Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (168.79 KB, 24 trang )

MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐNCỦA NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1 NGUỒN VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
Để bắt đầu hoạt động kinh doanh của mỡnh, ngõn hàng phải cú một số
vốn nhất định. Đây là điều kiện không thể thiếu được để một ngân hàng thành
lập và tiến hành các hoạt động kinh doanh. Vốn kinh doanh của các ngân hàng
thương mại là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các tài sản Có của ngân hàng.
Vốn kinh doanh của ngân hàng thương mại được hỡnh thành từ nhiều nguồn
khỏc nhau như vốn chủ sở hữu, vốn huy động tiền gửi, vốn từ phát hành tín
phiếu…..
Như vậy, nguồn vốn của ngân hàng thương mại là toàn bộ các nguồn
tiền ngân hàng tạo lập và huy động được để cho vay, đầu tư hay đỏp ứng cỏc
nhu cầu khỏc nhau trong quỏ trỡnh hoạt động kinh doanh của mỡnh. Nguồn
vốn của ngõn hàng mà chỳng ta quan tõm chủ yếu là nguồn vốn huy động
trong quỏ trỡnh hoạt động.
Cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng thương mại bao gồm:
1.1.1 Nguồn vốn chủ sở hữu
Điều kiện hàng đầu để khởi nghiệp trước khi được phép thành lập ngân
hàng là phải có đủ vốn ban đầu theo luật định. Vốn tự có là điều kiện pháp lý
cơ bản, là điểm xuất phát để tổ chức hoạt động ngân hàng, đồng thời cũng là
yếu tố tài chính quan trọng nhất trong việc đảm bảo các khoản nợ đối với
khách hàng. Chính vỡ vậy quy mụ vốn chủ sở hữu là yếu tố quyết định quy mô
vốn và quy mô tài sản có.
Xét về đặc điểm, nguồn này chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng số nguồn vốn
hoạt động kinh doanh của ngân hàng (khoảng 5% - 8%) nhưng lại là nguồn
vốn rất quan trọng bởi vỡ nú khụng những thể hiện thực lực quy mụ của ngõn
hàng mà cũn là cơ sở để thu hút các nguồn vốn khác và đây cũng là nguồn vốn
khởi đầu tạo nên uy tín của ngân hàng đối với khách hàng.
Theo đà phát triển như hiện nay thỡ nguồn vốn này sẽ được gia tăng về
số lượng tuyệt đối, song nó vẫn luôn chiếm tỷ trọng nhỏ trong kết cấu nguồn
vốn. Vốn tự có càng lớn thỡ sức chịu đựng của ngân hàng càng mạnh khi nền


kinh tế và hoạt động ngân hàng gặp khó khăn. Vốn tự có càng lớn thỡ khả
năng sinh lời càng lớn vỡ nú cú thể đa dạng hoá các nghiệp vụ ngân hàng, có
nhiều cơ hội để kinh doanh hơn trên cơ sở nguồn vốn sẵn có của mỡnh.
Tuy nhiờn, khụng phải vốn tự cú càng lớn càng tốt bởi vốn này quỏ lớn
sẽ làm cho tỷ suất lợi nhuận trờn vốn tự cú càng nhỏ. Vốn này cũng khụng nờn
quỏ nhỏ vỡ sẽ làm mất đi tính chủ động và gây trở ngại cho hoạt động của
ngân hàng
Nguồn hỡnh thành vốn chủ sở hữu của Ngân hàng thương mại rất đa
dạng tuy theo tính chất sở hữu của Ngân hàng thương mại đó.
1.1.1.1 Vốn điều lệ
Vốn điều lệ là vốn đó được cấp hoặc được đóng góp của các chủ sở hữu.
Tuỳ theo tính chất của ngân hàng mà nguồn gốc hỡnh thành vốn ban đầu khác
nhau.
