Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Định giá tài sản vô hình của doanh nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (80.87 KB, 2 trang )

Định giá tài sản vô hình của doanh nghiệp
Việc định giá tài sản vô hình khó khăn không phải ở kỹ thuật mà là ở
các số liệu kinh tế vĩ mô và vi mô làm đầu vào cho mọi kỹ thuật định
giá.
Trước khi nói về những khó khăn trong việc định giá trị tài sản vô hình của doanh nghiệp và cách
khắc phục, cần quanh trở hai năm trước đây. Đó là vào năm 2004, một số doanh nghiệp Nhà
nước lớn, hoạt động tốt như Vinamilk, Bảo Minh, Vietcombank đã có kế hoạch cổ phần hoá trong
năm nay và những năm tới đây. Các doanh nghiệp Nhà nước này đều có thương hiệu và tên tuổi
nổi tiếng, tài sản vô hình có thể có giá trị không kém tài sản hữu hình.
Lúc đó, mặc dù Bộ tài chính đã quy định công thức tính giá trị lợi thế kinh doanh của các doanh
nghiệp Nhà nước (dựa trên giá trị tài sản trên sổ sách và tỷ lệ lợi nhuận bình quân của doanh
nghiệp), nhưng các công thức này khó áp dụng trên thực tế.
Vấn đề này đặc biệt nghiêm trọng đối với các doanh nghiệp Nhà nước lớn trong các ngành dịch
vụ như bảo hiểm, ngân hàng, tư vấn. Vì thế, còn rất nhiều tranh luận xung quanh việc tìm ra giải
pháp định giá tài sản vô hình phù hợp, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp Nhà nước lớn.
Trên cơ sở nào để xác định giá trị
Rất khó xác định được chính xác giá trị của tài sản vô hình của doanh nghiệp. Làm sao chỉ dựa
trên giá trị sổ sách mà xác định được giá trị thương hiệu của một ngân hàng hay một công ty bảo
hiểm? Do vậy những quy định hiện hành theo thông tư 79 của Bộ tài chính (dựa trên giá trị vốn
của Nhà nước trên sổ sách, tỷ lệ lợi nhuận của doanh nghiệp và lãi suất trái phiếu Chính phủ) là
rất không hợp lý và không có cơ sở.
Năm 2004, ông Kelvin Lee, GĐ Bộ phân tư vấn định giá và chiến lược, Cty Pricewaterhouse
Coopers Việt Nam đã phát biểu: “Có những kỹ thuật đặc biệt để xác định được giá trị vô hình và
điều quan trọng là cần chọn được phương pháp định giá phù hợp. Một vai trò quan trọng của tư
vấn định giá là giúp lãnh đạo doanh nghiệp hiểu được và tập trung vào xây dựng những yếu tố
tạo dựng giá trị (vô hình) cho doanh nghiệp”.
Hiện nay chúng ta còn rất bỡ ngỡ khi định giá một tài sản vô hình nào đó cho một doanh nghiệp .
Một thực trạng đáng quan ngại về năng lực quản trị của chúng ta là: không quyết liệt với việc xây
dựng các tài sản vô hình của doanh nghiệp , có ít nhiều tài sản vô hình rồi lại không vun vén gìn
giữ chúng, khi cần “bán” doanh nghiệp hoặc CPH lại chẳng biết tính toán giá trị các tài sản vô
hình.


