Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TRÁCH NHIÊM HỮU HẠN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (209.26 KB, 14 trang )

TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TRÁCH NHIÊM HỮU HẠN
CHẾ BIẾN THỰC PHẨM THANH HƯƠNG
I. Thông tin chung về công ty trách nhiệm hữu hạn bánh kẹo thực phẩm Thanh
Hương
1. Tên công ty
 Công ty trách nhiệm hữu hạn chế biến thực phẩm Thanh Hương
 Tên giao dich: Thanh Huong Food Troces Company Limited
 Tên viết tắt: Thanh Huong Co.Ltd
2. Hình thức pháp lý
Công ty trách nhiệm hữu hạn.
3. Chức năng nhiệm vụ của công ty
Theo quyết định 995/QĐ – TW/TCCB ngày 23 tháng 10 năm 1996 của Bộ
Thương mại, Công ty trách nhiêm hữu hạn chế biến thực phẩm Thanh Hương có chưc
vụ sau:
3.1. Chức năng
Là công ty vừa sản xuất vừa kinh doanh bánh kẹo nên giữ vai trò quan trọng
trong việc quản lý đầu ra, đầu vào của dây chuyền sản xuất và tiêu thụ hàng hoá. Công
ty sản xuất kinh doanh các loại bánh kẹo phục vụ mọi tầng lớp nhân dân và một phần
xuất khẩu
3.2. Nhiệm vụ
Thực hiện nghị quyết Hội nghị 7 khoá VI của Ban chấp hành Trung ương Đảng
Cộng sản Việt Nam về công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, phát triển nền kinh tế thị
trường có sự quản lý của Nhà nước, Công ty đã xác định những nhiệm vụ chủ yếu sau:
 Thực hiện đầy đủ trách nhiệm và nghĩa vụ của Nhà nước.
 Chấp hành mọi quy định, các chế độ chính sách về quản lý và sử dụng tiền
vốn, tài sản và nộp ngân sách theo quy định.
 Đầu tư công nghệ sản xuất tiên tiến, đào tạo đội ngũ nhân viên có trình độ
chuyên môn tay nghề, đặc biệt đội ngũ nhân viên thị trường.
 Tăng cường đầu tư chiều sâu, không ngừng nâng cao chất lượng, đa dạng
hoá sản phẩm, mở rộng thị trường và tăng năng suất lao động.
 Bảo vệ uy tín của Công ty, thực hiện đúng tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực


phẩm, bảo vệ môi trường.
 Thực hiện phân phối theo lao động, tạo công ăn việc làm tăng thu nhập cho
người lao động, chăm lo đời sống vật chất tinh thần cho cán bộ công nhân
viên.
4. Lĩnh vực hoạt động của công ty
Sản xuất, kinh doanh trong và ngoài nước bao gồm các lĩnh vực bánh kẹo và chế
biến thực phẩm.
5 . Đỉa chỉ trụ sở chính
 Số nhà 50 . phố An Dương -phường Yên Phụ -quận Tây Hồ - Hà Nội.
 Điện thoại : ( 043 ) 8292601
 Fax :( 043 ) 7170678
 Email :
5.1. Tên, địa chỉ văn phòng đại diện
Số 26 Nguyễn Siêu - phường Hàng Buồm - quận Hoàn Kiếm - thành phố Hà
Nội.
5.2. Tên, địa chỉ địa điểm kinh doanh
NHÀ MÁY SẢN XUẤT-CÔNG TY TNHH CHẾ BIẾN THỰC PHẨM
THANH HƯƠNG.
Đia chỉ : Cụm công nghiệp Quất Động, xã Quất Động, huyện Thường Tín, thành
phố Hà Nội .
Diện tích mặt bằng hiện nay 50.000 m2, trong đó:
Khu A: 30.000m2 , gồm:
 Khu nhà điều hành của công ty
Nơi sx Bánh quy kem xốp
Nơi sx Bánh nếp
Khu nhà cho công nhân
Nơi sx Bánh vừng dừa mặn
Nơi sx Kẹo
Hệ thống kho
Khu B: 20.000m2 đang trong thời gian xây dựng.

