Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

Giáo dục và khoa cử nho học ở nghệ an dưới triều nguyễn (1802 1919)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (702.2 KB, 101 trang )

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Từ xưa, giáo dục khoa cử luôn là quốc sách hàng đầu của đất nước. Điều đó đã
được ông cha ta khẳng định rất rõ trên bia Văn Miếu- Quốc Tử Giám (Hà Nội): "Các
bậc hiền nhân tài giỏi là yếu tố cốt tử đối với một chính thể, khi yếu tố này dồi dào thì
đất nước phát triển mạnh mẽ, phồn vinh, khi yếu tố này kém thì quyền lực đất nước bị
suy giảm. Những người tài có học thức là một sức mạnh đặc biệt quan trọng đối với
dân tộc". Ở nước ta, trải qua hàng ngàn năm lịch sử văn hiến đã có biết bao nhiêu danh
nhân lịch sử văn hoá được sử sách ghi nhận, những nhân vật ấy phần lớn được chúng ta
biết đến qua giáo dục khoa cử, mà khởi điểm là từ nền giáo dục Nho học.
Dưới triều Nguyễn, cũng như các triều đại trước đó, rất coi trọng giáo dục, khoa cử.
Trên cơ sở kế thừa và tiếp nối truyền thống, trong những điều kiện mới, một hệ thống
giáo dục Nho học đã nhanh chóng được thiết lập từ trung ương đến địa phương.
Cùng hoà chung vào dòng chảy của giáo dục - khoa cử dân tộc, sự đóng góp về
thành tích học tập cũng như nhân cách của các danh nho nói chung, danh sĩ Nghệ An
nói riêng, là một trong những đóng góp quan trọng cho nền giáo dục khoa cử nước nhà.
Xứ Nghệ xưa nay được xem là "đất học", nơi "địa linh nhân kiệt" nổi tiếng của cả
nước. Đặc biệt, đến thế kỉ XIX, Xứ Nghệ vươn lên trở thành trung tâm đỗ đạt hàng đầu
của cả nước. Truyền thống hiếu học và tôn sư trọng đạo đã trở thành một truyền thống
văn hóa tốt đẹp của quê hương Nghệ An. Người Nghệ An chăm chỉ học hành và có chí
lập nghiệp bằng việc học. Nơi đây đã sản sinh biết bao nhiêu ông đồ nổi tiếng nhiều
chữ nghĩa, là quê hương của biết bao danh nhân lịch sử - văn hoá lẫy lừng.
Hiện nay, Việt Nam nói chung, Nghệ An nói riêng, đang trên bước đường đổi
mới mạnh mẽ. Để quá trình đổi mới ấy diễn ra nhanh và bền vững thì vấn đề cốt yếu đó
là yếu tố con người. Chúng ta cần đầu tư vào phát triển nhân tố con người, mà điều
quyết định đến sự phát triển con người là nền giáo dục nước nhà cần được chú trọng.
Để phát triển ngành giáo dục - đào tạo, một mặt chúng ta cần đầu tư hơn nữa để nâng

1



cao chất lượng dạy và học, không ngừng tiếp thu những thành tựu tiến bộ của khoa
học- công nghệ, những tinh hoa văn hoá của nhân loại. Mặt khác, cần đi sâu nghiên
cứu, tìm hiểu truyền thống hiếu học của quê hương, nhằm khơi dậy lòng ham mê học
tập của thế hệ trẻ.
Giáo dục Nho học đã để lại những thành quả lớn cho đất nước: đó là nhiều bài
học kinh nghiệm quý báu về học tập, giảng dạy và thi cử, để lại một khối lượng sách
vở phong phú cho thế hệ sau.
Tìm hiểu giáo dục khoa cử Nho học ở Nghệ An thời Nguyễn là một công việc
thiết thực. Thực hiện được công việc này không chỉ giúp chúng ta kế thừa nền giáo dục
truyền thống trong sự nghiệp cải cách giáo dục hiện nay, mà còn huy động sức mạnh
của truyền thống về học hành nhằm phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại
hoá ở địa phương Nghệ An nói riêng, cả nước nói chung. Mặt khác, nó còn giúp chúng
ta tìm hiểu về truyền thống hiếu học của người dân xứ Nghệ, góp phần vào việc nghiên
cứu học tập và giảng dạy lịch sử địa phương Nghệ An nói riêng, cũng như lịch sử dân
tộc Việt Nam nói chung.
Vì vậy, qua luận văn này, tôi muốn góp công sức nhỏ bé của mình vào việc trình
bày phần nào nền giáo dục Nho học ở Nghệ An dưới thời nhà Nguyễn. Bản thân là một
giáo viên giảng dạy về lịch sử, lại được sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Nghệ An, tôi
tự hào với truyền thống của tiền nhân ở địa phương mình. Việc tìm hiểu nền giáo dục khoa cử ở Nghệ An trong quá khứ nhằm để hiểu sâu sắc hơn về truyền thống hiếu học
của quê hương mình, từ đó khích lệ thế hệ trẻ hiện nay ở Nghệ An tiếp bước cha ông,
biết giữ gìn, phát huy những giá trị văn hoá của ông cha trong điều kiện mới của nước
nhà. Chính vì lẽ đó tôi quyết định chọn đề tài "Giáo dục và khoa cử Nho học ở Nghệ
An dưới triều Nguyễn (1802-1919)" để làm Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Sử học thuộc
chuyên ngành Lịch sử Việt Nam.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Liên quan đến đề tài đã có một số công trình nghiên cứu sau:
Với tầm quan trọng của việc đào tạo và sử dụng nhân tài, ngay trong triều đại nhà
Nguyễn đã có một số công trình ghi chép, nghiên cứu và biên soạn sử sách về giáo dục -

2



khoa cử dưới triều Nguyễn. Người có công lớn nhất ghi chép lại các nhà khoa bảng triều
Nguyễn là Cao Xuân Dục vốn là một người Nghệ An với bộ Quốc triều Hương khoa lục,
trong đó chép lại những người đỗ khoa thi Hương từ năm Gia Long thứ 6 (1807) đến
khoa thi Hương cuối cùng vào năm Khải Định thứ 3 (1918) và bộ Quốc triều Đăng khoa
lục chép lại những người đỗ khoa thi Hội dưới triều Nguyễn từ khoa đầu tiên vào năm
1822 dưới triều Minh Mạng đến khoa thi Hội cuối cùng vào năm 1819 dưới triều Khải
Định.
Trong thế kỷ XX, đã có nhiều công trình nghiên cứu về giáo dục - khoa cử ở
Việt Nam thời phong kiến, trong đó có triều Nguyễn. Có thể kể đến như: Lược khảo về
khoa cử Việt Nam (Từ khởi thủy đến khoa Mậu Ngọ 1818) của Trần Văn Giáp, tập san
Khai trí Tiến Đức (1941); Tìm hiểu nền giáo dục Việt Nam trước năm 1945 của Vũ Ngọc
Khánh, NXB Giáo dục (1985); Giáo dục Việt Nam thời cận đại của Phan Trọng Báu,
NXB Khoa học Xã hội (1994); Sự phát triển giáo dục và chế độ thi cử Việt Nam thời
phong kiến của Nguyễn Tiến Cường, NXB Giáo dục (1998); Khoa cử và giáo dục Việt
Nam của Nguyễn Q. Thắng, NXB Giáo dục Việt Nam (1993); Việc đào tạo và sử dụng
quan lại dưới triều Nguyễn từ năm 1802 đến năm 1884 của Lê Thị Thanh Hòa, NXB
Khoa học Xã hội (1998).
Riêng về triều Nguyễn vào năm 2000, công trình Khoa cử và các nhà khoa bảng
triều Nguyễn do Phạm Đức Thành Dũng và Vĩnh Cao chủ biên đã nghiên cứu đầy đủ tình
hình thi cử dưới triều Nguyễn, nghiên cứu về Văn Miếu, Văn Bia Tiến sĩ của triều
Nguyễn, trình bày khái lược các nhà khoa bảng Nho học dưới triều Nguyễn. Và đặc biệt,
tác phẩm Hệ thống giáo dục - khoa cử Nho giáo triều Nguyễn của Nguyễn Ngọc Quỳnh
(2011) đã đi sâu về giáo dục và khoa cử dưới triều Nguyễn. Trong hai tác phẩm trên có
trình bày về các nhà khoa bảng đỗ đạt ở Nghệ An dưới triều Nguyễn. Ngoài ra, còn có tác
phẩm Những ông Nghè, ông cống triều Nguyễn của Bùi Hạnh Cẩn (1995) đã lược khảo
khá đầy đủ về danh tính, quê quán và quan chức của những người đỗ đạt sau khi thi cử
dưới thời phong kiến Việt Nam nói chung, trong đó có triều Nguyễn.
Về giáo dục và khoa cử ở Nghệ An, vào năm 2003, Tác giả Nguyễn Đình Cơ đã

nghiên cứu về Tình hình giáo dục và khoa cử ở huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An) từ thế kỉ

