Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

ĐẶC ĐIỂM KIẾN TRÚC HỒI GIÁO VÀ KIẾN TRÚC PHẬT GIÁO Ở ĐÔNG NAM Á. SO SÁNH SỰ GIỐNG NHAU VÀ KHÁC NHAU GIỮA HAI LOẠI KIẾN TRÚC NÀY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.15 MB, 29 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA NGỮ VĂN

ĐẶC ĐIỂM KIẾN TRÚC HỒI GIÁO VÀ KIẾN TRÚC PHẬT GIÁO
Ở ĐÔNG NAM Á. SO SÁNH SỰ GIỐNG NHAU VÀ KHÁC NHAU
GIỮA HAI LOẠI KIẾN TRÚC NÀY.
(Bài tiểu luận kết thúc học phần)

Học phần

: VĂN HÓA ĐÔNG NAM Á

Giảng viên phụ trách

: TRẦN THỊ MAI AN

Mã phách

: …………………………

Đà Nẵng, tháng 01 năm 2016


MỤC LỤC:
MỞ ĐẦU:...................................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài:................................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu:..........................................................................................1
3. Phạm vi nghiên cứu:............................................................................................2
4. Đối tượng nghiên cứu:.........................................................................................2
5. Lịch sử nghiên cứu:............................................................................................. 2


6. Phương pháp nghiên cứu:....................................................................................2
7. Bố cục bài làm:.................................................................................................... 2
NỘI DUNG:.................................................................................................................. 4
1. Vài nét về Hồi giáo và Phật giáo ở Đông Nam Á:...............................................4
1.1. Hồi giáo:........................................................................................................ 4
1.2. Phật giáo:.......................................................................................................5
2. Đặc điểm kiến trúc Hồi giáo và kiến trúc Phật giáo ở Đông Nam Á:..................7
2.1. Kiến trúc Hồi giáo:........................................................................................7
2.2. Kiến trúc Phật giáo:.....................................................................................13
3. Sự giống nhau và khác nhau giữa kiến trúc Hồi giáo và kiến trúc Phật giáo ở
Đông Nam Á:........................................................................................................... 19
3.1. Sự giống nhau:.............................................................................................19
3.2. Sự khác nhau:..............................................................................................20
KẾT LUẬN:................................................................................................................ 25
TÀI LIỆU THAM KHẢO:..........................................................................................26


MỞ ĐẦU:
1. Lý do chọn đề tài:
Hòa với quá trình giao lứu và tiếp xúc văn hóa trong quá trình phát triển của văn
hóa, Đông Nam Á cũng tiếp xúc và giao lưu với khá nhiều nền văn hóa. Trong đó kết
quả của quá trình giao lưu tiếp biến là sự phát triển của nghệ thuật, tín ngưỡng, văn
hóa,… Đặc biệt có thể kế đến sự tiếp nhận mạnh mẽ các yếu tố văn hóa Tôn giáo; mà
ở Đông Nam Á, phát triển và ảnh hưởng mạnh mẽ nhất phải kể đến Hồi giáo và Phật
giáo.
Hồi giáo và Phật giáo là hai tôn giáo lớn nhất ở Đông Nam Á và có mặt hầu khắp
các nước ở khi vực này. Nó không chỉ ảnh hưởng mạnh mẽ đến văn hóa, tín ngưỡng,
phong tục của cư dân các nước Đông Nam Á, mà còn để lại những thành tựu đặc sắc
về mặt kiến trúc. Những kiến trúc Hồi giáo, Phật giáo là linh hồn của tôn giáo ở ở một
khu vực, một quốc gia. Ở Đông Nam Á cũng vậy, kiến trúc Hồi giáo, Phật giáo Đông

Nam Á vừa mang những đặc điểm cổ xưa của tôn giáo gốc, vừa mang những đặc
điểm riêng của nền văn hóa Đông Nam Á. Kiến trúc tôn giáo mà ở đây là hai tôn giáo
lớn Hồi giáo và Phật giáo ở khu vực Đông Nam Á là cái khiến nhiều người tò mò
khám phá. Đó cũng là lý do em chọn đề tài: “TRÌNH BÀY ĐẶC ĐIỂM KIẾN TRÚC
HỒI GIÁO VÀ KIẾN TRÚC PHẬT GIÁO Ở ĐÔNG NAM Á. LẬP BẢNG SO
SÁNH SỰ GIỐNG NHAU VÀ KHÁC NHAU GIỮA HAI KIẾN TRÚC NÀY”
2. Mục đích nghiên cứu:
Có khá nhiều người tò mò về văn hóa tôn giáo, đặc biệt hơn là kiến trúc tôn giáo ở
Đông Nam Á, cụ thể là kiến trúc Hồi giáo và Phật giáo ở Đông Nam Á cũng như sự
khác biệt của hai lối kiến trúc như thế nào.
Vì vậy mục đích của bài làm này nhằm trả lời các câu hỏi:
- Đặc điểm kiến trúc Hồi giáo như thế nào? Ra sao? Khác hay giống với kiến trúc
nguyên bản ban đầu của kiến trúc Hồi giáo? Cái đặc sắc nổi bật mang tính chất
của văn hóa Đông Nam Á ở đây là gì?...
- Đặc điểm kiến trúc Phật giáo ra sao? So với kiến trúc Phật giáo Ấn Độ như thế
nào? Đặc sắc của nó so với những kiến trúc tôn giáo khác?...
- Điểm khác nhau và giống nhau giữa kiến trúc Hồi giáo và kiến trúc Phật giáo ở
Đông Nam Á là gì?

