Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

THỰC TRẠNG THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO NGÀNH DỆT MAY Ở CĂMPUCHIA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (222.18 KB, 26 trang )

THỰC TRẠNG THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI
VÀO NGÀNH DỆT MAY Ở CĂMPUCHIA
2.1. Khái quát về ngành dệt may Cămpuchia hiện nay
Ngành dệt may Cămpuchia là một trong những ngành có vị trí quan trọng
ở Cămpuchia. Hiện nay, đây là ngành chiếm tỷ trọng xuất khẩu cao (trên 80%
tổng giá trị hàng xuất khẩu) và tạo công ăn việc làm cho khoảng 350.000 lao
động nữ. Việc nghiên cứu và khảo sát ngành dệt may Cămpuchia và ngành dệt
may ở các nước khác cho thấy:
Thứ nhất : Trình độ công nghệ ngành dệt may còn thấp, máy móc thiết bị
của ngành dệt may phần lớn là cũ kỹ, lạc hậu và có xuất sứ từ nhiều nước.
Ngành dệt may có gần 50% thiết bị đã sử dụng trên 10 năm nên bị hư hỏng
nhiều, năng suất thấp, chất lượng sản phẩm kém, giá thành cao. Như vậy, vấn đề
thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào ngành dệt may phải đặt ra yêu cầu kết hợp
đầu tư xây dựng mới, đồng thời chú ý thoả đáng hình thức liên doanh để hiện
đại hoá, đồng bộ hoá thiết bị hiện có.
Thứ hai : Ngành dệt may Cămpuchia thường xuyên ở trong tình trạng bị
động về nguồn nguyên liệu. Các loại nguyên liệu chủ yếu cho ngành dệt may
như bông, hoá chất, thuốc nhuộm hầu hết đều phải nhập từ nước ngoài.
Nguyên liệu phục vụ sản xuất đối với xí nghiệp dệt may có tầm quan
trọng rất lớn, trung bình chiếm 30% cơ cấu giá thành. Mức phụ thuộc về nguyên
liệu của 20 công ty dệt may được điều tra thì trung bình 50% trong số đó phải
100% nhập ngoại tơ sợi tổng.
Các xí nghiệp may công nghiệp lớn của Cămpuchia hiện nay, chủ yếu
nhận may gia công cho các công ty nước ngoài, nên nguyên liệu do nước ngoài
cung cấp, các doanh nghiệp của Cămpuchia chỉ là nguyên vật liệu phụ trợ.
Một số chuyên gia đã tính toán có tới 85% giá của sản phẩm dệt may
Cămpuchia là do nước ngoài làm ra.
Như vậy, chúng ta thấy ngành dệt may là ngành có tỷ trọng nguyên vật
liệu rất lớn, việc cung cấp tại chỗ chưa có phải nhập khẩu hoàn toàn cho nên
càng phát triển càng bị động, càng mất cân đối. Trong điều kiện cơ sở hạ tầng
còn yếu kém như Cămpuchia thì đó cũng là một trong những lý do làm giảm


