là kết quả của các hoạt động kinh tế xét trên khía cạnh
công ích, phục vụ lợi ích chung cho toàn xã hội như tạo việc làm, xóa đói giảm
nghèo, giảm tệ nạn xã hội.
+ Hiệu quả môi trường: Thể hiện ở việc bảo vệ tốt hơn môi trường như
tăng độ che phủ mặt đất, giảm ô nhiễm nước, không khí…
Trong các loại hiệu quả thì hiệu quả kinh tế là quan trọng nhất, nhưng

khổng thể bỏ qua hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trường. Vì vậy khi nói tới
hiệu quả kinh tế, người ta thường có ý bao hàm cả hiệu quả xã hội và hiệu quả
môi trường.
Theo phạm vi, hiệu quả kinh tế chia ra:
+ Hiệu quả kinh tế quốc dân: Xét trong phạm vi toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
+ Hiệu quả kinh tế ngành: Tính riêng cho từng ngành: Trồng trọt, chăn
nuôi hay hẹp hơn.


8

+ Hiệu quả kinh tế vùng: Tính cho từng vùng.
+ Hiệu quả của việc sử dụng các nguồn lực, các yếu tố đầu vào (Nguyễn
Hữu Ngoan, 2005) [16].
2.1.1.3. Đánh giá hiệu quả kinh tế
Thực chất hiệu quả kinh tế là việc nâng cao năng suất lao động xã hội và
tiết kiệm lao động xã hội. Vì vậy, khi đánh giá hiệu quả kinh tế của từng đơn
vị cần xác định những vấn đề sau:
Hiệu quả kinh tế sản xuất kinh doanh được đánh giá là có đạt hay không?
Tăng hay giảm? Thấp hay cao? Cần phải so sánh mức thực tế đạt được với một
mốc nào đó. Tùy theo mục đích đánh giá và điều kiện tài liệu cho phép người ta
có thể sử dụng một mốc hoặc kết hợp các mốc so sánh sau đây:
Mức hiệu quả theo thiết kế hoặc tiềm năng. Mức tiềm năng của từng thời
kỳ có thể cao hoặc thấp hơn mức thiết kế ban đầu.
Mức kế hoạch hay định mức.
Mức kỳ trước, hay một kỳ nào đó đã thực hiện trước đây.
Mức trung bình hay tiên tiến trong ngành.
Mức thực tế của đơn vị khác, doanh nghiệp khác, ngành khác, địa phướng
khác hay một quốc gia khác
Các mốc so sánh trên đây là căn cứ thực tiễn để đánh giá toàn diện hiệu

quả hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị hay sản phẩm. Việc so sánh hiệu
quả kinh tế theo các mốc so sánh này gọi là cách đánh giá hiệu quả kinh tế trong
sản xuất kinh doanh ở trạng thái động.
Tiêu chí để đánh giá hiệu quả kinh tế trong sản xuất kinh doanh trong trạng
thái động, chúng ta còn đánh giá hiệu quả ở trạng thái tĩnh, nghĩa là không so
sánh với một mốc nào mà vẫn biết được doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả
hay không hiệu quả. Trong trường hợp này rõ ràng cần dựa vào các tiêu chí cụ
thể. Tùy vào mục đích kinh doanh, yêu cầu quản lý và điều kiện kinh tế, chính


9

trị, xã hội của mỗi quốc gia mà các tiêu chí này có khác nhau.
Ở nước ta, đối với doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhà nước, Chính
phủ Việt Nam đã đưa ra 6 tiêu chí để đánh giá các doanh nghiệp nhà nước hoạt
động có hiệu quả hay không hiệu quả.
Cụ thể là:
- Bảo toàn và phát triển được vốn kinh doanh, trích khấu hao TSCĐ theo
đúng quy định của chế độ hiện hành.
- Kinh doanh có lãi, nộp đủ tiền thuê sử dụng vốn và lập đủ các quỹ doanh
nghiệp (dự phòng tài chính, trợ cấp mất việc làm cho người lao động, đầu tư
phát triển, phúc lợi…).
- Nộp đủ tiền BHXH, BHYT cho người lao động theo quy định.
- Nộp đủ các loại thuế theo luật định.
- Trả lương cho người lao động tối thiểu phải bằng mức bình quân của các
doanh nghiệp trên cùng địa bàn.
Đối với sản phẩm cụ thể, tiêu chí để đánh giá hiệu quả kinh tế có thể dựa
vào quy mô sản xuất sản phẩm đó, công nghệ sản xuất hay quy trình kỹ thuật,
mức đầu tư thâm canh, loại hình sản xuất hay tổ chức sản xuất (Vũ Thị Ngọc
Phùng, 2005) [28].

