: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư
tại công ty Truyền tải điện I
2.1.Định hướng phát triển của công ty Truyền tải điện I:
2.1.1.Yêu cầu nhiệm vụ của công ty trong những năm tới:
Công trình ĐTXD
+ Hoàn thành nâng công suất trạm 220kV Thái Nguyên giai đoạn 3
+ Chống quá tải trạm 220kV Vĩnh Yên ( Mở rộng máy 2).
+Cải tạo và hoàn thiện phần 110kV trạm biến áp 220kV Đồng Hoà (Hải Phòng)
và phần 110kV trạm 220kV Thanh Hoá
+ Hoàn thiện thiết kế và lựa chọn nhà thầu tham gia: Cải tạo và hoàn thiện phần
110kV trạm biến áp 220kV Ninh Bình.
Công tác CBSX
+ Hoàn thành việc xây dựng và quyết toán xong các Nhà QLVH của các đội
đường dây Cam Đường, Phố Ràng, Vật Cách.
+ Bảo vệ Báo cáo Kinh tế-Kỹ thuật và triển khai thi công Nhà QLVH đội Đường
dây Tuyên Quang, Con Cuông. Lập xong báo cáo kinh tế kỹ thuật đội đường dây Na
Hang, Bắc Kạn.
+ Duyệt xong dự toán, tổ chức mua sắm CBSX của các công trình mới đưa vào
vận hành trong năm 2009.
+ Quyết toán xong các hạng mục đã hoàn thành.
Công tác nhận thầu:
+ Quyết toán xong các công trình nhận thầu đã hoàn thành với các Ban A trong
năm.
+ Triển khai đảm bảo chất lượng các công trình tư vấn giám sát do Tổng công ty
giao, đặc biết các công trình TVGS đường dây 500kV Sơn La- Hòa Bình-Nho Quan.
+ Lựa chọn những công trình phù hợp với năng lực, ưu thế và khả năng tài chính
của Công ty, đảm bảo hiệu quả cao khi ký kết các hợp đồng kinh tế.
2.1.2.Những nhiệm vụ của công ty:
-Hoàn thiện mô hình quản lý tiên tiến từ công ty đến các đơn vị trực thuộc.Xây
dựng đội ngũ cán bộ quản lý , kỹ thuật nghiệp vụ năng động, có năng lực và trình độ
cao, pháp triển toàn diện
-Không ngừng nâng cao thu nhập cho CBCNV trong công ty, đảm bảo việc làm và
đảm bảo các chính sách đãi ngộ cho người lao động
- Hoàn thiện, nâng cao chất luợng công tác quản lý kỹ thuật từ các đội, trạm đến
cấp truyền tải và cấp Công ty theo hướng đảm bảo chính xác, kịp thời và giảm thiểu sổ
sách báo cáo tận dụng tốt trang thiết bị công nghệ thông tin và hệ thống đường truyền
sẵn có của Công ty trong quản lý.
-Tăng cường đổi mới công tác tuyên truyền bảo vệ hệ thống truyền tải điện.
Thường xuyên chỉ đạo công tác an toàn, BHLĐ, phòng chống cháy nổ. Có Phương án
PCBL hợp lý, chủ động phối hợp với các ban ngành của các địa phương để ứng phó kịp
thời với các tình huống, bảo đảm cung cấp điện liên tục, an toàn cho người và thiết bị
-Tổ chức thực hiện sớm kế hoạch đại tu, thí nghiệm định kỳ để kịp thời khắc phục
các khiếm khuyết của thiết bị trong quá trình vận hành. Làm việc cụ thể với TVTKXD
điện 1 về lập dự án sửa chữa để chủ động đăng ký cắt điện thi công. Mặt khác nâng cao
chất lượng công tác chuẩn bị sản xuất, chất lượng nghiệm thu ĐZ và trạm mới.
- Thực hiện thi công các công trình ĐTXD có trọng điểm đáp ứng nhu cầu phát
triển của phụ tải, đảm bảo cung cấp điện ổn định, thường xuyên, liên tục và an toàn.
Nâng cao chất lượng vật tư, thiết bị đưa vào lưới điện, dần dần chuẩn hoá theo tiêu
chuẩn quốc tế, lựa chọn thiết bị có độ tin cậy cao đồng bộ để đưa vào vận hành trên lư-
ới.
-Các đơn vị phải xây dựng kế hoạch chi phí sản xuất, chi phí sửa chữa thường
xuyên khoa học hợp lý. Công ty chủ động lập kế hoạch, thực hiện kiểm tra định kỳ
công tác quản lý và sử dụng chi phí sản xuất tại các đơn vị.