khả năng thu hút tư bản nước ngoài đối với các dự án dệt may. Đặc điểm này
cần phải đặc biệt chú ý khi thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Khi xây dựng các xí
nghiệp liên doanh phải đặc biệt chú ý đến khâu giải quyết nguyên vật liệu, phải
đầu tư thích đáng cho khâu nguyên vật liệu.
Thứ ba : Về trình độ công nghệ ngành dệt bị mất cân đối với ngành
may. Ngành dệt trình độ công nghệ lạc hậu, ngành may có trình độ công nghệ
hiện đại hơn. Do đó, khi thu hút vốn đầu tư nước ngoài phải lưu ý khuyến khích
đầu tư vào ngành dệt, chú ý công nghệ đề đảm bảo sản phẩm của ngành dệt là
đầu vào cho ngành may. Như vậy, đòi hỏi chính sách vĩ mô của Chính phủ phải
khuyến khích đầu tư chiều sâu cho ngành dệt.
Thứ tư : Ngành dệt may Cămpuchia luôn luôn ở trong tình trạng thiếu
vốn, kể cả vốn bằng tiền Cămpuchia và ngoại tệ mạnh Mỹ (USA). Đối với các
doanh nghiệp quốc doanh trong ngành dệt may hiện nay chỉ được Chính phủ
khuyến khích và giúp đỡ quan hệ với địa phương. Số vốn còn lại để phục vụ cho
nhu cầu sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp phải tự đi vay.
Ngành công nghiệp dệt may của Vương quốc Cămpuchia luôn đi chậm so
với công nghiệp dệt may trên thế giới. Chính vì vậy, hiện nay Chính phủ chủ
trương đưa ngành này phát triển ngang tầm thế giới, đặc biệt phải quan tâm đến
công nghệ và vốn đầu tư.
Thứ năm : Ngành dệt may hiện nay đang sử dụng lực lượng lao động rất
lớn và một trong những lợi thế của ngành dệt may Cămpuchia là nhân công rẻ.
Do vậy khi thu hút vốn đầu tư nước ngoài lựa chọn công nghệ phải kết hợp giữa
hiện đại và giải quyết công ăn việc làm.
2.2. Thực trạng thu hút FDI vào ngành dệt may Cămpuchia
2.2.1. Vốn và nguồn FDI ở Cămpuchia
Trong thời kỳ 2001-2007 nguồn vốn FDI vào ngành dệt may Cămpuchia
chủ yếu là nguồn vốn từ các nước Châu Á, và đứng đầu là Malaysia.
Bảng 2.1. 10 nước đầu tư nhiều nhất vào ngành dệt may
Cămpuchia (2001 - 2007)
TT Tên nước

Số dự
án
Vốn đăng ký
(USD)
Vốn cố định
(USD)
Tỷ lệ giải
ngân%
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Malaysia
Đài Loan
Trung quốc
Singapore
Thái Lan
Hồng Kông
Hàn Quốc
Inđonisia
Philiphine
Việt Nam
31
25

22
20
26
19
16
13
14
14
2.630.135.474
434.559.870
277.709.878
252.537.300
210.452.450
13.453.232
99.867.400
57.893.000
1.630.400
1.526.400
2.962.532.062,45
594.730.770,16
367.034.256,16
214.792.346,25
228.374.335,49
245.676.263,89
218.408.723,45
83.210.729,55
1.569.495,00
1.127.039,44
1,6
1,5

1,2
1,2
1,4
1,8
2,4
1,6
1,2
1,1
Nguồn: Uỷ ban phát triển Cămpuchia (CDC), Sự phát triển ngành đầu tư
Cămpuchia, đường lối và thực hiện năm 2007.
Trong giai đoạn 2001-2007 vốn đầu tư của Malaysia là 2.962.532.062,45
USD trong đó vốn đăng ký là 2.630.135.474 USD. Malaysia trở thành nước có
vốn đầu tư cao nhất vào Cămpuchia, tiếp đó là Đài Loan, Trung Quốc và
Singapore… Việt Nam là nước đứng thứ 10 trong tổng số 10 nước đầu tư nhiều
nhất vào ngành dệt may Cămpuchia.
Chính vì nguồn vốn đầu tư FDI của ngành dệt Cămpuchia chủ yếu từ các
nước Châu Á nên tình hình thu hút FDI của Cămpuchia phụ thuộc rất lớn vào
nền kinh tế của các nước Châu Á nói chung và của Cămpuchia nói riêng.
Nguyên nhân chính của tình trạng này là do các nước phát triển như Mỹ,
Nhật Bản và Tây Âu luôn có xu hướng phát triển những ngành có hàm lượng
khoa học công nghệ và chất sám cao, còn ngành dệt may thì họ lại ít quan tâm
chú ý tới. Đa phần các sản phẩm dệt may lại được nhập khẩu từ Châu Á, nơi có
nguồn nhân công rẻ, dồi dào.
2.2.2. Hình thức đầu tư
Hình thức đầu tư trực tiếp 100% vốn nước ngoài ngày càng tăng, năm
2001 chỉ chiếm có 72,3% tổng số vốn đã thực hiện trong năm, thì năm 2007
chiếm 91,25% tổng số vốn đã thực hiện trong năm. Điều này cho thấy các công
ty nước ngoài ban đầu còn nghi ngờ về khả năng làm ăn ở Cămpuchia vì thế họ
đã chọn đầu tư theo hình thức liên doanh. Nhưng những năm gần đây do môi
trường luật pháp và môi trường kinh tế Cămpuchia có sự thay đôi nên đã tạo