2.1.1.4. Sử dụng DEA để đánh giá hiệu quả kinh tế
Phương pháp phân tích bao số liệu (Data Envelopment Analysis - DEA)
là một công cụ phân tích kinh tế khá mạnh, được sử dụng trong phân tích hiệu
quả hoạt động sản xuất của các tổ chức, doanh nghiệp, nhóm hộ sản xuất. Trong
phương pháp DEA, mô hình toán tuyến tính và kinh tế được lồng ghép và áp
dụng khá linh hoạt.
Phương pháp phân tích bao số liệu (DEA) – phương pháp phân tích hiệu
quả hoạt động sản xuất của các tổ chức, doanh nghiệp đã được nghiên cứu, sử
dụng khá nhiều trong các bài báo, công trình nghiên cứu khoa học quốc tế về


10

kinh tế. Tuy nhiên, Ở Việt Nam đặc biệt trong lĩnh vực thủy sản, phương pháp
này vẫn còn tương đối mới, chưa được tiếp cận, áp dụng nhiều trong các nghiên
cứu đánh giá hiệu quả hoạt động của các tổ chức, doanh nghiệp. Do tài liệu
trong nước về phương pháp luận của phương pháp DEA đến nay hầu như chưa
có, nên trích dẫn về tài liệu tham khảo chủ yếu là tài liệu nước ngoài.
Phương pháp bao dữ liệu (DEA) được đưa ra bởi Charnes, Cooper và
Rhodes (1978) (CCR), dựa trên ý tưởng của Farrell ( Farrell,(1957) về ước
lượng hiệu quả kỹ thuật với đường biên sản xuất.
Ý tưởng chính của DEA cổ điển là xác đinh đường biên sản xuất, t êr n đó
điểm quyết định đơn vị DMUs được coi là hiệu quả, các DMUs không nằm trên
đường biên sẽ được so sánh với DMUs tương đồng trên đường biên để ước tính
điểm hiệu quả.
DEA là một phương pháp phi ngẫu nhiên và phi tham số dựa trên cách
tiếp cận quy hoạch tuyến tính.
Nó được sử dụng rộng rãi đểđo lường hiệu quả tương đối của các đơn vị
ra quyết định (DMUs), sử dụng nhiều đầu vào và đầu ra khác nhau.
Các DMUs nằm trên lớp đường biên đầu tiên của DEA trường hợp xấu

nhất là những DMUs rủi ro nhất và ở các lớp bên trong là ít rủi ro hơn.
Tương tự đối với trường hợp DEA chuẩn, lớp đầu tiên là những DMUs
hoạt động hiệu quả nhất và những lớp kê ́ tiếp là những doanh nghiệp hoạt động
kém hiệu quả hơn.
Tuy nhiên, có một vấn đề đặt ra khi sử dụng 2 phương pháp này đê ̉ đánh
giá, xếp hạng, đó là có những hãng nằm trên 2 đường biên ở các phân lớp
khác nhau.
DEA áp dụng được cả với các biến định tính (qualitative), do đó nó thường
được ứng dụng để phân tích hiệu quả của các DMU hoạt động trong lĩnh vực
xã hội như giáo dục, y tế, bảo hiểm,… và tất nhiên là cả trong lĩnh vực kinh tế