1


3. Phạm vi nghiên cứu:
Các kiến trúc Hồi giáo và Phật giáo trong phạm vi khu vực Đông Nam Á
4. Đối tượng nghiên cứu:
Kiến trúc thánh đường của Hồi giáo và kiến trúc chùa tháp của Phật giáo.
Các thành tựu kiến trúc Hồi giáo và Phật giáo tiêu biểu ở Đông Nam Á.
5. Lịch sử nghiên cứu:
Các nhà nghiên cứu thường nghiên cứu các vấn đề sâu rộng, trong đó bao hàm cả
“Kiến trúc Hồi giáo và Phật giáo ở Đông Nam Á” như “Văn hóa Đông Nam Á”, “Tôn

giáo Đông Nam Á”, “Kiến trúc ở Đông Nam Á”. Vì thế ta có thể xem đây là một phần
lịch sử nghiên cứu vấn đề.
- Văn hóa và kiến trúc phương Đông, Đặng Thái Hoàng, NXB Đại học Quốc gia,
2001.
- Mỹ thuật và kiến trúc Phật giáo, Robert E.Fisher.
6. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp phân tích – tổng hợp:
Phân tích dựa vào các công trình kiến trúc tiêu biểu, để đơn giản hóa nó. Sau đó
tổng hợp, liên kết, thống nhất lại để đúc kết được đặc điểm kiến trúc Hồi giáo và
kiến trúc Phật giáo ở Đông Nam Á.
- Phương pháp diễn dịch:
Triển khai từ công trình để suy ra đặc điểm kiến trúc của công trình đó.
- Phương pháp hệ thống:
Sắp xếp triển khai luận điểm, dẫn chứng theo hệ thống.
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu:
Tìm kiếm tài liệu và chọn ra những tài liệu có ích, từ những tài liệu đó chọn ra
những ý cần thiết cho bài làm.
7. Bố cục bài làm:
Bài làm gồm : MỞ ĐẦU – NỘI DUNG – KẾT LUẬN ( - TÀI LIỆU THAM
KHẢO )
Trong đó phần chính NỘI DUNG bao gồm:
1. Vài nét về Hồi giáo và Phật giáo ở Đông Nam Á
2


1.1.Hồi giáo:
1.2.Phật giáo:
2. Đặc điểm kiến trúc Hồi giáo và kiến trúc Phật giáo ở Đông Nam Á
2.1.Kiến trúc Hồi giáo:
2.2.Kiến trúc Phật giáo:

3. Sự giống nhau và khác nhau giữa kiến trúc Hồi giáo và kiến trúc Phật giáo ở
Đông Nam Á
3.1.Sự giống nhau:
3.2.Sự khác nhau:

3


NỘI DUNG:
1. Vài nét về Hồi giáo và Phật giáo ở Đông Nam Á:
1.1. Hồi giáo:
Hồi giáo (Tiếng ARập: Islam, tiếng Melayu: Muslim, với nghĩa gốc là “phục tùng”)
ra đời tại ARập vào đầu thế kỉ thứ VII. Hiện nay, trên thế giới, Hồi giáo là một trong
ba tôn giáo có số lượng người theo nhiều nhất: khoảng 590 triệu. Người ta cho rằng,
giáo luật của đạo Hồi thuộc vào loại “khắt khe” nhất trong số các giáo luật tôn giáo.
Đại để, giáo luật đạo Hồi có mấy điểm đáng chú ý như sau:
- Tin vào một thượng đế duy nhất là đức thánh Allah.
- Tin tưởng vào sứ mạng của giáo chủ Mohamad.
- Cầu nguyện mỗi ngày 5 lần.
- Hàng năm thực hiện một tháng ăn kiêng Khem (Gọi là Bulan berpuasa) vào
tháng Ramada (tháng thứ 9 theo Hồi lịch)
- Đóng góp 10% tổng thu nhập của mình cho đạo.
- Không ăn thịt lợn dưới bất kì hình thức nào.
Ngoài ra còn có những điều luật không mang tính bặt buộc như:
- Trong đời ít nhất có một lần hành hương tới thánh địa Mecca.
- Nam giới theo đạo Hồi có thể lấy tới 4 vợ, nhưng phải tôn trọng nguyên tắc vợ
chồng sau khi cưới.
- Nữ giới ra khỏi nhà phải đội khăn che tóc.
Những giáo luật trên đây khi vào Đông Nam Á có bị thay đổi chút ít cho phù hợp
với truyền thống văn hóa bản địa. Sở dĩ khi vào Đông Nam Á, Hồi giáo không còn

cuồng tín nữa là vì tôn giáo này đã qua cái máy lọc đầy tính nhập thế của Ấn Độ - nơi
Hồi giáo “nhập cư” trước khi du nhập vào Đông Nam Á. Một lí do khác là tính nhân
bản của văn hóa bản địa Đông Nam Á – nơi Hồi giáo “định cư” cho đến ngày nay.
Hồi giáo tuy bắt đầu được đưa vào Đông Nam Á từ thế kỉ XIII nhưng tôn giáo này
chỉ thực sự có ảnh hưởng lớn trong khu vực vào thời gian sau đó một vài thế kỉ. Hồi
giáo đến Malaysia mới sang các đảo miền nam Philippin. Cũng như Phật giáo và
Hinđu giáo, Hồi giáo đến Đông Nam Á không phải bằng con đường gươm giáo, bằng
những cuộc chiến tranh “thần thánh” như từng diễn ra ở Trung Cận Đông và Ấn Độ
mà bằng con đường hòa bình. Chính vì vậy, ngay từ đầu, nó dễ dàng được người dân
4


địa phương tiếp nhận và trên thực tế, càng ngày Hồi giáo càng gây được nhiều ảnh
hưởng đến đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa ở các quốc gia hải đảo. Ở một số tiểu
quốc, vua đồng thời là giáo chủ (Khalifah), do đó, về chính trị, tiểu quốc đó đã biến
thành Hồi quốc.
Từ sau chiến tranh thế giới thứ hai (1945) đến nay, đạo Hồi có vai trò lớn ở
Malaysia, Brunei, Inđônêsia, và một phần Philippines. Rất nhiều tổ chức chính trị, xã
hội, văn hóa Hồi giáo lần lượt ra đời ở các quốc gia này. Các trường tiểu học, trung
học, cao đẳng và đại học Hồi giáo tiếp tục được thành lập và có quy mô ngày càng
lớn. Nhiều viện, bộ môn, khoa, trung tâm nghiên cứu Hồi giáo đã ra đời và được nhà
nước hết sức chủ trọng.
Ngày nay, ở nhiều quốc gia, đặc biệt là Malaysia và Brunei, nơi Hồi giáo được coi
là quốc giáo, và ở Inđônêsia nơi có gần 90% dân số là tín đồ Hồi giáo (cộng đồng Hồi
giáo lớn nhất thế giới), Hồi giáo càng có sức sống mãnh liệt và ảnh hưởng rộng lớn.
1.2. Phật giáo:
Quên hương của Phật giáo là Ấn Độ. Người sáng lập ra tôn giáo này là Tất Đạt Đa
(Siddhartha). Thực ra, trước khi lập ra tôn giáo này (vào khoảng thế kỉ V trước công
nguyên), ông đã theo Bàlamôn giáo (Brahmanism). Nhưng vì sự phân biệt đẳng cấp
quá khắt khe của tôn giáo này, Tất Đạt Đa đã rời bỏ nó và tự mình đi tìm một tôn giáo

