Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (143.35 KB, 14 trang )

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG
1. Bản chất của hoạt động xuất khẩu lao động.
1.1 Một số khái niệm cơ bản.
1.1.1 Khái niệm nguồn nhân lực.
Nguồn nhân lực là một lực lượng bao gồm toàn bộ lao động trong xã hội,
không phân biệt về trình độ, tay nghề, Nam nữ, tuổi tác.
Hoặc nguồn nhân lực còn được hiểu là một bộ phận của dân số, bao gồm
những người có việc làm và những người thất nghiệp.
1.1.2 Khái niệm nguồn lao động.
Nguồn lao động là một bộ phận của dân cư, bao gồm những người đang ở
trong độ tuổi lao động, không kể mất khả năng lao động, và bao gồm những
người ngoài độ tuổi lao động
(1)
.
1.1.3 Khái niệm nhân lực.
Nhân lực là nguồn lực của mỗi con người, nó bao gồm cả thể lực và trí lực.
1.1.4 Khái niệm lao động.
Lao động là hoạt động có chủ đích, có ý thức của con người nhằm thay đổi
những những vật thể tự nhiên phù hợp với lợi ích của mình. Lao động còn là
sự vận động của sức lao động trong quá trình tạo ra của cải, vật chất và tinh
thần, là quá trình kết hợp giữa sức lao động và tư liệu sản xuất.
1.1.5 Khái niệm sức lao động.
Sức lao động là tổng hợp thể lực và trí lực của con người trong quá trình lao
động tạo ra của cải, vật chất, tinh thần cho xã hội.
(1)
(1)
Trên, dưới độ tuổi lao động (từ 16 – 55 đối với Nữ, 16 – 60 đối với Nam).
1.1.6 Khái niệm việc làm.
Việc làm là một hoạt động có ích, không bị pháp luật ngăn cấm, có thu nhập
hoặc tạo điều kiện tăng thêm thu nhập cho những người trong cùng hộ gia
đình.


1.1.7 Khái niệm xuất khẩu lao động.
Xuất khẩu lao động: (Export of Labour), được hiểu như là công việc đưa
người lao động từ nước sở tại đi lao động tại nước có nhu cầu thuê mướn lao
động.
Lao động xuất khẩu: (Labour Export), là bản thân người lao động, có những
độ tuổi khác nhau, sức khỏe và kỹ năng lao động khác nhau, đáp ứng được
những yêu cầu của nước nhập khẩu lao động.
Như trên đã đề cập, việc các nước đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài
theo nghĩa rộng tức là tham gia vào quá trình di dân quốc tế và nó phải tuân
theo hoặc là Hiệp định giữa hai quốc gia, hoặc là phải tuân theo Công ước
quốc tế, hoặc thông lệ quốc tế, tùy theo từng trường hợp khác nhau mà nó
nằm ở trong giới hạn nào.
Như vậy, việc di chuyển lao động trong phạm vi toàn cầu bản thân nó cũng
có những biến dạng khác nhau. Nó vừa mang ý nghĩa xuất khẩu lao động, vừa
mang ý nghĩa của di chuyển lao động. Do đó, đã phát sinh ra vấn đề sau:
1.1.8 Khái niệm thị trường.
Thị trường là nơi diễn ra các hoạt động trao đổi, mua bán hàng hoá, dịch vụ.
1.1.9 Khái niệm thị trường lao động.
Thị trường lao động là một bộ phận cấu thành của hệ thống thị trường
trong nền kinh tế thị trường phát triển. Ở đó diễn ra quá trình thoả thuận, trao
đổi, thuê mướn lao động giữa hai bên, bên sử dụng và bên cho thuê lao động.
1.1.10Khái niệm thị trường lao động trong nước.
Thị trường lao động trong nước là một loại thị trường, trong đó mọi lao
động đều có thể tự do di chuyển từ nơi này đến nơi khác, nhưng trong phạm vi
biên giới của một quốc gia.
l.1.11 Khái niệm thị trường lao động quốc tế.
Thị trường lao động quốc tế là một bộ phận cấu thành của hệ thống thị
trường thế giới, trong đó lao động từ nước này có thể di chuyển từ nước này
sang nước khác thông qua Hiệp định, các Thoả thuận giữa hai hay nhiều quốc
gia trên thế giới.

