1
NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ CÔNG TÁC KẾ TOÁN
NGUYÊN LIỆU VẬT LIỆU VÀ CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG
TY TNHH CÔNG NGHỆ TIN HỌC HÀ NỘI
3.1 NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CÔNG TY KẾ TOÁN NLVL, CCDC
TẠI CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ TIN HỌC HÀ NỘI
Dưới góc độ là học sinh thực tập, lần đầu tiên được làm quen với thực
tế, dưới sự giúp đỡ của các anh, chị phòng kế toán em đã phần nào hiểu được
quá trình luân chuyển chứng từ vào sổ sách. Giữa thực tế và lý thuyết tuy
giống nhau nhưng cũng có sự khác biệt. Bên cạnh những tích cực thì thực tế
vẫn còn phần hạn chế. Trong thời gian được thực tập tại Công ty TNHH công
nghệ Tin học Hà Nội em nhận thấy công tác kế toán nguyên vật liệu, công cụ
dụng cụ có những ưu nhược điểm sau:
3.1.1 Ưu điểm:
* Việc ứng dụng tin học vào công tác kế toán nguyên vật liệu, công cụ
dụng cụ:
Công ty đã thực hiện tổ chức công tác kế toán trên máy vi tính theo
chương trình phần mềm kế toán. Việc ứnh dụng tin học trong công tác kế toán
đãtạo điều kiện cho việc xử lý, thu thập thông tin một cách chính xác, kịp thời
và hữu ích. Mặt khác, nó giúp cho công tác lưu trữ bảo quản dữ liệu thông tin
kế toán an toàn, nó còn tạo điều kiện nâng cao hiệu quả công tác kế toán, sử
dụng ít thời gian có thể và kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp.
* Đội ngũ kế toán viên năng động:
Công ty với đội ngũ kế toán viên yêu nghề, nhiệt huyết với công việc
là ưu thế của công ty. Toàn bộ có bằng đại học 99%, có trình độ, có kinh
nghiệm, luôn có mục tiêu, bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ của mình. Bên cạnh
đó kế toán trưởng luôn làm tấm gương tốt cho nhân viên: lòng yêu nghề,
trung thực, vừa giám sát nhân viên vừa hoàn thiện mình.
* Lựa chọn hình thức tổ chức bộ máy kế toán và hình thức kế toán phù
hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh.
Công ty TNHH Công nghệ Tin học Hà Nội là đơn vị có bộ máy tổ chức
gọn, vẫn đảm bảo cung cấp kịp thời những yêu cầu cơ bản về thông tin kế
toán của công ty.
Hình thức tổ chức bộ máy kế toán của công ty là hình thức tập trung
ở các xưởng, xí nghiệp không có bộ phận kế toán riêng mà chỉ có các nhân
viên kế toán thực hiện ghi chép ban đầu thu thập, tổng hợp kiểm tra xử lý sơ
1
2
bộ chứng từ, số liệu kế toán rồi gửi về phòng kế toán. Hình thức kế toán tập
trung được áp dụng tại doanh nghiệp là một điều kiện rất thuận lợi. Hình
thức bộ máy kế toán vừa rất thuận tiện trong việc giám sát các hoạt động của
công ty.
Hình thức tổ chức bộ máy kế toán tập trung, mô hình náy đã tạo
điều kiện để kiểm tra, chỉ đạo và đảm bảo sự lãnh đạo, tập trung thống nhất
của kế toán trưởng, cũng như sự chỉ đạo kịp thời của lãnh đạo công ty.
Hình thức kế toán áp dụng tại doanh nghiệp là hình thức kế toán
phù hợp với doanh nghiệp sản xuất nói chung và Công ty TNHH công nghệ Tin
học Hà Nội nối riêng.
Hệ thống sổ sách chứng từ, phương pháp hạch toán mà công ty đang
áp dụng tương đối đầy đủ, khoa học và hợp lý đúng theo chế độ kế toán mà
nhà nước quy định.
* Đánh giá nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ theo giá gốc (giá thực tế)
Giá gốc phản ánh rất khách quan, chân thực do đó Công ty TNHH
công nghệ Tin học Hà Nội áp dụng giá gốc để tính giá nguyên vật liệu, công cụ
dụng cụ và N-X-T kho, phương pháp ĐGBQGQ được công ty áp dụng trong
trường hợp xuất kho NVL, đây là phương pháp dễ tính, dẽ kiểm tra.
