Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

LỰA CHỌN HỆ THỐNG CHỈ TIÊU VÀ PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (227.27 KB, 26 trang )

LỰA CHỌN HỆ THỐNG CHỈ TIÊU VÀ PHƯƠNG PHÁP PHÂN
TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP
I: Lựa chọn hệ thống chỉ tiêu
1: Những vấn đề chung khi xây dựng hệ thống chỉ tiêu
Xây dựng một hệ thống chỉ tiêu phản ảnh tình hình hoạt động sản
xuất kinh doanh của doanh nghiêp, nội dung thông tin được phản ảnh
qua hệ thống chỉ tiêu phải đảm bảo các yêu cầu sau đây:
- Phải đảm bảo tính quy luật, xu thế phát triển và trình độ phổ biến
của hiện tượng kinh tế, diễn ra trong hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp, trong điều kiện thời gian và không gian cụ thể.
- Hệ thống chỉ tiêu phải mang tính chất chung, trong đó các chỉ
tiêu mang tính chất bộ phận và chỉ tiêu nhân tố phải phản ảnh đầy đủ
chính xác và sâu sắc tổng thể.
- Phải đảm bảo nhu cầu thông tin trong quản lý hoạt động sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp.
- Số liệu thu thập được thông qua hệ thống chỉ tiêu cho phép vận
dụng toàn bộ các phương pháp thống kê hiện đại, phương pháp toán
học để nghiên cứu và phân tích đầy đủ, sâu sắc tình hình cũng như quá
trình hoạt động kinh doanh và sản xuất của doanh nghiệp.
Như vậy để đáp ứng được các yêu cầu trên, khi xây dựng hệ thống
chỉ tiêu thống kê phải đảm bảo bốn nguyên tắc sau:
Một là, đảm bảo tính hướng đích: Hệ thống chỉ tiêu xây dựng phải
phù hợp với nhiệm vụ nghiên cứu, phải đảm bảo tính thống nhất về mặt
nội dung, phạm vi và phương pháp tính các chỉ tiêu cùng loại
Hai là, đảm bảo tính hệ thống: Các chỉ tiêu trong hệ thống có mối
liên hệ hữu cơ với nhau, được sắp xếp một cách khoa học. Trong đó, có
các chỉ tiêu chủ yếu, thứ yếu, chỉ tiêu quyết định, chỉ tiêu bổ sung, chỉ
tiêu tổng hợp, chỉ tiêu từng mặt. Chẳng hạn như để phản ảnh doanh thu
của một doanh nghiệp hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, cần phải
có chỉ tiêu phản ảnh tổng doanh thu chung qua các năm, ngoài ra, với
mỗi chỉ tiêu phản ảnh doanh thu chung qua các năm còn cần có thêm


các chỉ tiêu phản ảnh doanh thu của từng mặt hàng mà doanh nghiệp
đã tiến hành kinh doanh xuất nhập khẩu
Ba là, đảm bảo tính khả thi : Phải phù hợp với điều kiện hiện có về
con người, vật chất và tình hình tài chính.
Bốn là, đảm bảo tính hiệu quả: Hệ thống chỉ tiêu phải đảm bảo tính
ổn định cao, phải được hoàn thiện nhằm đáp ứng nhu cầu về quản lý.
2: Hệ thống chỉ tiểu phân tích hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
2.1. Các chỉ tiêu phản ảnh nguồn lực.
2.1.1. Lao động.
Số lượng lao động mà doanh nghiệp sử dụng vào sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp trong kỳ chính là những người lao động đã
được ghi tên vào danh sách lao động của đơn vị cơ sở, do đơn vị cơ sở
trực tiếp quản lý, sử dụng sức lao động và trả lương.
Như chúng ta đã biết số lượng lao động lao động và chất lượng của
lao động có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả hoạt động kinh doanh xuất
nhập khẩu của doanh nghiệp. Số lượng lao động hiện có và số lao động
bình quân của một thời kỳ là cơ sở để tính năng suất lao động, thu nhập
bình quân.
Đối với doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu số lao động
chính là những người làm việc trong doanh nghiệp, do doanh nghiệp
trực tiếp quản lý và tiến hành trả lương.
Phương pháp tính số lượng lao động trong doanh nghiệp.
Số lượng lao động có trong danh sách của đơn vị và số lượng lao
động làm công ăn lương của đơn vị cơ sở được thống kê theo số thời
điểm và số bình quân. Trong đó số lượng lao động có bình quân được
sử dụng phổ biến nhất để tính toán các chỉ tiêu kinh tế.
Số lượng lao động bình quân được tính như sau:
n
L
L

