Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ SỬ DỤNG HIỆU QUẢ VỐN KINH DOANH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (117.37 KB, 18 trang )

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ SỬ DỤNG HIỆU QUẢ VỐN KINH
DOANH
1.1- Một số vấn đề về hiệu quả kinh doanh
1.1.1. Khái niệm về vốn kinh doanh
Trong các doanh nghiệp thương mại, hoạt động, phát triển và giải thể
doanh nghiệp.
Vốn kinh doanh ở doanh nghiệp thương mại là thể hiện bằng tiền của
toàn bộ tài sản doanh nghiệp dùng trong kinh doanh. Bao gồm:
Tài sản bằng hiện vật như: nhà cửa, kho tàng, cửa hàng quầy bán, hàng
hoá…
Tiền Việt Nam, ngoại tệ, vàng bạc, đá quý,...
Thương hiệu bằng bản quyền sở hữu công nghiệp,...
Tất cả tài sản này đều được quy ra tiền Việt Nam .
1.1.2. Phân loại vốn kinh doanh
Có thể đứng trên các giác độ khác nhau để xem xét vốn kinh doanh. Các
giác độ phổ biến thường được xem xét là:
a) Đứng trên giác độ pháp luật: Vốn ở doanh nghiệp thương mại được quy
định thành:
- Vốn pháp định : Là mức vốn tối thiểu phải có theo quy định của pháp
luật để thành lập doanh nghiệp. Tuỳ theo từng ngành nghề, từng loại hình sở
hữu doanh nghiệp và từng thời kỳ, Nhà nước có quy định mức vốn pháp định
hoặc doanh nghiệp phải đăng ký mức vốn cần phải có khi thành lập doanh
nghiệp.
- Vốn điều lệ : Là số vốn do tất cả các thành viên góp và được ghi vào điều
lệ công ty. Góp vốn là việc đưa tài sản vào công ty. Tài sản góp vốn có thể là tiền
Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị
quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác ghi trong
điều lệ công ty do các thành viên góp để tạo thành vốn của công ty.
- Vốn có quyền biểu quyết : là phần vốn góp, theo đó, người sở hữu có
quyền biểu quyết về những vấn đề được hội đồng thành viên đại hội đồng cổ
động quyết định,...


b) Đứng trên giác độ hình thành vốn: Vốn ở doanh nghiệp thương mại gồm có:
- Vốn đầu tư ban đầu: là số vốn phải có khi hình thành doanh nghiệp
thương mại, tức là số vốn cần thiết để đăng ký kinh doanh, hoặc số vốn đóng
góp của công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp
tác xã hoặc doanh nghiệp tư nhân, hoặc vốn Nhà nước giao của doanh nghiệp
thương mại nhà nước.
Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh phần vốn góp của
tất cả các thành viên phải đóng đủ ngay khi thành lập công ty.
Đối với công ty cổ phần: vốn điều lệ của công ty được chia thành nhiều
phần bằng nhau gọi là cổ phần. Công ty cổ phần có cổ phần ưu đãi và cổ phần
phổ thông. Chứng chỉ do công ty cổ phần phát hành hoặc bút toán ghi sổ xác
nhận quyền sở hữu một hoặc một số cổ phần của công ty đó gọi là cổ phiếu. Giá
trị của mỗi cổ phiếu gọi là mệnh giá cổ phiếu.
- Vốn bổ sung: là số vốn tăng thêm do bổ sung từ lợi nhuận do nhà nước
bổ sung bằng phân phối hoặc sáp nhập cơ cấu lại doanh nghiệp, do sự đóng
góp của các thành viên, do bán trái phiếu,...
- Vốn liên doanh: là vốn đóng góp do các bên cùng cam kết liên doanh với
nhau để hoạt động thương mại hoặc dịch vụ.
- Vốn đi vay: Trong hoạt động kinh doanh thương mại doanh nghiệp
thương mại ngoài số vốn tự có và coi như tự có (vốn chủ sở hữu) còn phải sử
dụng một khoản vốn đi vay khá lớn của các ngân hàng thương mại. Ngoài ra,
còn có các khoản vốn chiếm dụng lẫn nhau của các đơn vị nguồn hàng, các
khách hàng và bạn hàng, cũng như các tổ chức tài chính - tín dụng khác.
c) Đứng trên giác độ chu chuyển vốn kinh doanh
Trong hoạt động kinh doanh thương mại, vốn kinh doanh vận động khác
nhau. Đứng trên giác độ chu chuyển vốn kinh doanh, người ta chia vốn kinh
doanh của doanh nghiệp thương mại thành hai loại: Vốn lưu động và vốn cố
định.
- Vốn lưu động : là biểu hiện bằng tiền của tài sản lưu động và vốn lưu
thông. Vốn lưu động dùng trong kinh doanh thương mại tham gia hoàn toàn