6.Tài khoản ngân hàng
Chủ tài khoản: Đặng Thế Nghiệp
Số tài khoản: 2703205001604 – Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn.
II. Lich sử hình thành và quá trình phát triển công ty trách nhiệm hữu hạn chế
biến thực phẩm Thanh Hương
Công ty trách nhiệm hữu hạn chế biến thực phẩm Thanh Hương được thành lập
năm 2004. Tiền thân của công ty là cơ sở bánh kẹo Thanh Hương hoạt động từ năm
1980. Cho đến nay Công ty trách nhiệm hữu hạn chế biến thực phẩm Thanh Hương đã
không ngừng phát triển, tích lũy được nhiều kinh nghiệm, tạo đươc uy tin trên thị
trường và các sản phẩm cuả Công ty đã được khẳng định.
1. Giai đoạn 1980 – 1990
Khi mới thành lập, cở sở chỉ sản xuất các loại kẹo như: kẹo lạc, kẹo vừng và
bánh đậu xạnh với diện tích hoạt động là: 500m2. Các sản phẩm này đều đươc làm
bằng thủ công và máy móc ở trong nước.
2. Giại đoạn 1991 – 2003
Trong giai đoạn nay, cở sở sản xuất bánh kẹo Thanh Huơng đã có những bước
tiến đáng kể, diện tích hoạt động từ 500m2 phát triển lên thành 1500m2 và các sản
phẩm của cơ sở sản xuất cũng đa dạng hơn, thêm các loại bánh như: bánh dẻo, bánh
mềm…
3. Giai đoạn 2004 – nay
Năm 2004, cơ sở sản xuất bánh kẹo Thanh Hương thành lập thành công ty: Công ty
trách nhiệm hữu hạn chế biến thực phẩm Thanh Hương. Diện tích công ty hiện nay là
50.000m2. Sản phẩm của công ty rất đa dạng và phong phú, có thêm nhiều loại mặt hàng như:
Bánh qui bơ thập cẩm, bánh kem xốp, vừng mặn, socola. Các máy móc đều được nhập khẩu ở
Trung Quốc và Đài Loan.
Giám đốc
Phó giám đốc phụ trách Kinh doanhPhó giám đốc phụ trách sản xuất
Phòng kế toán Phòng kế hoạch Phòng kinh doanh
Sản xuất
Phòng Marketing

Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty hiện nay
III. Một số đặc điểm kinh tế - kỹ thuật
1. Đặc điểm sản phẩm
Bánh kẹo là sản phẩm có tính chất thời vụ, được tiêu thụ mạnh vào những dịp lễ
tết, mùa cưới xin, ngày hội… Nó có chu kỳ sống ngắn, chủng loại phong phú có thể dễ
thay thế lẫn nhau. Sản phẩm của công ty là sản phẩm được chế biến từ nhiều loại
nguyên vật liệu, đòi hỏi công ty phải không ngừng đa dạng hoá danh mục sản phẩm của
mình, đồng thời phải nâng cao chất lượng sản phẩm để có thể cạnh tranh với các sản
phẩm khác.
Sản phẩm của công ty có khách hàng mục tiêu là những người có thu nhập thấp
và trung bình.
Sau đây là một số loại sản phẩm của công ty:
 Bánh các loại: Bánh nếp, bánh vừng, bánh bắp dừa, bánh quy bơ và bánh
kem xốp các loại, bánh kem xốp phủ sôcôla các loại…
 Kẹo các loại: kẹo hoa quả, kẹo mềm, kẹo cốm, , kẹo sữa cứng, kẹo mềm
sôcôla…
2. Đặc điểm về nguyên vật liệu
Nguyên vật liệu làm bánh chủ yếu gồm: Bột mỳ, đường, sữa bột, muối, iốt, các
chất phụ gia, xúc tác và chất liệu bao bì như glucose, dầu Shortening, ca cao, hương
liệu, lêcothin, tinh dầu, vani, bột tỏi, mỳ chính, NaHCO3 bao gói đóng hộp,… Trong đó
bơ, bột mỳ, sữa bột, váng sữa và các nguyên liệu phụ gia hầu như đều phải nhập từ
nước ngoài có chất lượng tốt nhưng giá thành còn cao. Công ty đã và đang cố gắng tìm
nguồn nguyên liệu thay thế trong nước để hạ giá thành và ổn định nguồn nguyên liệu
cung cấp.
Nguyên liệu ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng sản phẩm. Và trong đó công tác
quản lý nguyên liệu, vật tư cũng ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng nguyên vật liệu. Công
ty luôn chú trọng tới công tác quản lý và sử dụng vật liệu để sản xuất có hiệu quả và
tránh lãng phí. Để xây dựng định mức tiêu dùng vật liệu Công ty căn cứ vào: định mức
của nguyên vật liệu, tình hình thực hiện định mức của các kỳ trước, thành phần, chủng
loại sản phẩm, trình độ của công nghệ. Công ty cũng thường xuyên rà soát và xây dựng

định mức tiêu hao nguyên vật liệu hợp lý tiết kiệm cho từng sản phẩm, từng công việc
tận dụng phế phẩm để đưa vào sản xuất.
Bảng 1: Định mức vật liệu tiêu dùng cho 1 tấn bánh
Cơ cấu vật liệu Khối lượng (Kg) Cơ cấu vật liệu Khối lượng (Kg)
1. Vật liệu chính 2. Vật liệu phụ
Bột mỳ 700 Tinh dầu 3
Đường 250 Phẩm mầu 0,4
Dầu ăn 95 Phụ gia khác 6,6
Bơ sữa 45 Bột nở 3
Bảng 2: Định mức vật liệu tiêu dùng cho 1 tấn kẹo
Cơ cấu vật liệu Khối lượng (kg) Cơ cấu vật liệu Khối lượng(Kg)
1. Vật liệu chính 2. Vật liệu phụ
Đường 580,84 Muối 2
Glucoza 400,39 Tinh dầu 1,6
Shortening 44,25 Vani 0,489
Sữa béo 41,5 Lêcithin 1,095
( Nguồn phòng: Kế hoạch vật tư)
3. Cơ sở vật chất, kỹ thuật
3.1.Hệ thống thiết bị sản xuất cũ
Bảng 3: Hệ thống trang thiết bị sản xuất cũ (tính đến năm 1992)

×