- Cải tiến nội dung, phương pháp đào tạo nhằm nâng cao thực sự trình độ hiểu
biết, trình độ tay nghề của lực lượng vận hành, quản lý kỹ thuật để làm chủ thiết bị và
công nghệ. Tổ chức các lớp tập huấn chuyên môn về quản lý dự án, giám sát thi công
xây dựng, về hợp đồng, đấu thầu , quản lý tài chính, vật tư, tin học… để nâng cao trình
độ cho CBCNV Công ty.
-Thực hiện tốt các quy chế, quy định của của Tập đoàn, Tổng công ty và Công ty
đã ban hành, chủ động xem xét, đề xuất bổ sung sửa đổi sao cho phù hợp với thực tế và
đảm bảo tính khả thi, hiệu quả.
- Học tập đầy đủ các nghị quyết, đường lối chủ trương của Đảng, xác định trách
nhiệm của CBCNV, nhiệm vụ chính trị của ngành để nâng cao ý thức trách nhiệm.
- Duy trì các phong trào thi đua lao động sản xuất, xây dựng phong cách tác phong
làm việc công nghiệp của người cán bộ, công nhân Truyền tải điện 1, xây dựng các
trạm, đường dây đạt danh hiệu trạm kiểu mẫu.
2.1.3.Phân tích SWOT:
SWOT là một mô hình tiên tiến được áp dụng rộng rãi cho việc phân tích thực lực
doanh nghiệp, công ty đặt trong mối quan hệ xã hội mang tính khách quan. Trên cơ sở
phân tích điểm mạnh(Strong-S) , điểm yếu(Weak-W), cơ hội(Opportunity-O) , thách
thức(Threat-T) đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, SWOT sẽ cho thấy rõ
khả năng thực sự cũng như vị trí của doanh nghiệp trong phạm vi ngành cũng như trong
toàn bộ nền kinh tế.
Trước khi đưa các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý dự án đầu tư tại công ty
Truyền tải điện I , tác giả nêu một số phân tích về thực trạng công ty trong công tác
quản lý dự án đầu tư theo mô hình SWOT
Bảng mô hình SWOT:
*Điểm mạnh của công ty:
-Sau nhiều năm hoạt động công ty đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong lĩnh
vực đầu tư, đền bù giải phóng mặt bằng,…
-Công ty đã xây dựng được các quy trình quản lý dự án đầu tư rất chi tiết , hướng
dẫn cụ thể các công việc quản lý một dự án đầu tư.Đồng thời công ty cũng đã xây dựng
hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001-2000 về quản lý dự án đầu tư một cách khoa học
, mang tính ứng dụng cao
-Công ty đã xây dựng được khối đoàn kết thực sự từ công ty cho đến các đơn vị
trực thuộc
-Công ty có một đội ngũ cán bộ quản lý có năng lực và dày dạn, có đội ngũ công
nhân lành nghề.Có khả năng làm chủ thiết bị , dám nghĩ dám làm vượt qua khó khăn
thử thách để hoàn thành nhiệm vụ được giao
-Đảng ủy và ban giám đốc công ty có sự thống nhất cao, phối hợp chặt chẽ với
công đoàn đoàn thanh niên chủ động, sáng tạo trong điều hành sản xuất
-Công ty TTĐI có truyền thống của một đơn vị AHLĐ , nên luôn gắn kết vào tạo
thành một khối thống nhất trong tư tưởng cũng như hành động
-Được sự quan tâm chỉ đạo của lãnh đạo tập đoàn điện lực Việt Nam và tổng công
ty truyền tải điện quốc gia và sự giúp đỡ nhiệt tình của các đơn vị trong ngành
*Điểm yếu vẫn còn tồn tại ở công ty:
-Các quy trình quản lý đầu tư mặc dù chi tiết cụ thể nhưng lại quá rườm rà, thiếu
tính khoa học nên không phát huy hét khả năng sáng tạo của cán bộ quản lý trong thực
tiễn quản lý dự án
S
( Điểm mạnh – Nội lực của công ty)
W
( Điểm yếu –Yếu kém của công ty)
O
(Cơ hội – Thuận lợi của công ty)
T
(Thách thức-Khó khăn của công ty)
-Các quy trình quản lý từng nội dung quản lý dự án như quy trình quản lý tiến độ ,
quy trình quản lý chất lượng lại quá chung chung và chưa xây dựng được quy trình
quản lý chi phí riêng cho phù hợp với điều kiện hoàn cảnh và sự phát triển của công ty
-Công ty vẫn chưa xây dựng được đội ngũ cán bộ có đủ năng lực để làm công tác