3


XV đến đầu thế kỉ XX làm Khóa luận tốt nghiệp đại học ở trường Đại học Sư phạm
Huế, trong đó tác giả có trình bày về tình hình giáo dục và thi cử ở huyện Quỳnh Lưu
(Nghệ An) dưới triều Nguyễn. Tuy nhiên, đề tài chưa làm rõ được những vai trò của
làng xã, dòng họ có truyền thống đỗ đạt; những đóng góp của các nhà khoa bảng ở
Nghệ An đối với quê hương, đất nước. Và đặc biệt, với khuôn khổ của một khóa luận
tốt nghiệp Đại học, nên đề tài chưa đi sâu tìm hiểu được về chế độ giáo dục - khoa cử
Nho học ở Nghệ An dưới triều Nguyễn.
Riêng về đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ và Luận văn Thạc sĩ Sử học, có thể
kể đến đề tài Giáo dục - khoa cử Việt Nam thời Nguyễn (1802 - 1884) của tác giả
Nguyễn Văn Đăng, Đại học Khoa học Huế, năm 2005. Định chế giáo dục dưới triều
Nguyễn (1802 – 1884) của Huỳnh Công Bá. Và những Luận văn Thạc sĩ Sử học của
Trần Thị Ngọc Sa về Thống kê định lượng và kết quả thi Hương, thi Hội dưới triều
Nguyễn (1802 - 1919), năm 2013. Vai trò của gia đình và dòng họ trong giáo dụckhoa cử Nho học dưới triều Nguyễn (1802-1919) của Lê Thị Ánh Tuyết năm 2013. Các
công trình trên tuy hệ thống hóa một cách đầy đủ, khoa học danh sách những người thi
Hương, thi Hội dưới triều Nguyễn theo từng tỉnh, huyện và xã. Từ đó, đưa ra những
nhận xét và rút ra bài học kinh nghiệm từ thi cử dưới triều Nguyễn. Đồng thời,còn liệt
kê đầy đủ các dòng họ cả nước, rút ra vai trò quan trọng của gia đình và dòng họ trong
giáo dục – khoa cử Nho học. Nhưng các công trình nêu trên không dừng lại để nói rõ
về giáo dục – khoa cử ở Nghệ An.
Trên cơ sở kế thừa những công trình nghiên cứu trên đây, chúng tôi đi sâu
nghiên cứu về giáo dục - khoa cử Nho học ở Nghệ An dưới triều Nguyễn.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chính của đề tài là hoạt động tổ chức dạy học, thi cử và kết
quả đỗ đạt của Nho học Nghệ An dưới triều Nguyễn. Từ đó đi sâu làm rõ những đóng

góp của giáo dục và các nhà khoa bảng Nho học Nghệ An dưới triều Nguyễn đối với quê
hương, đất nước.
3.2. Phạm vi nghiên cứu

4


Về không gian: Luận văn tập trung nghiên cứu giáo dục - khoa cử Nho học ở
Nghệ An dưới triều Nguyễn.
Về thời gian: Luận văn nghiên cứu từ khi triều Nguyễn thành lập vào năm 1802,
từ năm 1807 nhà Nguyễn tổ chức khoa thi hương đầu tiên cho đến năm 1919 với khoa
thi Nho học cuối cùng. Tức là trước khi chuyển sang nền giáo dục hiện đại dưới thời
thực dân.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận văn nhằm khôi phục lại bức tranh về giáo dục khoa cử Nho học ở Nghệ An dưới triều Nguyễn. Qua đó, khẳng định về vị trí và vai trò
của nền giáo dục Nho học ở Nghệ An dưới triều Nguyễn và những đóng góp của các
nhà khoa bảng Nho học ở Nghệ An dưới triều đại này.
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, nhiệm vụ đặt ra là phải sưu tầm, xử lý
các tài liệu liên quan để làm rõ về tình hình giáo dục - khoa cử Nho học ở Nghệ An
dưới triều Nguyễn. Qua đó rút ra những đóng góp của giáo dục và khoa cử Nho học ở
Nghệ An dưới triều này.
5. Nguồn tư liệu nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu
5.1. Nguồn tư liệu nghiên cứu
Để thực hiện luận văn, chúng tôi tiếp cận và sử dụng nhiều nguồn tư liệu khác
nhau từ các công trình sử học do Quốc sử quán và Nội các triều Nguyễn biên soạn (đã
được dịch và xuất bản) như Đại Nam thực lục, Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ,
Quốc triều Chính biên toát yếu, Đại Nam nhất thống chí, Đại Nam liệt truyện…Ngoài
ra còn có các sách chuyên khảo về khoa cử đã được biên soạn dưới triều Nguyễn như

Quốc triều Hương khoa lục, Quốc triều Đăng khoa lục của Cao Xuân Dục và những
nguồn tư liệu gốc khác có liên quan.
Luận văn cũng đã tham khảo các công trình nghiên cứu trước đây về giáo dục khoa cử ở nước đã được xuất bản, các bài báo đã được đăng tải trên các tạp chí chuyên
ngành, các báo cáo tại các hội nghị khoa học, các luận văn có liên quan đến đề tài

5


nghiên cứu.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
5.2.1. Phương pháp luận
Cơ sở phương pháp luận của đề tài là quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, về
chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Quan điểm của Đảng Cộng
sản Việt Nam và tư tưởng Hồ Chí Minh về việc vận dụng chủ nghĩa Mác – Lênin vào
Việt Nam. Ngoài ra luận văn còn vận dụng các phương pháp nghiên cứu sử học là
phương pháp lịch sử và phương pháp logic để làm phương pháp luận trong nghiên cứu
đề tài.
5.2.2. Phương pháp cụ thể
Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi còn sử dụng nhiều phương pháp
nghiên cứu khác nhau như phương pháp khảo sát điền dã, phương phá phân tích, so
sánh, đối chiếu… để rút ra kết luận khoa học, chính xác.
6. Đóng góp của luận văn
Nghiên cứu đề tài “Giáo dục và khoa cử Nho học ở Nghệ An dưới triều
Nguyễn (1802- 1919)” có những đóng góp sau:
Một là, Luận văn là công trình nghiên cứu có hệ thống về giáo dục - khoa cử
Nho học ở Nghệ An dưới triều Nguyễn bao gồm trường lớp, đội ngũ thầy giáo, nội
dung giáo dục và tài liệu học tập. Luận văn còn làm nhiệm vụ hệ thống hóa một cách
đầy đủ về những nhà khoa bảng Nho học ở Nghệ An dưới triều Nguyễn. Qua đó luận
văn chỉ ra những đóng góp của nền giáo dục và các nhà khoa bảng địa phương đối với
đất nước trong giai đoạn đương thời.

Hai là, Luận văn là tài liệu tham khảo cho những ai quan tâm về tình hình và sự
đóng góp giáo dục - khoa cử Nho học ở Nghệ An dưới triều Nguyễn. Luận văn còn là
tài liệu tham khảo bổ ích trong việc nghiên cứu, biên soạn và giảng dạy về lịch sử ở địa
phương Nghệ An hiện nay.
Ba là, thông qua việc nghiên cứu về nền giáo dục truyền thống và các nhà khoa
bảng Nho học ở Nghệ An, đặc biệt là các làng xã và dòng họ có truyền thống hiếu học sẽ
khơi dậy niềm tự hào của nhân dân địa phương nhằm góp phần giáo dục truyền thống

6


hiếu học cho thế hệ trẻ ở Nghệ An và phát huy truyền thống đó trong việc xây dựng quê
hương hiện nay.
Bốn là, trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay, giáo
dục là vấn đề đã và đang được Đảng và Nhà nước quan tâm, đặc biệt là trong bối cảnh
nước ta đang từng bước cải cách nền giáo dục để phù hợp với tiến trình phát triển của
đất nước,thì Luận văn cũng góp phần rút ra những bài học kinh nghiệm cho việc xây
dựng nền giáo dục quốc dân và việc tổ chức thi cử ở nước ta hiện nay.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung chính của
luận văn bao gồm 3 chương:
Chương 1. Đặc điểm tự nhiên và lịch sử, truyền thống giáo dục - khoa cử Nho học
ở Nghệ An trước năm 1802 và giáo dục - khoa cử Nho học ở Việt Nam dưới triều Nguyễn.
Chương 2. Tổ chức giáo dục và kết quả thi cử Nho học ở Nghệ An dưới triều
Nguyễn.
Chương 3. Đóng góp của giáo dục - khoa cử Nho học Nghệ An dưới triều
Nguyễn và bài học kinh nghiệm.

