Tải bản đầy đủ (.doc) (120 trang)

Hệ thống kiểm soát nội bộ tại các kho bạc nhà nước trên địa bàn tp hồ chí minh thực trạng và giải pháp hoàn thiện​

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.13 MB, 120 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM
---o0o---

NGUYỄN THANH HIẾU
HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI CÁC KHO
NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TP.H Ồ CHÍ MINH
TRẠNG VÀ GI ẢI PHÁP HOÀN THI ỆN

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: KẾ TOÁN
Mã ngành : 60340301

TP. HCM, tháng 3/2015

BẠC
THỰC


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM
---o0o---

NGUYỄN THANH HIẾU
HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI CÁC KHO
BẠC NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TP.H Ồ CHÍ MINH
THỰC TRẠNG VÀ GI ẢI PHÁP HOÀN THI ỆN

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: KẾ TOÁN
Mã ngành: 60340301


HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. DƯƠNG THỊ MAI HÀ TRÂM

TP. HCM, tháng 3/2015


CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH T ẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM
Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. DƯƠNG THỊ MAI HÀ TRÂM

TS. DƯƠNG THỊ MAI HÀ TRÂM
Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại h ọc Công nghệ TP. HCM
ngày … tháng … năm …
Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm:
TT

Họ và Tên

Chức danh Hội đồng

1

PGS.TS. Phan Đ

2

TS. Nguyễn Trần Phúc

Phản biện 1

3


TS. Phạm Ngọc Toàn

Phản biện 2

4

TS. Phan Mỹ Hạnh

5

TS. Phạm Quốc Việt

ình Nguyên

Chủ tịch

ên
Ủy vi
Ủy viên, Thư ký

Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận văn sau khi Luận văn đã sửa
chữa (nếu có).
Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV

PGS.TS. Phan Đình Nguyên


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM


CỘNG HÒA XÃ H ỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

PHÒNG QLKH – ĐTSĐH

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

TP. HCM, ngày 15 tháng 03 năm 2015
NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ

Họ tê n học viên: Nguyễn Thanh Hiếu.

Giới tính:

Nữ.

Ngày, tháng, năm sinh: 29/05/1975.

Nơi sinh: Tp. Hồ Chí Minh.

Chuyên ngành: Kế toán.

MSHV:

1341850019.

I-Tên đề tài:
HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI CÁC KBNN TRÊN ĐỊA BÀN
TP.HỒ CHÍ MINH THỰC TRẠNG VÀ GI ẢI P HÁP HOÀN THI ỆN
II-Nhiệm vụ và n ội dung:
 Hệ thống hóa lý luận hệ thống kiểm soát nội bộ trong lĩnh vực Tài Chính

Công.
 Thứ hai khảo sát, đánh giá thực trạng hệ thống kiểm soát nội bộ tại các
kho bạc ở Tp. Hồ Chí Minh.
 Thứ ba dựa trên các ưu , nhược điểm đưa ra và từ thực trạng tác giả đề
xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại các kho bạc trên địa
bàn Tp. Hồ Chí Minh.
III- Ngày giao nhiệm vụ: 18/08/2014
IV-Ngày hoàn thành nhi ệm vụ: 15/03/2015
V-Cán bộ hướng dẫn: TS. DƯƠNG THỊ MAI HÀ T RÂM
CÁN B Ộ HƯỚNG DẪN

TS. DƯƠNG THỊ MAI HÀ TRÂM

KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH


i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các s ố liệu, kết
quả nêu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong b ất kỳ
công trình nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này đã
được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Học viên thực hiện Luận văn

Nguyễn Thanh Hiếu


ii
LỜI CÁM ƠN

Lời đầu tiên, tôi xin phép g ửi lời biết ơn sâu sắc đến Quý thầy cô phụ trách
giảng dạy lớp 13SKT11 chương trình cao học của Trường Đại học Công Nghệ
TP.HCM. Trong suốt thời gian học tập, tôi đã được Quý thầy cô trang bị thêm các
kiến thức mới, kèm theo những dẫn chứng thực tế minh họa rất hữu ích, hỗ trợ kiến
thức rất tốt cho tôi trong công việc cũng như những nhận định tốt về các diễn biến
thị trường. Ngoài ra, Quý th ầy cô đã cho tôi thêm các l ời khuyên cũng như hỗ trợ
kịp thời cho những vướng mắc mà tôi g ặ p phải trong công việc sau thời gian học
tập trên lớp.
Và lời cảm ơn chân thành nhất, tôi xin phép gửi đến giảng viên hướng dẫn
luận văn tốt nghiệp cho tôi, Cô TS. Dương Thị Mai Hà Trâm . Trong suốt thời gian
dài tập trung cho luận văn, Cô Trâm đã hướng dẫn chi tiết và rất tận tìnhđể tôi hoàn
tất luận văn này. Với sự giúp đỡ của Cô, tôi có thể hiểu sâu thêm về đề tài mình
đang làm, cách xử lý và phân tích số liệu cũng như phân tích những hàm ý qu ản trị.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo KBNN Quận 11, các đồng
nghiệp, các tổ chức, cá nhân đã truyền đạt kiến thức, thảo luận, giúp tôi trả lời bảng
câu hỏi khảo sát làm nguồn dữ liệu cho việc phân tích và cho ra kết quả của luận
văn này.
Cuối cùng, tôi h ết lòng bi ết ơn đến những người thân trong gia đì nh và bạn
bè đã đã luôn sát cánh, động viên, tạo động lực và hỗ trợ tốt tinh thần và công vi ệc
để tôi hoàn thành lu ận văn này một cách tốt đẹp.
Bằng tất cả sự kính trọng và biết ơn sâu sắc nhất, một lần nữa tôi xin gửi lời
cảm ơn chân thành đến những người đã giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Và để
đền đáp phần nào công ơn đó, tôi mong đề tài này phần nào sẽ mang lại hữu ích
cho ngành kế toán Kho bạc.
Trân trọng.
Nguyễn Thanh Hiếu


