Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

SỰ CẦN THIẾT KHÁCH QUAN PHẢI GIẢM NGHÈO TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (223.75 KB, 21 trang )

SỰ CẦN THIẾT KHÁCH QUAN PHẢI GIẢM NGHÈO TRONG
QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ
1.1. PHÁT TRIỂN KINH TẾ
1.1.1. Khái niệm
Phát triển kinh tế được hiểu là quá trình tăng tiến về mọi mặt của
nền kinh tế. Phát triển kinh tế được xem như là quá trình biến đổi cả về
lượng và về chất, nó là sự kết hợp một cách chặt chẽ quá trình hoàn
thiện của hai vấn đề về kinh tế và xã hội ở mỗi quốc gia. Theo cách hiểu
như vậy, phát triển kinh tế là một quá trình lâu dài và do các nhân tố nội
tại của nền kinh tế quyết định
Phát triển kinh tế là khái niệm có nội dung phản ánh rộng hơn so
với khái niệm tăng trưởng kinh tế. Nếu như tăng trưởng kinh tế về cơ
bản chỉ là sự gia tăng thuần tuý về mặt lượng của các chỉ tiêu kinh tế
tổng hợp: GNP, GNP/đầu người hay GDP, GDP/đầu người… thì phát
triển kinh tế ngoài việc bao hàm quá trình gia tăng đó, còn có một nội
hàm phản ánh rộng lớn hơn, sâu sắc hơn, đó là những biến đổi về mặt
chất của nền kinh tế - xã hội, mà trước hết là sự chuyển dịch cơ cấu
kinh tế theo hướng CNH,HĐH và kèm theo đó là việc không ngừng
nâng cao mức sống toàn dân, trình độ phát triển văn minh xã hội thể
hiện ở hàng loạt tiêu chí như: thu nhập thực tế, tuổi thọ trung bình, tỷ lệ
chết của trẻ sơ sinh, trình độ dân trí, bảo vệ môi trường, và khả năng áp
dụng các thành tựu khoa học - kỹ thuật vào phát triển kinh tế-xã hội.Với
nội hàm rộng lớn trên đây, về cơ bản khái niệm phát triển kinh tế đã đáp
ứng được các nhu cầu đặt ra cho sự phát triển toàn diện nhiều lĩnh vực
kinh tế, văn hoá, xã hội… Tuy nhiên như đã biết, trong khoảng hơn hai
thập niên vừa qua, do xu hứớng hội nhập, khu vực hoá, toàn cầu hoá
phát triển ngày càng mạnh mẽ hơn nên đã nảy sinh nhiều vấn đề dù là
ở phạm vi từng quốc gia, lãnh thổ riêng biệt, song lại có ảnh hưởng
chung đến sự phát triển của cả khu vực và toàn thế giới, trong đó có
những vấn đề cực kỳ phức tạp, nan giải đòi hỏi phải có sự chung sức
của cả cộng đồng nhân loại, ví dụ như: môi trường sống, thiên tai, dịch


bệnh, chiến tranh, khủng bố… Từ đó đòi hỏi sự phát triển của mỗi quốc
gia, lãnh thổ và cả thế giới phải được nâng lên tầm cao mới cả về chiều
rộng và chiều sâu của sự hợp tác, phát triển.
1.1.2. Nội dung của phát triển kinh tế
Nội dung của phát triển kinh tế được khái quát theo ba tiêu thức:
- Một là: sự gia tăng tổng mức thu nhập của nền kinh tế và mức gia tăng thu nhập
bình quân tên một đầu người. Đây là tiêu thức thể hiện quá trình biến đổi về
lượng của nền kinh tế, là điều kiện cần để nâng cao mức sống vật chất của một
quốc gia và thực hiện những mục tiêu khác của phát triển
- Hai là: Sự biến đổi theo đúng xu thế của cơ cấu kinh tế. đây là tiêu thức
phản ánh đúng sự biến đổi về chất của nền kinh tế một quốc gia. Để phân
biệt các giai đoạn kinh tế hay dể so sánh trình độ phát triển kinh tế giữa các
nước với nhau, người ta thường dựa vào dấu hiệu về dạng cơ cấu ngành
kinh tế mà quốc gia đạt được
- Ba là: Sự biến đổi ngày càng tốt hơn trong các vấn đề xã hội. Mục tiêu cuối
cùng của sự phát triển kinh tế trong các quốc gia không phải là sự tăng trưởng
hay chuyển dịch cơ cấu kinh tế, mà là việc xóa bỏ nghèo đói , suy dinh dưỡng,
sự tăng lên của tuổi thọ bình quân, khả năng tiếp cận đến các dịch vụ y tế, nước
sạch, trình độ dân trí giáo dục của quảng đại quần chúng nhân dân…Hoàn thiện
các tiêu chí trên là sự thay đổi về chất xã hội của quá trình phát triển
1.2. NGHÈO KHỔ Ở CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN
1.2.1. Khái niệm
Nghèo là tình trạng bị thiếu thốn ở nhiều phương diện như: thu
nhập hạn chế hoặc thiếu cơ hội tạo thu nhập, thiếu tài sản để đảm bảo
tiêu dùng trong những lúc khó khăn và dễ bị tổn thương trước những
đột biến, ít được tham gia vào quá trình ra quyết định …
Nhu cầu thiết yếu gồm 3 yếu tố: ăn, mặc, ở.
Nhu cầu sinh hoạt hàng ngày gồm 5 yếu tố: văn hoá, giáo dục, y tế,
đi lại, giao tiếp.
Nhu cầu tối thiểu, mức cụ thể của nhu cầu tối thiểu phụ thuộc vào