* Kế toán chi tiết nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ được công ty áp
dụng phương pháp thẻ song song.
Phương pháp có ưu điểm là ghi sổ đơn giản, dễ kiểm tra, đối chiếu
sồ liệu, phát hiện sớm những sai sót trong việc ghi chép và quản lý. Tuy nhiên
nó cũng có những nhược điểm không tránh khỏi.
3.1.2 Nhược điểm:
Mặc dù đã có nhiều thay đổi, cải tiến tích cực như vậy, song công tác
hạch toán kế toán tại công ty vẫn tồn tại một số nhược điểm chưa được tháo
gỡ:
- Công ty chưa xác định được vai trò nguyên vật liệu, công cụ dụng
cụ rất quan trọng đối với một công ty sản xuất kinh doanh. Bởi vì nguyên vật
liệu, công cụ dụng cụ là những co sỏ vật chất cấu tạo nên thực thể sản phẩm,
chi phí nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ chiếm số lớn trong Z
SP.
- Do nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ mua về đều phải qua nhập kho.
Tuy có ưu điểm là thủ kho giám sát được số lượng nguyên vật liệu. Tuy nhiên
nhiều khi rất rắc rối, bởi lại phải có chứng từ, phải tốn chi phí kho bãi...
- Do nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ chiếm một lượng lớn với nhiều
chủng loại khác nhau, do vậy muốn quản lý và hạch toán nguyên vật liệu, công
2
3
cụ dụng cụ chính xác cần cải tiến phân loại nguyên liệu vật liệu, công cụ dụng
cụ sao cho hợp lý, khoa học. Công ty chưa phân loại nguyên vật liệu chính,
nguyên vật liệu phụ, điều này là hạn chế thậm chí còn cản trở quá trình tính
Z
SP
.
- Về tổ chức bộ máy kế toán và công tác kế toán: Các công tác kế toán
chưc hoàn thành đầy đủ đúng thời gian và chưa đồng bộ vì khối lượng công
việc quá lớn thường hay bị dồn vào cuối tháng mặc dù công ty có số nhân viên
kế toán tương đối yêu nghề và nhiệt huyết với công việc hơn nữa công ty
trang bị phương tiên hạch toán hiện đại.
- Công tác hạch toán công cụ dụng cụ chính xác: Tuy sử dụng ít công
cụ dụng cụ và 6 tháng kiểm kê một lần, cho nên không phát hiện sớm công cụ
dụng cụ bị thiếu, mất trong khi đó công cụ dụng cụ có giá trị lớn vẫn được
hạch toán thẳng vào các TK chi phí mà không phân bổ cho nhiều kỳ.
3.2 MỘT SỐ Ý KIẾN NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN
LIỆU VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY TNHH CÔNG
NGHỆ TIN HỌC HÀ NỘI
Trong bất kỳ hoạt động nào, bên cạnh ưu điểm cùng tồn tại song song
với nó là những nhược điểm và để hạn chế tối đa những nhược điểm là một
công việc không dễ dàng chút nào.
Qua 2 tháng thực tập tại phòng kế toán của Công ty TNHH Công nghệ
Tin học Hà Nội trên cơ sở lýluận được học ở trường kết hợp với quá trình tìm
hiểu thực tế, em xin mạnh dạn đưa ra một số ý kiến của em về vấn đề kế toán
với mục đích góp phần nhỏ vào hoàn thiện công tác kế toán nguyên liệu vật
liệu, công cụ dụng cụ tại Công ty TNHH Công nghệ Tin học Hà Nội:
Thay đổi hệ thống nhất toàn công ty. Tuy công ty đã có sổ danh điểm
nguyên liệu vật liệu nhưng chưa được hoàn chỉnh, đâu là nguyên liệu vật liệu
phụ. Bất kỳ một công ty nào đều phải phân loại vật liệu chính, vật liệu phụ để
dễ dàng tính toán. Mà trong khi Z
SP
áp dụng có công cụ dụng cụ, vật liệu phụ
Đối với công ty có nhiều xí nghiệp con, phân xưởng mà không có hệ
thống danh điểm thống nhất toàn công ty cho nên xảy ra không ít sai sót trong
viẹc đối chiếu giữa thủ kho và kế toán để hạn chế những nhược điểm trên,
công ty nên xây dựng sổ danh điểm thống nhất toàn công ty. Dưới đây là mẫu
danh điểm mà em có thể đưa ra:
- Do công cụ dụng cụ sử dụng ít hay nói cách khác là ít biến động, tuy
vậy kế toán vẫn phải thường xuyên theo dõi, đó là một việc làm đúng. Công cụ
dụng cụ công ty tiến hành kiểm kê 6 tháng một lần, tuy không phát hiên sai
3
4
sót, thiếu sót một cách kịp thời mà công ty lại không phân bổ làm nhiều lần.