iii
TÓM T ẮT

Kho bạc nhà nước (KBNN) là cơ quan quản lý Tài chính công trực t huộc Bộ
Tài Chính với nhiệm vụ quản lý Quỹ ngân sách, một nguồn lực Tài chính quan
trọng cho cả quá trình vận hành và ho ạt động của Nhà nước. Chiến lược phát triển
KBNN đến năm 2020 đã và đang hướng đến việc đẩy nhanh quá trình Kho bạc điện
tử với sứ mệnh tăng cường năng lực, hiệu quả, tính công khai minh bạch trong quản
lý các ngu ồn Tài chính Nhà nước với mục tiêu: Xây dựng Kho bạc hiện đại, hoạt
động an toàn, hiệu quả và phát tri ển ổn định vững chắc trên cơ sở cải cách thể chế,
chính sách, hoàn thiện tổ chức bộ máy gắn với hiện đại hóa công nghệ và phát triển
nguồn nhân lực để thực hiện tốt các chức năng: Quản lý quỹ ngân sách Nhà nước và
các quỹ tài chính nhà nước; quản lý ngân quỹ và quản lý nợ chính phủ, tổng kế toán
nhà nước nhằm tăng cường năng lực, hiệu quả và tính công khai minh bạch trong
quản lý nguồn lực tài chính nhà nước. Để đáp ứng ngày càng t ốt hơn yêu cầu,
nhiệm vụ chính trị được giao đòi hỏi hệ thống KBNN phải có một hệ thống kiểm
soát nội bộ (HTKSNB) hữu hiệu đối với các đơn vị KBNN trong nước nói chung và
các đơn vị KBNN tại Tp. Hồ Chí Minh nói riêng. Và đó cũng là mục tiêu chủ đạo
của luận văn này.

Với mục tiêu nghiên cứu của đề tài nhằm đánh giá thực trạng và tìm ra giải
pháp nhằm hoàn thiện HTKSNB tại các kho bạc ở Tp. Hồ Chí Minh tác giả đã tiến
hành nghiên c ứu các nội dung như sau:
Đầu tiên là tìm hiểu cơ sở lý luận HTKSNB dựa trên nền tảng báo cáo COSO đưa
ra năm yếu tố của HTKSNB bao gồm: Môi trường kiểm soát; Đánh giá rủi ro; Hoạt
động kiểm soát; Thông tin truyền thông; Giám sát . Đây là các yếu tố cơ bản để đánh
giá thực trạng HTKSNB các KBNN tại Tp. Hồ Chí Minh nhằm đưa KBNN tại Tp. Hồ
Chí Minh đạt được mục tiêu: Hoạt động hữu hiệu và hiệu quả; Bảo đảm tính trung thực
và đáng tin cậy của báo cáo tài chính; Tuân thủ các luật lệ và quy định.

Tiếp đó tác giả tiến hành khảo sát thống kê tình hình thực tế về HTKSNB tại
các kho bạc Tp. Hồ Chí Minh, từ đó đưa ra đánh giá thực trạng về HTKSNB, thấy
được những mặt đã làm được, những mặt còn hạn chế và nguyên nhân t ồn tại làm

nền tảng đề xuất các giải pháp hoàn thiện để giảm bớt nguy cơ rủi ro tiềm ẩn trong


iv
quản lý quỹ ngân sách. Bảo vệ tài sản khỏi bị hư hỏng, mất mát, hao hụt, gian lận,
lừa gạt, trộm cắp. Đảm bảo mọi CBCC tuân thủ nội quy, quy chế của ngành cũng
như các quy định của pháp luật, kiểm tra giám sát chấn chỉnh, khắc phục triệt để
nhằm đảm bảo an toàn tiền và tài sản được nhà nước giao quản lý, hoàn thành
nhiệm vụ chính trị của đơn vị và của hệ thống Kho bạc Nhà Nước.
Trên cơ sở kết quả khảo sát, tác giả đưa ra các giải pháp nhằm nân g cao hiệu
quả giám sát của HTKSNB tại KBNN tại Tp. Hồ Chí Minh.


v
ABSTRACT
State Treasury is a monetary management agency under the Ministry of
Finance of Finance with the task of managing the budget fund, an important
resource for both the operation and activities of the State. The development strategy
of the State Treasury to 2020 and is aiming to modernize the present State Treasury
to an electronic One with a mission to strengthen the capacity, efficiency,
transparency in the management of the financial resources of the State. It is done
with the following objectives: to modernize the Treasury, operate safely, efficiently
as well as develop stably which is based on regulation and policy reforms,
organizational structure completion associated with the innovation of technology
and development of human resources to properly implement the functions:
managing the State budget, financial budget and government debt, auditing the state
account in order to strengthen the capacity, efficiency and transparency in the
financial management of state resources.
To better meet the requirements and tasks assigned, it requires the State
Treasury system to have a completely effective internal control system installed at