7



NI DUNG
CHNG 1
C IM T NHIấN V LCH S, TRUYN THNG GIO DC - KHOA
C NHO HC NGH AN TRC NM 1802 V GIO DC - KHOA C
NHO HC VIT NAM DI TRIU NGUYN
1.1. c im t nhiờn v lch s tnh Ngh An
1.1.1. c im t nhiờn tnh Ngh An
Nghệ An là tỉnh thuộc khu vực Bắc Trung Bộ, cùng với các tỉnh Thanh Hóa, Hà
Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị làm thành chiếc đòn gánh, gánh hai đầu đất nước.
Lãnh thổ Nghệ An (phần đất liền) nằm trong tọa độ địa lý từ 18o 3322 đến 19o 5958
độ vĩ Bắc và từ 103o5215 đến 105o 4817 độ kinh Đông. Phía Bắc giáp tỉnh Thanh
Hóa với đ-ờng biên dài 196,13km; phía Nam giáp tỉnh Hà Tĩnh với đ-ờng biên dài
92,6km; phía Tây giáp ba tỉnh Xiêng Khoảng, Hủa Phăn và Bôlikhămxây của Lào với
đ-ờng biên giới dài 419km; phía Đông tiếp giáp với biển Đông và có đ-ờng bờ biển dài
82km.
Toàn tỉnh có diện tích đất tự nhiên 16487,39 km2 và là một trong những tỉnh có
diện tích đất tự nhiên lớn nhất n-ớc ta. Địa hình Nghệ An t-ơng đối đa dạng, phức tạp
và bị chia cắt mạnh thành nhiều kiểu địa hình; vừa có núi cao và núi trung bình, vừa có
đồng bằng và vùng ven biển, trong đó phần đồi núi bao trùm 83% diện tích của tỉnh.
Độ dốc địa hình của Nghệ An thoải dần từ Đông Bắc xuống Tây Nam. Trong đó cao
nhất là đỉnh núi Phuxailaileng (2711m) thuộc huyện Kỳ Sơn và thấp nhất là vùng đồng
bằng các huyện Diễn Châu, Yên Thành, Quỳnh L-u.
Nghệ An nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa nên chịu ảnh h-ởng
mạnh của nhiều hệ thống thời tiết. Hàng năm từ tháng 4 đến tháng 8 d-ơng lịch, Nghệ
An chịu ảnh h-ởng mạnh của gió mùa Tây Nam khô và nóng; từ tháng 11 đến tháng 3
năm sau có gió mùa Đông Bắc lạnh và ẩm -ớt. Khí hậu chia thành bốn mùa rõ rệt : mùa
Xuân th-ờng nghèo màu sắc, hiếm âm thanh; mùa Hè đến nắng nóng làm đất đồi
nứt nẻ, bụi tỏa mù trời; mùa Thu vào khoảng tháng 7, tháng 8 âm lịch hay có bão và lũ
lụt; mùa Đông thì rả rích m-a ngâu (m-a phùn) làm cho thời tiết lạnh lẽo, ủ dột. Thiên


8


nhiên Nghệ An tạo nên một cảnh t-ởng đẹp song cũng khắc nghiệt với con ng-ời nơi
đây. Đó là khi hạn đến thì nắng cháy đồng nung đá khiến ruộng nẻ, bàu khô,
còn khi m-a xuống thì lại thối đất, thối cát. Có thể nói thiên tai không chỉ riêng
Nghệ An nh-ng đi dọc chiều dài đất n-ớc không có nơi nào mà thời tiết lại khắc nghiệt
nh- vùng đất phên dậu, viễn trấn này.
Về tài nguyên, khi x-a các nhà viết phong thổ ký cho rằng Nghệ An không đ-ợc
tạo hóa c-u mang nh-ng đó là một số mặt về nông nghiệp và là cách nhìn của tiền nhân
khi khoa học kỹ thuật ch-a phát triển. Đứng về nhiều mặt mà nói, thiên nhiên đã không
chỉ hoàn toàn bạc bẽo với Nghệ An. Nơi đây vẫn có nguồn tài nguyên đất, rừng, biển,
sông ngòi, khoáng sảncó giá trị phục vụ cho các hoạt động sản xuất nông nghiệp,
công nghiệp, lâm nghiệp
Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên Nghệ An, Phan Huy Chú cho rằng Nghệ
An là nơi có núi cao, sông sâu, cảnh vật t-ơi sáng. Gọi là đất có danh tiếng hơn cả ở
Nam Châu; còn Nghệ An ký chép : xứ Nghệ An gần núi giáp biển, đất đai sỏi
sạn, cằn cỗi lại không có mấy nơi bằng phẳng rộng rãi [20;219]. Có thể nói thiên
nhiên vừa khắc nghiệt vừa -u đãi đã tạo nên nét riêng của con ng-ời xứ Nghệ. Cuộc
sống khó khăn, vất vả buộc họ phải v-ơn lên và điều đó cũng ảnh h-ởng lớn đến việc
học hành, thi cử trên mảnh đất này.
1.1.2. Khỏi quỏt lch s tnh Ngh An
Nghệ An là mảnh đất có truyền thống lịch sử, văn hóa lâu đời song song với
chiều dài lịch sử đất n-ớc. Thiên nhiên khắc nghiệt, không thực sự -u đãi đã rèn luyện
cho con ng-ời xứ Nghệ đức tính bền bỉ, gan góc, sức chịu đựng với nghị lực cao, sự cần
kiệm trong cuộc sống, không thích xa hoa, th-ơng yêu đùm bọc lẫn nhau khi khó khăn,
hoạn nạn. Các tác giả Đại nam nhất thống chí nhận xét dân nghèo, tập tục cần
kiệm, nhà nông chăm chỉ ruộng n-ơng, học trò ưa chuộng học hành [26;168].
Cuộc sống nhiều khó khăn, thử thách đã góp phần tạo nên tính cách và nghị lực

của con ng-ời xứ Nghệ. Thiên nhiên xinh đẹp nh-ng dữ dằn đã tạo nên ở con ng-ời
Nghệ An sự kiên c-ờng trong cuộc sống m-u sinh và bảo vệ đất n-ớc nơi mảnh đất
viễn trấn này. Sách Lịch triều hiến ch-ơng loại chí chép: Nơi đây phong tục

9


trọng hậu, cảnh t-ợng t-ơi sáng gọi là đất có danh tiếng hơn cả ở Nam Châu. Ng-ời
thì hiền hòa mà chăm học, sản vật thì nhiều thức quý của lạNhững vị thần ở núi, ở
biển có tiếng linh thiêng. Đ-ợc khí tốt của sông núi nên sinh ra nhiều bậc danh
hiền, thực là nơi hiểm yếu như thành đồng ao nóng của nước nhà và là then khóa
của các triều đại [6;63].
Trên lãnh thổ Nghệ An từ ng-ời v-ợn ghè đá ở hang Thẩm ồm, ng-ời Quỳnh
Văn sống bằng sò điệp và biết làm đồ gốm rồi ng-ời Làng Vạc biết chế tạo đồ đồng,
ng-ời Nho Lâm rèn sắt, hơn 20 vạn năm đã trôi qua. Khoảng thời gian đó tổ tiên ta trên
đất Nghệ An đã bền bỉ, gian khổ vật lộn với thiên nhiên để tồn tại và bản thân con
ng-ời cũng phát triển, trí tuệ đ-ợc mở mang, tổ tiên ta đã xây dựng một nền văn hóa đa
dạng, rất đỗi tự hào.
Mảnh đất Nghệ An từ thời Bắc thuộc đến nay cũng đã chứng kiến bao đổi thay,
thăng trầm của lịch sử.
D-ới thời Bắc thuộc và chống Bắc thuộc, ở Nghệ An đã bùng nổ cuộc khởi nghĩa
do Mai Thúc Loan lãnh đạo (713 - 722) làm rung chuyển cả An Nam đô hộ phủ của
nhà Đ-ờng.
Trong 10 thế kỷ độc lập tự chủ tiếp theo, Nghệ An là nơi diễn ra nhiều trận đánh
tiêu biểu trong lịch sử dân tộc :
Trong cuộc kháng chiến chống Nguyên - Mông lần thứ hai (1285) khi đại quân
và triều đình phải rút khỏi Thăng Long, vua Trần Nhân Tông đã đặt cả niềm tin vào đội
quân hậu bị hùng hậu của Nghệ An khi viết lên thuyền hai câu thơ :
Cối Kê cựu sự quân tu ký
Hoan Diễn do tồn thập vạn binh.

