Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Nâng cao trách nhiệm của nhân viên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (83.68 KB, 2 trang )

Nâng cao trách nhiệm của nhân viên
Các nhà lãnh đạo luôn tìm cách để nâng cao trách nhiệm của các cá nhân để họ có thể
giành được nhiều kết quả cho tổ chức. Công việc của lãnh đạo là đảm bảo cho mọi thành
viên nhóm giành được thắng lợi, và chiến thắng được xác định là việc đạt được những
mục tiêu hàng đầu của tổ chức.
Đây là công thức 7 bước bạn có thể sử dụng để tạo
ra trách nhiệm cho các cá nhân trong tổ chức:
Bước 1: Thiết lập cho tổ chức 3 mục tiêu hàng đầu: Điều này có nghĩa là chỉ có một số mục tiêu
quan trọng, không phải tất cả. Khi xác định, các mục tiêu phải rõ ràng, chính xác, có thể đo lường
được và có thể giành được.
Bước 2: Phân công cho mỗi thành viên nhóm những mục tiêu tương ứng. Nhớ rằng, khi kết hợp
lại với nhau chúng phải giúp tổ chức giành được các mục tiêu hàng đầu của nó.
Bước 3: Hỏi mỗi thành viên nhóm cô ta/anh ta cần gì để giành được chiến thắng. Để giúp mọi
người chiến thắng, các nhà lãnh đạo phải gạt bỏ các chướng ngại vật trên đường đi của họ. Đề
nghị mỗi thành viên nhóm xác định tối đa ba điều mà họ cần để hoàn thành mỗi mục tiêu. Hãy
viết chúng ra.
Bước 4: Gặp mặt một cách cá nhân với mỗi thành viên nhóm để làm rõ các chướng ngại vật,
đồng ý những điều gì cần thiết để chiến thắng và ai sẽ chịu trách nhiệm cho việc thực hiện nó.
Bước 5: Theo dõi: Xem nhân viên đã giành được những gì.
Bước 6: Chia sẻ các bài học học được: Tổ chức các cuộc họp hàng quý với tất cả các báo cáo
viên trực tiếp để thảo luận các bài học học được, xác định những rào cản quan trọng và gợi ý
giúp đỡ các thành viên nhóm. Nhớ rằng các nhà lãnh đạo sẽ chiến thắng khi mọi thành viên của
nhóm chiến thắng.
Bước 7: Khen thưởng các kết quả: Khi các giành được các mục tiêu, hãy chắc rằng việc khen
thưởng không "cào bằng" như nhau và phải luôn rõ ràng. Những người giành được nhiều kết quả
nhất sẽ được khen thưởng nhiều nhất - và mọi nhân viên đều biết điều đó. Đó là điều đơn giản.
Hãy chắc rằng, những người làm việc tệ hoặc sẽ được cải thiện, hoặc sẽ bị chuyển đi. Không ai
có biểu hiện nghèo nàn được duy trì hơn một năm mà không tiến hành hành động nào.
Truyền thông hiệu quả sẽ mang lại kết quả. Điều này nghĩa là thẳng thắn với mọi người trong mọi
cuộc trò chuyện, để họ biết họ đang đứng ở đâu, điều gì cần ở họ và khi nào cần nó. Thường thì
các nhà lãnh đạo giỏi có thể trở thành các nhà lãnh đạo vĩ đại bằng việc mài sắc cách họ trò


chuyện. Khi bạn đề nghị một ai đó, hãy dành một chút thời gian giải thích tại sao bạn lại làm điều
đó. Đặt nó vào trong hoàn cảnh thực tế và giải thích vì sao nó quan trọng với các mục tiêu của tổ
chức. Khi người đó hiểu mục đích của nhiệm vụ và các thông tin được sử dụng như thế nào, anh
ta/cô ta có thể đưa ra giải pháp.
Đừng quên hỏi người đó xem anh ta/cô ta cần những gì để hoàn thành nhiệm vụ. Đây cũng là
cách để xây dựng các mối quan hệ. Nó cũng là cách tốt để phát triển các nhà lãnh đạo tương lai
bằng việc tăng trách nhiệm, khuyến khích việc ra quyết định và sự sáng tạo. Bằng việc giữ cho
người khác có trách nhiệm, bạn đang dạy họ cách nhận trách nhiệm.
Nhớ rằng, tạo ra và đáp ứng các cam kết là một trong những cách tốt nhất để xây dựng sự tin
cậy. Đây là một cách dễ dàng để xác định các mức độ trách nhiệm trong tổ chức của bạn. Chỉ
lắng nghe các cuộc trò chuyện trong các cuộc họp. Các cuộc trò chuyện có hướng đến sự cam
kết? Các cá nhân có nói về những điều quan trọng và những điều sẽ và không được làm. Họ có
đề nghị người khác và yêu cầu sự cam kết của họ hay các cuộc trò chuyện chỉ toàn đi lạc đề?
Khi các thành viên nhóm tự nắm trách nhiệm, bạn sẽ "nghe" thấy trách nhiệm trong các cuộc trò
chuyện của họ. Họ sẽ đề nghị người khác giúp đỡ để họ bắt kịp nhau. Họ tìm kiếm các kiến thức
và sự hỗ trợ họ cần từ mọi người xung quanh để giành được các mục tiêu của tổ chức.
Khi mọi người tập trung vào việc giành được những mục tiêu hàng đầu của tổ chức, mỗi nhân
viên nên có thể trả lời có cho câu hỏi: "Các hành động của tôi hôm nay có đưa tổ chức tới gần
với việc giành được các mục tiêu quan trọng nhất hay không?".
Nguyệt Ánh
Theo refresher

×