vào quá trình kinh doanh và giá trị có thể trở lại hình thái ban đầu (tiền) sau
mỗi vòng chu chuyển của hàng hoá.
- Vốn cố định : là biểu hiện bằng tiền của tài sản cố định của doanh
nghiệp thương mại dùng trong kinh doanh. Tài sản cố định dùng trong kinh
doanh thương mại tham gia hoàn toàn vào quá trình kinh doanh, nhưng về
mặt giá trị thì chỉ có thể thu hồi dần sau nhiều chu kỳ kinh doanh, nghĩa là về
mặt thời gian phải trên một năm trở lên.
Ngoài ba cách phân loại phổ biến trên, người ta còn phân loại vốn kinh
doanh ở doanh nghiệp thương mại theo thời gian sử dụng vốn và theo quyền
sở hữu đối với vốn kinh doanh.
Theo thời gian sử dụng vốn kinh doanh thì toàn bộ vốn kinh doanh được
chia thành vốn kinh doanh thuộc nguồn tài trợ dài hạn và trung hạn (thường
ghép với nhau) và vốn kinh doanh thuộc nguồn tài trợ ngắn hạn. Vốn kinh
doanh thuộc nguồn tài trợ dài hạn (và trung hạn) có thời gian trên một năm.
Vốn kinh doanh thuộc nguồn tài trợ ngắn hạn thời gian hoàn trả trong vòng
một năm và lãi suất thường thấp hơn tài trợ dài hạn.
Theo quyền sở hữu đối với vốn kinh doanh thì toàn bộ vốn kinh doanh ở
doanh nghiệp thương mại được chia thành vốn của chủ sở hữu doanh nghiệp
và vốn vay (nợ vay).
Vốn của chủ sở hữu là phần vốn do Nhà nước giao cho doanh nghiệp
thương mại nhà nước; vốn cổ phần, vốn góp của công ty trách nhiệm hữu hạn,
công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã hoặc doanh nghiệp tư nhân. Vốn
chủ sở hữu được sử dụng lâu dài, không phải trả lãi cho vốn cổ phần đã huy
động được mà sẽ chia lợi tức cổ phần cho các chủ sở hữu theo kết quả và hiệu
quả kinh doanh của doanh nghiệp thương mại và theo điều lệ của doanh
nghiệp thương mại, hoặc theo quy định của Nhà nước.
Vốn đi vay (nợ vay) là các khoản vốn doanh nghiệp thương mại đi vay.
Những đơn vị tài trợ cho doanh nghiệp thương mại không phải là người chủ
sở hữu của doanh nghiệp thương mại. Doanh nghiệp thương mại phải trả lãi
cho các khoản tiền vay theo mức lãi thoả thuận trong suốt cả thời hạn vay. Hết