(Chuyện cũ Cối Kê ng-ời hẵng nhớ
Hoan Diễn còn kia m-ời vạn quân).
Đầu thế kỷ XV, Nghệ An là căn cứ địa trong khởi nghĩa của Trần Ngỗi (1407 1427), Trần Quý Khoáng (1409 - 1413) và là đất đứng chân của khởi nghĩa Lam Sơn
(1418 - 1427).

10


Vào thế kỷ XIX, các tác giả sách Đại Nam nhất thống chí có nhận xét về
Nghệ An Địa thế rộng rãi, chính là đất xung yếu giữa Nam và Bắc [26;144].
Nửa sau thế kỷ XIX, nhân dân Nghệ An liên tục nổi dậy chống triều đình đầu
hàng và thực dân Pháp xâm l-ợc d-ới ngọn cờ của Trần Tấn, Đặng Nh- Mai, Nguyễn
Xuân Ônvà gi-ơng cao khẩu hiệu: phen này quyết đánh cả triều lẫn Tây.
Trong phong trào vận động giải phóng dân tộc (1930 1945) nhân dân Nghệ An
và Hà Tĩnh đã làm nên một Nghệ Tĩnh đỏ trong trang sử vàng của dân tộc.
Từ 1945 đến nay, nhân dân Nghệ An đã có những đóng góp to lớn về sức ng-ời,
sức của đối với sự nghiệp cách mạng chung của cả dân tộc.
Nghệ An là vùng đất cổ, vùng đất sớm có sự giao l-u văn hóa Bắc Nam. Cdân Nghệ An là c- dân bản địa đã từng tồn tại và phát triển qua một thời gian dài hàng
chục vạn năm. Địa bàn c- trú ban đầu của ng-ời Nghệ cổ x-a là ở miền núi (hang
Thẩm ồm)Dần dần cùng với sự phát triển của công cụ sản xuất và quá trình chinh
phục tự nhiên mà họ đã mở rộng địa bàn sinh sống xuống các vùng trung du, đồng
bằng, miền biển.
Trong quá trình phát triển của mình, ngoài c- dân bản địa, Nghệ An còn có sự
nhập c- của nhiều nơi khác nh- từ Bắc vào, từ Nam ra, từ Trung Quốc sang. Chính điều
đó đã làm cho Nghệ An trở thành nơi hội tụ của nhiều dòng họ và văn hóa dòng họ
khác nhau. Theo tài liệu Dân c- và xã hội Nghệ An thì năm 1990, Nghệ An có
341 họ kể cả các họ của các dân tộc ít người ở miền núi [16;17]. Nghệ An có các
dòng họ lâu đời nh- họ Hồ, họ Ngô, họ Trần, họ NguyễnCác dòng họ đã cùng nhau
chung l-ng đấu cật trong cuộc đấu tranh chống chọi lại với thiên tai cũng nh- giặc giã
ngoài mặt trận, viết lên những trang sử đẹp cho Nghệ An nói riêng và đất n-ớc Việt

Nam nói chung.
Môi tr-ờng tự nhiên và xã hội Nghệ An vừa -u đãi vừa thử thách,đã hun đúc cho
truyền thống cần cù, chăm chỉ, hiếu học và đức tính thông minh,sáng tạo của con ng-ời
xứ Nghệ. C- dân Nghệ An, Hà Tĩnh là chủ nhân của nền văn hóa dân gian phát triển
rực rỡ với nhiều thể loại nh- ca dao, tục ngữ, hát ví, hát dặm, truyện c-ời, truyện cổ
tích

11


Nghệ An cũng là đất văn vật. Con ng-ời nơi đây đã bao đời nổi tiếng thông minh,
hiếu học và khổ học, có trí tuệ trong sáng, trọng đạo lý làm ng-ời, gần gũi với nhân
dân, dám chống lại những điều sai trái chốn quan tr-ờng. Đó là tính cách của nhà Nho
xứ Nghệ mà nhiều bà con xứ khác phải khâm phục. Sách Đại Nam nhất thống chí
nhận định: học trò Nghệ An chuộng khí tiết, nhiều ng-ời hào mại, có chí chăm học, văn
ch-ơng thì dùng lời lẽ cứng cáp, không cần đẹp lời.
Chính những điều kiện tự nhiên, điều kiện lịch sử văn hóa trên đã tạo nên nét riêng
của con ng-ời xứ Nghệ. Điều đó cũng góp phần giúp cho học trò và Nho sĩ Nghệ An
tạo dựng cho mình truyền thống khoa bảng rục rỡ, vẻ vang.
1.2. Truyn thng giỏo dc v khoa c Nho hc Ngh An trc nm 1802
Năm 1070, Lý Thánh Tông đã cho lập văn miếu; đắp t-ợng Khổng Tử, Chu
Công và 72 vị tiên hiền để thờ. Năm 1075, Lý Nhân Tông mở khoa thi Tam Tr-ờng đầu
tiên gọi là Minh kinh bác học để tuyển chọn nhân tài cho hệ thống quan lại. Với những
việc làm nh- vậy, nhà Lý đã khẳng định sự lựa chọn Nho giáo trong việc giáo dục và
tuyển lựa nhân tài cho quốc gia. Trong thời gian sau đó, học trò và kẻ sĩ Nghệ An đã có
những đóng góp to lớn cho đất n-ớc với những tên tuổi nh- Bạch Liêu, Hồ Tống Thốc,
Tống Tất Thắng, Đinh Bạt Tụy, Ngô Trí Tri, Ngô Trí Hòa, Hồ Sĩ D-ơng, Hồ Phi Tích,
Hồ Sĩ ĐốngNg-ời x-a th-ờng nói : Nghệ An là đất địa linh nên nhân kiệt
cũng là vì vậy.
D-ới thời Lý - Trần, Nghệ An còn là vùng đất trại xa kinh thành Thăng Long

nên việc học hành, thi cử ch-a theo kịp với các lộ phủ ngoài Bắc. Sử cũ chép lại năm
1256, nhà Trần đã đặt lệ lấy hai Trạng nguyên: một Kinh Trạng nguyên cho các lộ phủ
phía Bắc( dành cho 4 trấn: Sơn Nam, Kinh Bắc, Hải D-ơng, Sơn Tây) và một Trại
Trạng nguyên (cho vùng Thanh Hóa, Nghệ An) nhằm khuyến khích việc học hành, thi
cử của sĩ tử ở những vùng xa kinh đô. Đến năm 1275, do thật sự không cần thiết nên lệ
này bị bãi bỏ, chỉ lấy một Trạng nguyên cho cả n-ớc. Khoa thi năm Bính Dần (1266),
Bạch Liêu ở huyện Đông Thành đã đậu Trại Trạng nguyên, trở thành ng-ời khai khoa
cho đất Nghệ An.

12


Đến thế kỉ XV, khi triều đình Lê sơ lập tr-ờng thi H-ơng ở Nghệ An thì các sĩ tử ở
Nghệ An mới có điều kiện học tập và thi cử nhiều hơn nên có nhiều thành tích hơn
trong sự nghiệp giáo dục thi cử n-ớc nhà. Tuy vậy suốt thời Lê sơ (1428 - 1527), giáo
dục khoa cử thịnh đạt, xứ Nghệ (cả Nghệ An và Hà Tĩnh ngày nay) mặc dù đã có Bảng
nhãn Lê Quảng Chí (đậu năm 1478), Bảng nhãn Trần Bảo Tín (đậu năm 1511), Thám
Hoa Cao Quýnh (đậu năm 1475) nh-ng chỉ có 50 Tiến sĩ trong tổng số 988 Tiến sĩ của
cả n-ớc (tỉ lệ hơn 5 %). Mặc dù tỉ lệ còn thấp song điều đó cũng cho thấy rằng khoa cử
Nghệ An đã b-ớc đầu xác lập đ-ợc vị trí của mình trong nền giáo dục khoa cử n-ớc
nhà.
Nói về truyền thống khoa bảng Nghệ An, nhà văn Đặng Thai Mai nhận xét : khi
mà chế độ khoa cử còn thịnh, cơ hồ mỗi làng đều nhìn thấy trong núi của mình một cái
bảng, một cái quản bút, một cái án th-Chúng ta cũng thấy rằng Nghệ An có rất nhiều
địa danh gắn liền với việc học hành, thi cử nh- Nho Lâm, Bút Điền, Bút Trận, Văn
Hiến, Th- Phủ (Diễn Châu); Bút Luyện, Văn Khai, Tam Khôi (Quỳnh L-u); Văn Khuê,
Văn Tr-ờng (Đô L-ơng); Khoa Cử, Khoa Tr-ờng (Nam Đàn)
Có thể thấy rõ mỗi t-ơng quan giữa tình hình khoa bảng Nghệ An tr-ớc khi nhà
Mạc đ-ợc thành lập (1527) với khoa cử cả n-ớc thông qua bảng thống kê sau đây :
Bảng 1: Tình hình khoa bảng ở Nghệ An (1075 - 1527)