điều kiện phát triển kinh tế của từng vùng, từng quốc gia theo từng thời
kỳ
Hội nghị chống đói nghèo khu vực Châu Á-Thái Bình Dương do
ESCAP tổ chức đã đưa ra định nghĩa chung như sau: Nghèo là tình
trạng một bộ phận dân cư không được hưởng và thỏa mãn các nhu cầu
cơ bản của con người mà những nhu cầu này đã được xã hội thừa nhận
tùy theo trình độ phát triển kinh tế xã hội và phong tục tập quán của địa
phương. Định nghĩa này hiện nay được nhiều quốc gia sử dụng trong
đó có Việt Nam
Như vậy nghèo khổ được định nghĩa trên nhiều khía cạnh khác
nhau. Việc đo lường được từng khía cạnh đó một cách nhất quán là
điều rất khó, còn gộp tất cả những khía cạnh đó vào một chỉ số nghèo
hay thước đo nghèo khổ duy nhất là điều không thể
1.2.2. Cách xác định giới hạn nghèo khổ
* Chuẩn nghèo quốc tế
- Ngân hàng Thế giới (WB) khuyến nghị áp dụng chuẩn nghèo 2
USD/người/ngày (sức mua tương đương) đối với các nước đang phát
triển. Trong tương lai sẽ tiến đến sử dụng một chuẩn nghèo thống nhất
để đánh giá tỷ lệ hộ nghèo ở Việt Nam và có tính đến tiêu chí Quốc tế
để so sánh.
*. Chuẩn nghèo theo bộ lao động thương binh xã hội
Chuẩn nghèo theo quyết định số 143/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng
Chính phủ ngày 27/9/2001 trong đó phê duyệt “Chương trình mục tiêu
quốc gia Xoá đói giảm nghèo giai đoạn 2001-2005” cụ thể như sau:
- Vùng nông thôn, miền núi, hải đảo là 80.000 đồng/người/tháng.
- Vùng nông thôn đồng bằng là 100.000 đồng/người/tháng.
- Vùng thành thị là 150.000 đồng/tháng.
Đến hết giai đoạn 2001-2005, do mức sống của nhân dân ngày
càng cao, cùng với chủ trương chung là từng bước tiếp cận các nước
đang phát triển trong khu vực về XĐGN. Do vậy, ngày 8/7/2005 Thủ

tướng Chính phủ đã ra quyết định 170/2005/QĐ-TTg về việc ban hành
chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn 2006-2010. Theo quy định mới:
- Chuẩn nghèo dành cho khu vực nông thôn, áp dụng cho các hộ có
mức thu nhập bình quân đầu người là 200.000 đồng/người/tháng.
- Chuẩn nghèo dành cho khu vực thành thị, áp dụng cho các hộ có
mức thu nhập bình quân đầu người là 260.000 đồng/người/tháng.
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc xem xét
điều chỉnh chuẩn nghèo giai đoạn 2006-2010, Bộ Lao động - Thương
binh và Xã hội đã phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch Đầu tư
nghiên cứu đề xuất phương án chuẩn nghèo trình Thủ tướng phê chuẩn
đó là: Chuẩn nghèo điều chỉnh giá năm 2008 sẽ bằng chuẩn nghèo hiện
nay cộng với chỉ số giá CPI trong 2 năm 2007-2008 (khi xây dựng đã
ước tính chỉ số năm 2006 là 6,5%)
Chuẩn nghèo được tính ở 2 khu vực: Nông thôn-những hộ có mức
thu nhập bình quân từ 270.000 đồng/người/tháng trở xuống là hộ
nghèo. Khu vực thành thị: Những hộ có mức thu nhập bình quân từ
360.000 đồng/ người/tháng trở xuống là hộ nghèo.
* Chuẩn nghèo theo tổng cục thống kê
- Nghèo đói lương thực, thực phẩm: là những người có mức thu
nhập không đảm bảo cho lượng dinh dưỡng tối thiểu (bù đắp 2100
Kcal/người/ngày).
- Nghèo đói chung: Được xác định trên cơ sở ngưỡng nghèo lương
thực thực phẩm và coi đó là tương ứng với 70% nhu cầu cơ bản tối
thiểu, 30% còn lại là nhu cầu cơ bản tối thiểu khác. Nghèo đói chung là
những người không đảm bảo thu nhập để đáp ứng cả hai yêu cầu trên.
- Hiện nay ở Việt Nam đang áp dụng chuẩn nghèo của Bộ lao động
thương binh xã hội do Việt Nam ta còn rất nghèo nếu Chình phủ áp
dụng chuẩn nghèo theo thế giới thì số người nghèo ở Việt Nam sẽ có số
người nghèo là rất cao ước tính là khoảng 9,2 triệu hộ chiếm tới 40%
dân số cả nước