State Treasury branches through the country in general and other State Treasury
branches in Ho Chi Minh city in particular. It is also a key objective of this thesis.
The aims of the research study are also to assess the present situations to give
solutions to improve the internal control system in the treasury branches at Ho Chi
Minh City. The author has studied the contents as follows:
The first is to investigate the rationale for the literature review of the internal
control system based on five factors in reports issued by COSO. They are listed as
follow: control environment; risk assessment; control activities; information and
communication; supervision. These are the basic factors to assess the situation of
the internal control system at the State Treasury branches in the city. Mastering
these factors can help the branches operate effectively by giving exact and reliable
financial reports within law and regulation framework.
Then the author has conducted a statistics survey about actual situation of the
internal control system at these branches in Ho Chi Minh City to give evaluations of


vi
it. The results of the evaluations will expose all the positive as well as negative
feedbacks that can be used to consult the State budget management about complete
solutions to reduce potential risks in the management of budget funds, protect
property from damage, loss, fraud… Especially, to ensure all state workers
compliance with rules and regulations of the branch.
Based on the survey results, the authors offer solutions to improve the efficiency of monitoring the
internal control system and also propose the management for monitoring redress and give remedies
thoroughly to ensure the safety of cash and state property. It is also the political tasks of the State Treasury.


vii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................


i

LỜI CÁM ƠN ............................................................................................................. ii
TÓM T ẮT ................................................................................................................. iii
ABSTRACT ................................................................................................................ v
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................ x
DANH MỤC CÁC H.......................................................................................... xi

ÌNH
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN C ỨU.......................................................

1

1.1 Ý ngh ĩa và tính cấp thiết của đề tài ................................................................

1

1.2 Mục tiêu công trình nghiên c ứu .....................................................................

1

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..................................................................

2

1.4 Phương pháp nghiên cứu................................................................................

2


1.4.1 Dữ liệu dùng cho nghiên c ứu................................................................

2

1.4.2 Phương pháp nghiên cứu ......................................................................

2

1.5 Tổng quan tình hình nghiên cứu về HTKSNB...............................................

3

1.5.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới .......................................................

3

1.5.2 Tình hình nghiên cứu trong nước .........................................................

3

1.6 Đóng góp của đề tài ........................................................................................

4

1.7 Kết cấu của luận văn ......................................................................................

4

CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ LU ẬN VỀ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT N ỘI BỘ ............


5

2.1 Khái quát v ề hệ thống kiểm soát nội bộ (HTKSNB): ....................................

5

2.1.1Khái niệm cơ bản về hệ thống kiểm soát nội bộ ..................................

5

2.1.2Giới thiệu về COSO..............................................................................

7

2.1.3 Định nghĩa hệ thống kiểm soát nội bộ theo COSO ..............................

8

2.1.4 Nội dung và mục tiêu của hệ thống kiểm soát nội bộ: .......................

10


viii
2.2 Các yếu tố cấu thành của hệ thống kiểm soát nội bộ ...................................

11

2.2.1 Môi trường kiểm soát .........................................................................


12

2.2.2 Đánh giá rủi ro ....................................................................................

15

2.2.3 Hoạt động kiểm soát: ..........................................................................

16

2.2.4 Thông tin và truy ền thông ..................................................................

17

2.2.5 Giám sát: .............................................................................................

19

2.3 Mô hình lý thuy ết của nghiên cứu................................................................

20

2.4 Tóm t ắt chương 2 .........................................................................................

21

CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .....................................................

22


3.1 Thiết kế nghiên cứu......................................................................................

22

3.1.1 Phương pháp nghiên cứu ....................................................................

22

3.1.2 Xây dựng thang đo và thiết kế bảng câu hỏi ......................................

25

3.2 Thực hiện nghiên cứu định lượng ................................................................

27

3.3 TÓM T ẮT CHƯƠNG 3...............................................................................

29

CHƯƠNG 4 : THỰC TRẠNG VÀ KẾT QUẢ KHẢO SÁT CÁC NHÂN T



CẤU THÀNH KI ỂM SOÁT N ỘI BỘ TẠI CÁC KHO BẠC NHÀ NƯỚC
TRÊN ĐỊA BÀN TP. H Ồ CHÍ MINH.......................................................................

30

4.1 Giới thiệu về Kho bạc nhà nước TP.HCM...................................................


30

4.1.1 Cơ sở pháp lý ......................................................................................

30

4.1.2 Vị trí và chức năng .............................................................................

30

4.1.3 Nhiệm vụ và quyền hạn ......................................................................

31

4.1.4 Cơ cấu tổ chức ....................................................................................

31

4.2 Khảo sát thực nghiệm và đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ tại các đơn
vị kho bạc tại TP. HỒ CHÍ MINH ............................................................................