11

như ngân hàng, chứng khoán, sản xuất kinh doanh.
Vì DEA được xây dựng dựa trên các điểm thực tế (observed data) nên nó
có thể được áp dụng với các mẫu nghiên cứu (sample size) nhỏ, khác với
phương pháp phân tích hồi quy thường yêu cầu cỡ mẫu lớn. Do vậy DEA
thường được sử dụng để phân tích chuyên sâu theo khu vực, địa phương
(region), chẳng hạn như phân tích hiệu quả của các nền kinh tế trong ASEAN,
các phòng ban trong 1 doanh nghiệp, các ngân hàng lớn (không phải chi nhánh)
trên địa bàn Hà Nội,…
Tuy nhiên, hạn chế của phương pháp này (so với phương pháp hồi quy)
là nó không tính toán đến yếu tố sai số (error) hay nhiễu (noise), do đó trong
DEA không tồn tại yếu tố mức ý nghĩa hay độ tin cậy (significant level). Đồng
thời, điểm hiệu quả DEA là hiệu quả tương đối giữa các DMU với nhau, do đó
nếu 1 DMU có điểm hiệu quả là 100% và nằm trên đường PF thì cũng KHÔNG
có nghĩa là nó đã tối ưu trên thực tế (nó chỉ tối ưu HƠN các DMU khác trong
phạm vi phân tích mà thôi). Vì vậy, DEA thường được thực hiện kết hợp với
phân tích hồi quy trong một mô hình 2 bước (2-stages DEA) hay nhiều bước

(multi-stages DEA) để làm tăng thêm tính thuyết phục của mô hình.
Phương pháp phân tích bao số liệu sử dụng kiến thức về mô hình toán
tuyến tính, mục đích là dựa vào số liệu đã có để xây dựng một mặt phẳng phi
tham số (mặt phẳng giới hạn sản xuất). Khi đó, hiệu quả hoạt động của các tổ
chức, doanh nghiệp sẽ được tính toán dựa theo mặt phẳng này.
2.1.2. Cơ sở lý luận về chăn nuôi lợn đen
2.1.2.1. Khái niệm
Chi lợn (hay chi Heo theo phương ngữ miền Nam của tiếng Việt) là một
chi động vật móng guốc có nguồn gốc ở đại lục Á - Âu được gộp nhóm tổng
thể với danh pháp khoa học là Sus, thuộc họ Lợn (Suidae). Lợn rừng đã được
thuần hóa và nuôi như là một dạng gia súc nuôi để lấy thịt cũng như da. Các
sợi long cứng của chúng còn được sử dụng để làm một số loại bàn chải, da


12

chúng có thể dùng để sản xuất bóng bầu dục. Ngoài ra, phân của lợn nhà cũng
được dùng làm phân chuồng để cải tao đất (vi.wikipedia.org, 2016) [5].
2.1.2.2. Ý nghĩa, vai trò của việc phát triển chăn nuôi lợn đen
- Đáp ứng nhu cầu của con người:
Lợn là loài cung cấp thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao cho con người,
1 gam thịt lợn nạc cung cấp khoảng 22% nhu cầu protein. Sản lượng thịt lợn
sản xuất ra cao hơn nhiều so với các loại gia súc khác, chiếm 80% tổng số thịt
được tiêu thụ ở nước ta. Mặt khác nền kinh tế phát triển càng mạnh, đời sống
của người dân càng được nâng cao dẫn đến nhu cầu tiêu dùng của các loại thực
phẩm có chất lượng cao ngày càng được gia tăng, đặc biệt là các loại thực phẩm
được chế biến từ các giống lợn đen. Ưu điểm của các giống lợn này là thịt thơm
ngon, có hương vị đặc trưng và khả năng chống chịu bệnh tật tốt (Lê Viết Ly
và cs 2003) [10]. Hiện nay ngành chăn nuôi lợn đã nhập nhiều giống mới như
lợn Landrace, lợn Yorkshire, lợn Duroc,… và đã đáp ứng phần lớn nhu cầu cho

con người. Những giống lợn nhập cho năng suất cao và thời gian nuôi ngắn
nhưng chất lượng lại kém hơn so với giống lợn đen. Mặt khác, từ tháng 8/2013
đến nay, dịch bệnh thường xuyên xảy ra dẫn đến số lượng đàn giống nhập nội
giảm mạnh, nhiều hộ chăn nuôi bị thua lỗ, hiệu quả sản xuất thấp. Với những
nguyên nhân đó các giống lợn đen đang được đầu tư phát triển do chúng có thể
đáp ứng được các yêu cầu khắt khe của người tiêu dùng và người chăn nuôi.
Đóng góp vào quỹ gen động vật Việt Nam.
Giống lợn đen thường có tầm vóc nhỏ nhưng mang những đặc điểm di truyền
quý giá. Đó là khả năng sử dụng các loại thức ăn thô nghèo dinh dưỡng, khả năng
chống chịu các bệnh nhiệt đới nhất là bệnh ký sinh trùng. Phẩm chất thịt tốt, thơm,
ngon phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng. Một số khác thích nghi với các vùng
núi cao và nhiệt độ tương đối thấp như lợn Mường Khương và một số quen chịu
với môi trường ẩm ướt như lợn Ỉ,… Đó là các tính trạng có ý nghĩa quan trọng


