Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Một số vấn đề tổng quan về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (131.88 KB, 15 trang )

Một số vấn đề tổng quan về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài
1.1. Khái niệm phân loại và động lực đầu tư trực tiếp ra nước
ngoài của các doanh nghiệp
1.1.1. Khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài
Trong thực tiễn quản lý đầu tư hiện nay có khá nhiều quan niệm về đầu tư, mỗi quan
niệm lại đứng trên các giác độ khác nhau để định nghĩa. Quan tâm đến quá trình quản
trị hoạt động đầu tư, có thể đưa ra khái niệm như sau: “Đầu tư là tập hợp các hoạt động
bỏ vốn và sử dụng vốn theo một chương trình đã được hoạch định trong một khoảng
thời gian tương đối dài nhằm thu được lợi ích lớn hơn cho các nhà đầu tư, cho xã hội và
cho cộng đồng”.
Như vậy, việc các cá nhân và doanh nghiệp đưa vốn ra nước ngoài để tự mình hoặc
cùng với các nhà đầu tư nước sở tại bỏ vốn vào một đối tượng nhất định, trực tiếp quản
lý điều hành và thu lợi trong kinh doanh được gọi là đầu tư trực tiếp nước ngoài.
So với hoạt động đầu tư trong nước, đầu tư trực tiếp nước ngoài có những điểm
khác biệt rất lớn như sự phức tạp trong quản lý, điều hành và xử lý tranh chấp do có sự
tham gia của các bên mang quốc tịch khác nhau, thường gắn với hoạt động chuyển giao
công nghệ, gắn với xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế,…
1.1.2. Phân loại đầu tư trực tiếp nước ngoài
1.1.2.1. Phân loại theo hình thức đầu tư
Liên doanh và chi nhánh sở hữu toàn bộ là hai hình thức cơ bản và chủ yếu trong
hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài. Tuy nhiên, tuỳ theo giai đoạn và điều kiện phát
triển riêng biệt cuả từng nước mà có thêm những hình thức biến tướng khác. Ở Việt
Nam hiện nay có thể khái quát một số hình thức như sau:
Đầu tư theo hình thức liên doanh
Có thể hiểu đầu tư theo hình thức liên doanh là thành lập một doanh nghiệp được
góp vốn bởi các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Hình thức này có một số ưu điểm như
chia sẻ rủi ro trong quá trình thành lập và hoạt động của dự án, giảm gánh nặng về vốn
cho các nhà đầu tư nước ngoài, dễ tiếp cận thị trường và các cơ quan địa phương sở
tại… Tuy nhiên thông qua hình thức này, quyền quản lý và lợi nhuận cũng sẽ bị chia sẻ
cho các bên tuỳ theo tỷ lệ góp vốn.
Đầu tư theo hình thức chi nhánh sở hữu toàn bộ hay doanh nghiệp 100% vốn