Số
khoa
Triều đại


(1075-1225)

Số ng-ời đậu

thi

Trạng

Bảng nhãn

Thám hoa

nguyên

Tổng

Tổng

Nghệ Tổng Nghệ Tổng Nghệ

Tổng Nghệ

số

Số


An

số

An

số

An

số

An

_

0

0

0

0

0

0

_


11

13


Trần

_

50

_

9

2

5

0

7

0

_

14


_

0

0

0

0

0

0

31

1006

_

21

0

21

0

21


1

Cộng

31

1081

_

30

2

26

0

28

1

Tỉ lệ (%)

100

100

_


100

6,7

100

0

100

3,6

(1226-1400)
Hồ
(1400-1407)
Lê sơ
(1428-1527)

Bảng thống kê trên đây đ-ợc lập căn cứ vào cuốn sách Các nhà khoa bảng Việt
Nam (1075 1919) của Ngô Đức Thọ và cuốn Khoa bảng Nghệ An của Đào
Tam Tỉnh và chỉ tính các vị đậu Tam khôi ở Nghệ An (không tính danh mục, số l-ợng
các Tiến sĩ đ-ợc chép trong trong phần Bổ di của sách Khoa bảng Nghệ An).
1.3. Khỏi quỏt v giỏo dc - khoa c Nho hc Vit Nam di triu Nguyn
1.3.1. Chớnh sỏch v giỏo dc khoa c
Th nht, nhm tuyn dng, phỏt trin v o to i ng quan li, nh Nguyn
rt coi trng vic hc hnh thi c. Ngay sau khi lờn ngụi Hong , trong chuyn ra
thm Thng Long ln u tiờn (1802), vua Gia Long ó cựng tựy tựng lo tớnh khụi phc
giỏo dc, bn v phộp khoa c khi thớch hp s t chc thi Hng, thi Hi, o to
nhõn ti giỳp nc. Khi mi lờn ngụi Vua Gia Long rt trõn trng v tin dựng gii s
phu Bc H, ụng ó mi c cỏc Nho s Phan Huy ch, Bựi Dng Lch, Phm ỡnh

H, Phm Quý Thớch, Nguyn Dura lm quan hoc ph trỏch giỏo dc [tr.17].
Trong vũng 3 1803-1805), vua Gia Long ó ba ln ban chiu mi nhng ngi ó qua
cỏc kỡ thi di thi nh Lờ, hoc nhng ngi thụng tho kinh s, cú nng lc ra cng
tỏc vi triu Nguyn sm n nh b mỏy qun lớ nh nc.

14


Kế vị vua Gia Long, các vua Nguyễn về sau cũng rất coi trọng hiền tài, ban hành
nhiều chính sách để chiêu tập, đào tạo nhân tài phục vụ đất nước. Như lời vua Minh
Mạng đã từng nói: “Thánh ân lưu ơn lại không gì bằng gây dựng cho người, mà kẻ
vương giả ra ơn không gì bằng mở khóa thi chọn lấy kẻ sĩ” [tr.1056].
Thứ hai, xây dựng đội ngũ quan lại chăm lo về giáo dục. Đối với trường học ở
kinh đô. Năm 1803, Gia Long đặt các chức chánh phó Đốc học ở Quốc Tử Giám. Đến
năm 1821,Minh Mạng bỏ các chức danh trên và khôi phục lại Tế tửu, Tư nghiệp, đặt
chức Học chính phụ trách việc học tập của các Tôn sinh. Năm 1838, triều đình lại cử
hai viên đại thần kiêm lĩnh công việc của quốc tử giám với các chức Tri sự, Đề điệu. Ở
các đường (Tập Thiện Đường, Dục Đức Đường…), triều đình đặt các chức Phụ đạo,
Sư bảo, Tán thiện, Bạn độc, Trường sử để dạy bảo các hoàng tử, hoàng đệ. Ở nhà tôn
học của con cháu hoàng thân, hoàng đệ do Tổng quản, Giáo tập, Thừa biện phụ trách.
Ở địa phương, ngay sau khi lên ngôi, Gia Long cho đặt các chức đốc học, Trợ
giáo. Ở mỗi tỉnh, nhà vua cho đặt các chức Đốc học để quản lý việc giáo dục thi cử.
Năm Gia Long thứ 11 (1812) “Chuẩn định các dinh trấn trong ngoài, các tổng báo cử
những người văn học uẩn súc, đáng làm khuôn phép cho học trò, ai 50 tuổi trở lên, mỗi
tổng 2 người hoặc 3 người, do trấn cấp giấy ủy nhiệm cho miễn việc bình, việc sưu để
dạy những học trò mới” [tr.93].
Cùng với việc mở rộng trường học, nhà vua cho đặt thêm các chức Giáo thụ,
Huấn đạo ở các phủ, huyện. Năm 1812, Gia Long lệnh cho các dinh trấn chọn những
người có văn học từ 50 tuổi trở lên đặt làm Tổng giáo để dạy các lớp sơ học. Năm
1821, Minh Mạng quy định: Giáo quan ở các phủ, huyện nếu là Sinh đồ, Hương cống

thì phải đủ 40 tuổi trở lên, người khác (không có học hàm) phải đủ 50 tuổi trở lên. Năm
1824, nhà Vua cho xét tuyển Giám sinh Quốc Tử giám để chia bổ huấn các đạo huyện.
Năm 1825, Minh Mạng cho đặt mỗi huyện một Huấn đạo. Năm 1830, lại cho bổ 142
Tú tài từ 40 tuổi lên làm Huấn đạo. Đến năm 1856, dưới thời Tự Đức, triều định định
lệ Cử nhân đã từng thi hội từ 40 tuổi trở lên mới được bổ nhiệm làm giáo chức. Vào

15


cuối đời Tự Đức chức học quan phải đạt yêu cầu là Tiến sĩ, Phó bảng hoặc Cử nhân
lãnh đạo.
Năm 1823, Minh Mạng xuống chỉ các doanh, trấn, đạo đặt thêm Đốc học, bớt
viên trợ giáo. Ở cấp phủ, huyện, cũng trong năm này, Minh Mạng xuống chỉ: “chuẩn
cho mỗi phủ đặt một viên giáo phụ, mỗi huyện đặt một viên huấn đạo để dẫn dắt Nho
sinh, cho văn học được mở rộng” [tr.477]
Ngay cả những miền biên ải, những vùng dân tộc thiểu số, nhà Nguyễn cũng chủ
trọng việc xây dựng đội ngũ học quan. Dưới thời Thiệu Trị, chức Đốc học, Giáo thụ,
Huấn đạo lần đầu tiên được bổ tới các tỉnh, phủ, huyện cùng biên giới xa xôi như Lạng
Sơn, Cao Bằng, Thái Nguyên. Năm Tự Đức thứ 27 (1874), triều đình chuẩn định cho
đặt chức dạy học ở những tỉnh đạo, thổ dân, “các tỉnh đạo, thổ dân thuộc hạt có người
muốn đi học thì liệu đặt chức dạy học…Việc học đều phải đặt chức dạy, để cho đối cả,
bộ phải tuân tư lệnh cho các tỉnh, đạo gián hoặc có dân thổ muốn đi học,xét tâu trả
lời” [tr.28], và chọn những người thông hiểu văn chương để đặt chức Tổng giáo để
phục vụ cho việc dạy học “chọn người đỗ Tú tài hoặc là học trò ở trong hạt, người nào
hơi thong văn học, hiểu biết tiếng Kinh, tiếng Thổ…Tùy theo học trò it nhiều, địa thế
xa gần, 1 hoặc 2 tổng đặt Tổng giáo, chuyên dạy về chữ nghĩa, lễ phép và tiếng kinh”
[tr.28-29]. Sau khi giáo dục phát triển sẽ đặt chức Giáo thụ, Huấn đạo.
Thứ ba, nhà Nguyễn chủ trương xây dựng nền giáo dục Nho học có hệ thống từ
trung ương đến địa phương. Triều đình mở rộng hệ thống trường lớp từ kinh đô đến
tận các phủ, huyện trong cả nước. Bên cạnh đó nhà vua còn cho phép mở các trường tư

thục tại các làng xã để đảm bảo nhu cầu học tập trong nhân dân.
Đối với kinh đô Huế, nhà Nguyễn đã cho xây dựng hệ thống trường lớp hoàn
thiện và tập trung nhất, tiêu biểu nhất cho toàn bộ hệ thống của giáo dục triều đại.
Trường Quốc Tử giám được xem là trường học đặc biệt, là trung tâm giáo dục cấp
quốc gia dành cho những sinh ưu tú thuộc nhiều đối tượng khác nhau như Tôn sinh,
Giám sinh, Ấm sinh, Cống sinh, Nho sinh các vùng miền núi…Quốc Tử giám là nơi
được các vị vua quan tâm kiện toàn cơ cấu tổ chức, quy tập các học quan và nhà giáo