13

trong khoa học chăn nuôi lợn ở Việt Nam. Nếu không có các biện pháp bảo tồn
các vốn gen quý đó, một lúc nào đó các giống lợn đen sẽ bị mai một dần hoặc mất
đi (Lê Viết Ly và cs 2003) [10].
2.1.2.3. Phân loại lợn ở Việt Nam
Việt Nam là một nước có nền nông nghiệp phát triển lâu đời, cùng với đó
ngành chăn nuôi cũng được hình thành từ khá sớm. Số lượng các giống vật nuôi
của nước ta cũng rất phong phú và đa dạng. Trong đó, lợn là loài có khả năng
lợi dụng tốt các phụ phế phẩm nông công nghiệp, khả năng sinh sản khá cao,
quay vòng khá nhanh và cho phân bón tốt. Do đó chăn nuôi lợn luôn là ngành
chăn nuôi chủ yếu của Việt Nam. Lợn được nuôi ở tất cả các vùng sinh thái
nông nghiệp, đặc biệt là các vùng Đông Bắc, Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung
Bộ, Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long. Các giống lợn ở nước ta khá
phong phú chiếm khoảng 20,57% tổng số giống vật nuôi bản địa của Việt Nam.

Trải dài từ Bắc đến Nam đều có những giống lợn bản địa đặc trưng cho từng
miền, từng vùng. Theo thống kê, Việt Nam có tới 20 giống lợn bản địa như lợn
Ỉ, lợn Móng Cái, lợn Thuộc Nhiêu, lợn Hung (Hà Giang), lợn Vân Pa (Quảng
Trị), lợn Mường Khương (Lào Cai), lợn Táp Ná (Cao Bằng), lợn Lửng Phú
Thọ, lợn đen Mường Lay (Điện Biên),… Các giống lợn bản địa chủ yếu được
bà con các dân tộc miền núi khắp các vùng từ Móng Cái (Quảng Ninh) qua dãy
Trường Sơn đến Bình Phước lưu giữ và chăn nuôi ở quy mô nhỏ với phương
thức thả rông. Các giống lợn bản địa ở nước ta có sự phân bố đa dạng và những
đặc điểm ngoại hình rất riêng, đặc trưng cho từng giống và từng vùng khác
nhau.
Lợn đen Mường Lay (Điện Biên): Đây là giống lợn đen phàm ăn, phát
triển mạnh, thích nghi tốt với điều kiện khắc nghiệt, khả năng chống chịu bệnh
cao. Lợn đen Mường Lay có khả năng sinh sản tốt, mỗi lứa đẻ trung bình 1215 con, thậm chí tới 20 con/lứa. Nuôi lợn đen Mường Lay ít tốn thức ăn nhưng
chúng vẫn lớn đều, thịt săn chắc, thơm và ngọt. Do đó thịt của chúng được coi


14

là thực phẩm sạch và được nhiều người ưa chuộng.
Lợn Mường Khương: Là giống lợn địa phương có từ lâu đời, gắn liền với
đời sống người H’Mông và được nuôi nhiều nhất ở huyện Mường Khương, tỉnh
Lào Cai. Lợn có màu lông đen tuyền hoặc đen có đốm trắng ở đầu đuôi và ở
chân, lông thưa và mềm. Đa số lợn có tầm vóc to cao, bốn chân khỏe, lưng ít
võng, mõm thẳng và dài. Ở các lứa tuổi khác nhau, tỉ lệ thịt và mỡ của lợn cũng
khác nhau. Đặc điểm nổi bật của giống lợn này là có khả năng chống chịu tốt
với các điều kiện chăn thả ở các vùng núi cao. Có thể sử dụng các ưu điểm này
để lai tạo nhằm nâng cao tầm vóc của lợn địa phương có trọng lượng nhỏ.
Lợn đen Lũng Pù (Lợn Mèo Vạc, Hà Giang): Là giống lợn quý của người
Mông, có tầm vóc to lớn. Chúng có lông đen, dày và ngắn, da thô, tai nhỏ cụp
xuống, mõm dài trung bình. Giống lợn này mang những đặc điểm quý như khả

