Tải bản đầy đủ (.doc) (134 trang)

Đổi mới mô hình kế toán chung cho các đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập trong thành phố bà rịa theo hướng tinh giảm bộ máy kế toán nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (11.02 MB, 134 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

PHẠM NGỌC NGUYÊN

ĐỔI MỚI MÔ HÌNH KẾ TOÁN CHUNG CHO CÁC ĐƠN
VỊ SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC CÔNG LẬP TRONG THÀNH
PHỐ BÀ RỊA THEO HƯỚNG TINH GIẢM BỘ MÁY KẾ
TOÁN NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Thành phố Hồ Chí Minh – năm 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

PHẠM NGỌC NGUYÊN

ĐỔI MỚI MÔ HÌNH KẾ TOÁN CHUNG CHO CÁC ĐƠN
VỊ SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC CÔNG LẬP TRONG THÀNH
PHỐ BÀ RỊA THEO HƯỚNG TINH GIẢM BỘ MÁY KẾ
TOÁN NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG

Chuyên ngành: Kế toán (hướng ứng dụng)

Mã số: 8340301

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:


PGS. TS. MAI THỊ HOÀNG MINH

Thành phố Hồ Chí Minh - năm 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài “Đổi mới mô hình kế toán chung cho các đơn vị sự
nghiệp giáo dục công lập trong thành phố Bà Rịa theo hướng tinh giảm bộ máy kế
toán nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động” là công trình do tôi thực hiện nghiên cứu
dưới sự tư vấn, hỗ trợ và hướng dẫn của PGS TS Mai Thị Hoàng Minh. Các nội
dung nghiên cứu, kết quả nghiên cứu trong đề tài là hoàn toàn trung thực. Các nội
dung tham khảo trình bày trong đề tài đều được trích dẫn rõ ràng và có danh mục tài
liệu tham khảo.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 10 năm 2019
Tác giả

Phạm Ngọc Nguyên


MỤC LỤC Trang
TRANG BÌA PHỤ
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC
TÓM TẮT
ABSTRACT
PHẦN MỞ ĐẦU.................................................................................................. 1
1. Lý do lựa chọn đề tài:..................................................................................... 1

2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài:............................................................................ 2
3. Phương pháp nghiên cứu:.............................................................................. 3
4. Ý nghĩa thực tiễn của luận văn:..................................................................... 4
CHƯƠNG 1: CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP
GIÁO DỤC CÔNG LẬP TRONG THÀNH PHỐ BÀ RỊA..............................5
1.1 Giới thiệu tổng quan các đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập trong địa
bàn thành phố Bà Rịa......................................................................................... 5
1.1.1 Tổng quan về hệ thống giáo dục công lập trong thành phố Bà Rịa từ
cấp học mầm non đến trung học cơ sở....................................................... 5
1.1.2 Tình hình nhân sự tại các đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập trong
thành phố Bà Rịa........................................................................................ 6
1.1.3 Tổng quan công tác tài chính kế toán tại các đơn vị sự nghiệp giáo
dục công lập trong thành phố Bà Rịa......................................................... 6
1.2 Đổi mới mô hình kế toán chung nhằm mục tiêu đáp ứng yêu cầu tinh
giảm bộ máy kế toán và nâng cao hiệu quả hoạt động tại các đơn vị sự
nghiệp giáo dục công lập trong thành phố Bà Rịa.......................................... 11


1.2.1 Những hạn chế trong công tác tài chính, kế toán hiện nay tại các đơn
vị sự nghiệp giáo dục công lập trong thành phố Bà Rịa làm ảnh hưởng đến
hiệu quả hoạt động................................................................................... 11
1.2.2 Những khó khăn của mô hình kế toán hiện hành tại các đơn vị sự
nghiệp giáo dục công lập trong thành phố Bà Rịa....................................12
1.2.3 Những yếu tố thuận lợi về mặt điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của
thành phố Bà Rịa đáp ứng được yêu cầu đổi mới với mô hình kế toán
chung........................................................................................................ 12
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT................................................................. 14
2.1 Cơ sở lý luận................................................................................................ 14
2.1.1 Đặc điểm tài chính của các đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập......14
2.1.2 Cơ chế tài chính của các đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập..........14

2.1.3 Công tác kế toán trong đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập............15
2.2 Tổng quan về các nghiên cứu công tác tài chính - kế toán tại các đơn vị
sự nghiệp giáo dục công lập.............................................................................. 18
2.3 Vận dụng mô hình kế toán tập trung để đổi mới mô hình kế toán chung
cho các đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập đáp ứng yêu cầu tinh giảm bộ
máy kế toán và nâng cao hiệu quả hoạt động................................................. 24
CHƯƠNG 3: KIỂM CHỨNG MÔ HÌNH KẾ TOÁN CHUNG GIÚP TINH
GIẢM BỘ MÁY KẾ TOÁN VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG –
DỰ ĐOÁN NGUYÊN NHÂN TÁC ĐỘNG..................................................... 28
3.1 Kiểm chứng mô hình kế toán chung giúp tinh giảm bộ máy kế toán và
nâng cao hiệu quả hoạt động............................................................................ 28
3.1.1 Thực tế mô hình kế toán chung....................................................... 28
3.1.2 Thực trạng công tác tài chính kế toán hiện hành tại các đơn vị sự
nghiệp giáo dục công lập trên địa bàn thành phố Bà Rịa và những hạn chế
làm ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động.................................................... 29


3.2 Nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trong công tác quản lý tài chính và
công tác hạch toán kế toán tại các đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập trong
thành phố Bà Rịa.............................................................................................. 52
CHƯƠNG 4: KIỂM ĐỊNH NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN NHỮNG HẠN
CHẾ TRONG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP
GIÁO DỤC CÔNG LẬP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ BÀ RỊA VÀ ĐỀ
XUẤT GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC................................................................... 56
4.1 Kiểm định nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trong công tác kế toán
tại các đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập trên địa bàn thành phố Bà Rịa .. 56