i
=
(1) Hoặc


=
i
ii
n
nL
L
(2)
Trong đó:
L
: Số lao động bình quân;
i
L
: Số lượng lao động có trong ngày i của kỳ nghiên cứu (i =
n,1
).
Trong đó, ngày nghĩ lễ, nghĩ thứ bảy và chủ nhật thì lấy số lượng lao
động có ở ngày liền trước đó;
n : Số ngày theo lịch của kỳ nghiên cứu
i
n
: Số ngày của thời kỳ i ;

i
n
Tổng số ngày theo lịch của kỳ nghiên cứu (


i
n
=n )
Nếu
i
n
=1, số lượng lao động bình quân được tính theo công thức 1
còn nếu
i
n
>1 thì dung công thức 2.
2.1.2. Vốn sản xuất kinh doanh
Vốn kinh doanh của doanh nghiệp: Là hình thái tiền tệ của toàn bộ
giá trị tài sản cố định và đầu tư dài hạn, tài sản lưu động và đầu tư ngắn
hạn của doanh nghiệp.
Vốn kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm vốn cố định và vốn lưu
động:
+Vốn cố định là hình thái giá trị tài sản cố định và đầu tư dài hạn
của doanh nghiệp
+Vốn lưu động là hình thái tiền tệ của giá trị các tài sản lưu động và
đầu tư tài chính ngắn hạn của doanh nghiệp
Đối với một doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu, vốn kinh
doanh của doanh nghiệp chính là biểu hiện bằng tiền của giá trị tất cả
tài sản phục vụ cho hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của doanh
nghiệp.
Vốn kinh doanh của doanh nghiệp xuất nhập khẩu: Gồm vốn cố
định, vốn lưu động và vốn thanh toán. Trong các doanh nghiệp kinh
doanh xuất nhập khẩu, vốn lưu động chiếm tỷ trọng lớn nhất trong toàn
bộ tài sản của doanh nghiệp, điểm nổi bật của vốn lưu động trong các

doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu là nó vận động không ngừng,
không ngừng thay đổi hình thái vật chất T- H-
,
T
và kết thúc vòng tuần
hoàn qua mỗi lần luân chuyển. Vì vậy doanh nghiệp cần phải quản lý tốt
vốn lưu động vì nó có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả của hoạt động
kinh doanh xuất nhập khẩu
2.2. Các chỉ tiêu phản ảnh kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
2.2.1. Doanh thu.
Để phản ảnh doanh thu của doanh nghiệp cần sử dụng một số chỉ
tiêu chủ yếu sau:
+ Khối lượng sản phẩm tiêu thụ: Là toàn bộ khối lượng sản phẩm
hàng hoá (bao gồm cả sản phẩm vật chất và dịch vụ) đã bán và đã
thanh toán.
Như vậy: Khối lượng sản phẩm tiêu thụ được tính theo thời điểm
thanh toán: sản phẩm được tiêu thụ trong thời kỳ nào thì tính vào khối
lượng sản phẩm tiêu thụ trong thời kỳ đó. Như vậy khối lượng sản phẩm
tiêu thụ này có thể có cả sản phẩm được sản xuất từ kỳ trước và có thể
không bao gồm hết sản phẩm sản xuất trong kỳ này.
+ Tổng doanh thu tiêu thụ : Là tổng giá trị hàng hoá tiêu thụ của
doanh nghiệp, bao gồm toàn bộ giá trị hàng hoá tiêu thụ mà doanh
nghiệp đã bán và thu được tiền trong kỳ.
Tổng doanh thụ tiêu thụ được tính theo giá thị trường và tính vào
thời điểm tiêu thụ ( sản phẩm được tiêu thụ theo thời kỳ nào thì được
tính vào thời kỳ đó).
Công thức:
DT=
ii
qp