Theo ý kiến của em thì công ty nên phân bổ công cụ dụng cụ có giá trị lớn với
cách phân bổ 2 hoặc 3 lần. Như vậy sẽ đảm bảo hợp lý, đúng nguyên tắc thích
hợp với quá trình sản suất của công ty.
Dưới đây là mẫu danh điểm mà em có thể đưa ra:
SỔ DANH ĐIỂM NGUYÊN LIỆU VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ
Danh điểm
Tên, nhãn hiệu, quy cách ĐVT Giá HT Ghi chú
Loạ
i
Nhóm
Th
ứ
...... ......... ....... ................ ........ .......... ............
...... ......... ....... ................. ........ ........... ...........
...... ........ ...... ............... ....... ........ ..........
...... ........ ....... ............... ........ ......... ..........
- Thực hiện phân tích tình hình quản lý và sử dụng nguyên vật liệu
chính vì chi phí vật liệu trong giá thành rất lớn. Cho nên thủ kho cũng như
người lao động phải tiết kiệm nguyên vật liệu sao cho hợp lý nhưng vẫn đảm
bảo chất lượng sản phẩm. Do đó công ty cần quan tâm đến việc phân tích tình
hình quản lý và sử dụng nguyên vật liệunói chung. Nhất là nguyên vật liệu
chính để đảm bảo quá trình sản xuất liên tục, không ngừng phát triển.
Kế toán cũng như thủ kho cần phải phối hợp đều đặn giữa việc quản lý
sổ N-X-T nguyên liệu vật liệu, công cụ dụng cụ đó là một công việc thiết yếu.
- Nguyên vật liệu chính mặc dù do mua ngoài là chủ yếu, đối với vật
liệu phụ, công cụ dụng cụ công ty nên thuê ngoài gia công thì sẽ khắc phục
được tình trạng sử dụng vốn quá mức khi đó Z
SP
sẽ hạ giá hơn.
- Thực tế công tác kế toán công ty không làm biên bản kiểm nghiệm
vật tư mà chỉ có chữ ký của KCS ký đằng sau phiếu nhập kho. Tuy việc này có
ưu thế là tiện sử dụng, biên bản không bị thất lạc, nhưng cũng không tránh
khỏi những khó khăn.
- Công ty nên lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Do hiện tượng
giá cả nguyên liệu vật liệu, công cụ dụng cụ biến động thường xuyên trên thị
trường, để tránh những rủi ro có thể xảy ra. Công ty nên trích lập quỹ dự
phòng giảm giá hàng tồn kho. Sử dụng TK 159.
Giả sử 3 tháng cuối năm, vật liệu giảm giá liên tục từ 9.000đ xuống
8.500đ/cái. Ban giám đốc và hội đồng quản trị ra quyết định trích lập dự
phòng giảm giá hàng tồn kho vào ngày 31/12/2006
Vật tư tồn kho: 100.000 cái đơn giá trích lập dự phòng: 500đ/ cái
4
5
Trích lập dự phòng: 100.000 x 500 =50.000.000đ
Nợ TK 632: 50.000.000
Có TK 159: 50.000.000
TH1: Giả sử đến cuối năm 2007, Vật tư chỉ giảm giá xuống 8.700đ/ cái
kế toán lập dự phòng giảm giá:
Ghi hoàn nhập giá dự phòng = giá giảm năm nay - giá giảm năm trước
= 8.700 - 8.500 = 200đ/ cái
Vậy kế toán định khoản như sau:
Nợ TK 159: 100.000 x 200 = 20.000.000
Có TK 632: 20.000.000
TH2: Giả sử đến cuối năm 2007, Vật tư chỉ giảm giá xuống 8.200đ/ cái
kế toán lập dự phòng giảm giá:
Ghi hoàn nhập giá dự phòng = giá giảm năm nay - giá giảm năm trước
= 8.200 - 8.500 = -300
Nợ TK 632: 100.000 x 300 = 30.000.000
5