35

4.2.1 Nhân tố môi trường kiểm soát ............................................................

35


ix

4.2.2 Nhân tố đánh giá rủi ro......................................................................................... 38
4.2.3 Nhân tố hoạt động kiểm soát.............................................................................. 43
4.2.4 Nhân tố hoạt động thông tin truy ền thông.................................................... 44
4.2.5 Nhân tố hoạt động giám sát................................................................................. 47
4.3 Phân tích nhân tố khám phá EFA.................................................................................. 48
4.3.1 Phân tích nhân tố khám phá (EFA) ảnh hưởng đến hoạt động kiểm
soát nội bộ tại kho bạc Tp. Hồ Chí Minh........................................................................................ 49
Phân tích nhân tố khám phá (EFA) l ần thứ nhất...................................... 49
Phân tích nhân tố khám phá (EFA) l ần cuối (lần thứ 4)........................ 51
4.4 Phân tích mô hình hồi quy tuyến tính đa biến.......................................................... 53
4.4.1 Mô t ả các nhân t ố đo lường.............................................................................. 53
4.4.2 Phân tích tương quan hệ số Pearson................................................................. 54
4.4.3 Phân tích hồi quy đa biến..................................................................................... 56
4.4.4 Kiểm tra các giả định của mô hình hồi quy................................................... 60
4.4.5 Giả định về phân phối chuẩn của phần dư..................................................... 61
4.5 Tóm t ắt chương 4............................................................................................................... 61
CHƯƠNG 5 GIẢI PHÁP HOÀN THI ỆN HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ
TẠI CÁC KHO B ẠC TRÊN ĐỊA BÀN TP.HCM................................................................. 62
5.1 Quan điểm hoàn thiện....................................................................................................... 62
5.1.1 Mục tiêu hoàn thi ện............................................................................................... 63
5.2 Một số giải pháp hoàn thi ện theo kết quả khảo sát............................................... 63
5.2.1 Hoàn thiện nhân tố giám sát................................................................................ 64
5.2.2 Hoàn thiện nhân tố môi trường kiểm soát...................................................... 65
5.2.3 Hoàn thiện nhân tố Thông tin và truy ền thông........................................... 67
5.2.4 Hoàn thiện yếu tố kiểm soát................................................................................ 69


x
5.2.5 Hoàn thiện nhân tố Đánh giá rủi ro.................................................................. 69
5.3 Tóm t ắt chương 5............................................................................................................... 71

TÀI LI ỆU THAM KHẢO................................................................................................................ 73
PHỤ LỤC 1:............................................................................................................................................. 75
PHỤ LỤC 2:............................................................................................................................................. 86
PHỤ LỤC 3:............................................................................................................................................. 89
PHỤ LỤC 4:............................................................................................................................................. 91


xi

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BCTC

American Institule of Certificated Public Accountant - Viện kiểm toán
độc lập Hoa Kỳ
Báo cáo tài chính

BTC

Bộ tài chính

CBCC

Cán bộ công chức

AICPA

DGRR

Control Objectives for Information and Related Technology - chuẩn

quốc tế về quản lý công nghệ thông tin
Committee of Sponsoring Organizations - Ủy ban Treadway về việc
chống gian lận trên báo cáo tài chính
Đánh giá rủi ro

EAA

England Association of Accountant - Hội kế toán Anh quốc.

ERM

Enterprise Risk Management Franmework - Khuôn khổ Đánh giá rủi ro
doanh nghiệp

CoBIT
COSO

FMIT

Công ty c ổ phần đào tạo tư vấn quốc tế FMIT
Giám sát
GS
HTKSNB HTKSNB
Information System Audit and Control Association - Hiệp hội Kiểm soát
IACA
và Kiểm toán Thông tin
International Accounting Standard - Chuẩn mực kế toán quốc tế
IAS
The International Federation of Accountant - Liên đoàn kế toán quốc tế
IFAC

Kho bạc Nhà Nước
KBNN
Kiểm soát
KS
Kiểm soát nội bộ
KSNB
Malaysian Assembly of Certificated Public Accountant - Hội đồng Liên
MACPA hiệp các nhà kế toán Malaysia
Malaysian Institute of Accountants - Viện kế toán Malaysia
MIA
Môi trường kiểm soát
MTKS
Ngân sách Nhà Nước
NSNN
Treasury And Budget Management Information System - Hệ thống
TABMIS Thông tin Quản lý Ngân Sách và Kho bạc
Chương trình thu ngân sách nhà nước
TCS
Thông tin và truy ền thông
TT


xii
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1 Năm yếu tố cấu thành hệ thống KSNB........................................................... 12
Hình 2.2: Mô hình lý thuyết về đánh giá HTKSNB...................................................... 21
Hình 3.1:Sơ đồ nghiên cứu..................................................................................................... 24


1


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN C ỨU

1.1 Ý ngh ĩa và tính cấp thiết của đề tài
Hệ thống kiểm soát nội bộ (HTKSNB) đóng vai trò to lớn trong việc giảm bớt nguy cơ rủi
ro tiềm ẩn trong quản lý qu ỹ ngân sách, bảo vệ tài sản khỏi bị hư hỏng, mất mát, hao hụt, gian
lận, lừa gạt, trộm cắp. Bên cạnh đó, HTKSNB đảm bảo mọi CBCC tuân thủ nội quy, quy chế
của ngành cũng như các quy định của pháp luật nhằm hoàn thành nhi ệm vụ chính trị được giao.
Đã c ó r ất nhiều nghiên cứu về HTKSNB trong các doanh nghiệp, công ty, tuy nhiên tại các đơn
vị sử dụng ngân sách nhà nước vấn đề này chưa được nghiên cứu hoặc chỉ nghiên cứu một hoặc
một vài bộ phận trong hệ thống.
Với những kiến thức được các thầy cô trường Đại học Công nghệ Tp. Hồ Chí Minh trang
bị trong hai năm theo học cao học tại trường, tôi chọn đề tài nghiên cứu khoa học “Hệ thống
kiểm soát nội bộ tại các KBNN trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh – Thực trạng và giải pháp hoàn
thiện” nhằm góp phần giảm bớt những nguy cơ, rủi ro thất thoát trong công tác quản lý nhà
nước về quỹ Ngân sách nhà nước, các quỹ Tài chính nhà nước và các quỹ khác của nhà nước
được giao quản lý. Đồng thời nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, KSNB hệ thống trên các l
ĩnh vực hoạt động nghiệp vụ và quản lý nội bộ; phục vụ cho công tác kiểm tra, kiểm soát để kịp
thời phát hiện, chấn chỉnh và ngăn ngừa các sai phạm đảm bảo ổn định hệ thống KBNN nói
chung và Kho bạc địa phương nói riêng.
1.2 Mục tiêu công trình nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiê n cứu giải quyết các mục tiêu sau đây:
- Hệ thống hóa lý luận HTKSNB trong lĩnh vực tài chính công.
- Đánh giá thực trạng HTKSNB tại các KBNN trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh .
- Đưa ra những tồn tại và giải pháp góp phần hoàn thiện HTKSNB tại các kho bạc quận
(huyện) trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh.


