Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Ngữ văn lớp 8: Bài giảng hịch tướng sĩ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (314.09 KB, 3 trang )

BÀI GIẢNG: HỊCH TƯỚNG SĨ
Chuyên đề: Bài giảng các tác phẩm văn học
Cô giáo: Đinh Thị Thúy Hằng
I.Tìm hiểu chung
1.Tác giả
-1231? -1300
- Tầm quan trọng của Hưng Đạo Đại Vương trong lịch sử Việt Nam với hai lần đánh thắng giặc Nguyên –
Mông (1285, 1287).
- Đức Thánh Trần và được thờ tại Vạn Kiếp – Hải Dương.
- Tài cầm quân và tấm lòng với nước, với dân, với tướng sĩ.
2. Tác phẩm
*Thể loại:
- Hịch có mục đích khích lệ, động viên tinh thần.
- Đối tượng: những tướng sĩ.
* Hoàn cảnh ra đời
- Trước khi diễn ra cuộc kháng chiến chống quân Nguyên – Mông lần 2 (1285)
* Nội dung:
- Phần 1: Nêu gương
-Phần 2: Tố cáo tội ác của kẻ thù -> khơi gợi lòng căm thù
-Phần 3: Phê phán những hành động, thái độ thờ ơ của quân sĩ.
-Phần 4: chỉ rõ con đường đánh giặc.
II. Đọc hiểu văn bản
1. Khích lệ tinh thần căm thù giặc
- Lên án hành động của kẻ thù
+ Sứ giả đi lại nghênh ngang
+ Uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình
+ Đem thân dê chó bắt nạt tể phụ

1

Truy cập để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Anh – Văn – Sử - Địa – GDCD tốt nhất!




+ Thu vàng bạc, vơ vét của cái.
+ Hổ đói ->họa về sau.
=> Ngôn ngữ để thể hiện rõ tinh thần căm thù giặc.
- Trực tiếp nói về nỗi đau của mình trước hiện thực đất nước:
+ Tới bữa quên ăn
+ Nửa đêm vỗ gối
+ Ruột đau như cắt
+ Nước mắt đầm đìa
-Quyết tâm đánh giặc
+ Trăm thân phơi ngoài nội cỏ
+ Nghìn xác gói trong da ngựa
 Ta cũng cam lòng.
- Mối quan hệ của chủ tướng hết sức khăng khít -> lay động.
- Hưng Đạo Vương lên án thái độ thờ ơ trước thời cuộc.
+ Chủ nhục – không lo
+ Nước nhục – không thẹn
+ Hầu giặc – không tức
+ Thú vui – có mang đến hòa bình, có đánh đuổi được quân giặc không?
 Khẳng khái, đanh thép.
 Cảnh cáo.
-Giọng điệu linh hoạt, thái độ khôn khéo
=>đánh đúng vào tâm lí của quân sĩ
=>khích tướng.
2. Nêu cao tinh thần quyết chiến quyết thắng
- Đưa ra những giải pháp tinh thần và hành động cho tướng sĩ
+ Không được phép bị động và chủ quan
+ Tập luyện bắn cung, diệt giặc.
-Niềm vui khi có một quốc gia thịnh trị

+ Hưởng bổng lộc

2

Truy cập để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Anh – Văn – Sử - Địa – GDCD tốt nhất!


+ Lưu danh
+ Sống yên bình
+ Dòng họ được hạnh phúc.
-Chỉ rõ con đường đánh giặc:
+ Học tập binh pháp
+ Luôn phải chủ động
+ Phải có thế dự phòng.
-Ngôn ngữ vừa có sự nghiêm khắc nhưng cũng ân cần, gần gũi, vừa lạnh lùng, khảng khái lại vừa trầm ngâm và
tha thiết.
III. Tổng kết
-Kết cấu chặt chẽ:
+ Phần 1: Nêu gương
+ Phần 2: Tố cáo tội ác của kẻ thù ->khơi gợi lòng căm thù
+ Phần 3: Phê phán những hành động, thái độ thờ ơ của quân sĩ.
+ Phần 4: chỉ rõ con đường đánh giặc.
 Áng văn đầy thuyết phục cả về lí lẫn tình.
-Nghệ thuật lập luận linh hoạt:
+ Giọng điệu của tác giả thay đổi khéo léo, lúc ân cần, chân thành, khi khảng khái, nghiêm khắc.
+ Dẫn chứng lí lẽ sâu sắc, có trọng lượng.
+ So sánh giữa hai bên chính tà, ranh giới giữa hai cực chính – bại.
+ Hình ảnh giàu tính tưởng tượng

3


Truy cập để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Anh – Văn – Sử - Địa – GDCD tốt nhất!



×