năng thích nghi tốt với điều kiện khí hậu khắc nghiệt của vùng núi cao, dễ nuôi,
phàm ăn, sức đề kháng cao, tính chống chịu bệnh tốt. So sánh với các giống lợn
Việt Nam, lợn đen Lũng Pù có tốc độ tăng trọng khá cao, thịt lại thơm ngon,
tuy nhiên mỡ hơi nhiều.
Nhìn chung các giống lợn bản địa Việt Nam thường có tầm vóc nhỏ (ngoại
trừ lợn Mường Khương ) lông đen hoặc lang trắng đen, linh hoạt. Tuy nhiên do
không đáp ứng nhu cầu của người chăn nuôi, nhiều giống đã và đang đối mặt
với nguy cơ tuyệt chủng. Ngoài ra do khả năng sinh trưởng của giống lợn bản
địa thấp và công tác giống không được chú trọng đã dẫn đến tỉ lệ đồng huyết
cao, chất lượng đàn giống bị ảnh hưởng rất lớn, khả năng sinh sản của một số
giống lợn bản địa là một đặc điểm di truyền quý hiếm.


15

2.1.2.4. Đặc điểm kinh tế, kỹ thuật của chăn nuôi lợn đen
Các giống lợn đen không chỉ phản ánh khả năng di truyền của giống mà
còn gián tiếp biểu hiện tập quán sản xuất của địa phương. Chúng có những ưu
điểm sau:
- Khả năng thích nghi tốt với điều kiện sinh thái môi trường khắc nghiệt.
- Khả năng sử dụng tốt các loại thức ăn thô nghèo dinh dưỡng và phù hợp
với điều kiện chăm sóc của người dân địa phương.
- Khả năng chống chịu bệnh tốt.
- Chi phí đầu tư thấp.
- Chất lượng thịt ngon.
Nếu xét về góc độ kinh tế, nhược điểm của giống lợn đen là tầm vóc nhỏ,
năng suất thấp và khó thích nghi với điều kiện sinh thái mới. Tuy nhiên, trong điều
kiện nóng ẩm và thức ăn nghèo dinh dưỡng thì đó lại là một sự thích nghi hợp lý.
Tầm vóc bé của giống lợn đen là điều kiện dễ dàng cho người chăn nuôi chấp
nhận việc tạp giao với giống ngoại để cải thiện chất lượng.

- Nhóm nhân tố về điều kiện tự nhiên
Đối với ngành chăn nuôi đặc biệt là chăn nuôi lợn đen chịu ảnh hưởng
nhiều bỏi điều kiện tự nhiên, khí hậu (nhiệt độ, lượng mưa, độ ẩm) có tác động
trực tiếp và gián tiếp tới vật nuôi.
Bên cạnh đó thì yếu tố đất đai, nguồn nước cũng ảnh hưởng tới sự sinh
trưởng và phát triển của lợn.
Đất đai nói chung là nơi diễn ra các hoạt động sản xuất chăn nuôi như xây
dựng chuồng trại, trồng rau làm thức ăn cho lợn. Do đó, để phát triển chăn nuôi
lợn đen cần có một diện tích đủ lớn theo quy mô chăn nuôi.
Nhóm nhân tố về kỹ thuật
Giống: Cũng như rất nhiều ngành chăn nuôi khác, trong chăn nuôi lợn đen
con giống được coi là điều kiện tiên quyết để phát triển. Con giống có chất