khác. Sau 6 năm khổ hạnh tu hành tại núi Tuyết Sơn vẫn không tìm ra được con
đường mới, ông đến ngồi dưới gốc cây bồ đề và tịnh tâm suy nghĩ. Sau 49 ngày tu
luyện, trí óc được sáng tỏ. Ngài đã hiểu ra được quy luật của cuộc đời và nỗi đau khổ
của dân chúng. Từ đó Ngài cùng với 5 người bạn đi khắp nơi để tuyên truyền tư tưởng
của mình. Ngài được tôn là Bubdha (Đấng giác ngộ, người Việt gọi là Bụt, Phật) và
trở thành người sáng lập ra Phật giáo.
Giáo pháp của Phật giáo được trình bày đầy đủ trong “Tứ Diệu đế” (Bốn chân lý kỳ
diệu): Khổ để (Bản chất của nỗi khổ), Tập đế hay nhân đế (Nguyên nhân của nỗi khổ),
Diệt đế ( Cảnh giới diệt khổ), Đạo đế (Cách diệt khổ). Nói một cách đơn giản, theo
Đức Phật đời là bể khổ. Khổ do sinh, lão, bệnh, tử, do mọi ước muốn, dục vọng, sự
ngu dốt gây ra. Muốn hết khổ, con người phải loại trừ các nguyên nhân gây ra nỗi
khổ, tức là phải diệt dục và thực hiện Niết Bàn.
Sau khi Đức Phật qua đời (Khoảng năm 483TCN), nhiều hội nghị tập kết kinh Phật
được tổ chức. Từ đó về sau đã có sự thay đổi ít nhiều trong giáo lý cũng như trường
phái của Phật giáo. Đặc biệt là việc phân ra hai trường phái Đại thừa (Mahayana) và
Tiểu thừa (Hinayana).
5


Phật giáo, mà cụ thể là Phật giáo Tiểu thừa, có mặt ở Đông Nam Á khá sớm. Phật
giáo Tiểu thừa nguyên thủy xuất hiện ở Thái Lan ngay thế kỉ III trước công nguyên.
Từ Ấn Độ hoặc qua Srilanca, tôn giáo này, nói chung, vào các quốc gia Đông Nam Á
từ đầu công nguyên.
Tại Inđônêsia, trong quốc gia Srivijaya, Phật giáo phát triển rực rỡ. Chùa
Borrobudur đánh dấu sự hưng thinh của Phật giáo ở quốc gia này đã trở thành một
biểu thượng kiến trúc Phật giáo nổi tiếng trong khu vực.
Số lượng phật tử ở Malaysia không nhiều. Họ đều là những người Hoa và người Ấn
Độ. Trong số các chùa hiện còn ở đất nước này, phải kể đến chùa Phật giáo quốc tế
(International Buddhist Pagoda).
Ở Đông Nam Á, quốc gia mà Phật giáo có ảnh hưởng lớn nhất là Thái Lan. Tại đây,

Phật giáo được chính phủ coi la quốc giáo. Sau đó, Campuchia, Myanmar rồi Việt
Nam cũng là quốc gia sùng bái đạo Phật.
Một sự kiện lớn có liên quan đến ảnh hưởng của Phật giáo Tiểu thừa Srilanca ở
Đông Nam Á là hội nghị kết tập kinh Phật lần thứu 7 tại Srilanca vào nửa sau thế kỉ
XII. Nhờ hội nghị này, vào đầu thế kỉ XIII, Phật giáo tiểu thừa Srilanca đã lan rộng và
phát huy mạnh mẽ khắp vùng Đông Nam Á.
Ở Việt Nam, ngay từ đầu công nguyên, Phật giáo từ Ấn Độ đã mang trực tiếp vào
đường biển. Phái tôn giáo này là Phật giáo Tiểu thừa. Trung tâm Phật giáo lớn nhất là
Luy Lâu ( Nay thuộc Hà Bắc). Phật giáo Việt Nam phát triển thịnh đạt nhất vào thời
Lý – Trần.
Nói đến Phật giáo, người ta không thể không nhắc đến thuyết Nhân – Quả. Nhân
nào thì quả ấy, nhân tốt thì quả tốt. Thuyết có tính giáo dục và có ý nghĩa nhân văn
cao cả, góp phần làm trong sạch hóa xã hội, hạn chế những mặt tiêu cực của con
người. Thuyết Nhân - Quả của Phật giáo phổ biến khá rộng ở Đông Nam Á, đặc biệt
là Thái Lan, Lào, Việt Nam, Myanmar.
Phật giáo đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống tinh thần của nhân dân Đông
Nam Á. Cuộc sống tu hành chính là dịp để con người rèn luyện. Và ngày nay, không
chỉ bản thân các nhà sư mà các tổ chức tôn giáo cũng có vai trò đáng kể trong xã hội.
2. Đặc điểm kiến trúc Hồi giáo và kiến trúc Phật giáo ở Đông Nam Á:
2.1. Kiến trúc Hồi giáo:
Khi nói đến kiến trúc Hồi giáo nói chung và kiến trúc Hồi giáo Đông Nam Á nói
riêng là nói đến kiến trúc đặc trưng bởi thánh đường Hồi giáo. Hay còn gọi là giáo
6