1.2 Sự hình thành và phát triển của thị trường hàng hoá sức lao động
quốc tế.
Do sự phát triển không đồng đều về trình độ phát triển kinh tế – xã hội, cũng
như sự phân bố không đồng đều về tài nguyên, dân cư, khoa học công nghệ
giữa các vùng, khu vực và giữa các quốc gia, dẫn đến không một quốc gia nào
lại có thể có đầy đủ, đồng bộ các yếu tố cần thiết cho sản xuất và phát triển
kinh tế.
Để giải quyết tình trạng bất cân đối trên, tất yếu sẽ dẫn đến việc các quốc
gia phải tìm kiếm và sử dụng những nguồn lực từ bên ngoài để bù đắp một
phần thiếu hụt các yếu tố cần thiết cho sản xuất và phát triển kinh tế của đất
nước mình.
Thông hường, các nước xuất khẩu lao động đều là những quốc gia kém hoặc
đang phát triển, dân số đông, thiếu việc làm ở trong nước hoặc có thu nhập
thấp, không đủ để đảm bảo cho cuộc sống của gia đình và cho chính bản thân
người lao động. Nhằm khắc phục tình trạng khó khăn này, buộc các nước trên
phải tìm kiếm việc làm cho người lao động của nước mình từ bên ngoài. Trong
khi đó, ở những nước có nền kinh tế phát triển thường lại có ít dân, thậm chí
có những nước đông dân nhưng vẫn không đủ nhân lực để đáp ứng nhu cầu
sản xuất do nhiều nguyên nhân: Công việc nặng nhọc, nguy hiểm và độc hại…
nên không hấp dẫn họ, dẫn tới thiếu hụt lao động cho sản xuất. Để có thể duy
trì và phát triển sản xuất, bắt buộc các nước này phải đi thuê lao động từ các
nước kém phát triển hơn, có nhiều lao động dôi dư và đang có khả năng cung
ứng lao động làm thuê.
Vậy là đã xuất hiện nhu cầu trao đổi giữa một bên là những quốc gia có
nguồn lao động dôi dư với một bên là các nước có nhiều việc làm, cần thiết
phải có đủ số lượng lao động để sản xuất. Do đó vô hình chung đã làm xuất
hiện (Cung – Cầu): Cung, đại diện cho bên có nguồn lao động, còn Cầu đại diện
cho bên các nước có nhiều việc làm, đi thuê lao động. Điều này cũng đồng
nghĩa với việc đã hình thành lên một loại thị trường, đó là thị trường hàng hoá
lao động quốc tế.

Khi lao động được hai bên mang ra thoả thuận, trao đổi, thuê mướn, lúc này
sức lao động trở thành một loại hàng hoá như những loại hàng hoá hữu hình
bình thường khác. Như vậy, sức lao động cũng là một loại hàng hoá khi nó
được đem ra trao đổi, mua bán, thuê mướn và khi đã là một loại hàng hoá thì
hàng hoá sức lao động cũng phải tuân theo những quy luật khách quan của thị
trường: Quy luật cung – cầu, quy luật giá cả, quy luật cạnh tranh… như những
loại hàng hoá hữu hình khác.
Như đã phân tích ở trên, cho thấy: Để có thể hình thành thị trường lao động
xuất khẩu trước hết phải xuất phát từ những nhu cầu trao đổi hoặc thuê
mướn lao động giữa bên cho thuê lao động và bên đi thuê lao động. Thực chất,
khi xuất hiện nhu cầu trao đổi, thuê mướn lao động giữa quốc gia này với quốc
gia khác, là đã hình thành lên hai yếu tố cơ bản của thị trường, đó là cung và
cầu về lao động. Như vậy là thị trường hàng hoá sức lao động quốc tế đã được
hình thành từ đây.
Trong điều kiện hội nhập phát triển đời sống kinh tế như hiện nay, quan hệ
cung – cầu không còn bị bó hẹp trong phạm vi một quốc gia, biên giới của một
nước chỉ còn ý nghĩa hành chính, còn quan hệ này ngày càng diễn ra trên phạm
vi quốc tế, mà trong đó bên Cung đóng vai trò là bên xuất khẩu và Cầu sẽ đại diện
cho bên nhập khẩu lao động.
1.3 Sự cần thiết khách quan và vai trò của xuất khẩu lao động đối với
sự phát triển kinh tế – xã hội của Việt Nam.
1.3.1 Sự cần thiết khách quan phát triển hoạt động xuất khẩu lao động.
Thực tế cho thấy, nước ta là một quốc gia đông dân khoảng hơn 80 triệu
người. Theo số liệu thống kê năm 1998 của Bộ Lao động Thương binh và Xã
hội, nước ta có khoảng 40 triệu người đang ở độ tuổi lao động, hàng năm tăng
thêm 1,1 triệu lao động và hiện nay là 1,2 triệu lao động/năm, chiếm 3% trong
tổng số lực lượng lao động. Riêng lao động kỹ thuật cao chúng ta có khoảng 5
triệu chiếm khoảng 12,5%, trong đó lao động có trình độ Đại học, Cao đẳng là
23% khoảng 1.150.000 người. Bên cạnh đó, hiện có khoảng 9,4 triệu lao động
thiếu việc làm, chiếm 23,5% lực lượng lao động. Tỷ lệ thất nghiệp của lực

lượng lao động trong độ tuổi ở khu vực đô thị đã giảm liên tục từ 10% năm
1991 xuống còn 5,88% năm 1996 nhưng đến năm 1998 tỷ lệ này lại nhích lên
6,85%
(1)
và lại tiếp tục giảm nhẹ xuống còn 6,28% vào năm 2001. Tỷ lệ sử dụng
thời gian lao động ở khu vực nông thôn cũng có xu hướng tăng lên từ 72,1%
năm 1996 lên 74,4% vào năm 2001.
Với tình trạng tốc độ phát triển nguồn lao động nêu trên, mâu thuẫn giữa
lao động và việc làm ngày càng trở nên gay gắt đối với nền kinh tế. Nếu không
giải quyết một cách hài hoà và có những bước đi thích hợp giữa mục tiêu kinh
(1)
(1)
Do tác động từ cuộc khủng hoảng tài chính – kinh tế khu vực năm 1997.

×