Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Ngữ văn lớp 12: Lí thuyết 11 một người hà nội tiết 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (438.45 KB, 2 trang )

BÀI GIẢNG: MỘT NGƯỜI HÀ NỘI – TIẾT 2
CHUYÊN ĐỀ: BÀI GIẢNG CÁC TÁC PHẨM VĂN HỌC
MÔN NGỮ VĂN LỚP 12
CÔ GIÁO: PHẠM THỊ THU PHƯƠNG
I. Tiểu dẫn:
II. Tìm hiểu tác phẩm:
1. Nhân vật cô Hiền:
a. Lai lịch, chân dung:
b. Vẻ đẹp:
* Tình yêu dành cho Hà Nội:
* Vẻ đẹp thanh lịch của người kinh kì:
* Vẻ đẹp của bản lĩnh cá nhân – bản lĩnh sống của người Hà Nội:
(+) Tính thẳng thắn:
- Không bằng lòng với cách xưng hô “đồng chí Khải” -> thức thời nhưng không xu thời, nhìn nhận sự
việc đúng với bản chất của nó.
- Dám thẳng thắn đưa ra những quan điểm, chính kiến của mình về những vấn đề của cuộc sống mà
người khác thường né tránh:
+ Trong niềm vui chiến thắng, mọi người hào hứng, sôi nổi, say mê nhưng giữa sự tưng bừng ấy cô Hiền thẳng
thắn: “Vui hơi nhiều, nói cũng hơi nhiều, phải nghĩ đến mà làm ăn chứ”.
+ Đưa rõ quan điểm của mình về Chính phủ: Chính phủ can thiệp vào việc của dân nhiều quá (việc tập thể dục
mỗi sáng, sinh hoạt văn nghệ mỗi tối, vợ chồng phải sống ra sao, trai gái phải yêu nhau như thế nào, trả tiền
công xá cho người ở…)
+ Nhận ra có gì đó không phù hợp trong quan điểm của Chính phủ lúc bấy giờ: khong thích cá nhân làm giàu.
-> Cô nói với “tôi” – cháu họ của cô – cán bộ vừa từ chiến khu trở về - người góp phần làm nên niềm vui độc
lập, chế độ của ngày hôm nay.
Nói vào thời điểm cả nước đang tưng bừng, say sưa trong chiến tahwngs, trong niềm vui.
=> Mọi người nghi ngại cô là tư sản.
* Vẻ đẹp của nhân cách sống cao thượng, coi lòng tự trọng là thước đo phẩm giá:
- Dạy con xem lòng tự trọng là căn cốt.
- Hành động:
+ Khi hai con trai lần lượt xin tòng quân:


Khi người con trai cả xin đi: “Tao đau đớn mà bằng lòng, vì tao không muốn nó sống bám vào sự hi sinh của
bạn bè. Nó dám đi cũng là biết tự trọng”.
Khi người con trai thứu hai xin đi: “Tao không khuyến khích nhưng cũng không ngăn cản, ngăn cản tức là bảo
nó tìm một con đường sống để các bạn nó phải chết cũng là một cách giết chết nó”.
-> Chết vinh còn hơn sống nhục. Lòng tự trọng cá nhân hòa vào lòng tự trọng dân tộc.
* Luôn lưu giữ những niềm tin vào cuộc sống.
- Mỗi khi nhân vật “tôi” từ Sài Gòn ra thăm Hà Nội, cô Hiền bao giờ cũng hỏi một câu: Anh ra Hà Nội lần
này thấy phố xá thế nào, dân tình thế nào? -> Chứa đựng những phấp lỏng, đau đáu, hi vọng của cô Hiền về
tương lai của Hà Nội.