2


1.3 Đối tượng và ph ạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu thực trạng hoạt động của HTKSNB tại các Kho bạc trên địa bàn Tp. Hồ Chí
Minh.
Thời gian thực hiện nghiên cứu: từ tháng 07/2013 đến 12/2014.
Khảo sát các yếu tố của hệ thống KSNB tại 24 KBNN Quận, Huyện trên địa bàn Tp. Hồ
Chí Minh. Tiếp cận HTKSNB theo 5 bộ phận cấu thành chứ không theo từng chu trình nghiệp vụ

nên HTKSNB được thể hiện dưới góc nhìn chung nhất.

1.4 Phương pháp nghiên cứu
1.4.1 Dữ liệu dùng cho nghiên c ứu
Nghiên cứu này sử dụng nhiều nguồn dữ liệu, gồm:
Dữ liệu thứ cấp: Luật ngân sách, các quyết định, các thông tư, các công văn, các báo cáo,
các kế hoạch của Bộ Tài Chính (BTC) các phòng, ban t ại Kho bạc.
Dữ liệu sơ cấp: các bảng điều tra khảo sát, thu thập từ các chuyên g ia để thực hiện
nghiên cứu định lượng.
1.4.2 Phương pháp nghiên cứu
Dựa trên các tài li ệu đã nghiên c ứu của các chuyên gia và k ế thừa các nghiên cứu khảo
sát về HTKSNB để rút ra các nhân tố cơ bản. Từ đó xây dựng bảng câu hỏi khảo sát và chọn
mẫu.
Thực hiện phỏng vấn nhóm chuyên gia, bao gồm 30 người là đại diện 24 Kho bạc tại Tp.
Hồ Chí Minh.

Sau khi nghiên cứu định tính, tác giả tiến hành nghiên cứu định lượng là dùng phương
pháp thống kê mô t ả, tổng hợp bảng câu hỏi khảo sát để nghiên cứu về những quan điểm nhận
thức của CBCC ở các kho bạc nhà nước (KBNN) để đưa ra kết luận cần thiết.

Bảng câu hỏi được thiết kế dựa trên thang đo Likert 5 mức độ nhằm đánh giá mức độ
quan trọng của các nhân tố ảnh hưởng đến “HTKSNB”.



3

1.5 Tổng quan tình hình nghiên cứu về HTKSNB
1.5.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Năm 1992, tại Hoa kỳ, COSO đã cho ra đời báo cáo đầu tiên về HTKSNB, tạo nên một
khởi đầu và tiếng nói chung cho các doanh nghiệp và tổ chức; chính phủ Hoa Kỳ ban hành luật
Sarbanes- Oxley quy định triển khai KSNB cho tất cả các công ty niêm y ết trên sàn giao dịch
chứng khoán, làm mở màn cho giai đoạn phát triển HTKSNB tại quốc gia này và lan truy ền
trên thế giới.
Học viện KSNB ICI ra đời tại Hoa Kỳ và chi tiết các công cụ phương pháp nhằm hoàn
chỉnh hệ thống KSNB.
Năm 2012, viện FMIT đã chính thức hợp tác với viện KSNB ICI là đối tác độc quyền
khai thác hệ thống KSNB tại Việt Nam.
1.5.2 Tình hình nghiên cứu trong nước
Đề tài “Hệ thống KSNB tại KBNN Quận 10- TP HCM - thực trạng và gi ải pháp hoàn
thiện năm 2005 của thạc sĩ Nguyễn Thanh Huyền” Luận văn đã nêu lên th ực trạng hệ thống
KSNB tại KBNN Quận 10 và đã đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống KSNB tại
KBNN Quận 10.
Đề tài “Hoàn thi ện công tác kiểm soát chi thường xuyên qua KBNN Khánh Hòa, n ăm
2012 của thạc sĩ Đỗ Thị Thu Trang” đề tài đưa ra những giải pháp KSNB về công tác chi
thường xuyên tại tỉnh Khánh Hòa không bao quá t cho toàn bộ hệ thống KSNB tại các kho bạc
trên địa bàn.
Đề tài “Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Tổng công ty Tài chính Cổ phần Dầu khí
Việt Nam của thạc sĩ Hoàng Thị Thanh Thủy, năm 2011”. Luận văn đã phân tích đánh giá tình
hình triển khai hoạt động KSNB, nêu ra những thành tựu hạn chế trong công tác KSNB và đề ra

những giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống KSNB tại Tổng công ty Tài chính Cổ phầ n Dầu khí
Việt Nam.
Như vậy các công trình nghiên cứu trên đã nghiên c ứu các vấn đề chủ yếu sau: Thực trạng