thời hạn, doanh nghiệp thương mại phải trả lãi và vốn hoặc gia hạn mới nếu
muốn kéo dài thời gian sử dụng.
1.1.3- Đặc điểm hoạt động của vốn kinh doanh
a) Đặc điểm của vốn lưu động.
Trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thương mại,
vốn lưu động luôn biến đổi hình thái từ tiền sang hàng (mua) và từ hàng sang
tiền (bán). Trong thời gian một năm, vốn lưu động quay được nhiều vòng tuỳ
theo tuỳ mặt hàng kinh doanh. Vốn lưu động bao gồm vốn dự trữ hàng hoá,
vốn bằng tiền và các tài sản khác.
Trong doanh nghiệp thương mại, vốn lưu động là khoản vốn chiếm tỷ
trọng lớn nhất trong vốn kinh doanh của doanh nghiệp. Đó là đặc điểm khác
biệt của doanh nghiệp thương mại với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh.
Ở một thời điểm nhất định, vốn lưu động của doanh nghiệp thương mại
thường thể hiện ở các hình thái khác nhau như hàng hoá dự trữ, vật tư nội bộ,
tiền gửi ngân hàng, các khoản phải thu, các khoản phải trả... Cơ cấu của chúng
phụ thuộc rất lớn vào phương thức thanh toán, phương thức mua bán hàng
hoá và phương thức vay trả đối với các tổ chức tín dụng... Vốn lưu động
thường biến động nhanh (thể hiện ở số vòng quay). Nhu cầu về vốn lưu động
thường tăng giảm thất thường, tình trạng căng thẳng thiếu vốn khi mua hàng
nhiều, đặc biệt khi mua hàng thời vụ, sau đó lại có vốn khi bán hàng. Để điều
hoà vốn, các doanh nghiệp thương mại thường phải quan hệ với ngân hàng
thương mại, các tổ chức tín dụng - tài chính để vay mượn, thanh toán và gửi
tiền.
Đối với các doanh nghiệp thương mại chỉ kinh doanh thương mại đơn
thuần thì vốn lưu động vận động qua hai giai đoạn : T - H (mua) và H - T (bán).
Đối với các doanh nghiệp thương mại có hoạt động sản xuất thì vốn lưu
động ở các đơn vị sản xuất phụ thuộc trải qua ba giai đoạn:
SLĐ
T – H .... SX .... H’ - T’


TLSX
Giai đoạn 1: Tiền biến thành sức lao động và tư liệu sản xuất để chuẩn bị tiến
hành sản xuất.
Giai đoạn 2: Kết hợp sức lao động với tư liệu sản xuất thành sản phẩm hàng
hoá (sản xuất )
Giai đoạn 3: Biến sản phẩm hàng hoá thành tiền (tiêu thụ sản phẩm )
b) Đặc điểm của vốn cố định
Vốn cố định là biểu hiện bằng tiền của tài sản cố định. Tài sản cố định
phải đạt được cả hai tiêu chuẩn. Một là: thời gian sử dụng phải từ một năm
trở lên, Hai là: phải đạt được về mặt giá trị đến một mức độ nhất định (Ví dụ:
Hiện nay quy định là tài sản cố định thì giá trị của nó từ 10.000.000 đồng trở
lên).
Tài sản cố định giữ nguyên hình thái vật chất của nó trong thời gian dài.
Tài sản cố định chỉ tăng lên khi có xây dựng cơ bản mới hoặc mua sắm thêm
các máy móc thiết bị.. Về giá trị, tài sản cố định hao mòn dần. Hao mòn có hai
loại: Hao mòn hữu hình (hao mòn kinh tế ) và hao mòn vô hình. Hao mòn vô
hình chủ yếu do tiến bộ khoa học - công nghệ mới và năng suất lao động xã hội
tăng lên quyết định. Hao mòn hữu hình phụ thuộc vào mức độ sử dụng khẩn
trương tài sản cố định và các điều kiện khác có ảnh hưởng tới độ bền lâu dài
của tài sản cố định như:
+ Hình thức và chất lượng của tài sản cố định;
+ Chế độ quản lý, sử dụng tài sản cố định;
+ Chế độ bảo vệ, bảo dưỡng, sửa chữa, thay thế thường xuyên, định kỳ đối
với tài sản cố định;
+ Trình độ kỹ thuật, tinh thần trách nhiệm của người sử dụng và sự quan
tâm của các cấp quản lý.
+ Các điều kiện tự nhiên và môi trường,...
Tài sản cố định chuyển đổi thành tiền chậm hơn tài sản lưu động; nhưng
tài sản cố định như nhà cửa, kho tàng, cửa hàng, quầy hàng,... lại là tài sản cố
định có giá trị lớn, là bộ mặt của doanh nghiệp thương mại nên có giá trị thế