4.1.1 Thực tế về mô hình kế toán hiện hành với những hiệu quả mang lại
56
4.2 Đề xuất giải pháp khắc phục hạn chế từ mô hình kế toán chung............56

4.2.1 Quy trình dự toán ngân sách trường học......................................... 57
4.2.2 Công tác hạch toán kế toán tại hệ thống các trường mầm non, trường
tiểu học và trung học cơ sở...................................................................... 58
CHƯƠNG 5: XÂY DỰNG KẾ HOẠCH CHO VIỆC ĐỔI MỚI MÔ HÌNH
KẾ TOÁN CHUNG.......................................................................................... 62
5.1 Đổi mới mô hình kế toán chung tại các đơn vị sự nghiệp giáo dục theo
hướng tinh giàm bộ máy kế toán là phù hợp chủ trương chính sách của Nhà
nước trong thời gian sắp tới nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động.................62
5.2 Những yếu tố thuận lợi trong cách thức tổ chức bộ máy quản lý và hoạt
động kế toán tại các đơn vị sự nghiệp giáo dục của thành phố Bà Rịa đáp
ứng được yêu cầu dổi mới với mô hình kế toán chung................................... 64
5.3 Khó khăn hạn chế khi áp dụng mô hình kế toán chung vào thực tiễn....66
5.4 Các giải pháp được đề xuất........................................................................ 66
6. PHẦN KẾT LUẬN........................................................................................ 69
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

ĐVSN

Đơn vị sự nghiệp

GD&ĐT

Giáo dục và đào tạo

TW


Trung ương

CQQL

Cơ quan quản lý

NQTW

Nghị Quyết trung ương

TT

Thông tư

BTC

Bộ Tài Chính

TK

Tài khoản

DTNS

Dự toán ngân sách

KP

Kinh phí



DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1 Sơ đồ công tác kế toán tại các đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập trong
thành phố Bà Rịa.
Sơ đồ 2.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán theo mô hình kế toán tập trung.
Sơ đồ 3.1 Sơ đồ biểu diễn các nguyên nhân theo mô hình xương cá.


DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1

Phương pháp hạch toán kế toán một số hoạt động của trường
mầm non Long Hương

PHỤ LỤC 2

Phương pháp hạch toán kế toán một số hoạt động của trường
tiểu học Nguyễn Bá Ngọc

PHỤ LỤC 3

Phương pháp hạch toán kế toán một số hoạt động của trường
trung học cơ sở Long Toàn

PHỤ LỤC 4

Phương pháp hạch toán nguồn kinh phí thường xuyên

PHỤ LỤC 5


Phương pháp hạch toán nguồn kinh phí không thường xuyên

PHỤ LỤC 6

Phương pháp hạch toán nguồn thu sự nghiệp khác

PHỤ LỤC 7

Phương pháp hạch toán các khoản thu từ hoạt động sản xuất
kinh doanh và cung cấp dịch vụ

PHỤ LỤC 8

Phương pháp hạch toán xử lý kế toán cuối kỳ

PHỤ LỤC 9

Bảng tổng hợp lương nhân viên kế toán tại các đơn vị sự
nghiệp giáo dục tháng 04/2019

PHỤ LỤC 10

Phiếu khảo sát đánh giá tính hữu hiệu và hiệu quả công tác kế
toán hiện nay tại các đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập trên
địa bàn thành phố Bà Rịa

PHỤ LỤC 11

Bảng kết quả khảo sát đánh giá tính hữu hiệu và hiệu quả công
tác kế toán hiện nay tại các đơn vị sự nghiệp giáo dục công

lập trên địa bàn thành phố Bà Rịa


TÓM TẮT
Đề tài là một nghiên cứu ứng dụng giải quyết vấn đề kế toán trong các đơn vị
sự nghiệp giáo dục công lập.
Đề tài “Đổi mới mô hình kế

ị sự nghiệp giáo dụ



ớng tinh giảm bộ máy kế toán nhằm

nâng cao hiệu quả hoạ ộ ” được thực hiện nhằm giải quyết những hạn chế trong
công tác kế toán tại các đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập trong thành phố Bà Rịa,
góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động cho các đơn vị và hoạt động quản lý của cơ
quan cấp trên; đồng thời phù hợp chính sách tinh giảm biên chế bộ máy kế toán của
nhà nước trong thời gian sắp tới.
Qua quá trình tìm hiểu hoạt động kế toán và thu thập dữ liệu kế toán tại các
đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập trong thành phố Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa – Vũng
Tàu; tác giả nhận thấy công tác kế toán hiện hành đang tồn tại những hạn chế trong
quản lý thu chi và phương pháp hạch toán kế toán làm ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt
động cũng như công tác quản lý tài chính các đơn vị này. Bằng phương pháp thống
kê mô tả và phân tích đánh giá dữ liệu, kết hợp sử dụng công cụ khảo sát theo
phương pháp định tính; đề tài xác định những hạn chế trong công tác kế toán hiện
hành xuất phát từ việc tổ chức mô hình kế toán; đồng thời đề xuất giải pháp khắc
phục các hạn chế trên bằng cách đổi mới sang mô hình kế toán chung.
Đề tài mang tính ứng dụng thực tiễn và đem lại những giá trị thiết thực trong
hoạt động quản lý tài chính như: tạo sự thống nhất trong công tác xử lý hạch toán kế

toán trường học; tăng tính công khai minh bạch các thông tin tài chính của nhà
trường; tiết kiệm một phần khoản chi hoạt động đối với ngân sách địa phương; nâng
cao công tác quản lý tài chính trong ngành giáo dục. Đồng thời đề tài thực sự ph
hợp với chủ trương của Đảng và Nhà nước về yêu cầu tinh giảm biên chế để đổi
mới bộ máy quản lý giáo dục trong giai đoạn hiện nay.