4

kiểm soát thu, chi ngân sách tại đơn vị, thực trạng kiểm soát nội bộ tại tác công ty… nhận thấy
mặt tồn tại của đơn vị từ đó đề ra các giải pháp để hoàn thiện. Tuy nhiên tác gi ả đề xuất những
giải pháp về KSNB trong các công trình này là những đề xuất mang tính chất chung cho các đơn
vị hành chính sự nghiệp, các doanh nghiệp, công ty mà chưa đưa ra được những giải pháp thiết
thực để các đơn vị vận dụng nhằm đóng góp nhất định vào việc hạn chế rủi ro, ngăn ngừa đến
mức thấp nhất những sai sót có thể xảy ra trong tương lai.
Mặc dù có nhiều luận văn nghiên cứu về KSNB đã công b ố nhưng hiện nay chưa có công
trình nào nghiên cứu về KSNB tại KBNN Tp. Hồ Chí Minh. Vì vậy, tác giả đã thực hiện đề tài:
“Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại các KBNN trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh ” nhằm góp
phần nâng cao chất lượng kiểm soát nội bộ và tăng tính hiệu quả trong việc quản lý an toàn tiền
và tài sản Nhà nước.
1.6 Đóng góp c ủa đề tài
Đề tài xác định được ý nghĩa quan trọng trong công tác kiểm tra kiểm soát thông qua việc
phân tích những cơ sở lý luận về HTKSNB, những mặt hạn chế, các nhân tố ảnh hưởng, các thủ
tục và trình tự KSNBtại các Kho bạc.
Đề tài nêu được thực tế n hững mặt đã đạt được, những vấn đề còn tồn tại của công tác
KSNB tại các đơn vị Kho bạc nhà nước, từ đó đề xuất những giải pháp nhằm giảm thiểu những
sai sót, gian l ận để góp phần vào sự phát tri ển trong tương lai của KBNN Tp. Hồ Chí Minh.
1.7 Kết cấu của luận văn
Chương 1: Tổng quan về đề tài nghiên cứu.
Chương 2: Cơ sở lý luận về HTKSNB.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu.
Chương 4: Thực trạng và kết quả nghiên cứu hệ thống KSNB tại các Kho bạc.
Chương 5: Các giải pháp hoàn thiện hệ thống KSNB tại các Kho bạc.



5

CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ

2.1 Khái quát v ề hệ thống kiểm soát nội bộ (HTKSNB):
2.1.1 Khái ni ệm cơ bản về hệ thống kiểm soát nội bộ

Khái niệm KSNB bắt đầu được sử dụng vào đầu thế kỷ 20 trong các tài liệu về kiểm
toán. Lúc đó KSNB được hiểu như là một biện pháp để bảo vệ tiền không bị các nhân viên gian
lận. Sau đó trong nhiều năm khái niệm này dần được mở rộng: Người ta cho rằng KSNB không
chỉ bảo vệ tài sản (không chỉ có tiền) mà còn nh ằm bảo đảm việc ghi chép kế toán chính xác,
nâng cao hiệu quả hoạt động và khuyến khích tuân thủ các chính sách của nhà quản lý. Tuy
nhiên cho đến năm 1992, KSNB vẫn chỉ dừng lại là một phương tiện phục vụ cho các kiểm toán
viên trong quá trình kiểm toán báo cáo tài chính.
Theo chuẩn mực đánh giá rủi ro và KSNB IAS 400, HTKSNB là toàn bộ những chính
sách và thủ tục kiểm soát do ban giám đốc của đơn vị thiết lập nhằm đảm bảo việc quản lý chặt
chẽ và hiệu quả của các hoạt động trong khả năng có thể. Điều này chứng tỏ HTKSNB là công
cụ hữu ích để ban giám đốc kiểm soát được tất cả các công việc trong đơn vị.
Bên cạnh đó văn bản hướng dẫn kiểm toán quốc tế số 6 được Hội đồng Liên hiệp các nhà
kế toán Malaysia (MACPA) và Viện kế toán Malaysia (MIA) đưa ra như sau: “HTKSNB là cơ
cấu tổ chức cộng với những biện pháp, thủ tục do Ban quản trị của một tổ chức thực thể chấp
nhận, nhằm hỗ trợ thực thi mục tiêu của Ban quản trị đảm bảo tăng khả năng thực tiễn tiến hành
kinh doanh trong trật tự và có hi ệu quả bao gồm: tuyệt đối tuân theo đường lối của ban quản trị,
bảo vệ tài sản, ngăn chăn và phát hiện gian lận, sai lầm, đảm bảo tính chính xác, hoàn thiện số
liệu hạch toán, xử lý kịp thời và đáng tin cậy số liệu thông tin tài chính. Phạm vi của HTKSNB
còn vượt ra ngoài những vấn đề có liên quan trực tiếp với chức năng của hệ thố ng kế toán. Mọi
nguyên lý riêng c ủa HTKSNB được xem như hoạt động của hệ thống và được hiểu là KSNB”.
Ta thấy nội dung công viêm của HTKSNB mà MACPA và MIA đưa ra gần giống với nội dung
mà IAS đã nêu bên trên.