nước ngoài
Đây là hình thức thành lập doanh nghiệp hoàn toàn do nhà đầu tư nước ngoài góp
vốn và trực tiếp điều hành quản lý. Hình thức này có ưu điểm là nhà đầu tư nước ngoài
toàn quyền quyết định về quản lý, không phải chia sẻ lợi nhuận. Tuy nhiên, sẽ chịu
gánh nặng về vốn góp ban đầu, xác suất rủi ro cao, đôi khi gặp bất lợi trong việc tiếp
cận thị trường và các cơ quan chính quyền sở tại.
Đầu tư theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh
Hình thức này chỉ khác với doanh nghiệp liên doanh ở chỗ không cho ra đời một
pháp nhân mới, bên nước ngoài mượn tư cách pháp nhân của bên sở tại để tiến hành các
hoạt động của mình. Đây chính là điểm bất cập mà nhà đầu tư nước ngoài không mong
muốn vì cơ hội khuyếch trương uy tín của họ hầu như không có.
Đầu tư theo một số hình thức khác
Theo luật pháp Việt Nam còn có một số hình thức đầu tư đặc thù như các hợp đồng
BOT (xây dựng-kinh doanh-chuyển giao) và các hình thức phái sinh của nó.
1.1.2.1. Phân loại theo phương thức thực hiện
Đầu tư dự án mới
Đó là việc nhà đầu tư nước ngoài đầu tư mua sắm thiết bị và thiết lập các cơ sở kinh
doanh mới ở nước nhận đầu tư. Hình thức này làm tăng số lượng dự án đầu tư vào một
ngành, địa phương nhất định.
Đầu tư thông qua hoạt động mua lại và sáp nhập (M&A)
Mua lại và sáp nhập là hình thức đầu tư trực tiếp trong đó hai hay nhiều doanh
nghiệp có vốn FDI đang hoạt động sáp nhập vào nhau hoặc một doanh nghiệp này (có
thể đang hoạt động ở nước nhận đầu tư hay ở nước ngoài) mua lại một doanh nghiệp có
vốn FDI ở nước nhận đầu tư. Hình thức này không nhất thiết dẫn tới tăng khối lượng
đầu tư vào.
1.1.3. Động lực đầu tư trực tiếp nước ngoài của các doanh nghiệp
Đầu tư nhằm tìm kiếm thị trường
Đầu tư nhằm tìm kiếm thị trường là chiến lược hàng đầu của các doanh nghiệp
thuộc các nước đang phát triển. Kết quả điều tra của UNCTAD năm 2006 cho thấy 51%
số doanh nghiệp được hỏi cho rằng FDI ra nước ngoài nhằm tìm kiếm thị trường là

động lực chủ yếu. Ngoài ra, các doanh nghiệp còn có mục đích tận dụng các hiệp định
hợp tác kinh tế giữa nước tiếp nhận với các nước và khu vực khác, lấy nước tiếp nhận
làm bàn đạp để thâm nhập vào các thị trường khu vực và toàn cầu.
Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài còn là một biện pháp để tránh xung đột thương mại
song phương. Ví dụ, Nhật Bản hay bị Mỹ và các nước Tây Âu phàn nàn do Nhật Bản
có thặng du thương mại còn các nước kia bị thâm hụt thương mại trong quan hệ song
phương. Đối phó, Nhật Bản đã tăng cường đầu tư trực tiếp vào các thị trường đó. Họ
sản xuất và bán ô tô, máy tính ngay tại Mỹ và châu Âu, để giảm xuất khẩu các sản
phẩm này từ Nhật Bản sang. Họ còn đầu tư trực tiếp vào các nước thứ ba, và từ đó xuất
khẩu sang thị trường Bắc Mỹ và châu Âu.
Thực tế cho thấy các doanh nghiệp có thiên hướng lựa chọn các thị trường trong khu
vực để đầu tư do những diểm tương đồng về môi trường và điều kiện đầu tư giữa các
nước, coi đây là bước đệm trước khi thâm nhập vào các thị trường ngoài khu vực và có
quy mô lớn.
Đầu tư nhằm tìm kiếm hiệu quả
Nhà đầu tư thực hiện phân bổ công đoạn sản xuất ở nước ngoài, tận dụng giá thành
đầu vào thấp ở nước tiếp nhận và các ưu đãi về thuế suất nhằm tối ưu hoá quá trình sản
xuất. Đầu tư nhằm tìm kiếm hiệu quả là ưu tiên đối với nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là
các doanh nhgiệp thuộc các nước phát triển.
Điều tra của UNCTAD cho thấy 22% số doanh nghiệp cho rằng đây là động cơ
chiến lược. Ngày nay, việc chia nhỏ các công đoạn sản xuất, chia nhỏ sản phẩm sản
xuất ra nhiểu quốc gia khác nhau là rất phổ biến và đang chứng tỏ được ưu thế vượt trội
trong những ngành sử dụng nhiều vốn và kĩ thuật.
Đầu tư nhằm tìm kiếm nguồn lực
Theo kết quả điều tra của UNCTAD thì đầu tư nhằm tìm kiếm nguồn lực là động
lực thứ ba xếp sau hai động lực trên, chiếm khoảng 13% số doanh nghiệp trả lời. Trong
số các nguồn lực tìm kiếm ở nước ngoài, thì nguồn tài nguyên thiên nhiên là một trong
các yếu tố quan trọng nhất.
Đầu tư nhằm tìm kiếm nguồn tài nguyên thiên nhiên có vai trò quan trọng đối với
các doanh nghiệp thuộc các nước đang phát triển như Trung Quốc, Ấn Độ và một số