Nếu là ngân hàng thương mại quốc doanh vốn điều lệ là vốn do ngân
sách cấp dưới hỡnh thức bằng tiền và trỏi phiếu chớnh phủ. Nếu là ngõn hàng
cổ phần vốn điều lệ là vốn do các cổ đông đóng góp thông qua mua cổ phần
hoặc cổ phiếu. Nếu là ngõn hàng liờn doanh thỡ do cỏc bờn liờn doanh gúp,
nếu là ngõn hàng tư nhân thỡ vốn thuộc sở hữu tư nhân.
1.1.1.2 Vốn bổ sung trong quỏ trỡnh hoạt động
Thứ nhất: Nguồn bổ sung từ lợi nhuận giữ lại trong điều kiện thu nhập
rũng dương, chủ ngân hàng thường có 2 xu hướng là chi trả cổ tức cho các cổ
đông và tăng vốn bằng cách chuyển thu nhập đó thành vốn để đầu tư. Trong
trường hợp số lợi nhuận để lại của ngân hàng đủ đáp ứng các nhu cầu thỡ đây
chính là hỡnh thức vốn cổ phần tốt nhất mà ngõn hàng nờn sử dụng. Nhưng để
sử dụng phương thức này thỡ ngõn hàng phải đảm bảo có thể đáp ứng toàn bộ
nhu cầu vốn của mỡnh mà khụng làm tổn hại đến các cổ đông hoặc giá cổ
phiếu. Lợi nhuận để lại không phải là một nguồn vốn cho không (chi phí của lợi
nhuận để lại sẽ bao gồm cả giá trị cao hơn của số cổ tức được trả bằng tiền
mặt hôm nay so với mức cổ tức sẽ nhận được trong những năm sắp tới và giá
cổ phiếu có thể thấp hơn do mức chi trả cổ tức bằng tiền mặt giảm đi). Nhưng

dù sao thỡ đây vẫn là nguồn vốn có chi phí thấp hơn so với việc phát hành cổ
phiếu phổ thông mới, đồng thời phải chịu sự kiểm soát trực tiếp của người
quản lý.
Thứ hai: Nguồn bổ sung từ phát hành thêm cổ phần, vốn góp thêm, cấp
thêm…Để tăng thêm vốn chủ sở hữu các ngân hàng có thể phát hành cổ phiếu
ra công chúng lần đầu hoặc phát hành cổ phiếu bổ sung đối với các ngân hàng
đó phỏt hành cổ phiếu ra cụng chỳng. Ngoài ra, nếu là ngõn hàng quốc doanh
cú thể gia tăng vốn chủ bằng cách xin nhà nước cấp thêm. Đây là hỡnh thức
tăng vốn để mở rộng quy mô hoạt động, đổi mới trang thiết bị hoặc đáp ứng
nhu cầu gia tăng vốn chủ của Ngân hàng thương mại. Đặc điểm của hỡnh thức
tăng nguồn vốn này là không thường xuyên, song lại giúp cho ngân hàng có
được lượng vốn sở hữu lớn vào lúc cần thiết.
1.1.1.3 Các quỹ
Ngân hàng có một số loại quỹ, trong đó mỗi quỹ đều có mục đích riêng.
Trước tiên là: Quỹ dự phũng tổn thất, quỹ này được trích lập hàng năm
và được tích luỹ lại nhằm bù đắp tổn thất xảy ra. Theo quy định của Việt Nam,
nguồn bù đắp tổn thất tín dụng bao gồm dự phũng để xử lý rủi ro và quỹ dự
phũng tài chớnh.
Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ: Bao gồm 2 khoản chính là các khoản
trích từ lợi nhuận hàng năm và phần đánh giá lại tài sản của ngân hàng và
chênh lệch giữa thị giá và mệnh giá cổ phiếu khi phát hành cổ phiếu.
Tuỳ theo quy định cụ thể của từng nước, các ngân hàng cũn cú thể cú
quỹ phỳc lợi, quỹ khen thưởng,…Các quỹ của ngân hàng thuộc sở hữu của chủ
ngân hàng. Nguồn hỡnh thành cỏc quỹ này là từ thu nhập của ngõn hàng. Tuy
nhiờn một số quỹ khụng thể sử dụng lõu dài.