Trong đó:
DT: Tổng doanh thu tiêu thụ
i
p
: giá bán một đơn vị sản phẩm i.
i
q
: Khối lượng sản phẩm i tiêu thụ.
+ Doanh thu thuần: Là doanh thu bán hàng sau khi trừ đi các
khoản giảm trừ doanh thu. Doanh thu thuần là cơ sở xác định lãi (lỗ)
ròng của hoạt động công nghiệp của doanh nghiệp.
DT
,
= DT – Tổng các khoản giảm trừ doanh thu + Trợ giá, trợ cấp…
Theo chế độ tài chính hiện hành các khoản giảm trừ doanh thu gồm
có:
Thuế sản xuất (trừ trợ cấp):gồm thuế sản phẩm (VAT, thuế tiêu thụ
đặc biệt, thuế xuất nhập khẩu…) thuế sản xuất khác gồm ( thuế môn
bài, thuế tài sản , thuế ô nhiễm …) và các khoản lệ phí.
Giảm giá hàng bán.
Giá trị hàng còn lại, chi phí sửa chữa hàng hư hoảng còn trong thời
hạn bảo hành.
Doanh thu là một chỉ tiêu quan trọng , thể hiện kết quả sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp, chính là một động lực khuyến khích
doanh nghiệp quan tâm đến hoạt động kinh doanh sản xuất và tiêu thụ
sản phẩm
Doanh thu của doanh nghiệp xuất nhập khẩu:
Doanh thu bán hàng của doanh nghiệp xuất nhập khẩu bao gồm
toàn bộ giá trị hàng hoá và dịch vụ đã bán ,đã thu được tiền và chưa thu

được tiền trong một kỳ kinh doanh nào đó.
Trong công ty xuất nhập khẩu vật tư và thiết bị MASIMEX, ngoài
các khoản doanh thu của công ty như là doanh thu bán hàng ra nước
ngoài , doanh thu bán hàng nhập khẩu trong nội địa, doanh thu hoa
hồng do nhập khẩu uỷ thác, xuất khẩu uỷ thác, doanh thu do chênh lệch
giá do hoạt động tái xuất khẩu, doanh thu kinh doanh hàng nội địa,
doanh thu do thực hiện những dịch vụ kèm theo bán hàng như lắp đặt,
sữa chữa, kinh doanh vận tải…Công ty còn bao gồm các khoản doanh
thu từ hoạt động tư vấn thương mại, đầu tư
2.2.2. Lợi nhuận:
Là chỉ tiêu biểu hiện khối lượng giá trị thặng dư do lao động của
doanh nghiệp tạo ra trong kỳ, phản ảnh kết quả cuối cùng của hoạt động
sản xuất kinh doanh, nhằm phục vụ để đánh giá thực hiện mục tiêu
quan trọng của doanh nghiệp
LN=DT-CP
Trong đó:
LN: Là lợi nhuận thu được trong kỳ.
CP: Là chi phí sản xuất kinh doanh đã bỏ ra để thu được lợi nhuận
đó
DT: Là doanh thu thu được trong kỳ.
Có các loại lợi nhuận sau
Lợi nhuận thu từ kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
Lợi nhuận thu được từ hoạt động tài chính
Lợi nhuận thu được từ hoạt động bất thường
Tính toán lợi nhuận của một thương vụ kinh doanh nhập khẩu
+ Thương vụ kinh doanh nhập khẩu:

LN
=


Doanh thu -

Chi phí

Doanh thu trong thương vụ nhập khẩu : Được xác định bằng
cách nhân tổng giá trị kim ngạch nhập khẩu thu được với tỷ giá hối
đoái, do ngân hàng ngoại thương công bố vào thời điểm được thanh
toán
Công thức tính như sau:

DT =Qnk* G*T
Trong đó:
Qnk: Là khối lượng hàng hoá nhập khẩu
G: Đơn giá hàng tiêu thụ
T: Là tỷ giá thời điểm thanh toán
Tổng Chi phí trong thương vụ nhập khẩu được xác định bằng tổng
chi phí kinh doanh hàng nhập khẩu, bao gồm chi phí mua hàng, chi phí
bảo quản , vận chuyển, chi phí xin giấy phép, chi phí tu chỉnh L/C, chi
phí làm thủ tục hải quan, chi phí thuế nhập khẩu…
Công ty MASIMEX hiện nay kinh doanh nhiều loại rất đa dạng và
nhiều chủng loại, nên lợi nhuận của công ty tính theo từng mặt hang mà
công ty trực tiếp kinh doanh.
2.2.3. Chỉ tiêu kim ngạch xuất nhập khẩu

×