được niềm tin đối với người nước ngoài vì vậy họ sẵn sàng đầu tư vào
Cămpuchia theo hình thức 100% vốn nước ngoài.
Bảng 2.2: Hình thức vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đã
Thực hiện vào ngành dệt may Campuchia
Hình thức đầu tư
Năm
Liên doanh 100% Vốn NN
Tổng
vốn đăng

(Triệu
USD)
Số
lượng
(Triệu
USD)
Tỷ trọng
(%)
Số lượng
(Triệu
USD)
Tỷ trọng
(%)
2001 51,2 43,75 84,5 72,3 135,7
2002 37,8 54,85 48,7 64,32 86,5
2003 10 39,68 35,8 81,13 45,8
2004 5,6 38,26 22,4 83,24 28
2005 3,4 26,33 23,9 84,76 27,3
2006 2,3 23,12 31 87,75 33,3
2007 4,3 20,65 38,6 91,25 42,9

Nguồn: Vụ Thông tin Uỷ ban phát triển Cămpuchia (CDC)
Một câu hỏi đặt ra ở đây là, đầu tư theo hình thức nào (liên doanh hay
100% vốn nước ngoài) thì có lợi cho Cămpuchia? Câu trả lời ở đây là cả đối với
Cămpuchia thì cả hai hình thức đầu tư này đều có lợi. Nhưng xét về lâu dài thì
hình thức liên doanh sẽ có lợi hơn. Vì nếu đầu tư theo hình thức liên doanh sẽ
giúp cho các doanh nghiệp Cămpuchia học hỏi được kinh nghiêm về quản lý, về
công nghệ về tác phong làm việc công nghiệp và cách thức kinh doanh với nước
ngoài. Và khi hết thời hạn liên doanh thì Cămpuchia có thể tự mình đứng ra tổ
chức hoạt động kinh doanh mà không bị phụ thộc vào phía nước ngoài. Còn nếu
đầu tư theo hình thức 100% vốn nước ngoài, tuy về trước mắt sẽ giúp
Cămpuchia phát triển kinh tế, giải quyết công ăn việc làm nhưng về lâu dài khi
các doanh nghiệp nước ngoài rút vốn ra khỏi Cămpuchia sẽ gây ra những cú sốc
về công ăn việc làm. Ngoài ra nếu đầu tư trực tiếp nước ngoài theo hình thức
100% vốn nước ngoài nhiều quá sẽ làm cho Cămpuchia mất đi tính tự chủ và
luôn chịu ảnh hưởng nhiều từ phí nước ngoài. Đối với một quốc gia, việc tự chủ
về kinh tế có vai trò rất quan trọng để tạo nên vị thế và hình ảnh trên trường
quốc tế.
2.2.3. Cơ cấu đầu tư
Về cơ cấu đầu tư trực tiếp nước ngoài giữa ngành dệt và ngành may mặc
ở Cămpuchia có thể nói là rất mất cân đối. Tất cả các dự án đầu tư trực tiếp
nước ngoài FDI vào ngành dệt may Cămpuchia đều là đầu tư vào may mặc , chứ
hoàn toàn không có một dự án nào đầu tư vào ngành dệt.
Ngành dệt là ngành cung cấp nguyên vật liệu cho chính cho ngành may
mặc. Chính vì vậy ngành may mặc phụ thuộc rất lớn vào ngành dệt. Hiện nay,
các doanh nghiệp FDI của Cămpuchia đều nhập khẩu vải từ nước ngoài để phục
vụ cho may mặc. Chính điều này làm cho Cămpuchia không chủ động được
trong hoạt động sản xuất kinh doanh và ngành công nghiệp dệt may Cămpuchia
phụ thuộc rất lớn vào nước ngoµi.
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc các doanh nghiệp nước ngoài không
đầu tư vào ngành dệt ở Cămpuchia là do điều kiện tự nhiên của Cămpuchia