đường Hồi giáo hay nhà thờ Hồi giáo. Đây là nơi đặc trưng tiêu biểu cho Hồi giáo
cũng như kiến trúc Hồi giáo. Nhìn chung, tổng thể kiến trúc thánh đường Hồi giáo
dựa trên khuôn mẫu chung của quan niệm Hồi giáo. Thánh đường phải đủ chổ cho
người hành lễ, mỗi thành đường được xây cất theo kiến trúc khác nhau, đa số theo
kiến trúc Trung Đông với các tháp cao để phát đi tiếng gọi về hành lễ, người hành lễ

sẽ hướng về thánh địa Macca. Trần có vòm lõm để khi đọc kinh âm thanh sẽ phát tán
ra xa về phía sau người xa nhất trong phòng có thể nghe thấy được, trong chính điện
được bố trí thành hàng, người vào trước ngồi trước và vào sau ngồi sau.
Hồi giáo có bốn dòng chính là dòng Sunni, dòng Shia, dòng Ahmadiyya và dòng
Kharjte, kiến trúc thánh đường Hồi giáo phụ thuộc vào các dòng này. Trong đó ở
Đông Nam Á dòng chính ảnh hưởng đến kiến trúc Hồi giáo là dòng Sunni.
Kiến trúc Hồi giáo ở từng khu vực khác nhau lại mang một số nét riêng biệt khác
nhau. Dựa trên cái chung của kiến trúc tôn giáo này để khoác lên mình một số đặc
điểm văn hóa, kiến trúc khác.
Kiến trúc Hồi giáo có đường nét thanh mảnh, không gian thoáng đãn, điêu khắc ít
rườm rà, nặng nề. Đặc điểm đặc trưng của kiến trúc Hồi giáo là kiến trúc mái vòm.
Kiến trúc Hồi giáo thường cso chỏm cầu hình búp sen to hoặc nhỏ, vòm cuốn cửa
nhọn đầu hình lá đề.
Như đã nói, đặc điểm chung của hầu hết công trình kiến trúc Hồi giáo là kiến trúc
mái vòm, không chỉ thế còn ở những họa tiết trang trí công phu trên tường, mái, cột,
trụ hay trần nhà, Đặc biệt hơn là đường diềm, họa tiết trang trí được làm nên từ những
người thợ tài hoa và những vật liệu như thủy tinh, pha lê lấp lánh nhiều màu sắc.
So với kiến trúc tôn giáo khác, thánh đường Hồi giáo được xây dựng với nguyên
liệu rất quý giá, tỉ mỉ tới từng chi tiết, vẻ đẹp của thánh đường như trong các câu
chuyện cổ tích vậy.
Để thấy rõ hơn đặc điểm kiến trúc Hồi giáo, ta khó có thể đi chung chung ở hầy
khắp các thánh đường tại Đông Nam Á, thay vào đó phải đi sây vào một vài thánh
đường tiêu biểu để hiểu cặn kẽ đặc điểm kiến trúc Hồi giáo ở Đông Nam Á.
Đông Nam Á có rất nhiều thánh đường Hồi giáo. Nhiều nhất ở các nước như
Malaysia, Inđônêsia, Brunei,… và rải rác khắp các đất nước còn lại. Song ở Đông
Nam Á nổi bật lên các thành đường kì vĩ với quy mô lớn, tiêu biểu như: Thánh đường
Istiqlal Mosque ở Jakarta, Indonesia, với sức chứa lên tới 120.000 người, xậy dựng
năm 1978, diện tích 95.000m2; tiếp theo là thánh đường Masjid Negara, Kuala
LumPur, Malaysia, xây dựng năm 1965 với sức chưa 15.000 người. Cuối cùng không
7



thể không kể đến thánh đường hoàng gia Brunei_Sultan Omar Ali Saifuddin_Một
trong những thánh đường đẹp nhất châu Á Thái Bình Dương.
Để làm rõ hơn về kiến trúc Hồi giáo, ở đây sẽ đi sâu vào kiến trúc hai thánh đường
độc đáo, đặc trưng của Đông Nam Á là thánh đường lớn nhất Đông Nam Á_Istiqlal
Mosque ở Indonesia và thánh đường đẹp nhất châu Á_Sultan Omar Ali saifuddin.
Istiqlal Mosque là thánh đường Hồi giáo đại diện cho quốc gia Hồi giáo với dân số
lớn nhất theo đạo Hồi. Có thể nói đây là thánh đường tiêu biểu cho lối kiến trúc Hồi
giáo tại Đông Nam Á.
Địa điểm xây dựng được xác định là nơi thể hiện sự hài hòa hay hòa hợp giữa đời
sống và tôn giáo của người dân Indonesia.
Kiến trúc chính của Thánh đường Istiqlal là tòa nhà đại sảnh và tòa nhà phụ, ngoài
ra còn một số công trình phụ khác như: Sân thượng, Tháp (Minaret), chỗ đậu xe, đài
phun nước, nơi lấy nước hành lễ, tầng hầm.

( Toàn cảnh không gian Thánh đường Masjid Istiqlal )

Điểm nhấn của công trình là tòa nhà chính_tòa đại sảnh nổi bật với thiết kế mái
vòm. Tòa đại sảnh có hình vuông, cao 60m, mỗi cạnh dài 100m. Thiết kế mái vòm
hình bán cầu đặc trưng của thánh đường Hồi giáo. Vòm cầu lợp bằng khung thép
không gỉ, bên ngoài phủ một lớp gốm, trên nóc gắn biểu tượng vành trăng khuyết và
ngôi sao bằng thép. Bên trong mái vòm có khắc bài kinh Al-fatiha, câu 14 của chương
Taha và Surat Al-Ikhalas. Bao quanh nâng đỡ mái vòm là 12 cột, biểu thị ngày sinh
của tiên tri Mohammad.

8


( Không gian đại sảnh với 12 trụ cột )


Bên trong mái vòm tòa đại sảnh – Ảnh: nguồn skyscrapercity.com

Toàn bộ đại sảnh được bao bọc bởi thảm đỏ. Có 7 lối vào thánh đừog tượng trưng
cho 7 tầng thiên đường trong vũ trụ học Hồi giáo.
Phía sau đại sảnh là tòa nhà phụ mái bằng 5 tầng. Con số 5 là biểu thị cho 5 trụ cột
của Hồi giáo. Trên đỉnh là một trụ tháp, bên trên là một mái vòm hình cầu. Đây là nơi
các giáo đoàn tạm trú, hoặc lưu chuyển tín đồ khi quá tải.
Bên dưới thánh đường là tầng hầm khoảng 2,5 hecta phòng trường hợp nguy hiểm,
khẩn cấp,… Các dãy hành lang xung quanh kết nối thành hai sân thượng nhằm giải
tỏa áp lực đông tín đồ. Phía tây hành lang là cột tháp cao 96,6m_Nơi phát ra thông tin
báo hành lễ. Ngoài ra khu vực cảnh quan khá rộng, phía nam có hồ nước, giữa hồ có
một hồ nước sạch. Mặc khác còn có bãi đậu xe nối bằng ba cây cầu lớn bắc qua sông,
ngoài ra còn có một cây cầu nhỏ cho người đi bộ.