1.1.2 Nguồn vốn huy động
Tiền gửi của khách hàng là nguồn vốn quan trọng của Ngân hàng
thương mại. Khi các ngân hàng hoạt động, nghiệp vụ đầu tiên là mở các tài
khoản tiền gửi để giữ hộ và thanh toán hộ các khách hàng. Bằng cách đó, ngân
hàng huy động tiền từ các doanh nghiệp, các tổ chức và dân cư.

Tiền gửi là nguồn tiền quan trọng, chiếm tỷ trọng lớn trong nguồn tiền
của ngân hàng. Để gia tăng tiền gửi trong môi trường cạnh tranh và để có
được nguồn tiền có chất lượng ngày càng cao các ngân hàng đó đưa ra và
thực hiện nhiều hỡnh thức huy động khác nhau:
1.1.2.1 Vốn huy động từ tiền gửi tiết kiệm của dân cư
Đây là một hỡnh thức huy động truyền thống của ngân hàng. Các tầng
lớp dân cư đều có các khoản thu nhập tạm thời chưa sử dụng (các khoản tiền
tiết kiệm ). Trong điều kiện có khả năng tiếp cận với ngân hàng, họ đều có thể
gửi tiết kiệm nhằm thực hiện các mục tiêu an toàn và sinh lời đối với các
khoản tiết kiệm, đặc biệt là nhu cầu an toàn. Nhằm thu hút ngày càng nhiều
tiền tiết kiệm, các ngân hàng đều cố gắng khuyến khích dân cư thay đổi thói
quen giữ vàng và tiền mặt tại nhà bằng cách mở rộng mạng lưới huy động,
đưa ra các hỡnh thức huy động đa dạng và lói suất cạnh tranh hấp dẫn như
các kỳ hạn khác nhau, mở cho mỗi người nhiều chuyên mục tiết kiệm ( hoặc sổ
tiết kiệm ) cho mỗi kỳ hạn và mỗi lần gửi khác nhau. Sổ tiết kiệm không thể
dùng để mua hàng nhưng có thể dùng để thế chấp vay vốn ngân hàng .
1.1.2.2 Vốn huy động từ tiền gửi thanh toán
Đây là tiền của doanh nghiệp hay cá nhân gửi vào ngân hàng nhằm mục
đích nhờ ngân hàng giữ và thanh toán hộ. Trong phạm vi số dư cho phép, các
nhu cầu chi tiêu của khách hàng sẽ được ngân hàng thực hiện. Các khoản thu
bằng tiền mặt của doanh nghiệp và cá nhân sẽ được nhập vào tiền gửi thanh
toán theo yêu cầu. Nhỡn chung, lói suất của cỏc khoản tiền gửi thanh toỏn
thấp hơn các hỡnh thức gửi tiền khỏc, nhưng thay vào đó, chủ tài khoản sẽ
được sử dụng các dịch vụ ngân hàng với mức phí thấp. Ngân hàng mở các tài
khoản tiền gửi thanh toán hay cũn gọi là tài khoản cú thể phỏt hành séc cho
khách hàng với thủ tục rất đơn giản. Yêu cầu của ngân hàng là khách hàng
phải có tiền và chỉ được thanh toán trong phạm vi số dư trên tài khoản. Ngân
hàng có thể kết hợp tài khoản tiền gửi thanh toán với tài khoản cho vay ( thấu
chi – vượt mức số dư có của tài khoản tiền gửi ). Một ngân hàng có thể sử
dụng nhiều hỡnh thức tài khoản thanh toỏn nhằm cạnh tranh với cỏc tổ chức

tớn dụng khỏc.
