Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Ngữ văn lớp 10: Luyện tập 4 những yêu cầu về sử dụng tiếng việt đề 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (420.19 KB, 2 trang )

THI ONLINE_NHỮNG YÊU CẦU VỀ SỬ DỤNG TIẾNG VIỆT_ ĐỀ 1
CÓ LỜI GIẢI CHI TIẾT
Môn: Văn – lớp 10
Thời gian làm bài: 45 phút
Mục tiêu:
- Học sinh nắm được những yêu cầu về sử dụng tiếng Việt
- Rèn luyện kĩ năng sử dụng tiếng Việt

Câu 1: (ID: 353668) (thông hiểu)
Nêu những yêu cầu cơ bản khi sử dụng tiếng Việt trong giao tiếp?
Câu 2: (ID: 353669) (thông hiểu)
Lựa chọn những từ ngữ viết đúng trong các trường hợp sau:
Bàn hoàng / bàng hoàng ; chất phát / chất phác ; bàn quan / bàng quang ; lãng mạn / lãng mạng ; hiu trí / hưu trí
; uống riệu / uống rượu ; trau chuốt / chau chuốt ; lồng làn / nồng nàn ; đẹp đẽ / đẹp đẻ ; chặc chẻ / chặt chẽ.
Câu 3: (ID: 353670) (thông hiểu)
Phân tích tính chính xác và tính biểu cảm của từ lớp thay cho từ hạng và của từ sẽ thay cho từ phải trong bản
thảo Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (Lúc đầu Bác dùng các từ hạng, phải, sau đó gạch bỏ):
- Năm nay, tôi vừa 79 tuổi, đã là [hạng] lớp người “xưa nay hiếm”…
- Vì vậy tôi để sẵn mấy lời này, phòng khi tôi [phải] sẽ đi gặp cụ Các Mác, cụ Lê – nin và các vị cách mạng đàn
anh khác, thì đồng bào cả nước, đồng chí trong Đảng và bầu bạn khắp nơi khỏi cảm thấy đột ngột.
HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
THỰC HIỆN: BAN CHUYÊN MÔN TUYENSINH247.COM
Câu 1:

*Phương pháp: Tái hiện kiến thức đã học
*Cách giải:
Khi sử dụng tiếng Việt trong giao tiếp, cần đảm bảo những yêu cầu cơ bản sau:
- Về ngữ âm và chữ viết, cần phát âm theo âm thanh chuẩn của tiếng Việt, cần viết đúng theo
các quy tắc hiện hành về chính tả và về chữ viết nói chung.
- Về từ ngữ, cần dùng từ ngữ đúng với hình thức và cấu tạo, với ý nghĩa, với đặc điểm ngữ pháp
của chúng trong tiếng Việt.


- Về ngữ pháp, cần cấu tạo theo đúng quy tắc ngữ pháp tiếng Việt, diễn đạt đúng các quan hệ ý
nghĩa và sử dụng dấu câu thích hợp. Hơn nữa, các câu trong đoạn văn và văn bản cần được liên
kết chặt chẽ, tạo nên một văn bản mạch lạc, thống nhất.
- Về phong cách ngôn ngữ, cần nói và viết phù hợp với các đặc trưng và chuẩn mực trong từng
phong cách chức năng ngôn ngữ.

Câu 2:

*Phương pháp: Phân tích, tổng hợp
*Cách giải:
Các từ đúng: bàng hoàng, chất phác, bàng quan, lãng mạn, hưu trí, uống rượu, trau chuốt, nồng

1 Truy cập để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Anh – Văn – Sử - Địa – GDCD tốt nhất!


Câu 3:

nàn, đẹp đẽ, chặt chẽ
*Phương pháp: Phân tích, tổng hợp
*Cách giải:
- Từ hạng (cùng với các từ đồng nghĩa: loại, thứ) có nét nghĩa đánh giá tốt/xấu. Nếu dùng chỉ
người thì nó thường thể hiện nét nghĩa đánh giá xấu. Trong khi đó, từ lớp chỉ phân biệt người
theo tuổi tác, thế hệ, không có nét nghĩa đánh giá tốt/xấu. Câu văn chỉ nói về tuổi (Năm nay, tôi
vừa 79 tuổi), cho nên dùng từ lớp là phù hợp với mạch ý của cả câu.
- Từ phải mang nét nghĩa bắt buộc, cưỡng bức, nặng nề không phù hợp với sắc thái coi cái chết
nhẹ nhàng, coi đó là vinh hạnh đi gặp các vị cách mạng đàn anh. Từ sẽ có nét nghĩa bình thản,
nhẹ nhàng, phù hợp với sắc thái chung của câu văn.

2 Truy cập để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Anh – Văn – Sử - Địa – GDCD tốt nhất!




×