16


ưu tú làm khuôn mẫu cho nền giáo dục toàn quốc. Ngoài Quốc Tử giám còn có một hệ
thống các trường lớp chuyên biệt dành cho nhiều đối tượng khác nhau. Đó là nhà học
của vua, của các thái tử và hoàng tử.
Ở các địa phương, nhà Nguyễn cũng thiết lập một hệ thống giáo dục đến các trấn,
doanh (tỉnh) và phủ, huyện. Sau cải cách hành chính của Minh Mạng vào các năm
1831-1832 cùng với việc thống nhất đổi tên gọi tỉnh trong toàn quốc thì trường học ở
cấp tỉnh được thiết lập cùng học quan phụ trách mang chức danh Đốc học. Đến giữa
thế kỉ XIX, cả nước có 158 trường học cấp phủ và huyện (châu). Ngoài các trường
công, nhà vua còn cho phép tư nhân mở trường học ở các làng xã do các ông đồ, các
Nho sĩ không làm quan mở trường dạy học.
Thứ tư, nhà Nguyễn chú trọng công tác biên soạn sách vở. Ngay sau khi thống
nhất đất nước, các vua nhà Nguyễn đã tiến hành chỉnh đốn và phát triển học hành, thi
cử, trong đó có việc tổ chức biên soạn, in ấn các tài liệu học tập được chú trọng. Để
phục vụ cho việc học tập và khoa cử, triều đình cũng chú ý đến biên soạn các loại văn
mẫu. Nhà vua còn cho thu nhập các sử sách cũ. Từ năm Minh Mạng thứ 8 (1827) đến
năm Tự Đức thứ 2 (1849), triều đình đã chỉ ra 6 chỉ và đạo dụ về vấn đề tìm mua sách
vở. Cùng với việc tóm lược Bắc sử, nhà Nguyễn chú trọng công tác biên soạn sử sách
nước nhà phục vụ cho việc học hành và khoa cử.
Thứ năm, tổ chức đều đặn các kì thi nhằm tuyển chọn nhân tài. Song song với

chính sách giáo dục nói trên là việc tổ chức các kì thi Hương, thi Hội nhằm tuyển dụng
nhân tài. Nhận thức được việc đào tạo quan lại liên quan đến thịnh suy của đất nước
nên các vua của triều Nguyễn từ Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức đều rất
quan rất quan tâm đến chế độ thi cử để tuyển chọn quan lại, các kì thi được tổ chức đều
đặn và hoàn bị. Ngoài các kì thi chính thức được tổ chức 3 năm 1 lần gồm thi Hương,
thi Hội, thi Đình, nhà Nguyễn còn tổ chức các kì thi Ân khoa, Chế khoa.
Bên cạnh đó, các thể lệ thi cũng được cải tổ thường xuyên. Triều đình đặt ra các
điều kiện dự thi tương đối rộng rãi để cho mọi tầng lớp nhân dân có khả năng và đức

17


hạnh đều được dự thi, chỉ trừ những người đang thụ án, con nhà kép hát và những
người đang có đại tang…thì không được dự thi.
Thứ sáu, ban hành chính sách đãi ngộ đối với Nho sinh và những người đỗ đạt.
Quá trình xây dựng hệ thống trường lớp, học quan đi đôi với những chính sách nhằm
khuyến khích việc học hành của tầng lớp Nho sinh, là đối tượng chính của nền giáo
dục. Đối với Nho sinh trường Quốc Tử giám, các đời vua Nguyễn đều có chính sách
quan tâm đặc biệt, người học ở đây được cấp học bổng, quần áo, dầu, gạo, sách vở, bút
mực đầy đủ… Hằng năm, vào các dịp lễ tết hoặc mừng xuân, các vua đều thân đến
khen thưởng cho học trò. Năm 1825, nhân dịp mừng xuân, Minh Mạng cho Nho sinh
mỗi người 10 quan tiền, có người cho là quá hậu, ông đáp lại rằng: cho con hát, đàn bà
thì không nên hậu, chứ cho học trò là của báu của nhà nước, ngày nay nuôi để ngày
khác dùng, há chẳng nên hậu hay sao.
Đối với nho sinh trường tỉnh, phủ, huyện khi vào học đều được miễn giảm lao
dịch và chịu khảo hạch một năm hai lần, chia làm các hạng ưu, bình, thứ, liệt. Nho sinh
học giỏi có thể được sinh cống vào Quốc Tử giám, được tiến cử về kinh để bổ dụng.
Nho sinh trường tỉnh hàng tháng được cấp thêm dầu, đèn. Đến các kì thi Hương, thi
Hội, học trò ở các tỉnh xa xôi, khó khăn ở phía Nam đều được cấp lương đi đường.
Tiếp nối truyền thống của các triều trước, các vua Nguyễn cũng có những chính

sách ưu đãi đối với tiến sĩ đỗ đạt nhằm khuyến khích việc học. Trước khi được bổ dụng
vào các chức vị của triều đình, các tân Tiến sĩ được vinh quy bái tổ tại quê nhà. Ngoài
chính sách đãi ngộ với các Tiến sĩ, nhà Nguyễn còn có lệ khắc tên tuổi, quê quán và
một số thông tin về tiểu sử khoa cử của các Tiến sĩ lên các tấm bia đá ở Văn Miếu.
Việc dựng bia Tiến sĩ có ý nghĩa rất quan trọng, khích lệ lòng người về tài năng đức độ
của các đại khoa học vị Tiến sĩ, khuyến khích các kẻ sĩ chăm lo đèn sách, tu dưỡng, đỗ
đạt cao, mong sao được bước lên con đường khoa học. Mặt khác việc dựng bia Tiến sĩ
còn ngụ ý khuyên răn, làm cho người ta phấn khởi để nâng cao tiết tháo liêm cần, lấp
kín con đường tham nhũng, thờ vua phải hết lòng trung, yêu dân phải có ơn huệ, ở trên

18


miếu đường thì giữ lòng công minh, ở các địa phương thì có chính sự tốt làm cho dân
chúng được hưởng sự yên vui.
Thứ bảy, gắn liền với việc tuyển chọn quan lại, phát triển đội ngũ học quan là
những quy chế thưởng phạt rõ ràng. Chính sách thưởng, phạt đối với quan lại nói
chung, các học quan nói riêng được nhà nước phong kiến triều Nguyễn thực hiện rất
nghiêm minh. Triều Nguyễn có những chính sách khảo xét, thưởng phạt công minh,
với thái độ cương quyết, nhất là sự công minh của vua Gia Long thể hiện “phép nước
bất vị thân”, nên tất cả những người vi phạm đều không được châm chước. Triều đình
nêu rõ thưởng phạt khuyên răn là việc lớn của nhà nước. Nếu không khuyên răn cho rõ
ràng thì người mẫn cán lấy gì mà khuyến khích, người lười biếng lấy gì mà sợ hãi.
Dưới thời Minh Mạng, một số năm các Đốc học được triệu về kinh đô để ra mắt và
chịu sự xét hỏi của nhà vua, người có thực tài được bổ vào các bộ, viện, ai kém cỏi thì
bị giáng chức, đuổi đi hoặc buộc về hưu. Tầng lớp học quan từ tỉnh đến huyện cũng
chịu sự sát hạch hằng năm của Đốc phủ. Dưới thời Tự Đức, năm 1852 triều đình đổi lệ
sát hạch học quan, theo đó chức Giáo thụ, Huấn đạo, Học chính mỗi năm một lần xét.
Các quan ở Quốc Tử giám chịu sự sát hạch của các đại thần, các bộ và chịu sự thăng
giáng. Tế tửu, Tư nghiệp nếu không đạt yêu cầu cũng mất chức. Để khảo xét học quan

và cũng nhằm khuyến khích việc học hành thi cử, từ thời Minh Mạng, triều đình có
chính sách thưởng phạt học quan bằng việc căn cứ vào số học trò đi thi và trình độ của
thí sinh.
1.3.2.Tình hình giáo dục dưới triều Nguyễn
Về tổ chức trường lớp, thực hiện chính sách phát triển giáo dục, tuyển chọn nhân
tài giúp vua, trị nước, các vua Nguyễn đã ra sức chăm lo mở trường lớp, xây dựng một
hệ thống giáo dục tương đối hoàn bị từ trung ương đến địa phương.
Ở Trung ương, có hệ thống nhà học của vua, hoàng thân, trường Quốc Tử giám…
Nhà học của vua được xây dựng để phục vụ cho việc học tập, bổ sung kiến thức, nhà
học thường được các vị vua xếp đặt ở những nơi yên tĩnh. Sau khi lấy ngôi, các vua
Nguyễn vẫn không ngừng học tập. Năm 1810, vua Gia Long sai xây dựng điện Dưỡng