1.1.2.3 Vốn huy động từ tiền gửi có kỳ hạn của doanh nghiệp và các tổ
chức xó hội
Nhiều khoản thu bằng tiền của cỏc doanh nghiệp và cỏc tổ chức xó hội sẽ
được chi trả sau một thời gian xác định. Tiền gửi thanh toán tuy thuận tiện cho
thanh toán nhưng lói suất lại thấp. Do đó, để đáp ứng nhu cầu tăng thu của các
doanh nghiệp và các tổ chức xó hội, ngõn hàng đó đưa ra hỡnh thức gửi tiền cú
kỳ hạn, theo đó người gửi không được sử dụng các hỡnh thức thanh toỏn
giống như tiền gửi thanh toán, nếu cần chi tiêu khách hàng phải đến ngân
hàng để rút tiền ra. Tiền gửi có kỳ hạn mặc dù không thuận tiện bằng tiền gửi
thanh toán nhưng có ưu điểm là có lói suất cao hơn.
1.1.2.4 Vốn huy động tiền gửi của các tổ chức tín dụng khác
Nhằm mục đích nhờ thanh toán hộ và một số mục đích khác, các ngân
hàng thương mại có thể gửi tiền ở các ngân hàng khác nhưng quy mô của
nguồn này thường không lớn, nó phụ thuộc vào tỡnh hỡnh cõn đối và khả
năng thanh khoản của Ngân hàng nhận vốn .
1.1.3 Nguồn vốn vay
Tiền gửi là nguồn quan trọng nhất của ngân hàng thương mại nhưng
Ngân hàng thương mại có thể phải đi vay nếu thấy cần thiết. Tại nhiều quốc
gia, Ngân hàng Trung ương thường quy định tỉ lệ giữa nguồn tiền huy động và
vốn chủ sở hữu. Do vậy nhiều ngân hàng trong từng giai đoạn cụ thể phải vay
mượn thêm để đáp ứng nhu cầu chi trả khi khả năng huy động bị hạn chế.
1.1.3.1 Vay Ngân hàng Trung ương
Đây là khoản vay nhằm mục đích giải quyết các nhu cầu chi trả cấp bách
của ngân hàng thương mại. Trong trường hợp thiếu hụt dự trữ ( dự trữ bắt
buộc, dự trữ thanh toán ) ngân hàng thương mại thường vay Ngân hàng
Trung ương. Hỡnh thức cho vay chủ yếu là Ngân hàng Trung ương tái chiết
khấu các thương phiếu đó được các ngân hàng thương mại chiết khấu ( tái
chiết khấu ) trở thành tài sản của họ. Khi cần tiền, ngân hàng thương mại đem
các thương phiếu này lên Ngân hàng Trung ương tái chiết khấu. Nghiệp vụ này

làm giảm thương phiếu của ngân hàng thương mại và dự trữ của Ngân hàng
Trung ương tăng lên. Ngân hàng Trung ương điều hành quá trỡnh này một
cỏch chặt chẽ, ngõn hàng thương mại phải thực hiện các điều kiện đảm bảo và
kiểm soát nhất định. Thông thường Ngân hàng Trung ương chỉ tái chiết khấu
đối với những thương phiếu có chất lượng ( thời gian đáo hạn ngắn, khả năng
trả nợ cao ) và phù hợp với mục tiêu của Ngân hàng Trung ương trong từng
thời kỡ. Trong điều kiện chưa có thương phiếu, Ngân hàng Trung ương cho
ngân hàng thương mại vay dưới hỡnh thức tỏi cấp vốn theo hạn mức tớn dụng
nhất định.
1.1.3.2 Vay các tổ chức tín dụng khác
Các ngân hàng thương mại có thể vay mượn lẫn nhau và vay của các tổ
chức tín dụng khác trên thị trường liên ngân hàng. Các ngân hàng không có dự
trữ vượt mức do có kết dư gia tăng bất ngờ về các khoản huy động hoặc giảm
cho vay sẽ có thể cho các ngân hàng khác vay để tỡm kiếm lói suất cao hơn.