ABSTRACT
The thesis is an applied research to solve accounting problems in public
education administrative units.
The thesis “I

i

i

m d

f

bi

education administrative units in Ba Ria City towards reducing the accounting
system to improve operational efficiency” was implemented to solve the limitations
of accounting activities at public educational administrative units in Ba Ria City,
contributing to improving the operational efficiency of units and management
activities of the senior regulatory agency; at the same time, it is consistent with the
policy of reducing the payroll of the state accounting apparatus in the coming time.
Through the process of understanding accounting activities and collecting
accounting data at public education administrative units in Ba Ria city, Ba Ria Vung Tau province; The author recognizes that the current accounting work has

limitations in revenue and expenditure management and accounting entry methods
that affect the performance as well as the financial management of these units. By
statistical descriptive method and data evaluation analysis method, combined using
qualitative survey tools; the project identifies the limitations in the current
accounting activities stemming from the organization of the accounting model; at
the same time, propose solutions to overcome the above limitations by innovating to
the general accounting model.
The thesis has practical applicability and brings practical values in
financial management activities such as: creating uniformity in accounting entry
methods at public education administrative units; increase the public and transparent
financial information; partially save operational expenses with local budgets;
improve financial management in education. At the same time, the thesis is really
consistent with the policy of the government on the policy of reducing the payroll to
renovate the educational management apparatus in the current period.


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài:
Hoạt động kế toán tại một tổ chức, một đơn vị không chỉ là hoạt động thu thập
thông tin, xử lý thông tin và lập các báo cáo kế toán cung cấp cho người sử dụng;
mà kết quả của những thông tin do kế toán cung cấp có thể hỗ trợ các nhà quản lý
cấp trên trong việc cải thiện hoạt động của tổ chức ngày càng tốt hơn, đạt hiệu quả
cao hơn, nhất là trong lĩnh vực giáo dục, lĩnh vực được nhà nước chú trọng đầu tư
và các chính sách tài chính là vấn đề rất được quan tâm; Để nhân viên kế toán có thể
thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ của mình, ngoài yêu cầu các kế toán viên phải có
trình độ chuyên môn nhất định, luôn tuân thủ các chính sách do Nhà nước quy định,
bên cạnh đó cần phải có sự hướng dẫn, kiểm tra giám sát của cơ quan quản lý cấp
trên. (Vai trò của kế toán hành chính sự nghiệp trong quản lý ngân sách, Thạc sĩ

Nguyễn Thị Minh Phương, 2014)
Tuy nhiên, thông qua quá trình tìm hiểu, phân tích và đánh giá tài liệu kế toán tại
các đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập trong thành phố Bà Rịa, tác giả nhận thấy
hoạt động kế toán tại các đơn vị sự nghiệp giáo dục trong thành phố Bà Rịa có
nhiều sự khác biệt và không thống nhất về: phương pháp quản lý thu chi, phương
pháp xử lý kế toán, báo cáo tài chính trong hoạt động công khai minh bạch thông tin
tài chính giữa các trường trong cùng một cấp học và chưa thực hiện đúng theo
hướng dẫn của chế độ kế toán hiện hành. Những điều này là những hạn chế của
công tác kế toán làm ảnh hưởng đến thông tin kế toán được cung cấp, đến hiệu quả
sử dụng thông tin của các đối tượng sử dụng, đồng thời ảnh hưởng đến hiệu quả
quản lý tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp giáo dục nói riêng và ngành giáo dục
nói chung.
Tác giả lựa chọn đề tài “Đổi mới mô hình kế toán chung cho
giáo dụ



ị sự
nghiệp

ớng tinh giảm bộ máy kế toán

nhằm nâng cao hiệu quả hoạ ộ ” làm nghiên cứu cho luận văn thạc sĩ chuyên
ngành Kế toán theo hướng ứng dụng vì vấn đề đổi mới mô hình kế toán chung giúp
công tác kế toán được thực hiện thống nhất đồng bộ về phương pháp xử lý các


2

nghiệp vụ kế toán trường học, gia tăng các biện pháp kiểm tra kiểm soát tài chính