1 Truy cập để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Anh – Văn – Sử - Địa – GDCD tốt nhất!


- Khi nhân vật tôi đưa ra nhận xét tích cực về Hà Nội: cô Hiền hào hứng góp lời: “Nhiều người nói Hà
Nội đã sống lại” với niềm vui sướng, tự hào và hãnh hiện vì cô rất yêu Hà Nội.
- Khi nhân vật “tôi” đưa ra những nhận xét không mấy vui vẻ về những biểu hiện chưa đẹp của người Hà
Nội “Người Hà Nội buôn bán, ăn uống, cư xử, nói năng với nhau ở ngoài đường hình như chưa ổn lắm”: cô
Hiền không trả lời, không bình luận thêm. Sau đó cô kể câu chuyện cây si tưởng như không liên quan nhưng
thực ra đó lại là cách cô ấy trả lời. Câu chuyện là niềm tin bất diệt vào tưowng lai của Hà Nội. Vẻ đẹp văn hóa
của Hà Nội là vẻ đẹp của mọi thời. Dù có những lúc gặp biến cố, có những lúc giá trị của nó bị lu mờ nhưng vẻ
đẹp cốt lõi của nó muôn đời vẫn như vậy. Từ câu chuyện cây si đã nâng tầm lên thành triết lí.
=> Cô Hiền là “hạt bụi vàng” của Hà Nội.
(*) Tổng hợp, đánh giá:
- Nghệ thuật xây dựng nhân vật:
+ Ít tả, chủ yếu là kể, xen lẫn những bình luận, nhận xét sâu sắc, tinh tế -> nhân vật có chiều sâu hơn.
+ Đặt nhân vật vào tình huống gặp gỡ -> nhân vật hiện lên chân thực và thuyết phục hơn rất nhiều.
- Nội dung tư tưởng mà nhân vật truyền tải:
+ Làm tỏa sáng vẻ đẹp của mảnh đất kinh kì.
+ Ca ngợi vẻ đẹp và bản lĩnh văn hóa của người Hà Nội. Qua đó nhắc nhở chúng ta cần biết giữ gìn, phát huy
những nét đẹp đó.

2. Những người Hà Nội khác:
a. Dũng:
- Tự trong.
- Tấm lòng nhân ái, cảm thông với những người xung quanh mình.
b. Tuất:
- Tuyệt đối chấp hành kỉ luật.
- Đặt cái chung lên trên cái riêng, đặt lợi ích dân tộc lên trên lợi ích cá nhân, đặt nghĩa vụ lên trên tình
cảm
c. Mẹ Tuất:
- Cũng chịu cảnh ngộ có co đi tòng quân, tất cả vì sự nghiệp chung của đất nước.
- Khi Dũng đến báo tin Tuất mất thì nén nỗi đau…
III. Tổng kết:
1. Giá trị nội dung:
- Cùng với cô Hiền là những người Hà Nội khác, những con người vỗn dĩ bình thường nhưng lại là
những “hạt bụi vàng”, làm nên nét đẹp riêng không thể trộn lẫn của người Hà Nội, góp phần làm cho đất kinh kì
luôn chói sáng những ánh vàng.
- Ca ngợi vẻ đẹp, bản lĩnh văn hóa của người Hà Nội, thể hiện sự tin tưởng rằng những “hạt bụi vàng”
của Hà Nội sẽ mãi trường tồn theo thời gian, nhắn nhủ những thế hệ sau phải biết giữ gìn, phát huy những nét
đẹp đó để đất kinh kì nói riêng và nước Việt Nam nói chung luôn chói sáng những ánh vàng.
2. Đặc sắc nghệ thuật:
- Ít tả, chủ yếu là kể, xen lẫn những bình luận, nhận xét sâu sắc, tinh tế -> nhân vật có chiều sâu hơn.
- Đặt nhân vật vào tình huống gặp gỡ -> nhân vật hiện lên chân thực và thuyết phục hơn rất nhiều.
--- HẾT ---

2 Truy cập để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Anh – Văn – Sử - Địa – GDCD tốt nhất!



×