Ngược lại, các ngân hàng đang thiếu hụt dự trữ có nhu cầu vay mượn tức thời
để đảm bảo thanh khoản. Như vậy nguồn vay mượn từ các ngân hàng khác là
để đáp ứng nhu cầu dự trữ và chi trả cấp bách trong nhiều trường hợp nó bổ
sung hoặc thay thế cho nguồn vay mượn từ Ngân hàng Trung ương. Quá trỡnh
vay mượn rất đơn giản: Ngân hàng đi vay chỉ cần liên hệ trực tiếp với ngân
hàng đại lí ( hoặc Ngân hàng Trung ương ). Khoản vay có thể không cần bảo
đảm hoặc được đảm bảo bằng các chứng khoán của kho bạc. Kết quả là dự trữ
của ngân hàng cho vay giảm đi và của ngân hàng đi vay tăng lên.
1.1.3.3 Vay trên thị trường vốn
Giống như các doanh nghiệp, các ngân hàng cũng vay mượn bằng cách
phát hành các giấy nợ ( kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu ) trên thị trường vốn.
Nhiều ngân hàng thiếu nguồn tiền trung và dài hạn dẫn đến không đáp ứng
được nhu cầu cho vay và đầu tư trung và dài hạn. Thông thường đây là khoản
vay không có đảm bảo. Những ngân hàng có uy tín hoặc trả lói suất cao hơn sẽ
vay được nhiều hơn, cũn cỏc ngõn hàng nhỏ khú vay trực tiếp bằng cỏch này,
họ thường phải vay thông qua các ngân hàng đại lí hoặc được sự bảo lónh của

ngõn hàng đầu tư. Khả năng vay cũn phụ thuộc vào trỡnh độ phát triển của thị
trường tài chính, tạo khả năng chuyển đổi các công cụ nợ dài hạn của ngân
hàng. Nghiệp vụ này tương đối phức tạp: ngân hàng cần nghiên cứu kỹ thị
trường để quyết định quy mô, mệnh giá, lói suất, bảo quản hộ…cũng được
quan tâm.
1.1.4 Nguồn vốn khác
Loại này bao gồm nguồn uỷ thác, nguồn trong thanh toán, các nguồn khác.
1.1.4.1 Tiền uỷ thác
Ngân hàng thực hiện các dịch vụ uỷ thác cho vay, uỷ thác đầu tư, uỷ thác
cấp phát, uỷ thác giải ngân và thu hộ…Các hoạt động này tạo nên nguồn uỷ
thác tại ngân hàng. Cùng với sự phát triển của các mối quan hệ đa phương rất
nhiều các tổ chức kinh tế xó hội cú cựng mục tiờu phỏt triển như của ngân
hàng, có nguồn tài chính đó sử dụng mạng lưới ngân hàng như các kênh dẫn
vốn tới các mục tiêu. Kết quả đó hỡnh thành nguồn uỷ thỏc làm tăng nguồn
vốn của ngân hàng.
1.1.4.2 Tiền trong thanh toán
Các hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt có thể hỡnh thành cỏc
nguồn trong thanh toỏn như: sộc trong quỏ trỡnh chi trả, tiền kớ quĩ để mở
L/C…những ngân hàng là ngân hàng đầu mối trong hợp đồng tài trợ có kết dư
từ tiền của các ngân hàng thành viên chuyển về để thực hiện cho vay…
1.2. HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.2.1. Sự cần thiết của huy động vốn đối với Ngân hàng thương mại
Huy động vốn là nghiệp vụ cơ bản của các ngân hàng thương mại hay
cũn gọi là nghiệp vụ tạo vốn với nhiều hỡnh thức đa dạng, phong phú nhằm
thu hút vốn từ các tổ chức và cá nhân trong trong nền kinh tế để phục vụ mục
đích kinh doanh của mỡnh.