6

Theo Hội kế toán Anh quốc (EAA) định nghĩa về HTKSNB như sau: “Một hệ thống
kiểm soát toàn diện có kinh nghiệm tài chính và các lĩnh vực khác nhau được thành lập bởi Ban
quản lý nhằm:
- Tiến hành kinh doanh của đơn vị trong trật tự và có hi ệu quả;
- Đảm bảo tuân thủ tuyệt đối đường lối kinh doanh của Ban quản trị;
- Giữ an toàn tài sản;
- Đảm bảo tính toàn diện và chính xác của số liệu hạch toán, những thành phần riêng lẻ
của HTKSNB được coi là hoạt động kiểm tra hoặc hoạt động kiểm tra nội bộ”.
Hay là Viện kiểm toán độc lập Hoa Kỳ (AICPA) định nghĩa KSNB như sau: “KSNB bao
gồm kế hoạch của tổ chức và tất cả các phương pháp phối hợp và đo lường được thừa nhận
trong danh nghiệp để bảo đảm an toàn tài s ản có của họ, kiểm tra sự phù hợp và độ tin cậy của
dữ liệu kế toán, tăng cường tính hiệu quả của hoạt đ ộng và khuyến khích việc thực hiện các
chính sách quản lý lâu dài ”. Theo nội dung của AICPA đưa ra, KSNB chuỗi các phương pháp
được đưa vào đơn vị để kiểm soát tài sản, kiểm soát tài liệu, dữ liệu tăng cường hiệu quả hoạt
động.
Hoặc là theo Liên đoàn kế toán quốc tế (IFAC) thì: “HTKSNB là kế hoạch của đơn vị và
toàn bộ các phương pháp, các bước công việc mà các nhà qu ản lý doanh nghiệp tuân theo.
HTKSNB trợ giúp cho các nhà quản lý đạt được mục tiêu một cách chắc chắn theo trình tự và
kinh doanh có hiệu quả kể cả việc tôn trọng các quy chế quản lý; giữ an toàn tài s ản, ngăn chặn,
phát hiện sai phạm và gian lận; ghi chép kế toán đầy đủ, chính xác, lập báo cáo tài chính kịp
thời, đáng tin cậy”. Nội dung này được hiểu như phần nào mà IFAC đã trình bày ở trên.
Còn t heo tập 2 Giáo trình Đại học Kế toán chuyên nghiệp Canada: “HTKSNB được định
nghĩa là hệ thống những quy định tài chính và quy định không tài chính. Hệ thống này do các
nhà quản lý doanh nghiệp lập ra để điều hành quản lý kinh doanh theo trình tự và có hiệu quả.
Đảm bảo tôn trọng mọi quy chế quản lý, giữ an toàn cho tài sản, duy trì chế độ ghi chép kế toán
đầy đủ, chính xác, lập báo cáo tài chính đúng thời hạn ”.



7

Tóm lại, có rất nhiều định nghĩa về HTKSNB nhưng nhìn chung đều chứng mình rằng
HTKSNB là quá trình công việc được ban giám đốc đề ra và yêu c ầu tất cả các bộ phận phải
thực hiện theo nhằm đảm bảo hiệu quả hoạt động của tổ chức..
2.1.2 Giới thiệu về COSO
Năm 1985 Ủy ban COSO (Committee of Sponsoring Organizations) là Ủy ban thuộc Hội
đồng quốc gia Hoa Kỳ về việc chống gian lận về báo cáo tài chính được thành lập. COSO được
thành lập nhằm nghiên cứu về kiểm soát nội bội, cụ thể là nhằm thống nhất định nghĩa về kiểm
soát nội bộ để phục vụ cho nhu cầu của các đối tượng khác nhau và đư a các bộ phận cấu thàn h
để giúp các đơn vị có thể xây dựng một hệ thống kiểm soát nội bộ hữu hiệu. Đây là Ủy ban các
Tổ bảo trợ của Ủy ban Treadway (COSO) , là một sáng kiến chung của năm tổ chức khu vực tư
nhân được liệt kê ở bên trái và được dành riêng để cung cấp cho lãnh đạo tư tưởng thông qua sự
phát triển của các khuôn khổ và hướng dẫn về quản lý rủi ro doanh nghiệp, kiểm soát nội bộ và
gian lận răn đe.
Báo cáo Committee of Sponsoring Organizations - COSO 1992 là kết quả của một quá
trình nghiên cứu của Ủy ban các tổ chức đồng bảo trợ cho Hội đồng Quốc gia Hoa Kỳ về chống
gian lận báo cáo tài chính (BCTC). Báo cáo này g ồm 353 trang, chia làm 4 phần:
- Tóm tắt dành cho nhà qu ản lý.
- Khuôn kh ổ chung của KSNB.
- Báo cáo cho bên ngoài.
- Các công c ụ đánh giá KSNB.
Báo cáo COS O 1992 là tài liệu đầu tiên trên th ế giới nghiên cứu và định nghĩa về
KSNB một cách đầy đủ và có h ệ thống. Đặc điểm nổi bật của nó là một tầm nhìn rộng và mang
tính quản trị, trong đó KSNB không còn ch ỉ là một vấn đề liên quan đến báo cáo tài chính mà
được mở rộng ra cho các lĩnh vực hoạt động và tuân thủ.
Báo cáo COSO mở đầu cho hàng loạt các công trình nghiên cứu và ứng dụng về KSNB