Điều này cũng là lẽ thường vì tỷ trọng tài sản vô hình trong tổng tài sản tỷ lệ thuận với mức độ
phát triển KH-KT nói riêng và độ lớn của nền kinh tế thị trường, kinh tế tri thức nói chung. Đó là ở
tầm vĩ mô, khi mà quốc gia còn ở trạng thái kinh tế nông nghiệp lạc hậu.
Còn ở mức doanh nghiệp thì ngay lúc này, tài sản vô hình đã là sống còn. Các lãnh đạo doanh
nghiệp cần hiểu rất rõ về tài sản vô hình, xây dựng, vun đắp, khai thác và nhất là biết đích xác giá
trị bằng tiền của chúng. Hiện chúng ta chưa có tri thức và còn ít các chuyên gia am hiểu về tài
sản vô hình.
Chúng ta thường coi là có 5 loại tài sản vô hình được định danh và loại 6 là những tài sản vô hình
khác. Đó là: 1. Các sáng chế, phát minh, công thức, quy trình, mô hình, kỹ năng; 2. Bản quyền và
các tác phẩm văn học, âm nhạc, nghệ thuật; 3. Thương hiệu, tên thương mại, nhãn hiệu hàng
hoá; 4. Quyền kinh doanh, giấy phép, hợp đồng; 5. Phương pháp, chương trình, hệ thống, thủ
tục, khảo sát, nghiên cứu, dự báo, dự toán, danh sách khách hàng, các số liệu kỹ thuật; 6. Các
loại tài sản vô hình khác (như đội ngũ nhân lực, vị trí kinh doanh...).
Ba nhóm phương pháp định giá tài sản vô hình
Về mặt kỹ thuật, thế giới có nhiều phương pháp định giá tài sản vô hình. Chúng ta cần có đội ngũ
chuyên gia am hiểu các phương pháp này và biết vận dụng chúng vào thực tiễn. Các chuyên gia
đã hệ thống hóa rất nhiều kỹ thuật định giá tài sản vô hình thành 3 nhóm phương pháp: (1)
phương pháp tiếp cận thị trường, (2) phương pháp giá thành và (3) phương pháp lợi tức.
Theo quy định của Bộ Tài chính trong Thông tư số 79/2002/TT-BTC thì hai kỹ thuật định giá được
phép áp dụng chính thức là (1) tài sản ròng và (2) dòng tiền chiết khấu. Hai kỹ thuật này thuộc
nhóm phương pháp định giá theo lợi tức. Đây là những kỹ thuật định giá phổ biến nhất.
Theo chúng tôi, các doanh nghiệp và những chuyên gia tư vấn về định giá có thể vận dụng
những kỹ thuật khác, có thể là để kiểm chứng, nhưng cũng có trường hợp là bắt buộc. Vì với một
số trường hợp cụ thể ta không thể vận dụng các kỹ thuật thuộc nhóm phương pháp tính theo lợi
tức. Chẳng hạn khi định giá một phần mềm mà buộc phải vận dụng kỹ thuật định giá theo lợi tức
thì hầu như không thể thực hiện được hoặc thực hiện rất hình thức.
Thực sự việc định giá tài sản vô hình là khó khăn và còn rất mới mẻ ở VN. Cái khó chính không
phải ở tri thức về kỹ thuật định giá mà là ở các số liệu kinh tế vĩ mô (nhà nước, xã hội) và vi mô
(doanh nghiệp ) làm đầu vào cho mọi kỹ thuật định giá. Tuy nhiên, cả các chủ doanh nghiệp , cả
các cơ quan quản lý nên xem đây là trận chiến mà chúng ta phải thắng trong cuộc chơi kinh tế thị

trường, kinh tế tri thức và kinh tế toàn cầu.
Không có con đường nào khác là chúng ta phải học và hành. Cứ rụt rè mãi thì mất mát ngày càng
nhiều. Các chuyên gia am hiểu vấn đề này ở nước ta còn ít, nhưng khẳng định là có. Dù sao việc
các chủ doanh nghiệp học để hiểu, để chỉ huy doanh nghiệp của mình trong trận chiến giành lấy
những đồng tiền thật lớn nhờ tài sản vô hình là quan trọng hàng đầu và song song với nó là đào
tạo gấp các chuyên gia về định giá tài sản vô hình và sử dụng hiệu quả các chuyên gia tư vấn
này.
Những lớp học về lý thuyết và thực hành định giá tài sản vô hình đang được mở ra ở Tp.HCM là
cơ hội tốt để từng bước các chủ doanh nghiệp và các chuyên gia kinh tế quan tâm có thể bước
đầu tích lũy tri thức về vấn đề này.
Admin (Theo
www.vneconomy.com.vn
)

×