trường học, nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý tài chính cho các trường học và
cho ngành giáo dục địa phương; đồng thời vấn đề nghiên cứu phù hợp với chủ
trương đường lối của Đảng và Nhà nước về yêu cầu đổi mới bộ máy quản lý và tinh
giảm biên chế đối với chức danh kế toán để nâng cao hiệu quả hoạt động của ngành
giáo dục trong thời gian sắp tới.
Mặc dù vấn đề nghiên cứu công tác kế toán hành chính sự nghiệp tại các trường học
công lập không phải là vấn đề nghiên cứu mới trong lĩnh vực kế toán; nhưng đề tài
tác giả nghiên cứu thực hiện là vấn đề mới. Đề tài giải quyết những hạn chế thiếu
sót trong công tác kế toán thông qua thiết lập lại mô hình kế toán chung nhằm kiểm
soát tốt nguồn nguồn kinh phí được giao và nguồn tài chính thu chi của trường học,
tăng cường chính sách công khai tài chính và đảm bảo tính minh bạch của thông tin
tài chính để nâng cao hoạt động quản lý tài chính. Mặt khác với mô hình kế toán
chung có thể tiết kiệm chi phí hoạt động cho ngân sách địa phương đối với chi phí
tiền lương cho nhân viên kế toán, điều này phù hợp với chính sách Nhà nước trong
việc cải cách cơ cấu bộ máy kế toán trong ngành giáo dục, đáp ứng kịp thời sự thay
đổi hoạt động kế toán trường học nếu chính sách tinh giảm biên chế được thực hiện.
(Nghị Quyết 29 – NQ/TW)
2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài:
Mục tiêu nghiên cứu đề tài là tác giả mong muốn thay đổi mô hình kế toán hiện hành
tại các đơn vị sự nghiệp giáo dục trong thành phố Bà Rịa theo mô hình kế toán chung,
nhằm khắc phục các hạn chế trong công tác kế toán để nâng cao hiệu quả hoạt động
cho các đơn vị này, thông qua việc nghiên cứu, tìm hiểu, phân tích từ đó đề xuất biện
pháp khắc phục những hạn chế thiếu sót của công tác tài chính trường học hiện nay về
cách thức quản lý các khoản thu, các khoản chi và mục đích sử dụng các quỹ tại các
trường học; khắc phục sự không thống nhất trong phương pháp ghi nhận, xử lý kế toán
đối với một số nghiệp vụ tài chính phát sinh, sự không thống nhất của quá trình công
khai thông tin tài chính và tính minh bạch của các thông tin kế toán; đồng thời đề tài
đổi mới mô hình kế toán chung giúp tiết kiệm một phần chi



3

phí ngân sách cho bộ máy quản lý giáo dục tại địa phương và phù hợp chủ trương
của Nhà nước trong thời gian sắp tới. (III.Nhiệm vụ - Giải pháp, Nghị Quyết 19 –
NQ/TW)
3. Phương pháp nghiên cứu:
Thông qua quá trình phỏng vấn kế toán tại các trường học, thu thập các thông tin dữ
liệu về hoạt động kế toán, phát hiện ra các hạn chế trong môi trường làm việc, sự
bất đồng mâu thuẫn trong hoạt động kế toán với cấp quản lý, tác động đến hiệu quả
công tác kế toán hiện hành.
Tác giả thu thập thông tin kế toán tại các trường học thông qua các tài liệu kế toán
như chứng từ, sổ sách và báo cáo kế toán; thực hiện phân tích và tổng hợp các thông
tin kế toán về quy trình tài chính thu chi và phương pháp hạch toán kế toán từng cấp
học (từ mầm non đến trung học cơ sở), tìm ra những khác biệt không thống nhất
trong cách theo dõi nguồn tài chính thu chi các trường học và phương pháp hạch
toán xử lý kế toán tại từng đơn vị, đánh giá phân tích sự ảnh hưởng của nhược điểm
và hạn chế đối với hoạt động quản lý kiểm tra tài chính các trường học.
Đồng thời, tác giả sử dụng kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính khi thực hiện
đề tài, bằng cách tiến hành hoạt động khảo sát các đối tượng có liên quan bằng
phiếu khảo sát với các câu hỏi nghiên cứu cần thiết. Phiếu khảo sát là một bảng câu
hỏi liên quan vấn đề tính hữu hiệu và hiệu quả của công tác tổ chức bộ máy kế toán
hiện hành tại các đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập trên địa bàn thành phố, thông
qua kết quả tổng hợp từ các phiếu khảo sát làm cơ sở đánh giá các hạn chế đã nhận
định. Từ đó đưa ra kết luận sự cần thiết để đổi mới mô hình kế toán riêng đang áp
dụng tại các trường học hiện nay trở thành mô hình kế toán chung, nhằm khắc phục
những hạn chế đang tồn tại và nâng cao hiệu quả quản lý tài chính các trường học.
Đổi mới thành mô hình kế toán chung được dựa trên những quy định về cơ chế quản lý
tài chính – kế toán công ở cấp địa phương, quy định về quy trình giao dự toán thu chi
ngân sách; kết hợp những chính sách kế toán của Chế độ kế toán hành chính sự nghiệp
theo thông tư 107/2017/TT-BTC, các Nghị định có liên quan làm cơ sở pháp



4

lý để vận dụng cho hoạt động đổi mới và thiết lập như : Nghị định số 127/2018/NĐ
- CP Quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục, Nghị định số 16/2015/NĐ

– CP Quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập.
Mô hình kế toán chung được thiết lập trên các quy trình hoạt động sau: Quy trình
dự toán thu chi ngân sách; quy trình quản lý hoạt động thu, chi; quy trình xử lý
nghiệp vụ kế toán phát sinh; quy định lập báo cáo quyết toán và báo cáo tài chính.
4. Ý nghĩa thực tiễn của luận văn:
Đổi mới mô hình kế toán chung cho hệ thống các trường học bao gồm: trường mẩm
non, trường tiểu học và trung học cơ sở tại cùng một Phường trong thành phố Bà
Rịa đáp ứng yêu cầu của Nhà nước về tinh giảm bộ máy quản lý trong các trường
học trong giai đoạn sắp tới, nâng cao hiệu quả trong hoạt động quản lý tài chính
công: hạn chế các vấn đề sai phạm trong hoạt động thu chi tài chính, gia tăng tính
công khai minh bạch của thông tin tài chính, và cải thiện tình hình chi phí ngân
sách địa phương. Tạo ra một hệ thống quản trị về tài chính công cho ngành giáo dục
trong địa bàn thành phố theo từng khu vực thống nhất và nhất quán.
5. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, kết cấu luận văn bao gồm 5 chương:
Chương 1: Công tác kế toán tại các đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập trong thành
phố Bà Rịa
Chương 2: Cơ sở lý thuyết
Chương 3: Kiểm chứng mô hình kế toán giúp tinh giảm bộ máy kế toán và
nâng cao hiệu quả hoạt động – Dự đoán nguyên nhân và tác động
Chương 4: Kiểm định nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trong công tác kế toán
tại các đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập trên địa bàn thành phố Bà Rịa và đề
xuất giải pháp khắc phục