19


Tâm làm nơi vua đến đọc sách và nghỉ ngơi khi nhàn rỗi. Sang thời Minh Mạng cho
xây dựng thêm Trí Nhân đường (1821) để những khi rỗi việc vua đến dạo chơi, câu cá
và Điếu Ngư đình dùng làm nơi đọc sách, làm thơ. Năm 1848, sau khi lên ngôi, vua Tự
Đức chuẩn y cho mở tòa Kinh Diên tức viện Tập Hiền nhằm phục vụ cho việc học…
Như vậy, nhà học là nơi phục vụ cho công việc học tập của vua, “Từ vua Gia Long cho
đến vua Tự Đức có những nhà học chính: Điện Dưỡng Tâm (Gia Long), Trí Nhân
đường (Minh Mạng), tòa Kinh Diên, tức viện Tập Hiền (Tự Đức)”[tr.28].
Các vua đầu triều Nguyễn rất quan tâm đến việc học của con cái, các Thái tử là
những vị vua đứng đầu trị vì đất nước trong tương lai nên mọi việc học được các vua
đặc biệt quan tâm. Năm 1817, Tập Thiện đường được thiết lập làm nhà học cho các
hoàng tử, việc tuyên truyền thầy dạy học ở giảng đường cũng được triều đình chú
trọng. Bên cạnh đó, triều đình cho xây dựng Tôn học đường, dùng làm nhà học cho con
cháu các Hoàng thân. Trường được vua Tự Đức chuẩn y xây dựng vào năm 1850, đến
năm 1851 trường được xây xong. Tuy nhiên, Tôn học đường chỉ hoạt động trong một
thời gian ngắn. Vì hoạt động không hiệu quả, năm 1871, vua Tự Đức cho bỏ nhà Tôn

học, giao về cho gia đình quản lí rèn dạy, nếu sau này tiến bộ hơn thì cho vào trường
Giám để học tiếp hay đi dự thi quốc gia.
Quốc Tử giám, trường Quốc Tử giám lần đầu tiên được thành lập dưới thời nhà
Lý năm 1076 ở kinh đô Thăng Long. Danh xưng Quốc Tử giám cũng được biến đổi
qua các thời kì. Năm Quý Sửu (1253) được gọi là Quốc Học viện, Quốc Tử viện. Năm
1483 được gọi là nhà Thái Học. Năm 1721 được đổi thành trường Quốc học.
Dưới triều Nguyễn trường Quốc Tử giám được dựng vào năm 1803 tại kinh đô
Huế với tên là nhà Quốc học. Năm Tân Tỵ (1821) vua Minh Mạng chính thức đổi
thành Quốc Tử Giám. “Trong hệ thống giáo dục trung ương thời Nguyễn, Quốc Tử
giám được xem là trung tâm giáo dục – đào tạo lớn nhất nước” [tr.22].
Dưới thời nhà Nguyễn, triều đình đã quan tâm đến việc học ngoại ngữ. Nhà vua
cho lập Tứ Dịch Quán, sai người ở bộ xem xét, định kháo trình cho học tập ngôn ngữ
và văn tự ngoại quốc, chủ yếu là tiếng Xiêm, tiếng Lào, tiếng Pháp.

20


Để phục vụ cho việc học ở kinh đô, triều đình đã cho xây dựng hệ thống thư viện,
trước là để xử lí các vấn đề làm tư liệu cho việc viết sổ sách của triều đại, sau là để
phục vụ cho công việc học tập, đọc sách của nhà vua và các hoàng tử. Từ đó các thư
viện Thái Bình Lâu, thư viện Sử quán, Tàng Thư lâu, thư viện Nội Các, thư viện Tự
Khuê, ngoài ra còn có Tân Thơ viện, thư viện Bảo Đại… được thành lập về sau này.
Ở địa phương, hệ thống trường học được thành lập đến tận phủ, huyện, có các
chức quan giáo dục trông coi việc học. Trường tỉnh có chức Đốc học, trường phủ có
chức Giáo thụ, trường huyện có chức Huấn đạo làm nhiệm vụ quản lí việc học trong
địa hạt. Đến thời Tự Đức, nước ta có 31 tỉnh và đạo, chia làm 321 phủ và huyện, tổng
số trường học ở tỉnh, phủ, huyện là 158 trường... Tính trung bình trên toàn quốc cứ hai
huyện có một trường học quốc lập, vào khoảng 5.570 suất đinh thì có 1 trường học.
Tuy nhiên, dưới thời nhà Nguyễn, trường quốc lập chưa được mở đến cấp xã. Ở các
tổng, xã, ấp là các trường dân lập hay tư thục. Đó là các trường do các thầy đồ, các

Nho sĩ mở ra để dạy dỗ con em nhân dân trong làng như các triều đại trước đó.
Để phụ trách việc học, nhà Nguyễn chú trọng đặt các chức học quan, triều đình
đặt ra các chức Đốc học, Giáo thụ, Huấn đạo do triều đình quản lí. Việc tuyển chọn các
học quan được triều đình rất quan tâm, phải là người có văn học, có tuổi tác, hoặc do
thăng thụ, hoặc do điệu bổ phải làm sớ nêu rõ để chờ thăng bổ. Các Đốc học được chọn
trong các Tiến sĩ, các Giáo thụ, Huấn đạo được chọn trong các Cử nhân, Tú tài. Việc
chọn lọc người có học rộng tài cao để bổ chức học quan của triều đình Nguyễn rất là
đúng, tuy nhiên trong đó có yêu cầu về độ tuổi là phải từ 40 tuổi trở lên là một hạn chế
trong việc tuyển chọn quan lại, không tận dụng được hết nhân tài trong nhân dân.
Việc đặt học quan ở địa phương được các vua Nguyễn chú ý đến bắt đầu từ thời
vua Gia Long, trong các năm tiếp theo, triều đình quy định thêm về việc đặt các chức
Đốc học, Giáo thụ, Huấn đạo và trợ giáo như: “Ở các tỉnh lớn, giáo dục, khoa cử đã
phát triển thì mỗi tỉnh đặt một Đốc học, Giáo thụ, Huấn đạo và trợ giáo như: “Ở các
tỉnh lớn, giáo dục, khoa cử đã phát triển thì mỗi tỉnh đặt một chức Đốc học, một số tỉnh
đặt thêm phó Đốc học. Ở các phủ, huyện lớn cũng vậy, mỗi phủ đặt một giáo thụ và

21


mỗi huyện đặt một huấn đạo. Ở một số huyện ở xa, giáo dục ít phát triển, số học trò
chưa nhiều thì các Tri huyện, Tri châu có thể kiêm luôn chức Huấn đạo” [tr.15]
Bên cạnh những quy định cụ thể, triều đình rất ít quan tâm, chú ý đến tình hình
phát triển giáo dục của các địa phương. Địa phương nào có số học trò ngày càng tăng
thì triều đình sẽ kịp thời ra chiếu chỉ bổ sung học quan, địa phương nào xét thấy chưa
cần thiết thì có thể rút bớt hoặc chuyển sang công việc khác, hoặc do quan địa phương
đứng đầu kiêm nhiệm, hoặc do quan địa phương khác phụ trách.
Để khuyến khích, biểu dương việc học, triều đình cho lập văn miếu thờ Khổng
Tử. Việc xây dựng văn miếu nhằm nêu rõ sự tôn trọng giáo dục, khoa cử của triều
đình. Các vua nhà Nguyễn cũng tỏ lòng ngưỡng mộ Nho học, nêu rõ việc “tôn sư trọng
đạo” bằng những cuộc tự thân tế lễ Khổng Tử ở Văn Miếu. “ Văn Miếu đời Nguyễn

