Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI TĂNG NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (148.53 KB, 13 trang )

NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI TĂNG NĂNG
SUẤT LAO ĐỘNG
1.NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG VÀ CÁC CHỈ TIÊU TÍNH NĂNG SUẤT LAO
ĐỘNG
1.1.Bản chất của năng suất lao động
1.1.1.Khái niệm năng suất lao động
Quan điểm của C.Mác “Năng suất lao động là sức sản xuất của lao động
cụ thể có ích” Nó nói lên kết quả hoạt động của hoạt động sản xuất của có
mục đích của con người trong một đơn vị thời gian nhất định
Quan điểm truyền thống: “Năng suất lao động là tỷ số giữa đầu ra (là sản
phẩm) và đầu vào (là lao động hao phí để tạo ra sản phẩm đó)”
Công thức thường dùng để tính năng suất lao động
W = Q/T
Nó phản ánh lượng sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian hoặc
lượng thời gian hao phí để tạo ra một đơn vị sản phẩm
Bản chất của năng suất lao động là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hay mức
hiệu quả của lao động
1.1.2. Khái niệm cường độ lao động
Cường độ lao động là mức độ khẩn trương về lao động. Trong cùng một
thời gian, mức chi phí bắp thịt, trí não, thần kinh con người càng nhiều thì
cường độ lao động càng cao. C.Mác gọi cường độ lao động là khối lượng lao
động bị ép vào trong một thời gian nhất định hoặc còn gọi là “ những số lượng
lao động khác nhau bị tiêu phí trong cùng một đơn vị thời gian”.
1.1.3. Phân biệt năng suất lao động và cường độ lao động
Năng suất lao động và cường độ lao động giống nhau ở chỗ là cả hai đều
tăng tỷ lệ thuận với kết quả lao động. Chính điều này khiến cho người ta thường
nhầm lẫn giữa năng suất lao động và cường độ lao động
Tuy nhiên về bản chất tăng năng suất lao động và cường độ lao động là
hoàn toàn khác nhau. Trong cùng một thời gian năng suất lao động tăng sẽ làm
tăng sản phẩm nhưng giá trị của sản phẩm không tăng theo. Còn cường độ lao
động tăng sẽ làm tăng số lượng sản phẩm nhưng cùng với nó thi giá trị sản


phẩm cũng tăng theo vì số sản phẩm được tạo ra nhờ tăng cường độ lao động là
do lao động trội ra (hay lao động nhiều lên)
Về bản chất tăng năng suất lao động sẽ làm giảm hao phí lao động trong
một đơn vị sản phẩm. Điều này có nghĩa làm cho giá thành sản phẩm giảm vì
chi phí lao động cho một đơn vị sản phẩm giảm. Nguyên nhân làm tăng năng
suất lao động là các yếu tố về trình độ tay nghề,công nghệ, mức độ thuần thục,
kỹ năng kỹ xảo của người lao động cũng như phương pháp lao động của họ. Vì
thế tăng năng suất lao động làm tăng hiệu quả lao động, giảm mệt mỏi, hao phí
sức lực trong quá trình sản xuất. Còn cường độ lao động tăng không làm giảm
hao phí lao động trong một đơn vị sản phẩm, chi phí tiền lương cho một đơn vị
sản phẩm không giảm, không làm tăng tính cạnh tranh của sản phẩm. Nguyên
nhân chủ yếu của tăng cường độ lao động là tăng mức độ khẩn trương của lao
động, người lao động phải làm việc nhanh hơn nhiều hơn trong cùng một đơn vị
thời gian. Điểm khác biệt quan trọng nữa là cường độ lao động có thể tăng rất
nhiều do trình độ khoa học không ngừng tăng lên nhưng cường độ lao động thì
chỉ tăng lên đến một giới hạn nhất định vì nó phụ thuộc vào khả năng sinh lý
của con người, mà khả năng này thì có hạn trong một chừng mực nào đó.
Vì thế nhiệm vụ của các nhà quản lý là tìm cách làm tăng năng suất lao động đó
mới là cách làm tăng hiệu quả sản xuất lâu dài và bền vững.
1.2. Các chỉ tiêu tính năng suất lao động
Có nhiều chỉ tiêu để tính năng suất lao động: năng suất lao động tính
bằng hiện vật, năng suất lao động tính bằng giá trị, năng suất lao động tính bằng
thời gian lao động… Vì vậy tùy theo đặc điểm của từng doanh nghiệp và mục
đích nghiên cứu mà ta lựa chọn chỉ tiêu nào cho phù hợp
1.2.1. Năng suất lao động tính bằng hiện vật
Năng suất lao động tính bằng hiện vật được xác định bằng số lượng sản
phẩm sản xuất ra trong một đơn vị lao động hao phí
Công thức tính : W = Q/T
Trong đó:
W: Năng suất lao động trong một thời gian nhất định