Chương 5: Xây dựng kế hoạch cho việc đổi mới mô hình kế toán chung


5

PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP GIÁO
DỤC CÔNG LẬP TRONG THÀNH PHỐ BÀ RỊA
1.1 Giới thiệu tổng quan các đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập trong địa
bàn thành phố Bà Rịa
Thành phố Bà Rịa là thành phố trực thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, thành phố có
2

diện tích 91,46 km gồm 11 đơn vị hành chính cấp Phường, xã. Các đơn vị hành
chính của thành phố bao gồm 8 phường: Phước Hiệp, Phước Hưng, Phước Nguyên,
Phước Trung, Long Tâm, Long Toàn, Long Hương, Kim Dinh và 3 xã: Hòa Long,
Long Phước, Tân Hưng. Các phường, xã trong thành phố có một hệ thống giáo dục
công lập được xây dựng thống nhất, quy mô và đồng đều về mọi mặt từ cấp mầm
non đến trung học cơ sở. Các đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập trong thành phố
được đầu tư cơ sở vật chất đầy đủ, trang thiết bị dạy học hiện đại, đội ngũ giáo viên
đạt chuẩn quy định, đồng thời cơ chế quản lý tài chính, ngân sách phân bổ trong
ngành giáo dục phù hợp và tuân thủ chính sách do nhà nước quy định.
1.1.1 Tổng quan về hệ thống giáo dục công lập trong thành phố Bà Rịa từ cấp
học mầm non đến trung học cơ sở


Theo “Báo cáo Tổng kết năm học 2017 – 2018” của Phòng Giáo dục & Đào tạo
thành phố Bà Rịa, hiện tại năm 2019 thành phố có tất cả 35 trường học công lập
gồm các trường mầm non, tiểu học và trung học cơ sở phân bố đồng đều trên 11
phường, xã với hệ thống trường lớp, phòng học được trang bị đầy đủ phục vụ tốt

cho hoạt động giảng dạy.



Số lượng các trường học công lập trên 11 phường, xã trong thành phố từ bậc
mầm non đến bậc trung học cơ sở hiện tại đang hoạt động ổn định bao gồm: 12
trường mầm non, 13 trường tiểu học (riêng phường Kim Dinh và xã Hòa Long
thì mỗi đơn vị có 02 trường tiểu học), 10 trường trung học cơ sở, ngoài ra thành
phố đang xây dựng thêm một trường trung học cơ sở trên địa bàn phường Phước
Hưng và dự kiến năm 2020 sẽ đi vào hoạt động. Như vậy hệ thống các trường
học từ cấp mầm non đến trung học cơ sở trong thành phố Bà Rịa đến năm 2020


6

là 36 trường học được phân bổ đồng đều trong khu vực 11 phường, xã trực
thuộc Thành phố.
1.1.2 Tình hình nhân sự tại các đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập trong thành
phố Bà Rịa
Tình hình nhân sự tại các đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập từ cấp mầm non đến
cấp trung học cơ sở trên địa bàn Thành phố theo thống kê từ Phòng Giáo dục và
Đào tạo là 1.555 nhân sự bao gồm tất cả cán bộ quản lý, nhân viên và giáo viên.
Toàn bộ cán bộ quản lý, nhân viên và giáo viên tại các trường học đều có trình độ
chuyên môn và nghiệp vụ; luôn tích cực nghiên cứu học tập để nâng cao nghề
nghiệp chuyên môn. Số liệu về tình hình nhân sự bao gồm:


Cán bộ quản lý tại các trường học công lập là 86 người.




Nhân viên là 290 người gồm: 35 nhân viên kế toán, số nhân viên còn lại là
thủ quỹ, văn thư và bảo vệ.



Giáo viên là 1.181 người gồm: 356 giáo viên mầm non, 421 giáo viên tiểu
học, 404 giáo viên trung học cơ sở.

1.1.3 Tổng quan công tác tài chính kế toán tại các đơn vị sự nghiệp giáo dục
công lập trong thành phố Bà Rịa
1.1.3.1 Cơ chế tài chính
Cơ chế tài chính của các đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập trong địa bàn thành phố
Bà Rịa cụ thể tại các trường mầm non, trường tiểu học, trường trung học cơ sở là cơ
chế tự chủ tài chính, thực hiện quản lý tài chính theo Nghị định số 16/2015/NĐ – CP
của Chính phủ. Theo cơ chế quản lý tài chính của Nghị định 16/2015/NĐ – CP, các
trường học trên được Nhà nước đảm bảo nguồn ngân sách cho hoạt động chi thường
xuyên để thực hiện chức năng và nhiệm vụ giáo dục, vì các trường học không có nguồn
thu sự nghiệp từ hoạt động hoặc nguồn thu sự nghiệp rất thấp. Hiện nay, các trường
mầm non và trường tiểu học công lập trong địa bàn thành phố thực hiện miễn giảm
hoàn toàn học phí, còn lại các trường trung học cơ sở vẫn thực hiện thu học phí nhưng
khoản thu thường rất thấp không đủ đảm bảo cho các trường chi hoạt động thường
xuyên. Vì vậy tất cả đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập trên địa


7

bàn thành phố sử dụng hoàn toàn kinh phí hoạt động được cấp từ Phòng Giáo dục
và Đào tạo thành phố. Số kinh phí hoạt động cấp cho các trường học được nhân
viên kế toán xây dựng trên “Dự toán thu chi ngân sách” hằng năm.