16

lượng tốt sẽ đảm bảo cho phát triển của lợn sau này.
Thức ăn: Có ý nghĩa rất quan trọng đến sự sinh trưởng của lợn, chiếm 60
– 70% giá thành sản phẩm. Thức ăn không chỉ ảnh hưởng đến sự tăng trưởng
của lợn mà còn ảnh hưởng đến chất lượng thịt lợn. Việc sử dụng các khẩu phần
ăn có giá trị năng lượng, hàm lượng protein hoặc thành phần dinh dưỡng và sự
cân bằng các chất dinh dưỡng khác nhau đều ảnh hưởng đến sinh trưởng của
lợn.
Phương thức nuôi: Phương thức nuôi có liên quan chặt chẽ đến chế độ
dinh dưỡng, do vậy sẽ ảnh hưởng đến sinh trưởng của vật nuôi. Chế độ nuôi
thâm canh với khẩu phần giàu năng lượng hoặc nuôi nhốt dẫn đến lợn phát triển
nhanh nhưng tăng tích luỹ mỡ. Ngược lại với chế độ nuôi bán thả với thức ăn
giàu xơ, lợn sẽ phát triển chậm hơn so với phương thức nuôi thâm canh nhưng
tỉ lệ nạc nhiều hơn.
Nhóm nhân tố kinh tế xã hội

Thị trường tiêu thụ sản phẩm: Thị trường có vai trò quan trọng đối với sản
xuất kinh doanh và sự phát triển của nền kinh tế xã hội. Đây là khâu then chốt
của sản xuất hàng hóa, thị trường chính là cầu nối giữa người sản xuất vừ người
tiêu dùng. Nó cho chúng ta biết kết quả sản xuất của một chu kỳ kinh doanh.
Ngày nay, khi đời sống kinh tế xã hội phát triển thì nhu cầu của người tiêu dùng
ngày càng cao đòi hỏi thị trường phải cung cấp sản phẩm thịt lợn có chất lượng
cao. Đáp ứng nhu cầu đó, người chăn nuôi đã đầu tư nuôi lợn đen hướng sản
xuất hàng hóa, nâng cao chất lượng thịt và an toan song còn gặp phải nhiều khó
khăn do thị trường mang lại như biến động giá cả, các sản phẩm cạnh tranh,
thay thế…Vì vậy thị trường tiêu thụ có tác động tích cực đến chăn nuôi lợn
đen.
Vốn sản xuất: Là điều kiện quyết định đến hành vi chăn nuôi của người
dân. Vốn được sử dụng để xây chuồng trại, mua con giống, đầu tư cho chăn


17

nuôi, mở rộng quy mô… Mặc dù vốn đầu tư ban đầu cho chăn nuôi lợn đen
tương đối thấp song do thời gian sinh trưởng và đặc điểm ngoại hình của lợn
đen mà người dân vẫn chưa mạnh dạn đầu tư.
Lao động: Chăn nuôi lợn đen đã có từ lâu nên người dân tích lũy được
nhiều kinh nghiệm, mặt khác để nuôi lợn đen không cần dùng kỹ thuật cao nên
có thể tận dụng mọi lao động trong gia đình kể cả lao động ngoài độ tuổi.
Nhóm nhân tố các chính sách kinh tế xã hội của Nhà nước
Trong quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý nền kinh tế hành chính bao cấp
sang nền kinh tế thị trường, sự điều tiết vĩ mô của Nhà nước là hết sức quan
trọng. Nó có thể khuyến khích sự phát triển của một ngành sản xuất nào đó
hoặc ngược lại, kìm hãm sự phát triển của ngành đó. Chăn nuôi lợn đen đã có
nhiều chuyển biến song vẫn rất cần sự can thiệp của Nhà nước theo hướng thúc
đẩy phát triển.

Nhóm nhân tố tổ chức sản xuất
Lựa chọn một hình thức tổ chức hợp lý sẽ tạo thế mạnh cho phát triển chăn
nuôi. Trước kia, nước ta chỉ có hai hình thức sản xuất được tổ chức chủ yếu đó
là quốc doanh và tập thể. Chăn nuôi trong nông hộ chỉ được coi là sản xuất phụ,
không được chú ý đầu tư thậm chí còn bị kìm hãm. Đến năm 1986, hộ gia đình
được khẳng định như là một đơn vị kinh tế tự chủ, có điều kiện phát huy thế
mạnh của mình nhằm khai thác triệt để các tiềm năng về đất đai, lao động, tiền
vốn, tạo cho nông nghiệp nước ta một bước tiến vượt bậc. Chăn nuôi nước ta
hiện nay chỉ còn hai hình thức chăn nuôi cơ bản là quốc doanh và hộ gia đình,
song chăn nuôi các nông hộ đã thực sự làm thay đổi về cơ cấu sản phẩm nông
nghiệp lên một cách rõ rệt.


×