8

dưới nhiều góc độ khác nhau:
Dưới góc độ phục vụ cho quản trị doanh nghiệp, nhiều công trình tiếp tục phát triển các
kỹ thuật đánh giá hệ thống KSNB để hạn chế rủi ro. Nhiều công ty tư vấn đã phát triển các dịch
vụ tư vấn về KSNB. Gần đây, COSO xúc tiến việc xây dựng Khuôn khổ Đánh giá rủi ro doanh
nghiệp (Enterprise Risk Management Franmework – viết tắt ERM) trên cơ sở của bá o cáo
COSO 1992. Bản dự thảo đã hình thành và công b ố vào tháng 7.2003.
Dưới góc độ KSNB trong môi trường máy tính, năm 1996 Hiệp hội Kiểm soát và Kiểm
toán Thông tin (Information System Audit and Control Association – viết tắt IACA) đã đưa ra
các mục tiê u kiểm soát cho công nghệ thông tin và các kỹ thuật liên quan (Control Objection
and Related Technology – gọi tắt là CoBIT).
Ngoài ra, tổ chức nghề nghiệp ở một số quốc gia đã xây d ựng và ban hành các Khuôn
khổ về KSNB, trong đó nổi bật là Báo cáo COSO 19 95 (Criteria of Control Board of Canadian
Institute of Chartered Accountants) của Hiệp hội Kế toán viên Công ch ứng Canada.
Năm 1992, báo cáo COSO về KSNB được ban hành; bao gồm 05 thành phần: môi
trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, các hoạt động kiểm soát, thông tin và giám sát.
Đặc điểm nổi bậc của báo cáo COSO là một tầm nhìn rộng và mang tính quản trị, trong
đó KSNB không còn ch ỉ là một vấn đề liên quan đến báo cáo tài chính mà được mở rộng ra cho
các lĩnh vực hoạt động và tuân thủ .
2.1.3 Định nghĩa hệ thống kiểm soát nội bộ theo COSO
Định nghĩa KSNB do COSO đưa ra năm 1992: KSNB là một quá trình bị chi phối bởi
người quản lý, hội đồng quản trị và các nhân viên c ủa đơn vị, nó được thiết lập để cung cấp một
sự đảm bảo hợp lý nhằm thực hiện mục tiêu dưới đây:
- Báo cáo tài chính đáng tin cậy.
- Các luật lệ và quy định được tuân thủ .
- Hoạt động hữu hiệu cà ng hiệu quả.


9


Trong đó, hiểu theo cách khai quát nhât là :
KSNB là một quá trình, bởi: HTKSNB không ch ỉ là một thủ tục hay một chính sách
được thực hiện ở một vài thời điểm nhất định mà được vận hành liên tục ở tất cả mọi cấp độ
trong doanh nghiệp.
KSNB được thiết kế và vận hành bởi con người: Vì KSNB không chỉ là những chính
sách, thủ tục, biểu mẫu đơn điệu, độc lập...mà phải bao gồm cả yếu tố con người - Hội đồng
quản trị, ban giám đốc, nhân viên của tổ chức. Chính con người định ra mục tiêu kiểm soát và
thiết lập nên cơ chế kiểm soát và vận hành chúng. C ụ thể: hội đồng quản trị và các nhà qu ản trị
cấp cao chịu trách nhiệm cho việc thiết lập một văn hóa phù hợp nhằm hỗ trợ cho quy trình
KSNB hiệu quả, giám sát tính hiệu quả của hệ thống này một cách liên tục. Tất cả các thành
viên của tổ chức để tham gia vào quy trình này.
Bên cạnh đó, không th ể yêu cầu tuyệt đối thực hiện được các mục tiêu đối với KSNB mà
chỉ có thể yêu cầu cung cấp một sự đảm bảo hợp lý trong việc thực hiện mục tiêu. Nguyên nhân
bởi luôn có khả năng tồn tại những yếu kém xuất phát từ sai lầm của con người khi vận hành hệ
thống kiểm soát, dẫn đến việc không thực hiện được mục tiêu. Việc KSNB có thể làm là ngăn
chặn và phát hiện sai phạm nhưng không thể đảm bảo chắc chắn sẽ không xảy ra sai phạm nữa.
Bên cạnh đó, quyết định của KSNB còn tùy thu ộc vào nguyên t ắc cơ bản: sự đánh đổi lợi ích chi phí, chi phí kiểm soát không được vượt quá lợi ích mong đ ợi từ quá trình kiểm soát. Vì vậy,
KSNB chỉ cung cấp một sự đảm bảo hợp lý, chứ không đảm bảo tuyệt đối là các m ục tiêu sẽ
được thực hiện.
Mỗi đơn vị thường có các mục tiêu kiểm soát cần đạt được để từ đó xác định các chiến
lược cần thực hiện. Đó có thể là mục tiêu chung của toàn đơn vị hay mục tiêu cụ thể cho từng
hoạt động, từng bộ phận trong đơn vị. Một hệ thống kiểm soát nội bộ hữu hiệu có thể cung cấp
sự đảm bảo hợp lý đạt được các mục tiêu liên quan như tính đáng tin cậy của báo cáo tài chính,
sự tuân thủ pháp luật và các quy định. Để đạt được các mục tiêu này, cần dự trên cơ sở các
chuẩn mực đã được thiết lập. Kết quả đạt được phụ thuộc vào môi trường kiểm soát, cách thức
đánh giá rủi ro, các hoạt động kiểm soát của đơn vị, hệ thống thông tin trường t hông và v ấn đề



×