(Sơ phác “Masjid Istiqlal” với chủ đề “Niềm tin”)

Có thể nói Isqlal Mosque là công trình kiến trúc tôn giáo đồ sộ và hiện đại ngay tại
đất nước có đông tín đồng Hồi giáo nhất thế giới. Thánh đường không chỉ thể hiện vẻ
đẹp ở sự dung hợp các trường phái kiến trúc Á – Âu, mà còn mở ra một cách tiếp cận
độc đáo và tiếp thu có chọn lọc nhiều nền văn hóa, góp phần thúc đẩy sự hòa hợp và
khoang dung giữa các cộng đồng tôn giáo khác nhau.
9


Nếu thánh đường Isqlal Mosque – Indonesia là thánh đường độ sộ nhất thì ở Đông
Nam Á ta còn phải kể đến thánh đường Omar Ali Saifuddin – Brunei_Thánh đường
đẹp nhất. Đây được xem là hình mẫu biểu trưng cho kiến trúc Hồi giáo hiện đại thế kỉ
20. Cấu trúc là sự kết hợp cách tân của phong cách Phục Hưng Ý, Mughal Ấn Độ và
kiến trúc truyền thống Hồi giáo.


(Đại thánh đường Sultan Omar Ali Saifuddin – toàn bộ khuôn viên)

Là một công trình đồ sộ, Sultan Omar Ali Saifuddin Mosque có thể được nhìn thấy
từ bất kỳ đâu ở thủ đô Bandar Seri Begawan với mái vòm tròn có chóp tháp hình bầu
mà điểm cao nhất được ghi nhận 52m, các tháp cao bằng cẩm thạch trong đó tháp
chính có chiều cao hơn 44m. Các tháp này cùng với những bức tường, cột, vòm cung
được ốp đá cẩm thạch Ý, là điển hình phong cách kiến trúc Ý thời kỳ Phục hưng - một
điều hiếm gặp ở các kiến trúc Hồi giáo. Điểm thú vị là bên trong các tháp này đều có
gắn hệ thống thang máy hiện đại dẫn lên đỉnh tháp, một vị trí đắc địa cho việc bao
quát toàn cảnh thủ đô.

(Mái vòm bên ngoài dát vàng – bên trong khảm kính màu)

Để làm nên công trình kỳ vĩ này, hầu hết nguyên vật liệu đều được nhập từ nước
ngoài và chở đến đây bằng đường thủy: đá cẩm thạch Ý, đá granite Thượng Hải, các
chùm đèn treo với tổng trọng lượng khoảng 4 tấn cùng kính màu từ Anh, thảm đỏ cao
cấp từ Bỉ và Arap Saudi… Một trong những nguyên vật liệu bản địa hiếm hoi được sử
10


dụng là “kalat”, một loại dây thừng rất dày và chắc, được dùng quấn vòng lớp bên
ngoài các trụ cột, vừa có tác dụng gia cố độ bền vừa để lại dấu ấn Brunei. Việc trang
trí nội, ngoại thất cũng được chăm chút đến từng chi tiết trong đó chất lượng và nghệ
thuật luôn được đặt lên hàng đầu, từ các họa tiết trang trí trên trần nhà, giàn đèn, các ô
cửa sổ lắp kính đầy màu sắc… đến những tấm thảm dày, đặc biệt mái vòm được mạ
bởi 5 tấn vàng nguyên chất gồm 3,3 triệu miếng vàng ghép lại trên diện tích 520m².
Phía trước thánh đường là một chiếc cầu được thiết kế uốn cong băng qua đầm phá,
kéo dài đến cuối làng Kampong Ayer - nơi bắt nguồn dòng sông Brunei và là xuất
phát điểm của Vương quốc Brunei. Cũng trong khuôn viên còn một cây cầu cẩm

thạch khác được xây dựng năm 1967, nối liền công trình với chiếc thuyền rồng đặt ở
giữa đầm phá. Đây là chiếc thuyền mô phỏng thuyền rồng Sultan Bolkiah nổi tiếng
của Vương quốc Brunei thế kỷ XVI, thường được sử dụng trong các buổi lễ tôn giáo,
như thi đọc kinh Qu’ran (Koran)… Trong khuôn viên thánh đường còn có nhiều đài
phun nước cùng cây xanh được chăm tỉa công phu, một hình ảnh mô phỏng chốn
thiên đường theo quan niệm Hồi giáo.

(Trong khuôn viên có nhiều đài phun nước)

Thánh đường này được xem là sự kết hợp đột phá táo bạo của nhiều phong cách
kiến trúc ảnh hưởng nhất thế giới.

11 (Toàn cảnh kiến trúc công trình mang phong cách
Mughal của Ấn Độ)


(Các tháp với kiến trúc phương Tây, điều
vốn rất hiếm gặp ở các nhà thờ Hồi giáo)

(Kiểu mái vòm mang phong cách kiến trúc Phục hưng)

Tóm lại, kiến trúc Hồi giáo Đông Nam Á mang tính tổng hợp, vừa gần với kiến
trúc truyền thống, song lại hòa quyện, cách tân độc đáo với các kiến trúc khác. Mặt
bằng tập trung vuông vắn tạo một không gian nội thất biến hóa, sáng sủa, hoàn chỉnh.
Có thể thấy đặc điểm kiến trúc Hồi giáo Đông Nam Á là thành tựu rực rỡ của tôn giáo
này, mang tính nguy nga, đồ sộ. Công trình có tỷ lệ gây nên sự trang nghiêm, đơn
giản. Tháp cảu thánh đường là điểm nhấn tăng thêm chiều sâu của công trình.
Yếu tố màu sắc cũng là điểm nhấn nổi bật của kiến trúc này. Gam màu sắc làm cho
kiến trúc lộng lẫy với sự kết hợp của đá cẩm thạch, đá sa đỏ, thủy tinh,… Hào nước,
vòi phun tạo nên sự nổi bật, cao quý và tinh tế trên nền sang trọng. Trọng điểm của