1.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá hộ nghèo
Nghèo khổ gồm các khía cạnh cơ bản sau:
- Trước tiên và trước hết là sự khốn cùng về vật chất đo lường một
tiêu chí thích hợp về thu nhập hoặc tiêu dùng.
- Đi kèm với sự khốn cùng về vật chất là sự hưởng thụ thiếu thốn
về giáo dục và y tế.
- Nguy cơ dễ bị tổn thương và dễ gặp rủi ro, tức khả năng một hộ
gia đình hay cá nhân bị rơi vào cảnh đói nghèo về thu nhập và về sức
khoẻ.
- Cuối cùng là tình trạng không có tiếng nói và quyền lực của người
nghèo.
Để phân biệt rõ hơn nữa quan niệm về đói nghèo, các nước đã
phân làm hai loại: “Nghèo tuyệt đối” và “nghèo tương đối”.
Nghèo tuyệt đối: là tình trạng một bộ phận dân cư không có khả
năng thoả mãn các nhu cầu tối thiểu nhằm duy trì cuộc sống.
Nghèo tương đối: là tình trạng của một bộ phận dân cư có mức
sống dưới mức trung bình của cộng đồng tại địa phương.
Theo đó sự thiếu thốn “của cải” trong mối quan hệ với nhu cầu thiết
yếu của con người được xem xét là nghèo khổ tuyệt đối. Còn khi xem
xét thực trạng mức sống và vị trí (về kinh tế và xã hội) các nhóm hoặc
các cá nhân khác ở phương diện mức độ tiêu thụ và thu nhập của họ
(quan hệ so sánh bằng phương pháp phân tích so sánh) ta sẽ hình
dung được nghèo khổ tương đối. Từ cách hiểu chung này cần thấy sự
khác biệt về mức độ nghèo khổ có tính chất địa phương và khu vực
(trong vùng trong một quốc gia, giữa quốc gia này với quốc gia khác,
giữa các quốc gia trong khu vực này với quốc gia thuộc khu vực
khác…).
Tóm lại, khi xem xét tình trạng hoặc mức độ đói nghèo chúng ta cần
chú ý mấy điểm:
Một là, xem xét hiện tượng đói nghèo trước hết phải xem xét ở lĩnh

vực kinh tế, đặc biệt chú ý những biểu hiện về mức sống, thông qua các
nhu cầu cơ bản, tối thiểu về đời sống vật chất.
Hai là, xác định tiêu chí mức độ đói nghèo dựa vào thu nhập bình
quân tính theo đầu người trong tháng hoặc năm theo hai khu vực nông
thôn và đô thị. Nó liên hệ mật thiết tiêu chí về dinh dưỡng, năng lượng
(calo) trên đầu người trong ngày.
Ba là, quy ra hiện vật, vật phẩm tiêu dùng được tính bằng gạo theo
đơn vị đầu người trong tháng hoặc quy thành giá trị, tính bằng tiền dùng
làm thước đo.
Bốn là, xem xét các khoản tiêu dùng từ thu nhập phản ánh mức độ
thoả mãn các nhu cầu tối thiểu để xem xét đối tượng dân cư đói nghèo
đã phải chi cho ăn uống như thế nào, chiếm tỷ lệ ra sao trong cơ cấu
tiêu dùng của họ.
Năm là, nhận dạng người nghèo, hộ nghèo và hiện trạng nghèo đói
thông qua chỉ số giá trị (USD) và thu nhập bình quân đầu người trong
năm.
1.3. MỐI QUAN HỆ GIỮA PHÁT TRIỂN KINH TẾ GIẢM NGHÈO
1.3.1. Khái niệm giảm nghèo
- Giảm nghèo là làm cho một bộ phận dân cư có mức sống nghèo
khổ được nâng cao, từng bước thoát khỏi tình trạng nghèo khổ, biểu
hiện ở tỷ lệ và số lượng người nghèo giảm xuống. Nói cách khác, xoá
đói giảm nghèo là quá trình chuyển bộ phận dân cư nghèo đói lên một
mức sống cao hơn.

×