Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CHI NHÁNH ĐIỆN LỰC HÀ NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (145.57 KB, 9 trang )

QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CHI
NHÁNH ĐIỆN LỰC HÀ NAM
1. Lịch sử hình thành và phát triển của chi nhánh Điện lực Hà Nam
1.1. Tên và địa chỉ công ty
Tên chi nhánh : Điện lực Hà Nam
Địa chỉ chi nhánh : Khu hồ Châu Giang B, đường Trần Phú,
phường Quang Trung, thị xã Phủ Lý, tỉnh Hà Nam.
1.2. Thời điểm thành lập và các mốc lịch sử quan trọng
Điện lực Hà Nam là doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Tổng công
ty Điện lực Việt Nam. Công ty được thành lập theo quyết định số 252
của Tổng công ty Điện lực Việt Nam trên cơ sở chia tách Điện lực Hà
Nam từ tháng 4 năm 1997.
Là thành viên trực thuộc Công ty Điện lực I- Tổng công ty Điện lực
Việt Nam, Điện lực Hà Nam có tổ chức tiền thân là Điện lực Nam Hà.
Nhiệm vụ chủ yếu của đơn vị là kinh doanh mua bán điện trên địa bàn
tỉnh Hà Nam.
Công ty là thành viên hạch toán độc lập của Tổng Công ty Điện lực Việt
Nam, chịu sự ràng buộc về quyền lợi và nghĩa vụ với Tổng Công ty, có quyền tự
chủ trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh và hoạt động tài chính của mình.
Công ty có các doanh nghiệp và các đơn vị trực thuộc, hoạt động trên địa bàn
tỉnh Hà Nam.
Hoạt động ủy quyền của doanh nghiệp: Công ty Điện lực 1- Tập
đoàn Điện lực Việt Nam. Giấy chứng nhận ĐKKD số 0106.000835.
Phòng đăng ký kinh doanh thành phố Hà Nội cấp ngày 24 tháng 07 năm
1993. Thay đổi lần thứ 11 ngày 05/07/2007.
Năm 1997, sau khi tách tỉnh, Điện lực Hà Nam phải đối mặt với một
thực trạng là hệ thống lưới điện xuống cấp nghiêm trọng, đặc biệt là hệ
thống lưới điện nông thôn, không có sự quy hoạch đồng bộ, do cơ chế
cũ để lại, nên đã gây không ít khó khăn cho việc quản lý và cung cấp
điện cho các khách hàng. Thêm vào đó, các trạm biến áp, trạm phân
phối đã xuống cấp, không đảm bảo an toàn (lưới trung áp nông thôn).


Để đáp ứng kịp thời nhu cầu phát triển nền kinh tế xã hội của tỉnh, vượt
qua khó khăn Điện lực Hà Nam đã không ngừng cố gắng đầu tư, cải tạo
mới hệ thống lưới điện, xây dựng thêm các trạm biến áp nhằm ổn định
điện lưới, nhất là vào giờ cao điểm. Năm 2002 Điện lực Hà Nam đã tiếp
nhận và đầu tư sửa chữa, thay sửa các đường dây, kiểm tra các thiết bị
hạ thế và đầu tư mới các thiết bị hạ thế 100%.
Năm 1997, Điện lực Hà Nam đạt 101 triệu kWh, 3.400 hộ sử dụng
điện. Năm 1998 đạt 126 triệu kWh, 5.800 hộ sử dụng điện. Năm 1999
đạt 200,1 triệu kWh, 6.300 hộ sử dụng điện. Năm 2000 đạt 248,5 triệu
kWh, 8.600 hộ sử dụng điện. Năm 2001 đạt 279 triệu kWh, 10.000 hộ
sử dụng điện. Năm 2002 đạt 310,597 triệu kWh. Năm 2003 đạt 362 triệu
kWh, tỷ lệ tổn thất 6,51%. Chỉ riêng 6 tháng đầu năm 2004, Điện lực đạt
185,01 triệu kWh/417 triệu kWh so với kế hoạch cả năm, tỷ lệ tổn thất
đạt 7,59%, cả năm phấn đấu đạt 6,3%. Bên cạnh đó, Điện lực Hà Nam
đã thực hiện được 11 công trình sửa chữa lớn lưới điện 35 kV, 22 công
trình lưới điện 10,6kV, 22 công trình sửa chữa trạm biến áp với tổng giá
trị 3,1 tỷ đồng.
Từ khi có chủ trương của Đảng và Nhà nước về việc tiếp nhận lưới
điện trung áp nông thôn. Điện lực Hà Nam đầu tư gần chục tỷ đồng để
cải tạo nâng cấp lưới điện, kiểm định 26.796 công tơ, 100% xã có giá
bán điện bằng giá trần của Nhà nước. Trong năm 2004, công ty chuyển
đổi mô hình quản lý điện nông thôn của 75 xã trong tỉnh.
Năm 2002 tổng sản lượng điện của Điện lực Hà Nam 320 triệu
KWh, tăng 300% so với năm 1997, đảm bảo được nguồn cung cấp điện
liên tục trên địa bàn toàn tỉnh. Về cơ bản đã giảm giá bán điện cho
người nông dân thấp hơn giá trần của Chính phủ quy định, tạo được
niềm tin của khách hàng.
Năm 2003 được coi là “Năm công nghiệp” của tỉnh, nhằm phục vụ
cho dự án phát triển khu công nghiệp và các làng nghề tiểu thủ công
nghiệp, Điện lực Hà Nam đã đầu tư xây dựng thêm nguồn và 30 trạm

