Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Ngữ văn lớp 10: Lí thuyết 5 những yêu cầu về sử dụng tiếng việt tiết 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (423.39 KB, 3 trang )

BÀI GIẢNG: NHỮNG YÊU CẦU VỀ SỬ DỤNG TIẾNG VIỆT – TIẾT 2
CHUYÊN ĐỀ: TIẾNG VIỆT
MÔN NGỮ VĂN LỚP 10
CÔ GIÁO: PHẠM THỊ THU PHƯƠNG
I.Sử dụng đúng theo các chuẩn mực tiếng Việt
II.Sử dụng hay, đạt hiệu quả giao tiếp cao
1.Tìm hiểu ví dụ
Bài tập 1:
_Đứng – quỳ: +không dùng để chỉ tư thế của thân thể.
+dùng theo nghĩa chuyển (nghĩa ẩn dụ) để chỉ phẩm giá và nhân cách của con người.
+Đứng: chỉ chết một cách hiên ngang, khí phách, kiêu dung, bất khuất.
+Quỳ: thảm hại, quỵ lụy, hèn yếu.
 Đứng – quỳ mang tính hình tượng và giá trị biểu cảm cao.
 Hiệu quả tác động cũng cao.
Bài tập 2:
_Cái nôi xanh – hình ảnh ẩn dụ: gợi ra hình ảnh cây cối xanh tươi bao bọc, che chở, gợi cảm giác an toàn và
bình yên.
_Máy điều hòa khí hậu – hình ảnh so sánh: gợi ra cảm giác mát mẻ vào mùa hè, ấm áp vào mùa đông, gợi cảm
giác dễ chịu cho con người.
 Mang tính hình tượng, giá trị biểu cảm, xúc cảm thẩm mĩ.
 Giúp người đọc hình dung ra lợi ích của cây xanh một cách hiệu quả hơn.
Bài tập 3:
_Phép điệp: điệp từ, điệp ngữ, điệp cấu trúc.
_Phép đối: ai có súng dùng súng, ai có gươm dùng gươm.
_Nhịp điệu: mạnh mẽ, khỏe khoắn, dứt khoát.
 Tạo âm hưởng hào hùng, vang dội.
 Tác động mạnh mẽ đến người đọc, người nghe.

1 Truy cập để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Anh – Văn – Sử - Địa – GDCD tốt nhất!



*Khi nói và viết, cần sử dụng tiếng Việt một cách sáng tạo, có sự chuyển đổi linh hoạt theo các phương thức và
quy tắc chung, theo các phép tu từ để cho lời nói, câu văn có tính nghệ thuật và đạt hiệu quả giao tiếp cao.
VD: _Trong thơ Hồ Xuân Hương:
Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn
Hồ Xuân Hương vận dụng đảo ngữ liên tiếp trong nhiều câu, tiêu biểu câu “Trơ cái hồng nhan với nước
non”. Đảo động từ “trơ” nhấn mạnh trạng thái của Hồ Xuân Hương nhấn mạnh sự đối lập giữa cái hồng nhan
với nước non, giữa cá nhân với xã hội rộng lớn chứa đầy bất công, ngang trái đồng thời nhấn mạnh tâm thế đối
mặt với cái ngang trái ấy của người phụ nữ. “Trơ” ở đây vừa là “trơ trọi” mà còn là “trơ lì”, bền gan – bản lĩnh
của Hồ Xuân Hương
Đảo ngữ ở hai câu luận: nhấn mạnh vào 2 sinh thể rêu và đá. Đặc biệt đảo ngữ nhấn mạnh vào 2 cụm từ
“xiên ngang”, “đâm toạc” – thể hiện thái độ không cam chịu, đòi quyền sống, quyền hạnh phúc.Ví dụ như trong
_Trong bài Chiều tối của Hồ Chí Minh, hình ảnh lò than rực hồng, chữ “hồng” làm cân chỉnh 27 chữ còn lại, 27
chữ kia nói về bóng tối còn chữ cuối cùng nói về ánh sáng, gợi ra hướng vận động của tứ thơ là đi từ bóng tối ra
ánh sáng, từ cô đơn đến sum vầy, từ lạnh lẽo đến ấm áp – nhân sinh quan lạc quan của Hồ Chí Minh.
III.Luyện tập
Bài tập 1:
Các từ đúng: bang hoàng, chất phác, bàng quan, lãng mạn, hưu trí, uống rượu, trau chuốt, nồng nàn, đẹp đẽ,
chặt chẽ.
Bài tập 2:
_hạng người: phân biệt người theo phẩm chất tốt/xấu, mang nét nghĩa tiêu cực.
->lớp: phân biệt người theo tuổi tác, theo thế hệ.
_phải: bắt buộc, cưỡng bức.
->sẽ: mang màu sắc khách quan, trung tính, phù hợp với nội dung hơn.
Bài tập 3:
Đoạn văn trên không lo gic: câu đầu tiên nói về tình cảm nam nữ, những câu sau chuyển sang nói về tình cảm
khác mà nó không có sự kết nối.
Đại từ thay thế “họ” không rõ thay thế cho ai.
Dùng từ chưa phù hợp với phong cách: yêu người làng, người nước.
Sửa lại:
Trong ca dao Việt Nam những bài về tình yêu nam nữ nhiều hơn cả nhưng cũng có không ít những bài thể

hiện những tình cảm khác. Những con người trong ca dao yêu gia đình, yêu cái tổ ấm, yêu nơi chon nhau cắt

2 Truy cập để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Anh – Văn – Sử - Địa – GDCD tốt nhất!


rốn. Họ yêu làng, yêu nước, yêu từ cảnh ruộng đồng đến công việc trong xóm ngoài làng. Tình yêu đó nồng
nhiệt, đằm thắm và sâu sắc.
Bài tập 4:
_Tính chuẩn mực: Câu văn được tổ chức mạnh lạc theo cấu trúc ngữ pháp tiếng Việt.
+Chủ ngữ: chị Sứ
+Vị ngữ: yêu
+Bổ ngữ: biết bao nhiêu cái chốn này
+Phụ chú: nơi chị đã oa oa cất tiếng khóc đầu tiên, nơi quả ngọt trái sai đã thắm hồng da dẻ chị.
_Tính nghệ thuật cao: cách sử dụng quán ngữ tình thái: biết bao nhiêu ->tình cảm tha thiết, dạt dào; từ ngữ miêu
tả âm thanh: oa oa ->âm thanh cụ thể, hình ảnh ẩn dụ: nơi quả ngọt, trái sai đã thắm hồng da dẻ chị.
->câu văn mang sức biểu cảm cao, mang đến xúc cảm thẩm mĩ cho người đọc.
Bài tập 5:
Tự xem lại bài với những kiến thức đã học.

3 Truy cập để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Anh – Văn – Sử - Địa – GDCD tốt nhất!



×