1.2.1.1 Vốn là cơ sở để các ngân hàng tổ chức mọi hoạt động kinh doanh
Để bước vào hoạt động kinh doanh thỡ đầu tiên ngân hàng phải cần có
vốn. Ngoài lượng vốn bắt buộc phải có, các ngân hàng phải huy động từ các
nguồn khác.Vậy để có hoạt động cho vay thỡ phải cú thứ để mà cho vay. Nguồn

vốn phản ánh tiềm năng và sức mạnh của ngân hàng. Đối với những ngân
hàng lớn dồi dào về nguồn vốn trung và dài hạn thỡ nú sẽ tập trung cho vay và
đầu tư vào những dự án lớn có khả năng sinh lời cao trong khi đó các ngân
hàng có nguồn vốn nhỏ thỡ ngược lại. Do vậy, vốn không chỉ là phương tiện
kinh doanh mà cũn là đối tượng kinh doanh chủ yếu của NHTM. Nói cách khác,
không có vốn thỡ ngõn hàng khụng thể thực hiện được các nghiệp vụ kinh
doanh của mỡnh.
1.2.1.2 Vốn quyết định quy mô hoạt động tín dụng và các hoạt động
khác của ngân hàng
Hoạt động tín dụng của ngân hàng phụ thuộc vào vốn của ngân hàng.
Ngân hàng có nhiều vốn sẽ có ưu thế cạnh tranh hơn so với các ngân hàng ít
vốn. Có được nhiều vốn ngân hàng sẽ có điều kiện để đưa ra các hỡnh thức tớn
dụng linh hoạt, cú điều kiện để hạ lói suất từ đó sẽ làm tăng quy mô tín
dụng.Theo luật các tổ chức tín dụng thỡ tổng dư nợ cho vay đối với một khách
hàng tối đa không quá 15% vốn tự có của NHTM. Do vậy các ngân hàng lớn
nhiều vốn phạm vi hoạt động sẽ rộng hơn, cung cấp nhiều dịch vụ ngân hàng
hơn các ngân hàng nhỏ. Chính vỡ thế càng khẳng định rừ tầm quan trọng của
vốn trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
1.2.1.3 Vốn quyết định khả năng thanh toán và đảm bảo uy tín của ngân
hàng trên thương trường
Các ngân hàng lớn trên thế giới đều là các ngân hàng có uy tín, luôn
được ca ngợi và nể trọng. Điều kiện đầu tiên để xây dựng được uy tín của ngân
hàng chính là vốn của ngân hàng.Có nhiều vốn khả năng thanh toán của ngân
hàng luôn được đảm bảo, các khách hàng luôn cảm thấy yên tâm khi giao thiệp
với ngân hàng. Trong nền kinh tế bất ổn như hiện nay, khả năng thanh toán
luôn được các ngân hàng quan tâm hàng đầu và để được như vậy thỡ cỏc ngõn
hàng luụn tỡm cách huy động được nhiều vốn hơn.
1.2.1.4 Vốn quyết định năng lực cạnh tranh của ngân hàng
Trong thời đại kinh tế cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, vốn là điều kiện
để các ngân hàng tham gia cạnh tranh. Nó giúp các ngân hàng mở rộng quy

mô hoạt, tăng cường quan hệ với các đối tác đồng thời nó lôi kéo khách hàng
mới, giữ chân các khách hàng truyền thống. Doanh số của ngân hàng tăng lên
đồng thời làm tăng nguồn vốn của ngân hàng. Vốn của ngân hàng mà lớn giúp
cho ngân hàng có khả năng tài chính dồi dào để cạnh tranh được với các ngân
hàng khác: hạ lói suất, linh hoạt về thời hạn tớn dụng, hỡnh thức trả lói ….Cỏc
dịch vụ ngõn hàng sẽ ngày càng được cải tiến, phát triển và thực hiện tốt hơn.
Do vai trũ then chốt của vốn đối với hoạt động kinh doanh của ngân
hàng mà đũi hỏi cỏc ngõn hàng thương mại phải cực kỳ nhanh nhạy trong việc
điều hành vốn, tránh xảy ra tỡnh trạng thừa hoặc thiếu vốn làm giảm hiệu quả
hoạt động của ngân hàng thương mại.
1.2.2 Cỏc hỡnh thức huy động vốn của Ngân hàng thương mại
Chức năng cơ bản của hệ thống ngân hàng là tạo ra và cung cấp các
dịch vụ tài chính mà thị trường có nhu cầu. Bất cứ ngân hàng nào mà thường

×