đấu thầu lựa chọn chủ đầu tư các dự án, đội ngũ cán bộ làm công tác tư vấn thiết kế còn
thiếu, và chưa đảm đương hết các lĩnh vực tư vấn của công ty
-Việc nắm bắt thông tin, nghiên cứu công tác chuẩn bị đầu tư của các dự án còn
chậm, tổ chức triển khai các dự án còn lúng túng do thiếu kinh nghiệm, lực lượng cán
bộ quản lý còn mỏng và yếu
*Cơ hội và những điều kiện thuận lợi của công ty:
-Thị trường tiềm năng: nhu cầu của người dân với việc sử dụng điện ngày càng
tăng cùng xu hướng phát triển của đất nước.Truyền tải điện là một khâu rất quan trọng
trong quá trình mang điện năng cung cấp cho người tiêu dùng, do đó tổng công ty điện
lực Việt Nam luôn tạo mọi điều kiện tốt nhất để công ty có thể thực hiện các dự án đàu
tư xây dựng mới và cải tạo nâng cấp các trạm biến áp các nhà sản xuất truyền tải điện
năng cơ sở.Nhằm mục đích tăng cường độ ổn định ,vận hành an toàn và tin cậy cho lưới
điện khu vực.Giảm tổn thất công suất, tổn thất điện năng,nâng cao hiệu quả sản xuất
kinh doanh điện của EVN
-Công ty từng bức xây dựng và khẳng định được mình trong quá trình thực hiện
các dự án đầu tư và được khách hàng tin tưởng
-Công ty cũng gặp một số thuận lợi trong việc thực hiện đầu tư như đối với một số
dự án, Công ty đã không phải thực hiện việc đền bù và giải phóng mặt bằng, việc xin
giấy phép xây dựng hay là xin giao đất và cho thuê đất
*Những thách thức và khó khăn đối với công ty:
- Ảnh hưởng của các biến động kinh tế thế giới, gây khó khăn cho quá trình sản
xuất kinh doanh của ngành Điện, làm chậm đi quá trình thực hiện cải tạo, sữa chữa và
nâng cấp thiết bị.
- Việc thành lập Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia làm cho Công ty có nhiều
biến động về nhân sự; một số trưởng phó phòng chủ chốt, chuyên viên giỏi thuyên
chuyển lên NPT, nên đã ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình điều hành sản xuất của
công ty. Năng lực tài chính của Tổng công ty TTĐ QG trong 6 tháng cuối năm 2008 có
hạn nên không cấp đủ vốn và kịp thời sản xuất cho Công ty hoạt động.
-Vốn ĐTPT năm 2007& 2008, Công ty đã trình EVN& NPT nhưng không được
duyệt, nên một số trang thiết bị kiểm tra, thí nghiệm, phương tiện chuyên chở công
nhân vận hành thiếu trầm trọng.
- Mưa bão, lũ quét ở vùng Tây bắc gây nhiều hậu quả các công trình đang thi công
Những phân tích trên theo mô hình SWOT có thể giúp thấy rõ những điểm mạnh ,
điểm yếu, cơ hội, thách thức mà công ty đang gặp phải trong việc quản trị điều hành
công ty nói chung và công tác quản lý dự án đầu tư nói riêng. Trên cơ sở định hướng
phát triển của công ty và những phân tích trên , tác giả xin đề xuất một số giải pháp
nhằm phát huy tối đa những điểm mạnh , tận dụng mọi cơ hội cho sự phát triển phồn
thịnh của công ty, mặt khác cũng khắc phục được một số yếu kém và khó khăn giúp
công ty vững bước đi lên
2.2.Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư của
công ty:
2.2.1.Cải tiến quy trình quản lý dự án đầu tư của công ty
Quy trình quản lý dự án đầu tư là cơ sở để tiến hành thực hiện quản lý một dự án
đầu tư từ lúc bắt đầu nghiên cứu dự án đến giai đoạn kết thúc bàn giao dự án.Hiệu quả
của công tác quản lý dự án đầu tư phụ thuộc nhiều vào quy trình quản lý. Công ty đã
xây dựng một quy trình quản lý dự án đầu tư rất chi tiết và cụ thể cho từng công việc
quản trị dự án. Tuy nhiên do sự chi tiết quá mức đó đã dẫn đến sự phức tạp, rườm rà
trong công tác quản lý, gây ra sự chậm chạp trong quá trình thực hiện dự án và khó
khăn trong việc ứng phó với những thay đổi của chính sách pháp luật về lĩnh vực quản
lý