BÀI GIẢNG: MỘT NGƯỜI HÀ NỘI – TIẾT 1
CHUYÊN ĐỀ: BÀI GIẢNG CÁC TÁC PHẨM VĂN HỌC
MÔN NGỮ VĂN LỚP 12
CÔ GIÁO: PHẠM THỊ THU PHƯƠNG
I. Tiểu dẫn:
1. Tác giả:
- Vị trí: Là một trong những cây bút hàng đầu của văn xuôi Việt Nam sau 1945.
- Được rèn luyện và trưởng thành trong quân ngũ.
- Sự nghiệp sáng tác chia làm 2 giai đoạn:
+ Trước 1978: Cây bút văn xuôi có khuynh hướng chính luận -> lí trí tỉnh táo.
+ Từ 1978: Ngả dần sang cảm hứng triết luận -> đôn hậu, trầm lắng, nhiều chiêm nghiệm.
2. Tác phẩm:
- Xuất xứ: Ra mắt lần đầu năm 1990, nằm trong tập sách cùng tên: “Một người Hà Nội”. Đến năm 1995,
tác phẩm được in lại, nằm trong tập sách “Hà Nội trong mắt tôi”.
- Hoàn cảnh sáng tác: Khi tác giả đang sống ở Thành phố Hồ Chí Minh, viết về Hà Nội bằng tất cả tình
yêu, sự hiểu biết sâu sắc và tinh tế.
II. Tìm hiểu tác phẩm:
1. Nhân vật cô Hiền:
a. Lai lịch, chân dung:
- Là người Hà Nội gốc. Xuất thân từ gia đình giàu có, lương thiện.
- Là người phụ nữ xinh đẹp và thông minh.
- Được bố mẹ cho phép mở salon văn chương.
-> Hội tụ nhiều ưu điểm đáng ngưỡng mộ.
b. Vẻ đẹp:
* Tình yêu dành cho Hà Nội:
- Khi nhân vật “tôi” từ kháng chiến trở về, Hà Nội vắng hơn trước, nhỏ hơn trước, mọi người đều chuyển
đến nơi khác để làm ăn. Trong suốt 9 năm kháng chiến, khi mọi người đi tản cư thì gia đình cô Hiền vẫn ở lại
Hà Nội, không đi đâu. Sau khi kháng chiến thành công, rất nhiều gia đình tản cư đến vùng đất mới để có cuộc
sống tốt đẹp hơn thì cô Hiền cũng không đi đâu, vì: “không thể rời xa Hà Nội, không thể sinh cơ lập nghiệp ở
một vùng đất khác”.
-> Sự gắn bó máu thịt với Hà Nội.
- Sau những năm kháng chiến chống Mĩ, khi nhân vật “tôi” chuyển vào Nam sinh sống, thỉnh thoảng ra
Hà Nội công tác đều đến thăm cô Hiền. Mỗi lần đến gặp cô cô đều hỏi: “Anh ra Hà Nội lần này thấy phố xá thế
nào, đường phố thế nào?”
-> Chứa đựng sự đau đáu, phấp phỏng, hi vọng về một tương lai ngày một tương lai tốt đẹp, tươi sáng và khởi
sắc hơn.
=> Đây là nền tảng, gốc gác để phát lộ những vẻ đẹp của người Hà Nội.
* Vẻ đẹp thanh lịch của người kinh kì:
- Thể hiện ở lối sống:
+ Cái ở: tọa lạc ngay ở mặt phố chính, cửa nhà nhìn ra hậu cung đền Ngọc Sơn
+ Cái mặc: Vào mùa đông, ông mặc áo ba đờ suy đeo giày da, bà mặc áo cổ lông đeo giày nhung đính hạt cườm
1 Truy cập để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Anh – Văn – Sử - Địa – GDCD tốt nhất!
+ Cái ăn: ngồi vào bàn, giữa bàn có đặt một lọ hoa, bát úp trên đĩa, đũa bọc trong giấy bản, mọi người ngồi
đúng vị trí đã quy định, bàn có trải khăn.
-> Nhân vật “tôi” nghi ngại, tưởng là gia đình tư sản.