nước châu Á khác vì việc đảm bảo cung cấp ổn định các nguồn lực có ý nghĩa quan
trọng đối với sự phát triển kinh tế của các nước này. Bởi vậy, khi nguồn lực trong nước
có chiều hướng cạn kiệt, đặc biệt là các tài nguyên chiến lược như dầu khí, các doanh
nghiệp phải chuyển hướng khai thác các nguồn lực từ bên ngoài. Ví dụ như các doanh
nghiệp dầu khí quốc gia của Trung Quốc, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kì… đã phải thực hiện
nhiều dự án liên doanh nhằm khai thác dầu mỏ ở một số quốc gia khác như Trung
Đông, Tây Á, Bắc Phi…
Rất nhiều các doanh nghiệp sản xuất các sản phảm sử dụng nhiều nguyên liệu thô
như nội thất, kim loại, sản xuất giấy… cũng phải thực hiện đầu tư nhằm tìm kiếm
nguồn lực ở nước ngoài thông qua việc chuyển các cơ sở sản xuất ra các nước có nguồn
nguyên liệu dồi dào, hoặc chia nhỏ quá trình sản xuất, thậm chí là phải nhập khẩu
nguyên liệu.
Đầu tư nhằm tạo tài sản
Nhìn chung không nhiều doanh nghiệp cho rằng đây là động cơ quan trọng. Chỉ có
13% doanh nghiệp trả lời, chủ yếu là các doanh nghiệp thuộc các nước đang phát triển.
Kết quả điều tra cũng cho thấy hầu như không có doanh nghiệp nào chỉ đầu tư nhằm tạo
tài sản mà thường kết hợp với các động cơ quan trọng khác.
Các động cơ khác
Một nguyên nhân, tuy không phải là cơ bản, của đầu tư ra nước ngoài là vì mục đích
chính trị của nước đó. Trong trường hợp này, các doanh nghiệp thực hiện đầu tư ra
nước ngoài được nhà nước giao cho các trọng trách cụ thể, và họ thường là các doanh
nghiệp nhà nước. Thực tế cho thấy các ngành thường gánh trọng trách này là khai thác
tài nguyên thiên nhiên và xây dựng cơ sở hạ tầng.
1.2. Tác động của hoạt động đầu tư ra nước ngoài
Thực tế cho thấy không chỉ có dòng đầu tư từ nước phát triển sang nước đang phát
triển mà có đến ¾ lượng vốn của các nước phát triển là đầu tư sang các nước phát triển
khác, thậm chí các nước đang phát triển kêu gọi vốn đầu tư vẫn tiến hành đầu tư ra
nước ngoài. Đó là do tác động đồng thời của đầu tư ra nước ngoài:
1.2.1. Đối với nước đi đầu tư
1.2.1.1. Tích cực