không thích hợp cho phát triển vùng nguyên liệu. Mặt khác, chi phí cho ngành
dệt ở Cămpuchia lại cao hơn rất nhiều so với ở quốc gia khác (như Trung Quốc,
Việt Nam…).
Với một câu hổi đặt ra ở đây cho Chính phủ Hoàng gia Cămpuchia là có
nên tăng cường đầu tư và khuyến khích đầu tư vào ngành dệt ở Cămpuchia
không? Nếu xét trên khía cạnh về tự chủ kinh tế thì Cămpuchia cần phải phát
triển ngành dệt, nhưng theo lý thuyết mà nói (lý thuyết lợi thế so sánh) thì
Cămpuchia không cần thiết phải phát triển ngành dệt, vì đây không phải là lợi
thế của Cămpuchia. Trên thực tế hiện nay, để phát triển kinh tế thì các quốc gia
cần phải phụ thuộc vào nhau để cùng phát triển. Một quốc gia không thể phát
triển tất cả các ngành nghề. Nước lớn như Mỹ còn phụ thuộc vào nguồn dầu lửa
ở bên ngoài, Nhật Bản phát triển như vậy mà hàng năm vẫn nhập khẩu một khối
lượng lớn lương thực trên thế giới thì Cămpuchia cũng không nhất thiết phải bỏ
nhiều chi phí vào phát triển một ngành mà mình không có lợi thế.
Nếu xét về cơ cấu đầu tư trực tiếp nước ngoài giữa dệt may và các ngành
khác ta có thể xem bảng sau :
Bảng 2.3. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) năm 2007
TT Ngành Dự án
% địa
phương
% nước
ngoài
Vốn đầu tư
USD
I
1
2
+ Nông nghiệp
- Nông nghiệp
- Nông - công nghiệp

5
3
2
46
0
46
54
54
0
2.544.000
1.740.000
804.000
II
1
2
3
4
5
6
7
+ Công nghiệp
- Thức ăn chế biến
- Dệt may
- Y khoa
- Mỏ
- Công nghiệp khác
- Thuốc lá
- Đỗ gỗ
38
4

25
3
5
4
3
4
20,31
3,45
8,62
2,00
0,69
3,86
0,69
2,21
79,69
3,45
58,10
6,90
2,76
3,03
2,76
1,69
36.560.000
1.760.000
25.900.000
4.250.000
2.540.000
2.410.000
1.000.000
1.500.000

III
1
2
3
4
+ Dịch vụ
- Dịch vụ năng lực
- Dịch vụ
- Giao thông
- Cung cấp nước
8
2
5
2
1
67,47
16,67
50,00
1,00
0
32,53
0
0
16,86
16,67
20.000.000
2.500.000
4.550.000
11.500.000
1.500.000