biến áp, tại các vùng nông thôn, cùng với hệ thống lưới điện phục vụ
cho khu công nghiệp Đồng Văn. Do làm tốt công tác quản lý, cho nên
sang quý I năm 2003, tổn thất điện năng còn 6,17%/7% theo quy định,
doanh thu đạt 55.972 triệu đồng, điện thương phẩm đạt
79.769.000KWh/73 triệu theo kế hoạch, đạt 109,27%.
Trong suốt thời gian qua, Đảng bộ Điện lực luôn được công nhận là
tổ chức Đảng trong sạch vững mạnh, tổ chức Công đoàn mạnh, Đoàn
Thanh niên được Trung ương Đoàn tặng cờ cơ sở Đoàn vững mạnh
trong 5 năm liền và luôn là Đoàn cơ sở mạnh dẫn đầu khối cơ quan Dân
- Chính - Đảng ở tỉnh, năm 2007 được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng
khen.
1.3. Chức năng, nhiệm vụ, quy mô của Chi nhánh Điện lực Hà Nam
1.3.1. Chức năng, nhiệm vụ
Chức năng, nhiệm vụ chính của Công ty Điện lực Hà Nam như sau:
- Quản lý vận hành xây dựng, cải tạo, sửa chửa lưới điện; kinh
doanh điện năng trong tỉnh Hà Nam; tham gia xây dựng quy
hoạch, kế hoạc phát triển lưới điện trên địa bàn Hà Nam.
- Tư vấn lập dự án đầu tư, thiết kế đường dây và trạm biến áp
điện đến cấp điện áp 35KV.
- Tư vấn giám sát thi công các công trình đường dây và trạm
biến áp đến cấp điện áp 110KV; kinh doanh vật tư thiết bị
điện; đại lý bảo hiểm; kinh doanh các dịch vụ; viễn thông công
cộng, truyền thông. quảng cáo; đại lý kinh doanh các dịch vụ
internet;
- Đầu tư xây dựng và kinh doanh mạng truyền hình cáp
1.3.2. Quy mô của công ty
Công ty được Tổng công ty Điện lực Việt Nam (EVN) giao vốn và
tài sản của Nhà nước, được huy động các nguồn vốn khác. Công ty có
trách nhiệm bảo toàn và phát triển vốn được giao và làm tròn nghĩa vụ
với Nhà nước, với Tổng công ty Điện lực Việt Nam theo luật định và

theo phân cấp của Tổng công ty. Không ngừng cải tiến, phát triển, đổi
mới thiết bị– công nghệ, thực hiện giảm giá thành sản phẩm, giảm tổn
thất điện năng.
Công ty có tư cách pháp nhân, có con dấu của DNNN, thực hiện
chế độ hạch toán kinh tế độc lập, có quyền tự chủ trong các hoạt động
sản xuất kinh doanh và các hoạt động tài chính (theo sự phân cấp của
Tổng công ty Điện lực Việt Nam). Các doanh nghiệp trực thuộc hạch
toán phụ thuộc trong công ty, có tư cách pháp nhân, hoạt động theo
pháp luật và điều lệ của công ty.
Điện lực Hà Nam sau hơn 10 năm hình thành và phát triển đã có 20
đơn vị trực thuộc với hơn 500 người lao động. Ngoài việc đảm bảo tốt
công ăn việc làm cho người lao động với thu nhập ổn định, giải quyết kịp
thời, thỏa đáng các chế độ theo đúng quy định của Nhà nước và thực
hiện tốt việc điều dưỡng phục hồi chức năng cho cán bộ, công nhân
viên, lãnh đạo đơn vị còn rất chú trọng tới các hoạt động của đoàn thể
như Phụ nữ, Thanh niên, Công đoàn...

×