1.1.3.2 Công tác kế toán trường học
Thông qua hoạt động phỏng vấn các nhân viên kế toán tại các trường học trong địa
bàn thành phố, quy trình của hoạt động kế toán tại các trường học được thực hiện
như sau: Nhân viên kế toán tại các trường học lập và quyết toán dự toán thu chi theo
thông tư 61/2017/TT – BTC. Đầu năm tài chính, kế toán nhận thông báo về hoạt
động dự toán ngân sách từ cơ quan quản lý cấp trên và thực hiện lập dự toán ngân
sách gửi đúng thời gian quy định. Sau quá trình xét duyệt dự toán, số kinh phí được
cơ quan quản lý cấp trên cấp cho các trường theo dự toán đã lập. Trong kỳ hoạt
động của nhà trường, các khoản thu chi có chứng từ hợp lệ được kế toán nhập liệu
vào phần mềm kế toán để xử lý, hoạt động hạch toán kế toán và lập báo cáo tài
chính và báo cáo quyết toán thực hiện theo thông tư 107/2017/TT - BTC. Cuối kỳ
kế toán, các báo cáo quyết toán về số kinh phí đã sử dụng trong kỳ và báo cáo tài
chính được gửi cho ban giám hiệu và cơ quan quản lý cấp trên theo quy định. Công
tác kế toán tại các trường học được minh họa qua sơ đồ 1.1
Sơ đồ 1.1 Sơ đồ công tác kế toán tại các đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập
trong thành phố Bà Rịa (Nguồn tham khảo: Phòng Giáo dục & Đào tạo thành phố
Bà Rịa)


8

Nhân viên kế toán trường học

Hoạt động dự toán ngân sách

Kế hoạch hoạt

Chỉ tiêu kế

động của nhà

trường

hoạch nhà
nước

Thông tin dự toán
thu chi ngân sách

Báo cáo quyết toán

Hoạt động xử lý nghiệp vụ kế toán

Các hoạt động tài chính thu, chi

Phần mềm kế toán
IMAS

Sổ kế toán

Cơ quan quản lý cấp trên

Thu thập thông tin
các chứng từ kế
toán

Báo cáo tài chính

Công khai tài chính tại đơn vị

a/ Dự toán thu chi ngân sách

 Căn cứ lập dự toán và quy trình lập dự toán




“Dự toán thu chi ngân sách” được lập bởi nhân viên kế toán trường học lập theo
Nghị định 16/2015/NĐ – CP. Nhân viên kế toán trường học khi lập “Dự toán thu
chi ngân sách” phải căn cứ vào: nhiệm vụ trong năm học mới của nhà trường,
các chỉ tiêu kế hoạch do Ủy ban nhân dân thành phố giao cho các trường học
thực hiện trong năm học.

“Dự toán thu chi ngân sách” được nhân viên kế toán lập vào tháng 1 hằng năm
gửi đến Phòng giáo dục và đào tạo của thành phố xét duyệt. Sau quá trình xét
duyệt, Phòng giáo dục và đào tạo sẽ ban hành quyết định giao dự toán cho các
trường học và dự toán thường được phân bổ trong quý 1 của năm tài chính.
 Kế toán sử dụng kinh phí cấp từ dự toán ngân sách


9

Trong một năm hoạt động của nhà trường, nhân viên kế toán phải đảm bảo tất cả
hoạt động thu chi tài chính của nhà trường đã thực hiện tuân thủ theo quy định trong
mục lục ngân sách. Khi thực hiện thanh toán các khoản chi của nhà trường thông
qua kho bạc nhà nước, nhân viên kế toán cần lập hồ sơ thanh toán đầy đủ gồm giấy
rút dự toán ngân sách, các chứng từ hóa đơn hợp pháp có liên quan để làm cơ sở
cho hoạt động thanh toán.


Quy trình quyết toán ngân sách




Hoạt động quyết toán ngân sách và chuẩn bị cho công tác kiểm tra tình hình sử
dụng ngân sách được nhân viên kế toán thực hiện định kỳ theo quy định và
chuẩn bị hồ sơ đầy đủ. Do đặc điểm khác biệt về khung thời gian của năm học
và năm tài chính nên các đơn vị sự nghiệp giáo dục thực hiện hai kỳ quyết toán
riêng biệt gồm: kỳ quyết toán lương và kỳ quyết toán dự toán thu chi ngân sách.
Đối với kỳ quyết toán lương, nhân viên kế toán chuẩn bị hồ sơ quyết toán bao
gồm: chứng từ thanh toán tiền lương và các khoản đóng góp ; bảng tổng hợp
lương ký xác nhận của tất cả cán bộ, nhân viên, giáo viên biên chế và hợp đồng
của nhà trường; sổ sách kế toán có liên quan để làm căn cứ quyết toán. Đối với
kỳ quyết toán dự toán thu chi ngân sách và kiểm tra sử dụng ngân sách, nhân
viên kế toán chuẩn bị hồ sơ quyết toán bao gồm: tất cả chứng từ thu chi phát
sinh trong năm tài chính; sổ sách kế toán liên quan theo yêu cầu của cơ quan
quản lý; báo cáo tài chính và báo cáo quyết toán ngân sách trong năm.



Các hồ sơ cho quá trình quyết toán cần chuẩn bị đầy đủ theo quy định và gửi đến
cơ quan quản lý cấp trên vào tháng 12 hằng năm. Hoạt động quyết toán thường
được cơ quan quản lý cấp trên thực hiện trong khoảng thời gian quý I của năm
tài chính tiếp theo. Giai đoạn trước năm 2018, các hoạt động kiểm tra tài chính
và quyết toán dự toán thu chi ngân sách của các trường học từ cấp mầm non đến
cấp trung học cơ sở được Phòng tài chính kế hoạch của thành phố quản lý và
thực hiện; nhưng bắt đầu từ năm 2019 toàn bộ các hoạt động quản lý tài chính
tại các đơn vị trên sẽ do Phòng giáo dục và đào tạo của thành phố quản lý và
thực hiện.