được tiến hành xây dựng và di chuyển qua ba địa điểm: Làng Triều Sơn, làng Lương
Quán và làng Long Hồ. Tới đầu thời vua Gia Long (1808), Văn Miếu chính thức của
Triều Nguyễn được xây dựng quy mô trên đất thôn An Bình, nay thuộc làng An Bình.
Quốc Tử giám cũng được đặt ngay ở nơi này” [, tr.47].
Cùng với việc xây dựng Văn Miếu thờ Khổng Tử, triều đình cho lập các bia Tiến
sĩ. Từ thời vua Minh Mạng, triều đình bắt đầu mở các khoa thi Đình, bia đề tên Tiến sĩ
bắt đầu được xây dựng từ năm Nhâm Ngọ, niên hiệu Minh Mạng thứ 3 (1822). “ Tính
tới khoa thi cuối cùng, khoa Kỷ Mùi (1919) niên hiệu Khải Định thứ 4, tất cả có 32 bia
đề tên tiến sĩ đã được dựng” [90, tr.48] của 292 vị tiến sĩ thi đậu dưới triều Nguyễn.
Ngoài 32 tấm bia tiến sĩ trên, ở Văn Miếu – Quốc Tử giám còn có hai tấm bia dựng ở
hai bên sân, khắc đạo dụ của vua Minh Mạng về việc dùng hoạn quan và đạo dụ của
vua Triệu Trị về việc dùng ngoại thích. Việc dựng Văn Miếu dưới triều đình nhà
Nguyễn cũng như các triều đại trước đó góp phần khích lệ, nêu gương học hành, khoa
cử của các nhân tài Nho học.
1.3.3. Tình hình thi cử dưới triều Nguyễn
Truyền thống thi cử ở nước ta bắt đầu từ thời nhà Lý, trải qua các triều đại phong
kiến việc tuyển chọn quan lại bằng con đường khoa cử đã được phát triển và ngày một

22


hoàn thiện. Học hành đỗ đạt và được cử ra làm quan là con đường chính quy để mọi
người, không kể thuộc thành phần xuất thân, được đến với chốn quan trường, từ đó
tuyển lựa đội ngũ quan lại phục vụ cho bộ máy nhà nước quân chủ trung ương tập
quyền.Phan Huy Chú đã từng khẳng định: “Con đường tìm người tài giỏi, trước hết là
khoa mục. Phàm muốn thu hút người tài năng, tuấn kiệt vào trong phạm vi của mình,
thì người làm vua một nước không thể nào không có khoa cử” [22, tr.5].
Tuy nhiên, trong gần ba thế kỷ đất nước bị chia cắt, việc học hành thi cử có lúc bị
gián đoạn, tổ chức gặp nhiều khó khăn. Sau khi lên ngôi, tiếp nối truyền thống khoa cử
của các triều đại phong kiến trước đó, vua Gia Long đã có nhiều biện pháp khắc phục

nền giáo dục và cho tổ chức các kỳ thi nhằm tuyển chọn nhân tài. Năm Đinh Mão
(1807) vua Gia Long định lệ tháng 10 năm đó tổ chức kỳ thi Hương, đó là kỳ thi đầu
tiên dưới triều Nguyễn. Kỳ thi này chia làm 4 trường. Người trúng tuyển gọi là Hương
cống, phỏng theo lối thi cử nhà Lê.
Sau khi lên ngôi, Minh Mạng xuống chiếu rằng: “Tuyển cử người hiền năng là
việc lớn của nhà vua, vậy quốc gia lấy người, phần nhiều theo khoa mục cho dùng.
Trẫm từ khi lên ngự trị đến giờ, thường nghĩ đến cất nhắc các nhân tài” [89, tr.1509].
Khi khoa cử ngày càng hoàn bị, triều đình rút ngắn thời gian tổ chức khoa cử và mở
nhiều khoa thi khác nhau. Minh Mạng định ra phép ba năm một lần thi thay cho sáu
năm thi một lần dưới thời vua Gia Long. Theo đó, khoa thi Hương vào năm Tý, Mão,
Ngọ và Dậu. Năm Minh Mạng thứ 3 (1822), triều đình cho tổ chức khoa thi Hội đầu
tiên, Tiến sĩ triều Nguyễn cũng bắt đầu lấy đỗ từ đây. Khoa thi Hội tổ chức vào năm
Thìn, Mùi, Sửu và Tuất. Sau thi Hội, triều đình cho tổ chức thi Đình để phân hạng cao
thấp. Bên cạnh đó, nhằm mục đích tuyển chọn nhân tài bổ sung cho bộ máy quan lại,
ngoài chính khoa còn có Ân khoa, Chế khoa.
Việc tổ chức các khoa thi có quy định cụ thể và chặt chẽ từ địa điểm thi, thời gian
thi cho đến đối tượng tham gia dự thi. Trước khi tham dự kỳ thi Hương, các thí sinh
phải trải qua kỳ khảo hạch ở địa phương. Triều đình quy định trường thi Hương theo

23


từng khu vực, thời gian các khoa thi được tổ chức theo từng năm giống nhau nhưng các
trường thi tổ chức vào ngày nào, tháng nào thì khác nhau.
Trong khi thi Hương được tổ chức theo từng địa phương, thì thi Hội và thi Đình
đều được tổ chức ở kinh đô. Thi Hội được tôt chức vào các năm Thìn, Tuất, Mùi, Sửu.
Kỳ thi Hội đầu tiên được tổ chức vào tháng 3 dưới thời vua Minh Mạng (1822). Kỳ thi
Đình được tổ chức một đến hai tháng sau, có khi là ba tháng sau khi thi Hội. Thi Đình
được tổ chức nhằm phân hạng cao thấp những người đỗ Tiến sĩ trong kỳ thi Hội. Tuy
nhiên, do số lượng đỗ bảng chính ít nên vua lượng xét cho những người đỗ Phó bảng

cũng được vào thi Đình, như năm Tự Đức thứ 30 (1877) và năm Tự Đức thứ 33 (1880).
Dưới triều Nguyễn, triều đình không lấy đỗ Trạng nguyên.
Tóm lại, ngay sau khi lên ngôi, vua Gia Long đã rất quan tâm đến đào tạo và
tuyển chọn nhân tài. Đến thời vua Minh Mạng, việc đào tạo tuyển chọn nhân tài ngày
càng được chấn chỉnh, mở mang và đi vào nề nếp, quy củ. Tất cả đều nhằm mục đích
tuyển chọn thêm người tài bổ sung cho bộ máy nhà nước. Triều Nguyễn tổ chức được
47 khoa thi Hương, lấy đỗ 5226 Cử nhân. Ở kỳ thi Hội, triều đình tổ chức được 39
khoa thi Hội, lấy đỗ 568 người. Trong đó có 292 Tiến sĩ và 266 Phó Bảng.
Tiểu kết chương 1: Suốt cả một quá trình lịch sử chia cắt đất nước là quá trình
nhân dân Nghệ An đứng lên đấu tranh và cũng là quá trình gồng mình lên chống đỡ
thiên tai dồn dập. Khói lửa chiến tranh, bão tố, lũ lụt cùng những xáo trộn, chia cắt… là
một thực tế nghiệt ngã, tàn phá nặng nề vùng đất này và đã làm cho con người chịu biết
bao gian khổ, mất mát, đau thương. Chính trong hoàn cảnh đó nhân dân Nghệ An lại
không ngừng nỗ lực vươn lên. Những Nho sĩ cố gắng dùi mài kinh sử đợi ngày ứng thí
không ngoài mục đích tiến lên làm quan nhằm thay đổi vận mệnh. Từ đó, hình thành
truyền thống khoa bảng và tạo nền tảng cho sự phát triển của giáo dục – khoa cử Nho
học Nghệ An dưới triều Nguyễn.
Tiếp nối truyền thống giáo dục – khoa cử của các triều đại trước đó, Triều
Nguyễn đã quan tâm phát triển giáo dục nhằm mục đích tuyển chọn nhân tài. Các vua
Nguyễn đã ban hành nhiều chính sách phát triển giáo dục và khoa cử, cùng với việc

24


xây dựng hệ thống trường lớp từ trung ương đến địa phương, triều đình cho tổ chức
đều đặn các khoa thi; thực hiện các chính sách ưu đãi, nhất là những chính sách đãi ngộ
cùng những định lệ mang tính đặc ân đối với người đỗ đạt; gắn liền với việc phát triển
đội ngũ học quan là những quy chế thưởng phạt rõ ràng đối với tầng lớp này nhằm
không ngừng nâng cao năng lực của đội ngũ thầy đồ cũng như thúc đẩy sự phát triển
của giáo dục; nhà nước dành cho học quan chế độ lương bổng và có vị trí xứng đáng

trong xã hội. Điều này đã minh chứng rằng, việc tổ chức các khoa thi dưới triều
Nguyễn không ngoài mục đích tuyển chọn nhân tài trong các tầng lớp nhân dân, thể
hiện chủ trương chiêu hiền đãi sĩ trong việc tuyển dụng bộ máy thống trị đất nước, tạo
nên nguồn động viên, khuyến khích kẻ sĩ tham gia khoa cử.

25


×