công trình là vòm lớn lợp. Nội thất bên trong, không chỉ không gian dưới vòm khảm
khắc rất tinh vi, những chi tiết cửa sổ, tường điều làm bằng đá hoa cương, chạm khắc
hoa văn rất công phu, tỉ mỉ.
2.2. Kiến trúc Phật giáo:
Khi nói đến kiến trúc Phật giáo không thể không nói tới kiến trúc chùa tháp. Có
nhiều đặc trưng của kiến trúc Phật giáo. Tuy nhiên nếu kiến trúc Hồi giáo được đặc
trưng tiêu biểu bởi thánh đường thì chùa tháp là đặc trưng lớn nhất của kiến trúc Phật
giáo.
Kiến trúc chùa Đông Nam Á dựa trên cái nền khởi điểm ban đầu từ đó hình thành
nên những đặc trưng riêng biệt. Để dễ hiểu hơn kiến trúc chùa tháp, chắc hẳn kiến trúc
chùa Việt Nam là lối kiến trúc dễ tìm hiểu nhất. Thay vì dựa vào những công trình nổi
tiếng thì việc sử dụng cái nhìn tổng quát về kiến trúc chùa của mỗi quốc gia trong
kiến trúc Đông Nam Á sẽ dễ đi đến kết quả hơn.
12


Việt Nam là một trong những quốc gia coi trọng Phật giáo và có nhiều kiến trúc
chùa trong khu vực Đông Nam Á.
Chùa Việt Nam ảnh hưởng sâu sắc bởi kiến trúc chùa Trung Hoa. Chùa thường có 4
cấu trúc chính: chùa chữ Đinh, chùa chữ Công, chùa chữ Tam, chùa kiểu Nội công
ngoại quốc. Kiến trúc chính gồm: Tam quan, sân chùa, bái đường, chính điện, hành
lang, hậu đường. Kiến trúc chùa Việt Nam phát triển qua các thời kì, qua mỗi thời kì
có những đặc trưng riêng biệt, song về kết cấu vẫn dựa vào kiến trúc chính.
Kiểu chùa chữ Tam phổ biến ở miền Bắc. Chùa người Mường thì bằng tre đơn giản.
Chùa người Khmer thì xây theo kiến trúc chùa CamPuChia và Thái Lan. Chùa người
Hoa cũng có những sắc thái riêng.

(Mặt bằng chùa chữ Đinh – Mặt chùa chữ Công)

(Mặt bằng chùa chữ Quốc – Mặt chùa chữ Tam)


Tam quan là bộ phận không thể thiếu trong kiến trúc chùa Việt Nam, là cổng vào
chùa, thường là một ngôi nhà với ba cửa vào. Tầng trên tam quan thường có gác
chuông. Qua tam quan là tới sân chùa, thường bày chậu cảnh, hòn non bộ với mục
đích tăng thêm sắc cảnh thiên nhiên.

13


( Tam quan – Bảo tháp )

Trong sân chùa, thường có các ngọn tháp. Bởi vậy, kiến trúc này mới thường được
gộp gọi là kiến trúc chùa tháp.
Từ dưới sân chùa, lớp kiến trúc đầu tiên của ngôi chùa là nhà bái đường ( hay còn
gọi là tiền đường, nhà thiên hương ). Để đi đến đây thường qua các bậc thềm. Ở nhà
bái đường có thể đặc một số tượng, bia đá ghi sự tích ngôi chùa. Giữa bái đường là
hương án, nơi thắp hương chính.
Qua bái đường là chính điện. Giữa bái đường và chính điện là một khoảng trống
không rộng lắm để ánh sáng tự nhiên chiếu vào. Nhà chính điện là nơi quan trọng nhất
của ngôi chùa vì là nơi bày những pho tượng Phật chủ yếu của điện thờ Phật ở Việt
Nam.

(Chính điện và một số tượng Phật ở chùa Giác Lâm – TPHCM)

Chạy song song với chính điện, nối chính điện với hậu đường là hai gian hành lang,
tạo thành một nhà ba gian. Qua nhà chính điện, theo hành lang là hậu đường ( hay còn
gọi là tăng đường ).
Trên thực tế chùa có nhiều biến thể kiến trúc khác nhau. Ngoài những kiến trúc
chính, chùa Việt Nam thường có vườn cây, vườn hoa. Nhiều chùa có cả giếng, ao, hồ
sen,..


14


(Quan cảnh thường có ở khuôn viên chùa Việt Nam)

Nhìn chung chùa Việt Nam thuộc kiến trúc dân gian. Vật liệu gỗ là cơ bản. Mái
hình thuyền, mái xuôi, dốc mái thẳng, không cong, nhưng hếch ở góc mái tạo sự
thanh thoát, lấy cảm hứng từ mũi thuyền của văn hóa sông nước. Ngói lợp là ngói vẩy
rồng hay ngói âm dương. Chạm khắc thường là để màu gỗ hay quét sơn bảo vệ màu
nâu, thích chạm trổ.

( Một số điêu khắc gỗ ở chùa Việt Nam )

Khác với Việt Nam thì Thái Lan_nước có 95% dân số theo đạo Phật, có đến 2 vạn 7
ngàn ngôi chùa. Là một miền đất Phật nên những ngôi chùa ở đây mang nhiều kiểu
kiến trúc độc đáo và có phần riêng đặc trưng Thái Lan: Những ngôi chùa dát vàng,
những ngọn tháp hình xoắn ốc, nghệ thuật chạm trỗ tinh vi,… tất cả tạo nên vẻ rực rỡ,
thể hiện được phần nào kiến trúc chùa Thái Lan nói riêng và kiến trúc Phật giáo Đông
Nam Á nói chung.
Bên trong khuôn viên mỗi ngôi chùa Phật giáo là một vài khối nhà và các ngọn
tháp. Ngôi nhà lớn nhất là đại sảnh, đại sảnh có hình chữ nhật và có mái gốc chỉ thẳng
lên cao, đây là nơi họp sư sãi, tụng kinh và thực hiện nghi lễ hằng ngày.

15


Ngoài ra, nói đến chùa Thái Lan không thể không nhắc tới Tàng kinh các, nằm
trong một các nền cao vượt so với mặt đất dùng để cất giữ các kinh sách cổ xưa.
Khuôn viên chùa có vài ngọn tháp hình xoắn ốc, với đế rộng và đỉnh tháp thon

nhọn lại trông như cây trụ tròn nhô lên trời cao, đây cũng là kiến trúc đặc trưng của
kiến trúc chùa Thái Lan.