10


b/ Chính sách kế toán áp dụng
Kỳ kế toán: Các đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập trong thành phố Bà Rịa bắt



đầu kỳ kế toán từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 31 tháng 12 hằng năm


Kỳ quyết toán: Các đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập trong thành phố Bà Rịa
thực hiện nộp hồ sơ quyết toán vào tháng 12 hằng năm và được thực hiện quyết
toán vào khoảng quý 1 hoặc 2 của năm sau.



Chế độ kế toán: Các đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập trong thành phố áp
dụng chế độ kế toán hành chính sự nghiệp theo thông tư 107/2017/TT – BTC
của Bộ Tài Chính, bao gồm: hệ thống chứng từ kế toán, hệ thống tài khoản kế
toán, hệ thống sổ sách kế toán và hệ thống báo cáo kế toán quy định theo thông
tư 107/2017/TT – BTC.
Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: theo phương pháp kê khai thường xuyên.




Phương pháp khấu hao tài sản cố định: theo phương pháp khấu hao tuyến tính.



Hình thức ghi sổ kế toán: kế toán ghi sổ theo hình thức Nhật ký chung.




Công tác kế toán thực hiện bằng phần mềm kế toán IMAS 2019. Mặc dù tất cả
hoạt động tài chính kế toán được thực hiện hạch toán, ghi sổ và lập báo cáo kế
toán bằng phần mềm IMAS 2019, nhưng mỗi trường học trong thành phố sẽ
được cơ quan quản lý cấp trên cung cấp một Mã sử dụng riêng (gọi là Mã đơn
vị). Phần mềm được thiết kế đầy đủ tuân thủ theo chế độ kế toán hiện hành bao
gồm: hệ thống chứng từ; hệ thống tài khoản kế toán và sổ sách kế toán; các phân
hệ theo dõi riêng vật tư hàng hóa, tài sản cố định, lương, công cụ dụng cụ và
công nợ; hệ thống các báo cáo tài chính và báo cáo quyết toán.


11

1.2 Đổi mới mô hình kế toán chung nhằm mục tiêu đáp ứng yêu cầu tinh giảm
bộ máy kế toán và nâng cao hiệu quả hoạt động tại các đơn vị sự nghiệp giáo
dục công lập trong thành phố Bà Rịa
1.2.1 Những hạn chế trong công tác tài chính, kế toán hiện nay tại các đơn vị sự
nghiệp giáo dục công lập trong thành phố Bà Rịa làm ảnh hưởng đến hiệu quả
hoạt động.
Từ các tài liệu kế toán thu thập được gồm sổ sách kế toán, các báo cáo công khai tài
chính tại các trường học nhận thấy nhiều điểm khác biệt trong công tác kế toán, tiến
hành kết hợp với hoạt động phỏng vấn nhân viên kế toán tại các trường, tác giả thấy
một số hạn chế trong công tác tài chính kế toán tại các trường học như sau:


Phương pháp xử lý các nghiệp vụ kế toán: Kế toán tại các đơn vị sự nghiệp công
lập phải thực hiện thống nhất chế độ kế toán theo thông tư 107/2017/ TT – BTC
nhưng hoạt động xử lý nghiệp vụ kế toán tại từng trường học hiện nay chưa

thống nhất với nhau và vẫn tồn tại sự khác biệt với chế độ kế toán hiện hành. Sự
khác biệt trong việc ghi nhận và hạch toán một số khoản thu như: nguồn thu sự
nghiệp từ hoạt động bán trú tại các trường tiểu học, nguồn kinh phí cấp cho hoạt
động đào tạo bồi dưỡng, doanh thu từ hoạt động giữ xe căn tin hạch toán thuế
chưa rõ ràng. Đồng thời những hạn chế trong hoạt động chi như: chi tiền mặt,
chi sửa chữa thường xuyên chưa đúng đối tượng và mục đích. Chính sự khác
biệt trong phương pháp xử lý nghiệp vụ dẫn đến sự khác biệt trong hệ thống sổ
sách kế toán và cách thức trình bày báo cáo tài chính; từ đó gây ra khó khăn cho
quá trình kiểm soát kiểm tra hoạt động tài chính của cơ quan quản lý.



Hoạt động công khai tài chính: thủ tục công khai tài chính còn có nhiều khác
biệt đối với các đơn vị sự nghiệp trong cùng một cấp học. Các thông tin tài chính
được công khai vào cuối kỳ nhưng chưa đồng bộ và nhất quán về thời gian, các
báo cáo công khai của từng đơn vị chưa có sự thống nhất và chưa được thuyết
minh đầy đủ, rõ ràng gây khó khăn cho người sử dụng khi tiếp nhận thông tin.


12

1.2.2 Những khó khăn của mô hình kế toán hiện hành tại các đơn vị sự nghiệp
giáo dục công lập trong thành phố Bà Rịa
Thông qua hoạt động phỏng vấn các nhân viên kế toán tại một số đơn vị sự nghiệp
giáo dục công lập trong thành phố Bà rịa, tác giả nhận thấy các nhân viên kế toán có
sự mâu thuẫn trong hoạt động quản lý tài chính với ban giám hiệu tại đơn vị của họ.
Cụ thể ban giám hiệu tại một số đơn vị không nắm vững thông tư và các quy định
hạch toán kế toán nhưng thường can thiệp vào các hoạt động này. Đồng thời, trong
quá trình lãnh đạo Ban giám hiệu thường yêu cầu nhân viên kế toán thực hiện các
hoạt động chi chưa ph hợp; hoặc đưa ra các quyết định thu chi tài chính không đúng