Q: Tổng sản lượng tính bằng hiện vật ( tính bằng đơn vị hiện vật hay là
hiện vật kép: m, m
2
, tấn, cái, chiếc, tấn – km, tấn/giờ, kw/h…)
T: Tổng lao động hao phí tính bằng thời gian hao phí (giờ, ngày…) hoặc
số người cần thiết để sản xuất ra khối lượng sản phẩm trên
Ưu điểm của chỉ tiêu:
- Đánh giá trực tiếp được hiệu quả lao động
- Biểu hiện năng suất lao động một cách cụ thể, chính xác, không bị ảnh
hưởng bởi nhân tố giá cả
- Có thể dùng để so sánh trực tiếp năng suất lao động của các doanh nghiệp
sản xuất cùng một loại sản phẩm
Nhược điểm của chỉ tiêu:
-Không thể dùng để so sánh năng suất lao động của các ngành có các loại
sản phẩm khác nhau hay các năng suất lao động của các doanh nghiệp sản
xuất nhiều chủng loại mặt hàng.
-Tổng sản lượng (Q) chỉ tính đến thành phẩm nên năng suất lao động tính
được chưa phản ánh đúng được hiệu quả của lao động đã hao phí cho toàn
bộ khối lượn sản phẩm tạo ra trong kỳ của doanh nghiệp. Vì vậy các ngành
có tỷ trọng bán thành phẩm lớn không áp dụng được chỉ tiêu này.
-Chỉ tiêu này không phản ánh được yếu tố chất lượng của sản phẩm.
1.2.2.Năng suất lao động tính bằng giá trị
Năng suất lao động tính bằng giá trị được xác định bằng giá trị sản phẩm
được sản xuất ra trong một đơn vị thời gian
Công thức tính : W = Q/T
Trong đó:
W: Năng suất lao động tính bằng giá trị
Q: Giá trị tổng sản lượng ( thường dùng tổng gía trị sản xuất hay tổng
doanh thu, đơn vị tính là tiền tệ
T: Tổng lao động hao phí để sản xuất ra sản phẩm

Ưu điểm của chỉ tiêu:
- Phản ánh tổng hợp hiệu quả của lao động, cho phép tính cho các loại sản
phẩm khác nhau, khắc phục được nhược điểm của chỉ tiêu tính bằng hiện
vật.
- Tổng hợp chung được các kết quả mà doanh nghiệp đã tạo ra trong kỳ
( thành phẩm, bán thành phẩm, các công việc và dịch vụ…)
Nhược điểm của chỉ tiêu:
- Bị ảnh hưởng bởi yếu tố giá cả
- Khuyến khích dùng các nguyên, nhiên vật liệu đắt tiền.
1.2.3. Năng suất lao động tính bằng thời gian lao động
Năng suất lao động hiểu theo cách khác là thời gian hao phí để tạo ra một
đơn vị sản phẩm
Công thức tính: L = T/Q
Trong đó:
L: lượng lao động hao phí cho một sản phẩm
T: thời gian lao động hao phí
Q: Tổng sản lượng
Ưu điểm của chỉ tiêu:
- Phản ánh được cụ thể mức tiết kiệm về thời gian lao động để sản xuất ra
một sản phẩm hoặc một đơn vị giá trị
Nhược điểm của chỉ tiêu:
- Tính toán phức tạp
- Không dùng để tổng hợp được năng suất lao động bình quân của một
ngành hay một doanh nghiệp có nhiều loại sản phẩm khác nhau.
2. Phân tích năng suất lao động
2.1. Phân tích biến động năng suất lao động theo thời gian lao động
2.1.1. Các chỉ tiêu tính năng suất lao động theo thời gian lao động
Vì Q có thể tính bằng hiện vật hay giá trị. Còn tổng lao động hao phí (T)
có thể tính bằng số người, số ngày - người, số giờ - người, số tháng - người làm
việc thực tế để tạo ra Q, cho nên cứ ứng với mỗi biếu hiện cụ thể của Q, T sẽ có

được một chỉ tiêu năng suất lao động
Chỉ tiêu năng suất lao động được biểu hiện thành nhiều chỉ tiêu qua đơn
vị thước đo thời gian là: năng suất lao động giờ, năng suất lao động ngày, năng
suất lao động tháng, năng suất lao động năm (kỳ).
Công thức tính:
W
giờ
= Q/ Tổng số giờ - người làm việc
W
ngày
=Q/ Tổng số ngày - người làm việc
W
tháng
= Q/ Tổng số tháng - người làm việc
W
năm (kỳ)
= Q/ Tổng số lao động bình quân trong năm (kỳ)
2.1.2. Mối liên hệ giữa các chỉ tiêu tính năng suất lao động theo thời gian
* W
ngày
= W
giờ
x số giờ làm việc bình quân trong ngày
* W
tháng
= W
ngày
x số ngày làm việc bình quân trong tháng
W
tháng

= W
giờ
x số giờ làm việc bình quân trong ngày x số ngày làm việc bình
quân trong tháng
* W
năm
= W
ngày
x số ngày làm việc bình quân trong năm
W
năm (kỳ)
= W
giờ
x số giờ làm việc bình quân trong ngày x số ngày làm việc bình
quân trong năm
Hoặc:

×