IV
1
2
+ Du lịch
- Khách sạn
- Du lịch
15
10
8
66
51
15
34
34
0
31.500.000
26.450.000
15.050.000
Tæng céng 147 29.12 70.88 80.604.000
Nguồn: Uỷ ban phát triển Campuchia(CDC) và (CIB)2007
Ngành dệt tuy có quan hệ chặt chẽ với ngành may nhưng không phát triển
ngành dệt cung không có nghĩa là không phát triển ngành may. Ngành may đòi
hỏi nhiều lao động giản đơn, điều này lại phù hợp với Cămpuchia. Đây lại chính
là lợi thế của Cămpuchia so với các nước khác trên thế giới.
Theo số liệu trên ta thấy đầu tư nước ngoài trong ngành công nghiệp dệt
may chiếm 58,1% trong tổng số vốn đầu tư vào ngành công nghiệp. Đây là một
con số lớn đang chú ý. Do ngành dệt may là ngành đòi hỏi số lượng lao động
lớn. Do đó, số vốn đầu tư cho ngành này chiếm tỷ trọng lớn sẽ làm cho số lao
động được thu hút vào ngành càn lớn. Điều này rất có ý nghĩa với đất nước
Cămpuchia khi mà tình trạng thất nghiệp luôn là vấn đề bức súc đối với Chính

phủ Hoàng gia.
2.2.4. Địa bàn đầu tư
Về địa bàn đầu tư của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài vào
ngành dệt may Cămpuchia chủ yếu tập trung vào những tỉnh thành giầu có và
phát triển như thủ đô Phnom Penh, tỉnh Kandal. Sở dĩ như vậy là vì Cămpuchia
là một nước có cơ sở hạ tầng còn rất lạc hậu. Hệ thống giao thông liên lạc phục
vụ sản xuất kinh doanh còn rất yếu kém.
Bảng 2.4: Địa bàn đầu tư nước ngoài vào các doanh nghiệp dệt may
Campuchia năm 2007
STT Địa bàn đầu tư
Số doanh nghiệp
đầu tư
Tỷ lệ phần trăm
1 Phnom Penh 165 85,60 %
2 Tỉnh Kandal 35 9,85 %
3 Sihanouk vill 24 2,70 %
4 Tỉnh Kampong Cham 15 1,26%
5 Tỉnh Takeo 10 0,59 %
Nguồn: Phòng Thương Mại Cămpuchia 2007.
Các tỉnh nghèo như tỉnh Takeo hay tỉnh Kampong Cham có cơ sở hạ tầng
rất yếu kém và hầu như không thu hút được đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
mặc dù các tỉnh này có lợi thế về giá nhân công rẻ.
Hiện nay, phần lớn các doanh nghiệp dệt may tập trung ở Phnom Penh vì
Cămpuchia là một nước đang phát triển nên tốc đồ đô thi hoá tăng nhanh. Lao
động di chuyển ra thành phố nhiều. Do đó, hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh
doanh chủ yếu tập trung ở thành phố lớn. Điều này làm cho Cămpuchia mất đi
sự cân bằng trong phát triển kinh tế, gây ra sự chênh lệch lớn trong phát triển
kinh tế giữa các vùng trên lãnh thổ đất nước. Địa bàn đầu tư trực tiếp nước
ngoài vào ngành dệt may chỉ tập chung chủ yếu ở Phnom Penh tuy tốt cho
Campuchia nhưng xét về tổng thể lại chưa phát huy được hết lợi ích của đầu tư

nước ngoài. Vì điều này sẽ kéo theo việc lao động giản đơn tập trung quá nhiều
ở một nơi mà nhiều vùng trong khi những vùng mà Chính phủ hoàng gia
Cămpuchia cần tập trung xoá đói giảm nghèo lại không được phát triển.
2.2.5. Đối tác đầu tư
Theo số liệu cảu Uỷ ban Phát triển Cămpuchia thì đối tác nước ngoài đầu
tư nhiều nhất vào Cămpuchia trong giai đoạn từ 2001 tới cuối 2007, đứng đầu
vẫn là Malaysia với tổng số 31 dự án, số vốn đã đăng ký là 2.630 triệu USD,
vốn cố định là 2.962 triệu USD. Tiếp sau đó là : Malaysia, Đài Loan, Trung
Quốc, Singapore, Thái Lan, Hồng Kông, Hàn Quốc, Indonesia, Philippin và
Việt Nam.

×