- Thể hiện ở quan niệm sống:
+ Trong cuộc sống ngày thường, cô Hiền cũng giống như bao người bạn của mình và những người Hà Nội
khác, ăn mặc rất giản dị: áo bông ngắn, quần thâm, đi guốc hoặc đi dép, cái khăn vuông tơi tớp buộc đầu. -> cô
lọ lem của ngày thường.
+ Vào những ngày cuối tháng, 1 tháng 1 lần hoặc 1 tháng đôi ba lần họ sẽ tổ chức những bữa tiêc vô cùng trang
trọn. Trong những bữa tiệc ấy họ sẽ thể hiện tính chất thượng lưu của họ. Các ông mặc áo ba đờ suy, khi bỏ áo
khoác ngoài bên trong vẫn là đồ bộ, thắt ca vát, đi giầy, đội mũ dạ. Các bà sau khi chuẩn bị bữa ăn xong sẽ
chỉnh trang nhan sắc và lần lượt xuất hiện như những diễn viên trên sân khấu: mặc áo nhung, đi giầy nhung
đính hạt cườm…
-> Cách duy trì nét đệp văn hóa của người Hà Nội.
- Thể hiện ở những thói quen lịch lãm: Được duy trì từ khi còn là thiếu nữ đến khi hơn 70 tuổi, không
hề thay đổi, không pha trộn:
+ Khi còn là thiếu nữ cô Hiền được cha mẹ cho mở salon văn chương để làm chốn đàm đạo thơ văn với những
văn nhân tài tử Hà Thành đương thời.
+Khi về già sự lịch lãm thể hiện ở việc biết tĩnh tâm để thưởng ngoạn cái đẹp: giữa nhịp sống xô bồ náo nhiệt
của thời buổi kinh tế thị trường mới trà váo, cô Hiền vẫn giữ nguyên cách bài trí phòng khách vừa cổ kính, vừa
sang trọng: tấm bình phong bằng gỗ chạm, bộ salon gụ, bộ sập gụ, …; thói quen chơi hoa thủy tiên.
-> Một người Hà Nội thuần túy -> nét đẹp riêng.
* Vẻ đẹp của bản lĩnh cá nhân – bản lĩnh sống của người Hà Nội:
(+) Sự hiểu biết, nhận thức về cuộc sống hết sức thực tế:
- Trong việc hôn nhân: Thời trẻ là người nổi tiếng xinh đẹp, thông minh, lại được sinh ra trong một gia
đình giàu có lương thiện, được giáo dục bài bản; đến khi lấy chồng cô lại chọn một ông giáo hiền lành khiến cả
Hà Nội phải kinh ngạc. Người ta kinh ngạc vì người ta nghĩ theo thói thường, còn cô Hiền thì vượt lên thói
thường. Cô chọn chồng không phải là sự vụ lợi, viển vông mà là sự thực tế.Ông giáo tiểu học hiền lành, chăm
chỉ là người phù hợp với quan niệm hôn nhân của cô Hiền về một mái ấm bình lặng. Nếu chọn ông giáo thì đảm
bảo cô sẽ có một cuộc hôn nhân êm đềm và hạnh phúc.
- Việc sinh con: Cô không tin rằng “Trời sinh voi thì trời sinh cỏ”, cô không cho rằng trách nhiệm của
người làm cha mẹ chỉ nằm ở việc sinh con mà phải biết nuôi dạy con. Cô mong muốn nuôi dạy cho con cách
sống tự lập -> Thương con một cách sáng suốt, có tự trọng, biết nhìn xa trông rộng.
- Việc nuôi dạy con: sửa chữa cho con cách ngồi, cách cầm đũa, cách nói chuyện trong bữa ăn… ><
khác với gia đình “tôi” -> rèn cho con lòng tự trọng -> biểu hiện của lối sống có văn hóa.
- Việc quản lí gia đình: Lo toan mưu sinh cho gia đình trong rất nhiều giai đoạn biến thiên của thời cuộc.
=> Cách làm, cách nghĩ thức thời.
--- HẾT TIẾT 1 ---
2 Truy cập để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Anh – Văn – Sử - Địa – GDCD tốt nhất!