Chính phủ những nước này muốn mở rộng đầu tư ra nước ngoài, có thể dưới hình
thức không hoàn lại hoặc cho vay với lãi suất thấp nhằm mục đích chính trị, ép buộc
nước tiếp nhận phải chấp nhận những điều kiện có lợi cho nước đầu tư. Một số trường
hợp đầu tư nhằm mục đích nhân đạo, củng cố hình ảnh và niềm tin của nước mình với
thế giới.
Các cơ sở sản xuất kinh doanh dù là tư nhân hay của Nhà nước khi đã đi đầu tư đều
nhằm mục tiêu chủ yếu là lợi ích kinh tế, lợi nhuận. Đầu tư ra nước ngoài, các đơn vị
này hướng đến tận dụng lợi thế chi phí sản xuất thấp để giảm giá thành, nâng cao hiệu
quả sử dụng vốn, kéo dài chu kỳ sống của các sản phẩm đi vào thời kỳ suy thoái, từ đó
mà tăng lợi nhuận của tổ chức.
Đầu tư ra nước ngoài còn giúp cho các nhà kinh doanh của nước chủ nhà tạo dựng
được thị trường cung cấp nguyên liệu đầu vào dồi dào ổn định giá rẻ thường có ở các
nước đang phát triển. Đây là một lợi thế thường được các nước đang phát triển tận dụng
để kêu gọi các nhà đầu tư nước ngoài.
Khi đầu tư ra nước ngoài, chủ đầu tư còn có một mục đích cao hơn, đó là bành
trướng sức mạnh kinh tế, tăng sức ảnh hưởng của mình trên thị trường quốc tế. Thường
thì các nước kêu gọi vốn đầu tư nước ngoài có chính sách rất thông thoáng, khuyến
khích xuất khẩu và chuyển giao công nghê, vì vậy khi xuất khẩu máy móc sang để sản
xuất tai đây và sau đó xuất khẩu các sản phẩm này sang các nước khác, chủ đầu tư nước
ngoài đã né tránh được hàng rào bảo hộ mậu dịch, mở rộng được thị trường tiêu thụ
một cách dễ dàng.
Thực tế cho thấy các nước phát triển đôi khi có những khó khăn không thể tự giải
quyết. Sự hợp tác đầu tư làm cho những vấn đề đó trở nên dễ dàn hơn, đồng vốn được
sử dụng với hiệu quả kinh tế-xã hội-chính trị cao nhất. Điển hình ở các nước phát triển
có một xu hướng, ngay cả khi trong nước tình trạng thất nghiệp đang gia tăng nhưng
các doanh nghiệp vẫn có xu hướng tìm kiếm lao động ở nước ngoài và đem vốn đi đầu
tư, đồng thời cũng đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư.
1.2.1.2. Tiêu cực
Việc một lượng vốn được chuyển ra nước ngoài làm giảm cán cân thanh toán quốc
gia, đồng thời khả năng đầu tư cho phát triển kinh tế trong nước cũng bị hạn chế. Điều

này phải được khắc phục bằng cách thu hút vốn từ nước khác vào, tạo lập sự cân bằng
cho cán cân thanh toán.
Bên cạnh đó, vốn và tài sản từ các hoạt động kinh tế ngầm được chuyển ra nước
ngoài mà Chính phủ không quản lý được, hoặc có thu hồi được thì chi phí cũng rất tốn
kém.
Đầu tư ra nước ngoài còn có một tác động làm chủ đầu tư e ngại, đó là nguy cơ chảy
máu chất xám, mất vị thế độc quyền về công nghệ. Thường thấy rằng các nước phát
triển đầu tư sang nước đang phát triển đa phần là công nghệ lạc hậu, sử dụng ít chất
xám.
Việc đầu tư ra nước ngoài dẫn đến các sản phẩm được sản xuất ra với giá thành rẻ
hơn, thị trường tiêu thụ cũng được mở rộng do chính sách khuyến khích xuất khẩu của
nước tiếp nhận sẽ là một kênh tiêu thụ cạnh tranh với sản xuất kinh doanh nội địa của
nước chủ đầu tư.
1.2.2. Đối với nước tiếp nhận đầu tư
1.2.2.1. Tích cực
Nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài sẽ làm tăng lượng tiền, tài sản trong nền kinh tế sẽ
tạo sự tăng trưởng khả quan và giúp khai thác các nguồn lực một cách hiệu quả.

×