Bên cạnh những ngôi đền cổ xưa mang dấu ấn thời gian là những ngôi chùa trang
trí hết sức cầu kì, kiến trúc thờ phụng dát đầy bạc vàng. Trang trí trở thành nghệ thuật
điểm tô cho kiến trúc chùa ở Thái Lan.
Kiến trúc chùa Thái Lan có lối kiến trúc và trang trí hoa lệ và rất cầu kì. Vật liệu
xây dựng thường là đá, gỗ , đồng,… Màu sắc của kiến trúc chùa Thái Lan chủ đạo bởi
hai màu là vàng và trắng.
Nói đến kiến trúc chùa Thái Lan lại không thể bỏ qua nghệ thuật chạm khắc tinh
xảo trên những cánh cửa, khung cửa sổ, mái hiên, trụ cột,… và chắc chắn không thể
thiếu những bức tượng đầy uyển chuyển với nhiều tư thế khác nhau, thể hiện sự tinh
tế đến lạ kì.

16


Thoạt nhìn kiến trúc chùa Phật giáo ở quốc gia khác nhau, mang đặc điểm khác
nhau, đó chính là điểm đặc biệt của kiến trúc Phật giáo, nó sát nhập và ảnh hưởng bởi
văn hóa của quốc gia chứa đựng nó.
Tuy nhiên, kiến trúc chùa tháp đại diện Phật giáo là tổng hòa của kiến trúc Phật
giáo. Nổi bật trong kiến trúc này là hình tượng Phật được chạm khắc tinh vi trong hầu
khắp các chùa. Và hình tượng không thể thiếu trong kiến trúc chùa Phật giáo là tháp
Phật ( Tháp xá lị, mộ tháp,..) đây là hình ảnh đặc biệt quan trọng trong kiến trúc chùa
Phật giáo Đông Nam Á. Trong kiến trúc Phật giáo Đông Nam Á, một trong những đặc
trưng của chùa chiền thánh tích của đạo Phật là chùa Tháp ( hay còn gọi là Miếu, Linh
Miếu, Bảo Tháp,..). Tháp là kiến trúc quan trọng trong kiến trúc phật giáo. Có hai loại
tháp là loại kiến trúc hình bán cầu xây trên nền tròn, trên bán cầu có những kiến trúc
bằng đá và loại nền hình ống chia làm nhiều đoạn. Nhìn trung loại kiến trúc tháp một
phần tạo nên những đặc biệt trong kiến trúc Phật giáo nói chung và kiến trúc Phật giáo

Đông Nam Á nói riêng.
Chùa ở Đông Nam Á thường là nơi thờ Phật. Chùa có điểm giống với chùa tháp Ấn
Độ và có nhiều bảo tháp vây quanh. Nhiều chùa được thiết kế như một Mar – đa – la,
gồm một trục ở giữa với các vị Phật ở bốn phương. Cũng có chùa nhiều tầng. Có
nhiều chùa được xây dựng với tám mặt đại diện cho Pháp Luân hoặc Bát chánh đạo.
17


Kiến trúc Phật giáo Đông Nam Á vừa mang dáng dấp kiến trúc Phật giáo Ấn Độ,
vừa mang đặc trưng của Phật giáo Trung Hoa và được xây đắp nên bằng kiến trúc,
văn hóa bản địa Đông Nam Á.
3. Sự giống nhau và khác nhau giữa kiến trúc Hồi giáo và kiến trúc Phật giáo ở Đông
Nam Á:
3.1. Sự giống nhau:
Kiến trúc Hồi giáo và kiến trúc Phật giáo là hai loại kiến trúc tôn giáo lớn ở Đông
Nam Á.
Khác với kiến trúc truyền thống của nơi khởi nguồn tôn giáo thì kiến trúc của hai
tôn giáo này ở Đông Nam Á là sự hòa quyện đặc sắc giữa nhiều lối kiến trúc khác
nhau với kiến trúc bản địa. Cả kiến trúc Phật giáo và Hồi giáo điều mang đậm nét của
văn hóa ĐÔng Nam Á.
Hai loại kiến trúc này điều chú ý mạnh mẽ tới quy luật thiên nhiên trong bố cục
công trình, cũng như tính ổn định, cân đối trong bố trí khu vực, phạm vi kiến trúc.
Hai kiến trúc này còn gắn chặt với ý niệm của con người về tôn giáo. Các họa tiết
trang trí đều gắn liền với nguồn gốc, quá trình hình thành và giáo lý của tôn giáo.
Chẳng hạn Hồi giáo với chạm khắc kinh Al-fatiha, còn Phật giáo là tượng Phật,…
Cũng có thể thấy các công trình kiến trúc này điều mang chiều sâu tâm linh sâu sắc.
Kiến trúc thánh đường của Hồi giáo và kiến trúc chùa của Phật giáo điều tạo điểm
nhấn cho công trình bằng kiến trúc Tháp, tháp tăng thêm sức sống cho công trình.
Đồng thời hai lối kiến trúc điều thể hiện rõ sự giao hòa với thiên nhiên rõ nét với kiến
trúc sân vườn, nước, hồ,…

Ngoài điểm nhấn là tháp thì loại kiến trúc hai công trình này điều chú trọng vào
khu vực trung tâm. Tức trọng tâm của hai kiến trúc là phần được kì công nhất trong
công trình. Nếu tòa đại sảnh là nơi tập trung tín đồ, là nơi trung tâm của công trình
Hồi giáo, thì với Phật giáo chính điện là nơi có vị trí tương tự, là kết cấu trung tâm
của kiến trúc và trung nhiều nhất tin hoa của lối kiến trúc này.
Nhìn một cách khái quát thì kiến trúc Hồi giáo và kiến trúc Phật giáo ở Đông Nam
Á điều là nơi tiếp nhận tín đồ và thể hiện niềm tôn kính thiêng liêng. Về bố cục cơ bản
nhìn chung của hai loại công trình kiến trúc tôn giáo này cũng khá giống nhau. Bắt
nguồn từ điểm nhấn là kiến trúc trung tâm, xung quang có tháp và ngoài ra có các
công trình phụ. Nơi tiếp đón tín đồ, đọc kinh, nghe giảng,… chỉ là mỗi tôn giáo lại
xây dựng kiến trúc của mình theo những đặc trưng tôn giáo riêng.
18


