Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Ngữ văn lớp 7: Bài giảng chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (273.71 KB, 2 trang )

BÀI GIẢNG: CHUYỂN ĐỔI CÂU CHỦ ĐỘNG THÀNH CÂU BỊ ĐỘNG
Chuyên đề: Tiếng Việt
Cô giáo: Tạ Minh Thủy
I. Câu chủ động và câu bị động
Ví dụ:
a. Mọi người yêu mến em
CN
Chủ ngữ là chủ thể của hành động
=> Câu chủ động
b. Em được mọi người yêu mến
CN
Chủ ngữ là đối tượng của hành động
=>Câu bị động
II. Mục đích của việc chuyển đối câu chủ động thành câu bị động
- Nhằm liên kết câu trong đoạn.
a. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong rương, trong hòm.
b. Tác giả … được tôn là đương thời đệ nhất thi sĩ.
III. Cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động
Ví dụ:
Mọi người yêu mến em
->Em được mọi người yêu mến.
-> Em được yêu mến.
IV. Luyện tập
Bài 1:
a.- Ngôi chùa ấy được xây bởi một nhà sư có tên từ thế kỉ XIII
- Ngôi chùa ấy được xây từ thế kỉ XIII.
b. – Tất cả cánh cửa chùa được làm bằng gỗ lim.
- Tất cả cánh cửa chùa làm bằng gỗ lim.
c. – Con ngựa ấy được chàng kị sĩ buộc bên gốc đào.
- Con ngựa bạch buộc bên gốc đào.
d. – Một lá cờ đại được người ta dựng ở giữa sân.


- Một lá cờ đại dựng ở giữa sân.

1

Truy cập để học Toán – Lý – Hóa – Sinh - Anh – Văn - Sử - Địa – GDCD
tốt nhất nhé!


Bài 2:
a. Thầy giáo phê bình em.
- Em bị thầy giáo phê bình em.
- Em được thầy giáo phê bình. -> sai
b. Người ta đã phá ngôi nhà ấy đi.
- Ngôi nhà ấy đã bị phá đi.
- Ngôi nhà ấy đã được phá đi.
=> Dùng “bị” khi hành động mang ý nghĩa tiêu cực, “được” khi hành động mang ý nghĩa tích cực.
c. Trào lưu đô thi hóa đã thu hẹp sự khác biệt giữa thành thị với nông thôn.
- Sự khác biệt giữa thành thị với nông thôn đã bị thu hẹp bởi trào lưu đô thị hóa.
- Sự khác biệt giữa thành thị với nông thôn đã được thu hẹp bởi trào lưu đô thị hóa.

2

Truy cập để học Toán – Lý – Hóa – Sinh - Anh – Văn - Sử - Địa – GDCD
tốt nhất nhé!



×