chấp đối với ngân hàng thương mại khi vay vốn.
Hiện nay, tài sản cố định của các doanh nghiệp thương mại, tuỳ theo
doanh nghiệp thương mại kinh doanh loại mặt hàng mà có tỷ trọng cao thấp
khác nhau. Ví dụ: Xăng dầu, vật liệu điện; bách hoá, lương thực,... có giá trị tài
sản cố định lơn; kim khí, vật liệu xây dựng (gạch, cát sỏi,...) có giá trị tài sản cố
định thấp hơn. Nhìn chung, giá trị tài sản cố định ở doanh nghiệp thương mại
mới chiếm tỷ trọng từ 1/4 đến 1/3 vốn kinh doanh của doanh nghiệp. Xu
hướng tới, theo sự phát triển của khoa học - công nghệ mới và quá trình mở
cửa và hội nhập, tài sản cố định trong các doanh nghiệp thương mại sẽ ngày
càng được trang bị nhiều hơn theo hướng cơ khí hoá, tự động hoá và hiện đại
hoá.
1.1.4. Vai trò của vốn kinh doanh
Vốn kinh doanh của doanh nghiệp thương mại có vai trò quyết định trong
việc thành lập, hoạt động, phát triển và phá sản doanh nghiệp.
Muốn thành lập doanh nghiệp thương mại cần phải có vốn pháp định,
vốn điều lệ hoặc vốn để đăng ký kinh doanh.
Muốn tiến hành của hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp thương mại
cần phải có vốn kinh doanh để tiến hành các hoạt động nghiệp vụ như mua,
bán, dự trữ hàng hoá, vận chuyển, xếp dỡ,..v.v
Muốn phát triển kinh doanh, mở rộng thị trường và khách hàng, doanh
nghiệp thương mại cần phải có nguồn hàng đủ lớn, phải mở rộng mạng lưới
thu mua, bán hàng cũng như có đội ngũ đông đảo cán bộ công nhân viên thực
hiện các hoạt động nghiệp vụ kinh doanh.
Nếu trong một thời hạn đủ dài, doanh thu không bù đắp nổi chi phí,
doanh nghiệp không có đủ doanh thu để trả lương cho người lao động, không
có tiền để trả lãi tiền vay ngân hàng và trả các khoản nợ quá hạn, tức là vốn
ngắn hạn của doanh nghiệp thương mại không có khả năng thanh toán nợ.
Doanh nghiệp thương mại mất khả năng tín dụng tức là doanh nghiệp lâm vào
tình trạng phá sản.
Vì vậy, vốn kinh doanh giữ vai trò quan trọng trong việc sử dụng tối ưu

các nguồn lực của doanh nghiệp thương mại trong hoạt động kinh doanh. Vai
trò quan trọng của vốn kinh doanh đã được các cổ nhân tổng kết " Buôn tài
không bằng dài vốn".
Vốn kinh doanh của doanh nghiệp thương mại lớn hay nhỏ còn là một
trong những điều kiện quan trọng để xếp doanh nghiệp thương mại vào loại
doanh nghiệp thương mại quy mô lớn, quy mô trung bình (vừa) hay ít cũng
còn là một trong các điều kiện để doanh nghiệp thương mại phân phối và sử
dụng các nguồn tiềm năng hiện có và tương lai về sức lao động nguồn hàng
hoá, các nguồn lực khác của kinh doanh để mở rộng và phát triển thị trường,
tăng khối lượng hàng hoá lưu thông, là điều kiện phát triển kinh doanh của
doanh nghiệp.
Trong cơ chế kinh tế thị trường, vốn kinh doanh còn thường được xem
xét về quyền sở hữu đối với vốn. Doanh nghiệp thương mại nhà nước là vốn
của nhà nước giao cho doanh nghiệp kinh doanh. Doanh nghiệp tư nhân là
doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài
sản của mình và mọi hoạt động của doanh nghiệp. Vốn đầu tư của chủ doanh
nghiệp tư nhân do chủ doanh nghiệp tự khai. Công ty trách nhiệm hữu hạn có
hai thành viên trở lên hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là
công ty góp vốn do các thành viên hoặc do một tổ chức làm chủ sở hữu. Công ty
cổ phần là công ty có vốn do các cổ đông đóng góp. Cổ đông chỉ chịu trách
nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số
vốn đã góp vào doanh nghiệp. Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân. Số lượng cổ
đông tối thiểu là ba và không hạn chế số lượng tối đa.

×