Đặc điểm chung khác dễ dàng nhận thấy giữa hai loại kiến trúc tôn giáo này là loại
kiến trúc nào cũng cần một thời gian dài để thiết kế, xây dựng. Và là những lối kiến
trúc đặc biệt, chạm khắc, trang trí, tinh vi, tỉ mỉ. Đồng thời là các công trình tuyệt vời
của kiến trúc tôn giáo ở Đông Nam Á.
3.2. Sự khác nhau:
BẢNG SO SÁNH

Đối tượng
So sánh

Kiến trúc Hồi giáo

Kiến trúc Phật giáo

Đông Nam Á


Đông Nam Á

Đặc điểm
So sánh
Nguyên – Vật Vật liệu quý như : Pha lê, thủy Vật liệu chính thường là gỗ, đá,
liệu
tinh, đá cẩm thạch, đá sa đỏ,…

Sau đó là những vật liệu có sẵn ở
quốc gia và nơi xây dựng.
Kiến trúc Mái

Mái hình vòm là đặc trưng nổi Mái kiến trúc Phật giáo ở Đông
bật của kiến trúc Hồi giáo.
Nam Á có hai loại chính:
- Một là mái xuôi hình thuyền

- Hai là mái hình tháp nhọn

Cấu trúc công Thường gồm: Tòa đại sảnh, tòa Thường gồm: Tam quan, sân
trình
nhà phụ, sân, tháp, đài phun chùa, bái đường, chánh điện,
19


nước, nơi lấy nước hành lễ,…

hành lanh, hậu đường,… (Kiến
trúc chùa Việt Nam)


Hướng công
trình kiến trúc

Thánh đường Hồi giáo thường Chùa Tháp Phật giáo thường
quay về hướng Tây Nam_quay quay
về
phía
Tây_Tây
về hướng thánh địa Mecca
Phương_Nơi cư ngụ của Phật

Đặc điểm
trang trí, chạm
khắc,…

Họa tiết trang trí kiến trúc Hồi Trang trí ở kiến trúc bật giáo
giáo công phu.
không sặc rỡ bằng kiến trúc Hồi
Trang trí trên tường, mái, cột, trụ giáo.
hay trần nhà.

Trang trí nổi bật bởi nghệ thuật
Đặc biệt là họa tiết trang trí mái chạm khắc gỗ, hoa văn.
vòm.
Các họa tiết trang trí trên mái
Họa tiết trang trí trừu tượng. ngôi chùa được tạo tác rất kỳ
Tiêu biểu với họa tiết đường công.
diềm.

Những họa tiết trang trí được

làm từ những vật liệu như thủy Họa tiết trang trí thường là hoa
tinh, pha lên, lánh lánh nhiều sen, hoa lá, chim, hạc, và một số
màu sắc.
hình ảnh gắn với tích Phật.
Đặc biệt là tượng Phật được
chạm khắc tinh vi ở hầu hết các
chùa. Với vật liệu đá hay đúc từ
đồng,…

20


Màu sắc

Màu bên ngoài là gam màu nhạt
( trắng, hồng, lam ). Bên trong
thì màu sắc rực rỡ, nổi bật hơn
làm kiến trúc Hồi giáo ở ngoài
thì sang trọng, bên trong rất sáng
và lộng lẫy.

Gam màu trầm ( màu gỗ, màu
nâu, …)
Màu vàng là màu chủ đạo của
kiến trúc Phật giáo.

Ngoài ra về sau màu trắng cũng
được sử dụng để thể hiện sự
Màu trắng là màu chủ đạo của lối trong sạch, tinh khôi trong tâm
kiến trúc Hồi giáo.

linh tín ngưỡng của tôn giáo này
ở lối kiến trúc.

21


Nội thất

Nội thất bên trong sáng, khảm Nội thất trong chùa tháp thường
tinh vi, những chi tiết làm bằng là đồ bằng đồng, gỗ, phục vụ cho
đá hoa cương công phu tỉ mỉ.
việc thờ cúng. Được đúc chạm
Nội thật thường các thiết bị hút hoa văn.
ánh sáng hoặc phát ánh sáng tốt, Trong các gian chùa đều có cửa
thường dùng nhiều đèn trang trí, võng, chạm khắc hoa lá, chim
đặc biệt là đèn chùm.
muông, họa tiết mềm mại được
sơn son thiếp vàng, trên là các
hoành phi đại tự lớn.

Kiến trúc Tháp Thoạt nhìn Tháp ở kiến trúc
thánh đường Hồi giáo có thân
thẳng. Song về bố cục, các tầng
từ dưới lên trên có kích thước từ
lớn đến nhỏ, nhưng chênh lệnh
kích thước giữa các tầng không
lớn như kiến trúc Phật giáo.
22

Tháp Phật giáo đa dạng với hình

xoắn ốc, hình tháp,… Đế rộng và
đỉnh tháp nhỏ lại, trông như cây
trụ nhô lên trời.
Đỉnh tháp thường là chóp nhọn.
Đế thường hình tròn hoặc vuông.


Phần trụ tháp có hình vuông.
Phần đỉnh có thể hình vòm, chóp
nhọn, hoặc mái.
Giữa các tầng tháp trang trí,
chạm khắc rất tinh vi.

Đặc điểm kiến
trúc khác

- Kiến trúc thánh đường Hồi
giáo thường mang đặc trưng
của kiến trúc hiện đại.
- Chịu ảnh hưởng của lối kiến
trúc Phương Tây

- Kiến trúc chùa tháp của Phật
giáo thường mang đặc trưng
của kiến trúc cổ điển. Về sau
mới bắt đầu pha trộn thêm
hiện đại.

- Kiến trúc mang tính tổng hợp
và tính cách tân độc đáo.


- Chịu ảnh hưởng của kiến
trúc phương Đông.

- Thường kết hợp nhiều lối
kiến trúc như: Phục hưng Ý,
Mughal Ấn Độ, kiến trúc Hồi
giáo truyền thống và kiến
trúc bản địa.

- Kiến trúc chịu ảnh hưởng
sâu sắc của văn hóa bản địa

23

- Kết hợp hài hòa giữa lối
kiến trúc chùa tháp Ấn Độ,
kiến trúc chùa Trung Hoa và
kiến trúc bản địa.


×