với quy định; từ đó dẫn đến sự bất đồng quan điểm trong hoạt động quản lý tài
chính giữa nhân viên kế toán với Ban giám hiệu nhà trường. Sự can thiệp vào các
hoạt động chuyên môn nghiệp vụ kế toán, sự mâu thuẫn giữa nhân viên kế toán với
Ban giám hiệu, cũng như áp lực làm việc lên nhân viên kế toán làm ảnh hưởng đến
hiệu quả hoạt động quản lý tài chính của các trường học.
Điều đó cho thấy, mô hình kế toán hiện hành tại các đơn vị sự nghiệp giáo dục công
lập đang vận hành gặp phải những khó khăn, ảnh hưởng đến môi trường làm việc
và hoạt động chuyên môn của nhân viên kế toán. Đồng thời, việc tạo ra môi trường
làm việc độc lập cho nhân viên kế toán là cần thiết, hạn chế vai trò của Ban giám
hiệu trong việc ra quyết định, gây tác động áp lực đến hoạt động chuyên môn của kế
toán. Do đó việc đổi mới mô hình kế toán hiện hành từ mô hình riêng từng trường
thành mô hình kế toán chung là thật sự cần thiết.
1.2.3 Những yếu tố thuận lợi về mặt điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của
thành phố Bà Rịa đáp ứng được yêu cầu đổi mới với mô hình kế toán chung


Về điều kiện tự nhiên: Thành phố Bà Rịa là khu vực đồng bằng có hệ thống cơ
sở hạ tầng về giao thông được xây dựng tốt; các Phường trong thành phố có diện
tích nhỏ nên khoảng cách di chuyển giữa các trường học trong cùng một Phường
tương đối gần nhau và thuận tiện.



Về điều kiện kinh tế, xã hội: Sự phát triển kinh tế kinh tế, xã hội và phân bố dân
cư đồng đều trong thành phố nên giữa các Phường không có sự phân hóa chênh


13

lệch nhiều về trình độ cũng như thu nhập bình quân. Các đơn vị sự nghiệp công

lập như bệnh viện, trường học, trung tâm văn hóa…đều có cơ sở hạ tầng tốt, cơ
sở vật chất và trang thiết đầy đủ phục vụ cho hoạt động chuyên môn.


Sự thuận lợi về mặt tự nhiện gắn liền với sự phát triển kinh tế xã hội đồng đều
tạo ra nhiều yếu tố phù hợp áp dụng mô hình kế toán chung trong thực tiễn.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chương 1 trình bày về tổng quan về các đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập trong
thành phố Bà Rịa với tình hình hoạt động chuyên môn, tình hình nhân sự, cơ chế tài
chính và thực trạng công tác kế toán tại các đơn vị. Chương 1 cũng nêu rõ vấn đề
đang tồn tại là những hạn chế của công tác kế toán, dấu hiệu của vấn đề đang tồn tại
thể hiện qua các tài liệu kế toán đã thu thập, đồng thời xác định nguyên nhân dẫn
đến vấn đề đang tồn tại là từ mô hình kế toán hiện hành, từ đó đề xuất phương
hướng để giải quyết vấn đề.


14

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1 Cơ sở lý luận
Đơn vị sự nghiệp là những đơn vị hoạt động chủ yếu bằng nguồn kinh phí ngân
sách nhà nước cấp, nguồn phí, lệ phí được khấu trừ, để lại và một số nguồn khác
như: học phí, viện phí, hội phí, thu từ hoạt động kinh doanh, dịch vụ…để thực hiện
các chức năng, nhiệm vụ do Nhà nước giao để cung cấp dịch vụ công cho xã hội.
Công tác kế toán tại các đơn vị hành chính sự nghiệp là hoạt động kế toán thực hiện
nhằm theo dõi xử lý các thông tin tài chính phát sinh tại các đơn vị sự nghiệp, có
thể chia làm 2 hoạt động kế toán cần theo dõi là: hoạt động dự toán thu chi ngân
sách và hoạt động xử lý, hạch toán và lập báo cáo kế toán.
2.1.1 Đặc điểm tài chính của các đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập

 Các đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập thực hiện lập “Dự toán thu chi ngân
sách” (Dự toán kinh phí) gửi cơ quan cấp trên xét duyệt, sau khi được cơ quan
cấp trên đồng ý ra quyết định giao dự toán thì dự toán sẽ được cấp cho các đơn
vị sự nghiệp thông qua tài khoản tại kho bạc nhà nước, đồng thời kho bạc nhà
nước sẽ kiểm soát mọi hoạt động chi tiêu của các đơn vị. Quy trình lập dự toán,
chấp hành dự toán và quyết toán dự toán đều thực hiện theo đúng chế độ, tiêu
chuẩn, định mức do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.
 Các đơn vị sự nghiệp giáo dục trong cùng một thành phố được quản lý theo hệ
thống dọc. Các đơn vị sự nghiệp giáo dục như các trường mầm non, trường tiểu
học, trường trung học cơ sở trong cùng một thành phố là những đơn vị dự toán
cấp cơ sở. Các đơn vị dự toán cấp cơ sở trên sẽ nhận dự toán ngân sách cấp từ
đơn vị dự toán cấp trung gian là Phòng giáo dục và đào tạo của thành phố.
2.1.2 Cơ chế tài chính của các đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập


Cơ chế tự chủ tài chính: Các đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập áp dụng cơ chế
tự chủ tài chính theo Nghị định số 16/2015/NĐ – CP của Chính phủ ban hành
ngày 14 tháng 02 năm 2015.



Hình thức tự chủ tài chính theo Nghị định 16/2015/NĐ – CP của Chính phủ có 4
hình thức tự chủ tài chính bao gồm:


×